You are on page 1of 7

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN:

KIỂM TRA: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ


THỜI GIAN: 90 PHÚT
Đề số 2

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (20 CÂU – 50 ĐIỂM)

1. D 2. B 3. B,D 4. D 5. D
6. D 7. B 8. D 9. B 10. C
11. A 12. A 13. C 14. D 15. A.
16. A 17. C 18. D 19. C, 20. A

1. Ngân hàng Trung ương là ngân hàng của các ngân hàng vì:
A. Mở tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian
B. Cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian
C. Là trung tâm thanh toán cho hệ thống ngân hàng trung gian
D. Tất cả các ý trên

2. Đâu là công cụ linh hoạt nhất của chính sách tiền tệ?
A. Lãi suất chiết khấu
B. Nghiệp vụ thị trường mở
C. Lãi suất tiền gửi
D. Hạn mức tín dụng

3. Ngày nay NHTW phát hành tiền vào lưu thông dựa trên những cơ sở nào?
A. Dựa trên cơ sở có đảm bảo bằng vàng
B. Dựa trên cơ sở có đảm bảo bằng vàng bạc, kim khí đá quý
C. Dựa trên cơ sở có đảm bảo bằng tốc độ lạm phát
D. Dựa trên cơ sở có đảm bảo bằng giá trị của hàng hoá, dịch vụ

4. Mục đích của dự trữ ngoại hối là


A. Tài trợ cho các giao dịch ngoại hối
B. Can thiệp vào thị trường ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá
C. Tích trữ tài sản
D. Tất cả các ý trên

5. Nghiệp vụ phát hành tiền của ngân hàng Trung ương gồm những nội dung nào?
A. Xác định tiền cung ứng tăng thêm hàng năm; đưa tiền vào lưu thông và tổ chức điều hoà
tiền mặt.
B. Tổ chức chế bản, in đúc; bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá
C. Vận chuyển tiền, tiền sản quý, giấy tờ có giá; thu hồi thay thế tiền
D. Gồm A, B, C và tiêu huỷ tiền

6. Dự trữ ngoại hối được hình thành từ nguồn nào?


A. Ngoại hối hiện có thuộc sở hữu của Nhà nước do Ngân hàng Trung ương quản lý
B. Ngoại hối mua từ ngân sách Nhà nước, mua từ thị trường ngoại tệ và mua từ thị trường
Vàng
C. Ngoại hối vay từ các ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế
D. Tất cả các phương án trên

7. Phương thức thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không bao gồm:
A. Giám sát từ xa
B. Ra quyết định giải thể
C. Thanh tra tại chỗ
D. Xếp hạng các tổ chức tín dụng

8. Cho vay theo hạn mức tín dụng là gì?


A. Là phương pháp mà ngân hàng Trung ương quy định một hạn mức cho khách hàng vay,
không cần có ý kiến của khách hàng
B. Là phương pháp mà người đi vay yêu cầu ngân hàng cho vay theo một hạn mức nhất định
C. Là phương pháp mà ngân hàng Trung ương quy định một hạn mức cho ngân hàng thương
mại vay trong một khoảng thời gian nhất định
D. Là phương pháp cho vay mà khách hàng và ngân hàng tự thỏa thuận một dư nợ tối đa duy
trì trong một khoảng thời gian nhất định

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được tổ chức theo mô hình:
A. Ngân hàng trung ương độc lập với Chính Phủ
B. Ngân hàng trung ương trực thuộc với Chính phủ
C. Ngân hàng trung ương trực thuộc Bộ Tài chính
A. Ngân hàng trung ương trực thuộc Quốc hội
10. Ngân hàng trung ương KHÔNG có nhiệm vụ
A. Phát hành tiền
B. Làm trung gian thanh toán cho các ngân hàng trong nước
C. Ổn định giá trị đồng nội tệ
D. Cung cấp vốn cho các dự án đầu tư của chính phủ

11. Đâu không phải là chức năng cơ bản của Ngân hàng Trung ương?
A. Trung gian tín dụng
B. Phát hành tiền mặt
C. Là ngân hàng của các ngân hàng
D. Là ngân hàng của Chính phủ

12. Tại Việt Nam, chính sách tiền tệ được kiểm soát bởi
A. Ngân hàng Nhà nước
B. Chính phủ
C. Bộ tài chính
D. Quốc hội

13. Giả định các yếu tố khác không thay đổi, lượng tiền cung ứng sẽ tăng khi:
A. NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
B. NHTW tăng lãi suất tái chiết khấu
C. NHTW mua tín phiếu Kho bạc trên thị trường mở
D. Không có đáp án đúng

14. Ngân hàng trung ương là?


A. Ngân hàng phát hành tiền của một quốc gia, là cơ quan quản lý và kiểm soát trong lĩnh vực
tiền tệ ngân hàng
B. Là bộ máy tài chính tổng hợp, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ và
hoạt động ngân hàng
C. Là ngân hàng của mọi ngân hàng và tổ chức tín dụng trong nền kinh tế
D. Cả 3 phương án trên

15. Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa không thay đổi đáng kể, tốc độ tăng giá trong nước
tăng nhanh hơn giá thế giới, sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước sẽ_____.
A. Giảm
B. Tăng
C. Không thay đổi
D. Không thể kết luận

16. Sự tăng giá của đồng nội tệ có tác động làm ____.
A. giảm xuất khẩu, tăng nhập khẩu
B. tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu
C. giảm xuất khẩu, nhập khẩu không thay đổi
D. tăng xuất khẩu, nhập khẩu không thay đổi

17. Đâu không phải là kênh phát hành tiền của Ngân hàng trung ương?
A. Kênh các tổ chức tín dụng
B. Kênh thị trường mở
C. Kênh huy động tiền gửi không kỳ hạn từ cá nhân và tổ chức
D. Kênh thị trường hối đoái

18. Điều kiện tiên quyết để có thể áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu thành công là
gì?
A. Đảm bảo sự độc lập của ngân hàng trung ương.
B. Đảm bảo tính minh bạch và uy tín của NHTW.
C. Đảm bảo nguồn cung tiền trong nền kinh tế.
A. D. A và B.

19. Ngân hàng trung ương của Mỹ được gọi là:


A. Bank of America
B. Bank of USA
C. FED
D. IMF

20. Ngân hàng trung ương tăng lãi suất vào thời điểm nền kinh tế tăng trưởng nóng sẽ
làm ____.
A. giảm tổng cầu và hạn chế áp lực lạm phát
B. tăng tổng cầu nhưng áp lực lạm phát tăng
C. giảm tổng cầu nhưng áp lực lạm phát tăng
A. tăng tổng cầu và không ảnh hưởng tới tỷ lệ lạm phát
PHẦN 2: TỰ LUẬN (4 CÂU – 50 ĐIỂM)
Câu 1:
Giả sử Vietinbank có vốn tự có cấp 1 là 120 tỷ. Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường
ngoại tệ liên NH là USD/VND = 23,620. Hệ số k = 8.
Vietinbank hiện đang có dư nợ vay nước ngoài chưa trả là 15 triệu USD.
Yêu cầu:
Tính hạn mức bảo lãnh còn lại tối đa đối với Vietinbank?
 Trả lời:
Dư nợ vay nước ngoài đang có của Vietinbank = 15 triệu USD = 354,3 tỷ VNĐ
Hạn mức bảo lãnh còn lại tối đa đối với Vietinbank
= Vốn tự có cấp 1 x Hệ số K– dư nợ vay nước ngoài
= 120 tỷ x 8 – 354,3 = 960 - 354,3 = 605,7 tỷ VNĐ

