You are on page 1of 131

Chương 3

CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT


ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
NỘI DUNG
I. Khái niệm và cơ sở pháp lý về tín dụng

II. Một số quy định về tín dụng NH

III. Quy trình tín dụng

IV. Bảo đảm tín dụng


I. Khái niệm và cơ sở pháp lý về tín dụng NH

Time???

Tài sản
NGÂN HÀNG KHÁCH HÀNG

Gốc + Lãi
I. Khái niệm và cơ sở pháp lý về tín dụng NH

1. Khái niệm:
 Thứ nhất: có sự chuyển nhượng quyền sử dụng
vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng
 Thứ hai: sự chuyển nhượng này có thời hạn hay
mang tính tạm thời
 Thứ ba: sự chuyển nhượng này có kèm theo chi
phí
I. Khái niệm và cơ sở pháp lý về tín dụng NH

1. Khái niệm:

“Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển


nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho
khách hàng trong một khoản thời gian nhất định
với một khoản chi phí nhất định”.
I. Khái niệm và cơ sở pháp lý về tín dụng NH

1. Khái niệm:
Theo Luật các TCTD 2010:
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá
nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho
phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có
hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho
thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân
hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
I. Khái niệm và cơ sở pháp lý về tín dụng NH

Khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng là


pháp nhân, cá nhân, bao gồm:
 Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại
Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở
nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt
Nam;
 Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có
quốc tịch nước ngoài.
I. Khái niệm và cơ sở pháp lý về tín dụng NH

Đặc điểm:
 Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người
sở hữu sang người sử dụng (sự chuyển nhượng có
thời hạn, có chi phí).
 Có tính hoàn trả.
 Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản Có.
 Sản phẩm tín dụng đa dạng đáp ứng nhu cầu của
KH.
 Tuân thủ quy trình tín dụng.
I. Khái niệm và cơ sở pháp lý về tín dụng NH

2. Cơ sở pháp lý:
 Văn bản luật - pháp lệnh.
 Nghị định của chính phủ.
 Các văn bản do NHNN ban hành.
 Các quyết định, thông báo của TCTD ban hành.
I. Khái niệm và cơ sở pháp lý về tín dụng NH

3. Phân loại tín dụng:


 Dựa vào mục đích của tín dụng
 Dựa vào thời hạn tín dụng
 Dựa vào mức độ tín nhiệm của KH
 Dựa vào phương thức cho vay
 Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay
I. Khái niệm và cơ sở pháp lý về tín dụng NH

3. Phân loại tín dụng:


 Dựa vào mục đích của tín dụng
 Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh
công thương nghiệp
 Cho vay tiêu dùng cá nhân
 Cho vay mua bán bất động sản
 Cho vay sản xuất nông nghiệp
 Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu
…
I. Khái niệm và cơ sở pháp lý về tín dụng NH

3. Phân loại tín dụng:


 Dựa vào thời hạn tín dụng
 Cho vay ngắn hạn
 Cho vay trung hạn
 Cho vay dài hạn
I. Khái niệm và cơ sở pháp lý về tín dụng NH

3. Phân loại tín dụng:


 Dựa vào mức độ tín nhiệm của KH
 Cho vay không có bảo đảm
 Cho vay có bảo đảm
I. Khái niệm và cơ sở pháp lý về tín dụng NH

3. Phân loại tín dụng:


 Dựa vào phương thức cho vay
 Cho vay theo món
 Cho vay theo hạn mức tín dụng
 Cho vay theo hạn mức thấu chi
I. Khái niệm và cơ sở pháp lý về tín dụng NH

3. Phân loại tín dụng:


 Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay
 Cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn
 Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ (cho vay
trả góp)
 Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có
kỳ hạn trả nợ cụ thể
II. Một số quy định về tín dụng NH

1. Nguyên tắc cấp tín dụng


2. Điều kiện cấp tín dụng
3. Thời hạn cấp tín dụng
4. Lãi suất cấp tín dụng
5. Phí cấp tín dụng
6. Một số quy định khác trong hoạt động tín
dụng: giới hạn tín dụng, kỳ hạn trả nợ, gia
hạn nợ, đảo nợ...
II. Một số quy định về tín dụng NH

1. Nguyên tắc cấp tín dụng

• Thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín


1 dụng và khách hàng, phù hợp với quy
định của pháp luật có liên quan.

• Sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả


2 nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã
thỏa thuận với tổ chức tín dụng.
Thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín
1 dụng và khách hàng, phù hợp với quy định
của pháp luật có liên quan.
• Sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ
2 gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận
với tổ chức tín dụng.
 Là nguyên tắc cơ bản hàng đầu của NHTM.
 Là nguyên tắc tất yếu khách quan, không thể thiếu
trong hoạt động cấp tín dụng.
 Đảm bảo khả năng thanh toán và kế hoạch sử dụng
nguồn vốn của ngân hàng.
 Đảm bảo vốn tín dụng vận động đúng hướng, phù
hợp với mục tiêu và yêu cầu về phát triển kinh tế xã
hội.
 Đòi hỏi NHTM phải thẩm định thật kỹ mục đích sử
dụng vốn trước và sau khi cấp tín dụng.
II. Một số quy định về tín dụng NH
2. Điều kiện cấp tín dụng:
Khách hàng vay vốn cần thỏa mãn các điều kiện sau:
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu
1
trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

2 Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.

3 Có phương án sử dụng vốn khả thi

4 Có khả năng tài chính để trả nợ

5 Có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.


II. Một số quy định về tín dụng NH
3. Thời hạn cấp tín dụng
Thời hạn cấp tín dụng là khoảng thời gian tính từ
ngày tiếp theo của ngày TCTD giải ngân vốn vay cho
KH đến thời điểm KH phải trả hết nợ gốc và lãi vay
theo thỏa thuận của TCTD và KH.
Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn cho vay
là ngày lễ hoặc ngày nghỉ hằng tuần thì chuyển sang
ngày làm việc tiếp theo. Đối với thời hạn cho vay
không đủ 1 ngày thì thực hiện theo quy định luật dân
sự về thời điểm bắt đầu thời hạn.
II. Một số quy định về tín dụng NH
3. Thời hạn cấp tín dụng

Căn cứ để xác định thời hạn cấp tín dụng


dựa vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, chu kỳ
ngân quỹ, khả năng trả nợ của khách hàng, khả
năng nguồn vốn của TCTD và thời hạn hoạt
động còn lại của tổ chức tín dụng để thoả thuận
về thời hạn cho vay.
II. Một số quy định về tín dụng NH
3. Thời hạn cấp tín dụng
Phân loại tín dụng căn cứ vào thời hạn cấp tín
dụng gồm có:

1 2 3

• Tín • Tín • Tín


dụng dụng dụng
ngắn trung dài
hạn hạn hạn
II. Một số quy định về tín dụng NH
3. Thời hạn cấp tín dụng

Thời hạn Thời hạn


ân hạn thu nợ

Thời hạn
cấp tín dụng
II. Một số quy định về tín dụng NH
3. Thời hạn cấp tín dụng

 Thời gian ân hạn: là khoảng thời gian tính từ khi bắt


đầu giải ngân đến trước ngày bắt đầu thu nợ của kỳ
hạn trả nợ đầu tiên, trong thời gian này khách hàng
chưa phải trả nợ gốc cho TCTD, KH chỉ cần trả nợ
lãi cho TCTD theo thỏa thuận giữa 2 bên.
 Thời gian thu nợ: là khoảng thời gian xác định trong
thời gian cho vay, được tính từ ngày KH bắt đầu của
kỳ trả nợ đầu tiên cho đến ngày trả nợ cuối cùng
được cam kết trong HĐTD.
II. Một số quy định về tín dụng NH
3. Thời hạn cấp tín dụng

Một số khái niệm khác:


 Kỳ hạn trả nợ: là các khoảng thời gian trong thời
hạn cho vay đã được thoả thuận trong Hợp đồng tín
dụng giữa TCTD và KH mà tại cuối mỗi khoảng
thời gian đó, KH phải trả một phần hoặc toàn bộ
vốn gốc, lãi vay cho TCTD.
II. Một số quy định về tín dụng NH
3. Thời hạn cấp tín dụng

