You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN


Các loại hình NHTM
-Căn cứ vào chiến lược kinh doanh
+NH bán buôn;
+NH bán lẻ;
+NH vừa bán buôn, vừa bán lẻ
-Căn cứ vào tính chất hoạt động
+NH chuyên doanh;
+NH kinh doanh tổng hợp
-Căn cứ vào hình thức sỡ hữu
+NHTM nhà nước;
+NHTM cổ phần;
+NH liên doanh;
+Chi nhanh ngân hàng nước ngoai;
+NH 100% vốn nước ngoài
Ví dụ: Điều 128:Giới hạn cấp tín dụng
-NHTM A có VTC là 9500 tỷ
-NHTM B có VTC là 6800 tỷ
Một khách hàng đang có nhu cầu vay vốn là 1450 tỷ. Hỏi khách hàng này được
ngân hàng nào có thể hỗ trợ cấp tín dụng?
Giải
Theo điều 128 một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân
hàng.
NHTM A = 9500 tỷ x 15% = 1425 tỷ
NHTM B = 6800 tỷ x 15% = 1020 tỷ
Và số tiền khách hàng vay trên vượt quá mức 15% so với quy định. Nên không
có ngân hàng nào hỗ trợ cấp tín dụng cho khách hàng.
CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ VTC VÀ SỰ AN TOÀN CỦA NGÂN HÀNG
1,Thành phần của vốn tự có
2.Hiệp ước Basel về vốn an toan
2.1 Hiệp ước Basel I
Dựa trên cách tính vốn tự có Basel I đã đưa ra chỉ tiêu tỷ lệ an toan vốn tối thiểu
CAR
CAR = ( VTC hoặc vốn cơ bản / Tài sản đã điều chỉnh rủi ro) x 100%
-Theo đó, NH có mức vốn tốt là NH có CAR > 10% , có mức vốn thích hợp khi
CAR > 8% , Thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rêt khi CAR < 6% và thiếu
vốn trầm trọng khi CAR < 2%.
-Thành tựu cơ bản của BASEL I là đã đưa ra được định nghĩa mang tính quốc tế
chung nhất về vốn của ngân hàng và cái gọi là tỷ lệ vốn an toan của ngân hàng.
Tiêu chuẩn này quy định: Vốn cấp 1 >= Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3
Vốn tính theo rủi ro gia truyền:
RWA = Tổng(Tài sản x Mức rủi ro nhận định cho từng tài sản trong
BCĐKT) + Tổng(Nợ tương đương x Mức rủi ro ngoại bảng)
Basel I đưa ra trọng số rủi ro gồm 4 mức:
+ Quốc gia 0%
+Ngân hàng 20%
+Doanh nghiệp 100%...
Trọng số rủi ro không phản ánh độ nhạy cảm rủi ro trong mỗi loại này.
2.2 Hiệp ước Basel II
-Trụ cột 1: Liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc.
-Trụ cột 2: Liên quan tới việc hoạch định chinh sách ngân hàng
-Trụ cột 3: các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo
nguyên tắc thị trường
2.3 Hiệp ước Basel III
-Là quy định ngân hàng chinh đặt ra yêu cầu về tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu đối với
các tổ chức tài chinh.
-Những thay đổi chủ yếu của Basel III:
+Nâng cao tỷ trọng và chất lượng vốn
+Nâng cao khả năng nắm bắt rủi ro
+Điều chỉnh tỷ lệ đòn bẩy bắt buộc
+Cải thiện thanh khoản ngân hàng.
+hạn chế tính chu kì
+Tập trung vào tài sản rủi ro
+Nâng cao khả năng xử lí rủi ro tín dụng.
+Đơn giản hóa cách thức xử lí rủi ro hoạt động
+Nâng tỷ trọng đòn bẩy đối với những ngân hàng lớn
+Hình thanh sàn thu nhập lanh mạnh hơn và nhạy cảm với rủi ro.
3. Các hệ số an toan liên quan đến vốn tự có của ngân hàng
a) Hệ số giới hạn huy động vốn (H1)
Công thức: H1 = (VTC / Tổng nguồn vốn huy động) x 100%
Ví dụ: Bảng tỏng kết tài sản của NHTM A đầu ngày 1/8 có số liệu như sau
(DVT: triệu đồng)
TÀI SẢN CÓ SỐ TIỀN TÀI SẢN NỢ SỐ TIỀN
Tiền mặt 800 Tiền gửi của khách hàng 6.000
Tiền gủi NHNN 3.000 Tiền gửi tiết kiệm 14.000
Tiền gửi NHTM khác 300 Chứng chỉ tiền gửi 10.500
Tín dụng 25.000 Tiền vay 2.000
Đầu tư 8.000 Vốn tự có 3.500
Tài sản cố định 1.000 Tài sản nợ khác 2.700
Tài sản có khác 600
Cộng 38.700 Cộng 38.700
Yêu cầu:
a,Tính hệ số H1 và cho nhận xét tinh hình đảm bảo yêu cầu vốn của NHTM A.
b,Tính tổng tài sản nợ của NHTM A là bao nhiêu?
Giải
A, H1 = (VTC / Tổng nguồn vốn huy động) x 100%
= [3.500 / (6.000 + 14.000 + 10.500 )] x 100%
= 11,47%
 H1 > 5% NHTM A có mức huy động vốn ở mức an toàn vốn.
B, Tính tổng tài sản nợ của NHTM A là bao nhiêu?
TS nợ = Tổng TS – VCSH
= 38.700 – 3.500 = 35.200
b) Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có và tổng tài sản có (H2)
Công thức:
H2 (tỷ lệ đòn bẩy) = ( VTC / Tổng TS có ) x 100%
c) Hệ số Cooke (H3) hay hệ số CAR hay hệ số kiểm soát TD
Công thức:
H3 = ( VTC / Tổng TS có rủi ro quy đổi) x 100%
Tổng TS có rủi ro quy đổi = Tổng(TS có nội bảng x Hệ số rủi ro) + Tổng(TS có
ngoại bảng x Hệ số chuyển đổi x Hệ số rủi ro)
CHƯƠNG 3: QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ
Tỷ lệ khả năng chi trả = TS Có có thể thanh toan ngay / TS nợ phải thanh
toán ngay
Vay ngắn hạn qua hợp đồng mua lại
Chi phí trả lãi theo RP = Số tiền vay x Lãi suất hiện hành theo RP x Số
ngày vay theo hợp đồng