Câu 2: “Mua lại các ngân hàng với giá 0 đồng: Bảo đảm sự ổn định toàn hệ thống”.
Anh/chị hãy phân tích và làm rõ vai trò của NHNN Việt Nam trong thực hiện nghiệp vụ
quản lý nhà nước về các hoạt động Ngân hàng?
 Trả lời:
Để một nền kinh tế có thể phát triển bền vững thì việc duy trì, đảm bảo hoạt động an toàn,
lành mạnh và kỷ cương pháp luật của hệ thống ngân hàng là vô cùng cần thiết. Một hệ thống
ngân hàng được coi là an toàn nếu nó thực hiện một cách có hiệu quả chức năng vốn có của nó
(phân bổ nguồn vốn tiết kiệm, cung cấp phương tiện thanh toán cho các hoạt động kinh tế,
thương mại) đối với nền kinh tế, có khả năng hạn chế hoặc xử lý các rủi ro trước khi các rủi ro
này đe dọa đến hệ thống.
Xuất phát từ thực trạng tiềm ẩn nhiều rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, đặc biệt là
sau thời kỳ tăng trưởng nóng và mở rộng hoạt động nhanh chóng của khu vực ngân hàng, NHNN
đã ban hành các chính sách, tiến hành rà soát sửa đổi, bổ sung, ban hành nhiều văn bản quy
phạm pháp luật phù hợp với diễn biến của hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, có thể kể đến
thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định về tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay
trung dài hạn; Quy định về sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD; Hướng dẫn tổ chức, quản trị, điều
hành, vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, bổ sung, sửa đổi giấy phép, điều lệ của NHTM; Quy
định về việc kiểm soát đặc biệt đối với TCTD,…
Trong trường hợp giá trị thực vốn điều lệ của ngân hàng nhỏ hơn hoặc bằng 0 và cổ đông
không tăng được vốn theo yêu cầu của NHNN, NHNN sẽ thực hiện mua bắt buộc toàn bộ cổ
phần của ngân hàng đó với giá 0 đồng/cổ phần và yếu cầu các cổ đông phải chuyển nhượng toàn
bộ cổ phần cho NHNN, chấm dứt toàn bộ lợi ích và tư cách của các cổ đông hiện hữu . Ví dụ với
trường hợp của Oceanbank, sau khi phát hiện ra những sai phạm của ngân hàng này, NHNN đã
buộc phải mua lại ngân hàng này nhằm đảm bảo cho việc chi trả tiền gửi và trấn an tâm lý khách
hàng. Việc mua lại và quản trị các ngân hàng sau đó nhanh chóng lấy lại được lòng tin của người
dân. Đồng thời trong trường hợp của VNCB, khi giá trị thực âm hơn 80 nghìn đồng/cổ phiếu và
bị liệt kê vào danh sách 9 ngân hàng yếu kém, ngân hàng này đã buộc bán lại với giá 0 đồng cho
NHNN. Sau 120 ngày được mua lại đã có nhiều thay đổi tích cực, mở rộng đầy đủ phạm vi hoạt
động nghiệp vụ, mở thêm mạng lưới chi nhánh, hay trong trường hợp của GPBank do không thể
khắc phục được những tổn thất trong vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu, NHNN cũng đã mua lại
GPBank. Trước khi được mua lại GPBank vốn là một ngân hàng âm vốn sau khi được NHNN
mua lại và cơ cấu chuyển đổi, GP Bank đã nhanh chóng tăng vốn điều lệ trên 3.000 tỷ đồng, sau
một năm được mua lại, vào cuối tháng 6/2016, GPBank đã ghi nhận mức tăng 8,7% số dư huy
động vốn so với cùng thời điểm năm trước đó. Thông qua việc mua lại các ngân hàng không chỉ
giúp cải thiện quản lý rủi ro trong ngành ngân hàng mà còn tạo ra một cơ chế tăng cường sự tin
cậy và ổn định trong hệ thống tài chính của quốc gia.
Vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đóng một phần quan trọng trong việc ổn
định và đảm bảo an toàn cho hệ thống các tổ chức tín dụng. Thông qua các quy định an toàn cho
hoạt động hệ thống ngân hàng và các hoạt động thanh tra giám sát, NHNN có thể nắm bắt tình
hình tài chính, hoạt động cụ thể của từng ngân hàng, từ đó kịp thời điều hành và chấn chỉnh khi
cần thiết. Việc giám sát sát sao các chỉ tiêu an toàn như nợ xấu, huy động vốn, cho vay cho phép
NHNN sớm phát hiện các rủi ro ẩn tiềm và yêu cầu các ngân hàng và tổ chức tín dụng phải kịp
thời khắc phục . Trong vụ việc ba ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn
cầu (GPBank) và Ngân hàng Xây dựng (VNCB) xảy ra sai phạm dẫn đến quyết định mua lại bắt
buộc với giá "0 đồng", vai trò thanh tra, giám sát của NHNN đối với ngân hàng các tổ chức tín
dụng đã thể hiện rõ nét. NHNN kết hợp với các bộ, ngành đã kịp thời vào cuộc xác minh, làm rõ
trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị liên quan, lên phương án xử lý và tái cơ cấu các ngân hàng
trên nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng, tăng cường kỷ cương cũng như
đảm bảo sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng nói riêng và an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội nói chung.

Câu 3: Trình bày các kênh phát hành tiền của Ngân hàng trung ương? Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam thường phát hành tiền qua kênh nào? Vì sao.
 Trả lời:
Các kênh phát hành tiền của Ngân hàng trung ương:
- Kênh Ngân sách nhà nước: Ở đây, NHTW tạm ứng tạm thời cho Chính phủ chi tiêu trên nguyên
tắc cân đối giữa tổng thu và tổng chi tài chính, từ đó sẽ có 1 lượng cung tiền được phát hành ra
lưu thông
+ Khi NSNN cân đối hoặc bội thu: Không ảnh hưởng gì đến hoạt động của NHTW
+ Khi NSNN bội chi: Hoạt động của ngân sách sẽ tác động đến CSTT do Chính phủ là chủ thể
kinh tế, khi thiếu tiền chi tiêu, Chính phủ có thể vay của NHTW.
- Kênh các tổ chức tín dụng: Ở đây, tiền được phát hành qua qua con đường cho vay (NHTW cho
NHTM vay). NHTW đóng vai trò là chủ nợ là là người cho vay cuối cùng đối với các NHTM,
tiếp đó, NHTM cho các tổ chức tín dụng và khách hàng vay. Qua quá trình này, tiền cơ bản của
NHTW sẽ đi vào lưu thông, từ đó lượng tiền cung ứng sẽ được tăng lên.
- Kênh thị trường mở: NHTW tham gia mua, bán các giấy tờ có giá với các NHTM. Khi đó,
NHTM tham gia với vai trò là 1 thành viên trên thị trường mở, tham gia mua bán với NHTW.
Đây cũng là công cụ linh hoạt nhất của chính sách tiền tệ.
- Kênh thị trường hối đoái: NHTW sẽ tham gia mua – bán vàng, ngoại tế và các giấy tới có giá trị
ghi bằng ngoại tệ với các NHTM
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thường phát hành tiền thông qua kênh các tổ chức tín dụng, kênh
thị trường mở.

You might also like