Một số khái niệm khác:


 Cơ cấu lại nợ: là việc TCTD điều chỉnh kỳ hạn trả
nợ, gia hạn nợ vay đối với khoản vay của khách
hàng theo 2 phương thức sau:
 Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ
 Gia hạn nợ
II. Một số quy định về tín dụng NH
3. Thời hạn cấp tín dụng
 Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: là việc TCTD
chấp thuận thay đổi kéo dài thêm một khoảng
thời gian trả nợ một phần hoặc toàn bộ nợ
gốc và/hoặc lãi tiền vay của kỳ hạn trả nợ đã
thỏa thuận (bao gồm cả trường hợp không
thay đổi về số kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận),
thời hạn cho vay không thay đổi
II. Một số quy định về tín dụng NH
3. Thời hạn cấp tín dụng

 Gia hạn nợ: là việc TCTD chấp thuận việc


kéo dài thêm một khoảng thời gian trả vốn
gốc và/hoặc lãi vốn vay, vượt quá thời hạn
cho vay đã thoả thuận trước đó trong Hợp
đồng tín dụng giữa TCTD và KH.
II. Một số quy định về tín dụng NH

4. Lãi suất cấp tín dụng


Lãi suất cấp tín dụng do TCTD và KH thỏa thuận, được
ghi cụ thể trên HĐTD và trên các khế ước nhận nợ.
 Lãi suất cố định là lãi suất được ghi trong HĐTD
hoặc (các) khế ước nhận nợ tại thời điểm giải ngân và
không thay đổi trong thời hạn cấp tín dụng.
 Lãi suất thay đổi (thả nổi) là lãi suất được ghi trong
HĐTD hoặc (các) khế ước nhận nợ tại thời điểm giải
ngân và được thay đổi khi có thông báo lãi suất cấp
tín dụng mới của TCTD.
II. Một số quy định về tín dụng NH

4. Lãi suất cấp tín dụng

 Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi


suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu
vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng.
 Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi
suất cho vay nhưng không vượt quá mức lãi suất
cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ.
II. Một số quy định về tín dụng NH

4. Lãi suất cấp tín dụng


 Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm
mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với
khoản vay.
 Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi
theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương
pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian
duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận
cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi
theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trăm sáu mươi
lăm ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời
gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.
II. Một số quy định về tín dụng NH

4. Lãi suất cấp tín dụng

Lãi suất trong hạn: là lãi suất áp dụng tính lãi


trong khoảng thời gian còn trong thời hạn trả nợ.
Do Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận, thể
hiện trong HĐTD nhưng phải phù hợp với cơ chế
điều hành lãi suất của NHNN.
Công thức tính lãi:

Số tiền lãi Số ngày phải


= Dư nợ X Lãi suất X
phải trả trả lãi thực tế
II. Một số quy định về tín dụng NH

4. Lãi suất cấp tín dụng


Lãi suất quá hạn: là lãi suất áp dụng để tính lãi cho
món vay kể từ thời điểm chuyển nợ quá hạn trở đi.
Do Ngân hàng cho vay đề xuất, cao hơn lãi suất
trong hạn, thể hiện trong HĐTD nhưng không vượt mức
khống chế của NHNN. Theo quy định hiện nay, lãi suất
nợ quá hạn không vượt quá 150% lãi suất trong hạn.
Công thức tính lãi:

Số tiền lãi Dư nợ Lãi suất Số ngày


= X X
quá hạn quá hạn quá hạn quá hạn
II. Một số quy định về tín dụng NH

4. Lãi suất cấp tín dụng


Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy
đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả
lãi tiền vay như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với
thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
b) Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại
điểm a, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng
và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số
dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
c) Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải
trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi
suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời
điểm chuyển nợ quá hạn.
Ví dụ 1:
Ngày 15/01/2021 ngân hàng đồng ý cho khách hàng
vay bổ sung vốn lưu động với nội dung cụ thể như sau :
Số tiền : 3 tỷ đồng
Thời hạn : 3 tháng
Lãi suất cho vay : 1% / tháng; trả lãi cuối kỳ.
Lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay.
Lãi suất của lãi quá hạn bằng 10% /năm
Yêu cầu:
a/ Tính số tiền cả vốn lẫn lãi mà khách hàng phải trả
cho Ngân hàng vào ngày 15/04/2021.
b/ Giả sử đến ngày 28/04/2021, khách hàng mới trả hết
tiền cả vốn lẫn lãi cho Ngân hàng. Tính số tiền khách
hàng phải trả.
II. Một số quy định về tín dụng NH