CHƯƠNG 4: QUẢN TRỊ TÀI SẢN CÓ


1.Tài sản có
Công thức
Tài sản Có = VCSH + Nợ phải trả
Tài sản có = Nguồn vốn huy động + Nguồn vốn tự có của NH
Trạng thái ngân quỹ
+Thâm hụt : Cung thanh khoản < Cầu thanh khoản
+Cân bằng : Cung thanh khoản = Cầu thanh khoản
+Dư thừa: Cung thanh khoản > Cầu thanh khoản
Chính sách lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay = Chi phí vốn cho vay + Mức LN kì vọng
Phân tích tín dụng: Phân tích phi tài chinh
+Phân tích mô hình 6C
+Phân tích mô hình 5P
+Phân tích nhôm CAMPARI
+Phân tích theo mô hình điểm số Z
Ví dụ: Bảng tổng kết tài sản của NHTM A đầu tư ngày 12/6 có số liệu như sau:
(DVT: Triệu đồng)
TÀI SẢN CÓ SỐ TIỀN TÀI SẢN NỢ SỐ TIỀN
Tiền mặt 230 Tiền gửi của khách hàng 2350
Tiền gửi NHNN 660 Tiền gửi tiết kiệm 7460
Tiền gửi NHTM khác 40 Tiền vay NH khác 100
Tín dụng 7390 Vốn tự có 495
Đầu tư 2000 Tài sản nợ khác 95
Tài sản có khác 180
Cộng 10500 Cộng 10500
Yêu cầu: a, Tính tổng tài sản Nợ của NHTM A là bao nhiêu?
b,Tính tổng tài sản Có của NHTM A là bao nhiêu?
Giải:
A,Tổng TS Nợ của NHTM A = Tổng TS – VCSH
= 10.500 – 495 = 10.005
B,Tổng TS Có của NHTM A = Nguồn huy động + VCSH
= 2.350 + 7.460 + 495 = 10.305
CHƯƠNG 5: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG
 Tỷ lệ nợ quá hạn
Công thức:
Tỷ lệ nợ quá hạn = (Tổng dư nợ có nợ quá hạn / Tổng dư nợ cho vay) x 100%
 Hệ số rủi ro tín dụng
Công thức:
Hệ số rủi ro tín dụng = (Tổng dư nợ cho vay/ Tổng tài sản có) x 100%
 Tỷ lệ xóa nợ
Công thức:
Tỷ lệ xóa nợ = Các khoản nợ ròng / Tổng dư nợ cho vay
 Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng
Công thức:
Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro TD = Dự phòng RR TD được trích lập / Nợ quá
hạn khó đòi

