You are on page 1of 15

CÂU HỎI 1

Nghiệp vụ thị trường mở là gì?


A.Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ NHTW thực hiện mua vào hoặc bán
ra các giấy tờ có giá có kỳ hạn ngắn hạn nhằm thay đổi dự trữ, qua đó tác
động đến lượng tiền cung ứng và lãi suất ngắn hạn của thị trường.
B.Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ NHTW thực hiện bán ra xác giấy tờ
có giá nhằm thay đổi cơ số tiền tệ, qua đó tác động đến lượng tiền cung ứng
và lãi suất ngắn hạn của thị trường.
C.Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ NHTW thực hiện bán ra các giấy tờ
có giá nhằm thay đổi cơ số tiền tệ, qua đó tác động đến lượng tiện cung ứng
và lãi suất ngắn hạn của thị trường.
D.Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ NHTW thực hiện mua vào hoặc bán
ra các giấy tờ có giá nhằm thay đổi cơ số tiền tệ.
CÂU HỎI 2
Quy trình nghiệp vụ thị trường mở bao gồm những nội dung nào?
A.Dự báo sự biến động vốn khả dụng, xác định số lượng và thời hạn can
thiệp.
B.Tổ chức mua bán, thanh toán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá.
C.Dự báo sự biến động vốn khả dụng, xác định số lượng và thời hạn can
thiệp; tổ chức mua bán, thanh toán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có
giá.
D.Dự báo sự biến động vốn khả dụng, xác định số lượng và thời hạn can
thiệp và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá.
CÂU HỎI 3
Tái cấp vốn là gì?
A.Hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và
phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng
B.Hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại nhằm cung ứng vốn
ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng
C.Hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn
ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng
D.Tất cả đáp án trên
CÂU HỎI 4
Ngân hàng nhà nước việt nam là?
A.Cơ quan của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam
B.Cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
C.Cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam
D.Cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của các tổ
chức tín dụng
CÂU HỎI 5
Thế nào là hoạt động ngân hàng
A.là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau
đây: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản
B.là việc kinh doanh tiền tệ, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp
vụ sau đây: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua
ngân hàng
C.là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau
đây: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng
D.là việc kinh doanh tiền tệ, cung ứng dịch vụ tín dụng thường xuyên một
hoặc một số nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ
thanh toán qua tài khoản.
CÂU HỎI 6
Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng nhà nước việt nam là
A.Ổn định giá của đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng bảo đảm
an toàn các hệ thống thanh toán; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội
theo định hướng XHCN
B.Ổn định giá của đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ
thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm an toàn, hiệu quả các hệ thống thanh
toán; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng XHCN
C.Ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ
thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm an toàn, hiệu quả các hệ thống thanh
toán; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng XHCN
D.Ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín
dụng; bảo đảm an toàn hệ thống thanh toán; góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế-xã hội theo định hướng XHCN
CÂU HỎI 7
Hoạt động ngoại hối là
A.Hoạt động của người cư trú trong các giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên
lãnh thổ Việt Nam và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối
B.Hoạt động của người không cư trú trong các giao dịch vãng lai, sử dụng
ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và
các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối
C.Hoạt động của người cư trú trong các giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên
lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch
khác liên quan đến ngoại hối
D.Hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong các giao dịch vãng
lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung
ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối
CÂU HỎI 8
Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ?
A.Tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối ; thực hiện chức năng của Ngân
hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và
cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ
B.Tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối ; thực hiện chức năng của Ngân
hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và
cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Nhà nước
C.Tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối ; thực hiện chức năng của Ngân
hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và
cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Nhân dân
D.Tất cả đáp án trên
CÂU HỎI 9
Chính sách tiền tệ quốc gia là?
A.Các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước, bao gồm
quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát,
quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra
B.Các quyết định về tiền tệ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm
quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát,
quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra
C.Các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng
chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện
mục tiêu đề ra
D.Tất cả đáp án trên
CÂU HỎI 10
Thẩm quyền quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động của chi nhánh,
văn phòng đại diện, các ban, hội đồng tư vấn về các vấn đề liên quan
đến chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước
A.Chính phủ
B.Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
C.Bộ trưởng Bộ Tài chính
D.Quốc hội
CÂU HỎI 11
Tổ chức tín dụng bao gồm?
A.ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô
B.ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân.
C.ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ
tín dụng nhân dân.
D.ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ
tín dụng nhân dân.