4. Lãi suất cấp tín dụng

Các phương pháp xác định lãi suất cho vay:


Lãi suất phi rủi ro
Lãi suất huy động vốn
Lãi suất cơ bản
II. Một số quy định về tín dụng NH

5. Phí cấp tín dụng


Ngân hàng và khách hàng thoả thuận về việc thu các
khoản phí liên quan đến hoạt động cho vay, gồm:
1. Phí trả nợ trước hạn trong trường hợp khách hàng trả
nợ trước hạn.
2. Phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
3. Phí thu xếp cho vay hợp vốn.
4. Phí cam kết rút vốn kể từ thời điểm thỏa thuận cho
vay có hiệu lực đến ngày giải ngân vốn vay lần đầu.
5. Các loại phí khác liên quan đến hoạt động cho vay
được quy định cụ thể tại văn bản quy phạm pháp luật
liên quan.
II. Một số quy định về tín dụng NH

6. Một số quy định khác về tín dụng ngân hàng

HẠN CHẾ CẤP TÍN DỤNG

KHÔNG ĐƯỢC CẤP TÍN DỤNG


Theo Điều 127 Luật TCTD 2010:
NH không được cấp tín dụng không có bảo đảm,
cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối
tượng sau:
a) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm
toán tại TCTD, chi nhánh NHNN; thanh tra viên
đang thanh tra tại TCTD, chi nhánh NHNN;
b) Kế toán trưởng của TCTD, chi nhánh NHNN;
c) Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập;
Theo Điều 127 Luật TCTD 2010:
d) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng
quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này sở
hữu trên 10% vốn điều lệ của DN đó;
đ) Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng;
e) Các công ty con, công ty liên kết của TCTD hoặc
doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát.
Theo Điều 127 Luật TCTD 2010:
Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối
tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1
Điều này không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo Điều 128 Luật TCTD 2010:
Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách
hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của NH;
tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách
hàng và người có liên quan không được vượt quá
25% vốn tự có của NH.
Không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:
1. Thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc
ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.
2. Thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài
chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm.
3. Mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành,
nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.
4. Mua vàng miếng.
Không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:
5. Trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín
dụng cho vay, trừ trường hợp cho vay để thanh toán
lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây
dựng công trình.
6. Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng
khác và trả nợ khoản vay nước ngoài
1. Khái niệm:
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các
bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của
khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho
vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng.
2. Mục đích của việc thiết lập quy trình tín dụng:
 Quy trình tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc
đảm bảo tính độc lập và phân định trách nhiệm và quyền
hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng.
 Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ
sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính.
 Quy trình tín dụng được tổ chức khoa học, bố trí nhân
sự hợp lý nhằm ngăn chặn và hạn chế tình trạng làm sai
lệch thông tin tín dụng, tiêu cực dẫn đến rủi ro tín dụng.
Quy trình tín dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận
liên quan trong hoạt động tín dụng.
Bảng tóm tắt qui trình tín dụng
Các giai đoạn Nguồn và nơi cung Nhiệm vụ của NH ở mỗi Kết quả của mỗi giai
của QT cấp thông tin giai đoạn đoạn
Hoàn thành hồ sơ để
Lập hồ sơ đề KH đi vay cung cấp Tiếp xúc, phổ biến và
chuyển sang giai đoạn
nghị cấp TD thông tin hướng dẫn KH lập HSVV
sau
Báo cáo KQTĐ để
Hồ sơ đề nghị vay vốn Tổ chức thẩm định tài
chuyển sang bộ phận có
Phân tích TD Các thông tin từ phỏng chính, phi tài chính do cá
thẩm quyền để qđ cho
vấn,hồ sơ lưu trữ nhân hoặc bộ phận tđ
vay
Qđ cho vay/từ chối cho
Các tài liệu thông tin từ vay
giai đoạn trước và báo Quyết định cho vay hay từ Tiến hành các thủ tục
Quyết định TD
cáo KQTĐ chối dựa trên KQTĐ pháp lý như ký HĐTD,
Các thông tin bổ sung HĐ công chứng, và các
loại HĐ khác
Qđ cho vay và các HĐ
Thẩm định các chứng từ Chuyển vào TKTG của
liên quan
Giải ngân theo điều kiện của HĐTD KH hoặc chuyển trả cho
Các chứng từ làm cơ
trước khi phát tiền nhà cc theo yêu cầu KH
sở giải ngân
Phân tích hoạt động TK,
Các thông tin nội bộ NH Báo cáo KQ giám sát và
BCTC, kiểm tra mục đích
Giám sát và Các báo cáo tài chính đưa ra giải pháp xử lý
sử dụng vốn vay
thanh lý TD của KH Lập thủ tục để thanh lý
Tái xét và xếp hạng TD
Các thtin khác TD
Thanh lý HĐTD
Bước 1 Hướng dẫn KH, tiếp nhận hồ sơ