Ví dụ: Tại NHTM A có số liệu vào cuối quý I/2022 như sau:
-Tổng tài sản có: 187.748.480.030.263 đồng
-Dư nợ theo từng nhóm nợ:
+Nhóm 1: 98.821.266.768.786 đồng
+Nhóm 2: 4.601.685.822.310 đồng
+Nhóm 3: 583.648.806.145 đồng
+Nhóm 4:698.474.238.516 đồng
+Nhóm 5: 1.011.289.103.710 đồng
Yêu cầu:
A,hãy tính tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại ngân hàng
B,hãy tính hệ số rủi ro tín dụng tại NH đối với những khoản vay có time quá
hạn từ 91 ngày trở lên.
Giải
-Tổng dư nợ tín dụng = 98.821.266.768.786 + 4.601.685.822.310 +
583.648.806.145 + 698.474.238.516 + 1.011.289.103.710
= 105.716.364.739.467 đồng
-Nợ quá hạn = 4.601.685.822.310 + 583.648.806.145 + 698.474.238.516 +
1.011.289.103.710 = 6.895.097.970.681 đồng
-Tỷ lệ nợ quá hạn = (Tổng dư nợ có nợ quá hạn / Tổng dư nợ cho vay) x 100%
= ( 6.895.097.970.681 / 105.716.364.739.467) x 100%
= 6,52%
-Nợ xấu = 583.648.806.145 + 698.474.238.516 + 1.011.289.103.710
= 2.293.412.148.371 đồng
-Tỷ lệ nợ xấu = (2.293.412.148.371 / 105.716.364.739.467) x 100%
= 2,17%
-Hệ số rủi ro tín dụng = 2.293.412.148.371 / 187.748.480.030.263
= 1,22%
CHƯƠNG 6: DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG
Ví dụ: Theo số liệu báo cáo CB năm 2017
+Tài sản có: 219.522.733 triệu đồng (năm trước là 193.819.112 triệu đồng)
+Lợi nhuận trước thuế: 2.217.121 triệu đồng (Thuế suất TNDN là 20%)
+VCSH bình quân là 48.203.432 triệu đồng
+Số liệu thu nhập lãi thuần từ BCKQHDKD là 4.017.550 triệu đồng
Hãy đanh giá hiệu quả kinh doanh của CB vào năm 2017 là bao nhiêu thông qua
các chỉ số ROA, ROE, NIM?
Giải:
Đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
-Tài sản có binh quân =( 193.819.112 + 219.522.733) / 2
= 206.670.922,5 triệu đồng
-Lợi nhuận ròng = 2.217.121 x (1-20%) = 1.773.696,8 triệu đồng
-Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) = (1.773.696,8 / 206.670.922,5) x 100%
= 0,86%
-Tỷ lệ thu nhập trên VCSh = (1.773.696,8 / 48.203.432) x 100%
= 3,68%
-Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên = 4.017.550 / 219.522.733 = 1,83%

You might also like