CÂU HỎI 12
Theo Nghị định 102/2022/NĐ-CP của Chính phủ thì Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trình cơ quan
nào?
A.Quốc hội
B.Ủy ban Thường vụ Quốc hội
C.Chính phủ
D.Thủ tướng Chính phủ
CÂU HỎI 13
Theo Nghị định 102/2022/NĐ-CP của Chính phủ thì thẩm quyền Cấp, sửa
đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức
tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy
phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ
chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng?
A.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
B.Bộ Tài chính
C.Chính phủ
D.Thủ tướng Chính phủ
CÂU HỎI 14
Ngân hàng Nhà nước có Vụ nào sau đây?
A.Vụ chính sách
B.Vụ Ngoại hối
C.Vụ Tín Dụng
D.Vụ Pháp Chế
CÂU HỎI 15
Ngân hàng Nhà nước có đơn vị sự nghiệp nào sau đây?
A.Vụ chính sách tiền tệ
B.Viện chiến lược
C.Sở giao dịch
D.Cơ quan Thanh tra, giám sát
CÂU HỎI 16
Ngân hàng Nhà nước có đơn vị sự nghiệp nào sau đây?
A.Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia VN
B.Thời báo ngân hàng
C.Tạp chí ngân hàng
D.Tất cả các cơ quan trên
CÂU HỎI 17
Vụ tài chính kế toán có bao nhiêu phòng?
A.3
B.4
C.5
D.6
CÂU HỎI 18
Vụ Pháp chế có bao nhiêu phòng?
A.3
B.4
C.5
D.6
CÂU HỎI 19
Theo Luật Các tổ chức tín dụng, Trong thời hạn bao lâu sau quyết định
chọn tổ chức kiểm toán độc lập, tổ chức tín dụng phải thông báo cho
Ngân hàng Nhà nước?
A.15 ngày.
B.30 ngày.
C.45 ngày.
D.60 ngày.
CÂU HỎI 20
Theo Luật Các tổ chức tín dụng, Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế
toán trưởng, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty con và các chức
danh tương đương phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
A.có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính
hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm
B.có ít nhất 02 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính
hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm
C.có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính
hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm
D.có ít nhất 04 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính
hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm
CÂU HỎI 21
Theo Luật Các tổ chức tín dụng, Khi nào Ban kiểm soát có quyền triệu
tập Đại hội thành viên bất thường?
A.Khi Hội đồng quản trị không có biện pháp ngăn chặn vi phạm
B.Khi có ít nhất một phần ba tổng số thành viên Ban kiểm soát yêu cầu.
C.Khi Đại hội thành viên quyết định.
D.Khi Tổng giám đốc (Giám đốc) bị miễn nhiệm.
CÂU HỎI 22
Theo Luật Các tổ chức tín dụng, Ai được quy định là người đại diện
theo pháp luật của tổ chức tín dụng?
A.Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
B.Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức
tín dụng.
C.Tất cả cán bộ quản lý của tổ chức tín dụng.
D.Tổng giám đốc (Giám đốc), Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội
đồng thành viên của tổ chức tín dụng.
CÂU HỎI 23
Theo Luật Các tổ chức tín dụng, Tổ chức tín dụng có thể thực hiện hoạt
động ngân hàng ở Việt Nam khi nào?
A.Sau khi đủ điều kiện được cấp Giấy phép bởi Ngân hàng Nhà nước.
B.Một khi hoàn thành đúng thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
C.Ngay sau khi được thành lập.
D.Sau khi trả lời một số câu hỏi của cơ quan quản lý.
CÂU HỎI 24
Theo Luật Các tổ chức tín dụng, Thời hạn cấp Giấy phép cho văn phòng
đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài là bao lâu kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ?
A.30 ngày.
B.60 ngày.
C.90 ngày.
D.180 ngày.
CÂU HỎI 25
Theo Luật Các tổ chức tín dụng, Trong trường hợp người đại diện theo
pháp luật của tổ chức tín dụng không có mặt tại Việt Nam, điều gì phải
thực hiện?
A.Không cần làm gì, người đại diện có thể ở bất kỳ nơi nào.
B.Người đại diện cần ủy quyền bằng văn bản cho người khác đang cư trú tại
Việt Nam để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
C.Người đại diện không cần thực hiện bất kỳ điều gì
D.Người đại diện sẽ tự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình từ xa mà
không cần ủy quyền.