Bước 2 Thẩm định tín dụng

Bước 3 Ra quyết định cấp tín dụng

Bước 4 Ký hợp đồng và các thủ tục pháp lý khác

Bước 5 Giải ngân

Bước 6 Kiểm tra, giám sát sử dụng vốn TD;Thu nợ gốc


và lãi; Giải chấp TSBĐ / chuyển nợ quá hạn;
Lưu hồ sơ
Hướng dẫn KH, tiếp nhận hồ sơ
1
Tiếp xúc khách
hàng
Hướng dẫn
Khách hàng
và tiếp Tư vấn khách hàng
nhận hồ sơ

Tiếp nhận hồ sơ
khách hàng
Hướng dẫn KH, tiếp nhận hồ sơ
1

Khách hàng cung cấp thông tin cho tổ chức tín dụng
và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác,
trung thực, đầy đủ của các tài liệu gửi cho tổ chức tín
dụng:
a) Các hồ sơ theo quy định của NH;
b) Báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh
vốn vay được sử dụng đúng mục đích ghi trong thỏa
thuận cho vay;
c) Các tài liệu để chứng minh việc áp dụng biện
pháp bảo đảm tiền vay.
Hướng dẫn KH, tiếp nhận hồ sơ
1

Các hồ sơ khách hàng phải cung cấp bao gồm:


1. Đơn đề nghị cấp tín dụng
2. Hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý của KH
3. Hồ sơ phương án sử dụng vốn
4. Hồ sơ chứng minh khả năng hoàn trả vốn
5. Hồ sơ liên quan đến bảo đảm tín dụng
Hướng dẫn KH, tiếp nhận hồ sơ
1
Hồ sơ khoản vay cá nhân:
 Đơn đề nghị vay vốn
 CMND/thẻ căn cước/hộ chiếu, hộ khẩu/KT3/giấy
tờ chứng minh cư trú thường xuyên, giấy xác nhận
tình trạng hôn nhân.
 Hợp đồng mua nhà, mua xe, hóa đơn chứng từ mua
hàng,…
 Bảng lương, HĐLĐ, hợp đồng cho thuê nhà/xe,….
 Báo cáo tình hình sử dụng vốn vay
 Các tài liệu khác …
Hướng dẫn KH, tiếp nhận hồ sơ
1

Hồ sơ khoản vay khách hàng doanh nghiệp:


2. Hồ sơ pháp lý
 Giấy phép thành lập/ Giấy đăng ký kinh doanh/
Giấy chứng nhận đầu tư.
 Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
 Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập
 Điều lệ tổ chức và hoạt động doanh nghiệp
Hướng dẫn KH, tiếp nhận hồ sơ
1