CÂU HỎI 26
Theo Luật Các tổ chức tín dụng, Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng
là công ty cổ phần phải có ít nhất bao nhiêu thành viên độc lập?
A.Không cần có thành viên độc lập.
B.Ít nhất 1 thành viên độc lập
C.Ít nhất 2 thành viên độc lập.
D.Ít nhất 3 thành viên độc lập
CÂU HỎI 27
Theo Luật Các tổ chức tín dụng, Đại hội thành viên của ngân hàng hợp
tác xã, quỹ tín dụng nhân dân không có quyền quyết định về vấn đề nào
sau đây?
A.Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể đối với quỹ tín dụng nhân dân
B.Sửa đổi, bổ sung Điều lệ
C.Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện; góp vốn
thành lập công ty liên kết
D.Những vấn đề khác do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc có ít nhất
một phần ba tổng số thành viên đề nghị.
CÂU HỎI 28
Theo Luật Các tổ chức tín dụng, Quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội
đồng thành viên không bao gồm:
A.Bảo đảm các thành viên Hội đồng thành viên nhận được thông tin đầy đủ,
khách quan, chính xác và có đủ thời gian thảo luận các vấn đề mà Hội đồng
thành viên phải xem xét.
B.Thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên theo quy
chế nội bộ của Hội đồng thành viên và sự phân công của Chủ tịch Hội đồng
thành viên một cách trung thực vì lợi ích của tổ chức tín dụng và chủ sở hữu.
C.Có ý kiến hoặc yêu cầu người điều hành tổ chức tín dụng, kiểm toán viên
độc lập và kiểm toán viên nội bộ giải trình các vấn đề có liên quan đến báo
cáo tài chính do kiểm toán viên độc lập chuẩn bị.
D.Triển khai thực hiện các quyết định của chủ sở hữu và nghị quyết của Hội
đồng thành viên.
CÂU HỎI 29
Theo Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 , Đâu là nguyên tắc quản
lý cán bộ, công chức
A.Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà
nước.
B.Đảm bảo sự kết hợp giữa con người và chức danh, vị trí việc làm.
C.Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ..
D.Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ.
CÂU HỎI 30
Theo Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12, đâu là Nghĩa vụ của cán
bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân?
A.Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia
B.Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân. Liên hệ chặt chẽ với nhân
dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân
C.Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước
D.Cả 3 ý trên đều đúng
CÂU HỎI 31
Theo Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12, Nội dung nào sau đây
không phải là nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ?
A.Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn được giao.
B.Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của
nhân dân.
C.Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ.
D.Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao
CÂU HỎI 32
Theo Luật CBCC số 52/2019/QH14, Nội dung nào không thuộc nội dung
đánh giá cán bộ ?
A.Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc.
B.Tham gia các hoạt động đoàn thể.
C.Tinh thần trách nhiệm trong công tác.
D.Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
CÂU HỎI 33
Theo Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12: “Miễn nhiệm” là?
A.Là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức
vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
B.Là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị được thôi giữ chức vụ
khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
C.Là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết
nhiệm kỳ.
D.Là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết
nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
CÂU HỎI 34
Theo Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12, “Từ chức” là?
A.Là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết
nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
B.Là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức
vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
C.Là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết
nhiệm kỳ.
D.Là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị được thôi giữ chức vụ
khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
CÂU HỎI 35
Theo Hiến pháp 2013 Nhận định nào sau đây sai
A.Quốc hội đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó thủ tướng Chính
phủ, Thủ tướng chính phủ phê chuẩn đề nghị của chủ tịch nước
B.ủy ban thường vụ quốc hội giám sát thi hành Hiến pháp
C.Quốc hội quy định tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
D.Uỷ ban thường vụ quốc hội triều tập và chủ trì kỳ hop Quốc hội
CÂU HỎI 36
Trong các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây, nhiệm vụ và quyền hạn nào
không thuộc về Thủ tướng Chính phủ?
A.Lãnh đạo công tác của Chính phủ.
B.Đề xuất, xây dựng chính sách trình lên Uỷ ban thường vụ quốc hội quyết
định
C.Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và các chức vụ tương
đương.
D.Bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó thủ tướng Chính phủ
CÂU HỎI 37
Nhận định nào sau đây là đúng về Chính phủ
A.Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Chủ tịch Quốc hội quyết định.
Chính phủ làm việc theo tập thể, quyết định theo đa số.
B.Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh,
nghị quyết của UBTVQH.
C.Bảo vệ quyền và lợi ích Nhà nước và xã hội, quyền con người và quyền
công dân
D.Cả 3 đáp án đều đúng
CÂU HỎI 38
Theo Nghị định 123/2016/NĐ-CP, Cơ cấu tổ chức của Bộ, gồm
A.Vụ; Văn phòng; Thanh tra
B.Vụ; Thanh tra; Cục; Tổng cục; Đơn vị sự nghiệp công lập
C.Vụ; Văn phòng; Thanh tra; Cục; Tổng cục; Đơn vị sự nghiệp công lập
D.Vụ; Văn phòng; Thanh tra; Cục; Tổng cục
CÂU HỎI 39
Theo Nghị định 123/2016/NĐ-CP, Các đơn vị sự nghiệp công lập cơ cấu
tổ chức của từng Bộ gồm
A.Các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực
B.Báo, tạp chí; Trung tâm Thông tin
C.Trường hoặc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Học viện thuộc Bộ
D.Tất cả các phương án
CÂU HỎI 40
Theo Nghị định số 123/2016/NĐ-CP: Đâu là vị trí và chức năng của Bộ?
A.Bộ là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong
phạm vi toàn quốc
B.Bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong
phạm vi toàn quốc
C.Bộ là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số
ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn
quốc
D.Bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi
toàn quốc
CÂU HỎI 41
Theo Nghị định số 123/2016/NĐ-CP: Nhận định nào sau đây là đúng?
A.Khi Bộ trưởng vắng mặt, một Thứ trưởng thường trực được Bộ trưởng ủy
nhiệm thay Bộ trưởng điều hành và giải quyết công việc của Bộ
B.Khi Bộ trưởng vắng mặt, một Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay
Bộ trưởng điều hành và giải quyết công việc của Bộ
C.Khi Bộ trưởng vắng mặt, một Thứ trưởng được Bộ trưởng giao thay Bộ
trưởng điều hành và giải quyết công việc của Bộ
D.Khi Bộ trưởng vắng mặt, một Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay
Bộ trưởng giải quyết công việc của Bộ
CÂU HỎI 42
Theo Nghị định 123/2016/NĐ-CP : Bộ trưởng làm việc theo
A.Chế độ thủ trưởng và Quy chế làm việc của Chính phủ, bảo đảm nguyên
tắc tập trung dân chủ.
B.Chế độ tập thể và Quy chế làm việc của Chính phủ, bảo đảm nguyên tắc
tập trung dân chủ.
C.Chế độ thủ trưởng và bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ
D.Chế độ thủ trưởng kết hợp chế độ tập thể và Quy chế làm việc của Chính
phủ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ
CÂU HỎI 43
Theo Nghị định 123/2016/NĐ-CP:Trong lĩnh vực pháp luật, Bộ và cơ
quan ngang Bộ có quyền Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do
A.Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương ban hành có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ
B.Các Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương ban hành có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ
C.Các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành
có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
D.Các Bộ, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban
hành có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Bộ
CÂU HỎI 44
Theo Nghị định 123/2016/NĐ-CP: Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng
đối với Bộ
A.Ban hành Quy chế làm việc của Bộ và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy
chế đó
B.Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công
tác Tổng cục trưởng sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ
C.Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của Bộ
D.Tất cả đều đúng
CÂU HỎI 45
Theo Nghị định 101/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ: Chánh văn
phòng được ký
A.thừa lệnh
B.thừa ủy quyền
C.Thay mặt
D.ký thay
CÂU HỎI 46
Theo Nghị định 123/2016/NĐ-CP của Chính phủ:Vụ hoạt động theo chế
độ
A.Thủ trưởng và Quy chế làm việc
B.Thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên viên
C.Thủ trưởng
D.Theo quy chế làm việc
CÂU HỎI 47
Theo Nghị định 101/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ:Nhận định nào
sau đâu là đúng?
A.Văn phòng có tư pháp pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng
B.Văn phòng không có tư pháp pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng
C.Văn phòng có tư pháp pháp nhân và có tài khoản
D.Văn phòng con dấu riêng
CÂU HỎI 48
Theo Nghị định 123/2016/NĐ-CP: Nhận định nào sau đâu là đúng?
A.Cục trưởng được ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về
chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cục
B.Cục trưởng được ban hành văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của cục
C.Cục trưởng được ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng
dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý
của cục
D.Cục trưởng được ban hành văn bản cá biệt, văn bản hướng dẫn chuyên
môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cục
CÂU HỎI 49
Theo Luật cán bộ, công chức 2008, sửa đổi 2019, trong trường hợp nào
được xét tuyển công chức?