Hồ sơ khoản vay khách hàng doanh nghiệp:


2. Hồ sơ pháp lý
 Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng
(nếu có).
 Biên bản họp hội đồng thành viên, HĐQT về việc
ủy quyền vay vốn…
 CMND/thẻ căn cước/hộ chiếu, sổ hộ khẩu của
người đại diện công ty đứng ra vay vốn
 ………..
Hướng dẫn KH, tiếp nhận hồ sơ
1

Hồ sơ khoản vay khách hàng doanh nghiệp:


3. Hồ sơ phương án sử dụng vốn
Phương án sử dụng vốn là tập hợp các thông tin về việc
sử dụng vốn của khách hàng, cụ thể phải có đầy đủ các
thông tin sau:
a) Tổng nguồn vốn cần sử dụng, chi tiết các loại nguồn
vốn trong tổng nguồn vốn cần sử dụng (trong đó có
nguồn vốn cần vay tại tổ chức tín dụng); mục đích
sử dụng vốn; thời gian sử dụng vốn;
Hướng dẫn KH, tiếp nhận hồ sơ
1

Hồ sơ khoản vay khách hàng doanh nghiệp:


3. Hồ sơ phương án sử dụng vốn
b) Nguồn trả nợ của khách hàng;
c) Phương án, dự án thực hiện hoạt động kinh doanh
Hướng dẫn KH, tiếp nhận hồ sơ
1

Hồ sơ khoản vay khách hàng doanh nghiệp:


4. Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính (khả năng
hoàn trả vốn)
 Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
 Hợp đồng mua hàng, bán hàng…
 Hợp đồng sử dụng lao động (nếu có)
 Bảng kê công nợ, hàng tồn kho…
Hướng dẫn KH, tiếp nhận hồ sơ
1

Hồ sơ khoản vay khách hàng doanh nghiệp:


5. Hồ sơ liên quan đến tài sản bảo đảm
 Giấy chứng nhận QSHN ở và QSĐ ở, tờ khai lệ phí
trước bạ, bản vẽ,…hợp đồng bảo hiểm nhà
 Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô, giấy chứng nhận
bảo hiểm xe,…
 …………………..
Hướng dẫn KH, tiếp nhận hồ sơ
1
Hồ sơ khoản vay khách hàng doanh nghiệp: :
Nếu vay trung dài hạn/ dự án đầu tư thì cần thêm các
tài liệu:
 Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả
thi hoặc báo cáo đầu tư
 Quyết định phê duyệt dự án
 Các phê chuẩn về môi trường, phòng cháy chữa cháy…
 Các văn bản liên quan đền bù, giải phóng mặt bằng…
 Tài liệu chứng minh nguồn cung cấp NVL, thị trường
tiêu thụ…
Hướng dẫn KH, tiếp nhận hồ sơ
1
Hồ sơ khoản vay khách hàng doanh nghiệp: :
 Tài liệu chứng minh về vốn đầu tư hoặc nguồn vốn tham
gia dự án…
 Các báo cáo tiến độ triển khai
 Giấy phép xây dựng
 Văn bản liên quan đấu thầu, giao nhận thầu…
 Hợp đồng thi công, cung cấp thiết bị
 Các tài liệu khác…
Thẩm định tín dụng 2

Thu
Xử lý Báo cáo
thập
thông thẩm
thông
tin định
tin
Thẩm định tín dụng 2
Các ấn bản kinh tế Trực tiếp phỏng vấn
và báo chí, các khách hàng cũng
phương tiện thông như nhân viên
tin đại chúng của họ

Hồ sơ đề nghị
Các cơ quan Nguồn cấp tín dụng
chức năng như: của khách hàng
thuế, pháp luật… thông
tin

Hồ sơ lưu trữ
tại ngân hàng
Hồ sơ tại Trung tâm
Hồ sơ lưu trữ
phòng ngừa rủi ro
tại ngân hàng khác
Thẩm định tín dụng 2