A.Người có đủ điều kiện theo quy định cam kết tình nguyện làm việc từ 05
năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc
thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
B.Người có đủ điều kiện theo quy định cam kết tình nguyện làm việc từ 03
năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc
thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
C.Người có đủ điều kiện theo quy định Cam kết tình nguyện làm việc từ 05
năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
D.Người có đủ điều kiện theo quy định cam kết tình nguyện làm việc từ 10
năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc
thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
CÂU HỎI 50
Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008: Nội dung nào sau đây không
nằm trong văn hóa giao tiếp ở công sở?
A.Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn
trọng đồng nghiệp
B.Không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân
khi thi hành công vụ
C.Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp
D.Cán bộ, công chức phải công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh
giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ
CÂU HỎI 51
Quan điểm của “Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030” là:
A.Hệ thống tiền tệ, ngân hàng và hoạt động các tổ chức tín dụng là huyết
mạch của nền kinh tế, tiếp tục giữ vai trò trọng yếu trong tổng thể hệ thống tài
chính Việt Nam.
B.Phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng theo hướng: các tổ chức tín dụng
trong nước đóng vai trò chủ lực; hoạt động minh bạch, cạnh tranh, an toàn,
hiệu quả bền vững; cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình
C.Tăng dần tính độc lập, chủ động và trách nhiệm giải trình của Ngân hàng
Nhà nước về mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát ở
mức phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, hỗ
trợ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.
D.Tất cả đều đúng
CÂU HỎI 52
Mục tiêu tổng quát của “Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030” là: Phát triển hệ thống các tổ
chức tín dụng theo hướng:
A.đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng ngày càng gia tăng của
nền kinh tế, tiến tới tài chính toàn diện vào năm 2025
B.đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng ngày càng gia tăng của
nền kinh tế, tiến tới tài chính lành mạnh vào năm 2030
C.bảo đảm mọi người dân và doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận đầy đủ, thuận
tiện các dịch vụ tài chính, ngân hàng có chất lượng, đóng góp tích cực cho
phát triển bền vững
D.đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng ngày càng gia tăng của
nền kinh tế, tiến tới tài chính toàn diện vào năm 2030
CÂU HỎI 53
Mục tiêu tổng quát của “Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030” là: Phát triển hệ thống các tổ
chức tín dụng theo hướng:
A.hoạt động minh bạch, cạnh tranh, an toàn, hiệu quả bền vững, năng động
B.cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình
C.các tổ chức tín dụng trong nước đóng vai trò chính
D.tất cả đều đúng
CÂU HỎI 54
Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2018 – 2020 của “Chiến lược phát triển ngành
Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”:
A.Tiếp tục lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của
các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ
quốc tế
B.từng bước xử lý và xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu
có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng có liên quan;
C.đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các ngân hàng thương mại.
D.Tất cả đều đúng
CÂU HỎI 55
Theo Luật Tổ chức chính phủ 2015: Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, thì
Chính phủ?
A.Cũng hết nhiệm kỳ
B.Tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập
C.Tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.
D.Tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội thành lập Chính phủ.
CÂU HỎI 56
Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 “Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý
nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công; ban hành hoặc trình
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách phát triển ngành,
lĩnh vực được phân công” là Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ?
A.Với tư cách là thành viên Chính phủ
B.Trong mối quan hệ với chính quyền địa phương
C.Trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ
D.Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ
CÂU HỎI 57
Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 , “Quyết định chính sách cụ
thể để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với
các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học” là nhiệm vụ và
quyền hạn của?
A.Thủ tướng chính phủ
B.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
C.Bộ trưởng Bộ văn hóa,thể thao và du lịch
D.Chính phủ
CÂU HỎI 58
Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13, Trách nhiệm báo cáo công
tác của Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch
nước một năm hai lần" là của?
A.Chủ tịch Quốc hội
B.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
C.Thủ tướng Chính phủ
D.Chính phủ
CÂU HỎI 59
Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13. số lượng cấp phó của người
đứng đầu tổng cục không quá bao nhiêu?
A.1
B.2
C.3
D.4
CÂU HỎI 60
Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13. Phiên họp của Chính phủ chỉ
được tiến hành khi có ít nhất bao nhiêu tổng số thành viên Chính phủ
tham dự
A.1/2
B.1/3
C.2/3
D.toàn bộ thành viên

You might also like