Phân tích Nội dung phân Phân tích phi


tài chính tích tín dụng tài chính

Phân tích hiện trạng tài Phân tích các yếu tố ít


chính và các dự báo về tài hoặc không liên quan
chính trong tương lai của trực tiếp đến vấn đề tài
KH, tiên lượng những chính của khách hàng
trường hợp xấu có thể xảy
ra làm giảm khả năng trả
nợ của KH
Phân tích
tài chính

Xác định yếu Thời hạn Xác định


tố về lượng hợp lý của các kỳ hạn
của nhu cầu khoản vay trả nợ
vay vốn
 Dựa vào tính chất luân Dựa vào luân
chuyển vốn của phương chuyển tiền tệ
Tùy theo khả năng án SXKD… của KH
hoạt động, quy mô
vốn cần thiết…  Phương án tài chính
 Chu kỳ ngân quỹ của
KH
Phân tích phi
tài chính
Ra quyết định cho vay 3

HĐTD Không
kiểm tra cho vay
kết quả
Thông báo KH
thẩm
định
Cho vay
NH giảm
Hai Khách hàng lợi nhuận,
không có khả Cho vay
loại sai mất vốn,
năng trả nợ giảm uy tín
lầm
trong
giao NH mất khả
dịch năng tăng thu
Khách hàng có
tín nhập, mất
khả năng trả nợ Không cho vay
dụng KH và cơ hội
đúng hạn
mở rộng thị
trường
Ký hợp đồng và các thủ tục
pháp lý khác 4

Hợp đồng
Hợp đồng Đăng ký
bảo đảm
tín dụng GDĐB
nợ vay
Điều kiện của một hợp đồng tín dụng hợp pháp:
 Hai bên ký kết Hợp đồng phải có đủ năng lực pháp lý
 Mục đích ký kết hợp đồng phải hợp pháp
 Việc ký kết phải thực hiện trên cơ sở tự nguyện,
không bị bắt buộc, nhầm lẫn…
 Thỏa mãn các quy định đối với hoạt động tín dụng:
thời hạn tối đa, mức cho vay, mục đích sử dụng vốn…
Tổ chức tín dụng có trách nhiệm cung cấp cho
khách hàng đầy đủ các thông tin trước khi xác lập
thỏa thuận cho vay: Lãi suất cho vay; nguyên tắc và
các yếu tố xác định, thời điểm xác định lãi suất cho
vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có
điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá
hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; phương
pháp tính lãi tiền vay; loại phí và mức phí áp dụng
đối với khoản vay; các tiêu chí xác định khách hàng
vay vốn theo lãi suất cho vay quy định.
 Tên của các bên
Sự định danh
 Mục đích của HĐ

Mức tín dụng 


 Số tiền vay
Thời hạn vay
Nội  Kỳ hạn và thời hạn cho vay
dung Phương thức trả nợ
 Số tiền thanh toán mỗi kỳ hạn
hợp Lãi suất cho vay
đồng  Loại đảm bảo
tín  Giá trị của TSĐB sau đánh giá
Tài sản đảm bảo
dụng  Quyền hạn đối với TS
 Các điều chỉnh khi TS thay đổi giá trị
Cách thức giải ngân
Người vay Người cho vay
Cam kết của các bên  SD vốn đúng mục đích  Thỏa mãn việc rút
 Trả nợ và lãi đúng hạn tiền
 Chịu trách nhiệm vật
Xử lý các khoản vay  Cung cấp thông tin chất (nếu vi phạm)
Ký hợp đồng và các thủ tục
pháp lý khác 4

 Hai bên ký kết Hợp đồng phải đảm bảo


những nội dung tối thiểu về: điều kiện vay
Hợp đồng vốn, mục đích sử dụng tiền vay, số tiền vay,
bảo đảm lãi suất vay, thời hạn, quyền và nghĩa vụ
nợ vay
các bên,…
 Thực hiện công chứng, chứng thực hợp
đồng đảm bảo.
1. Trường hợp bảo đảm bằng tài sản của khách
hàng, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba:
 Hợp đồng bảo đảm tiền vay
 Các giấy tờ chứng minh QSH, QSD TSĐB:
- Giấy chứng nhận QSD đất
- Giấy chứng nhận QSH tài sản
- Hóa đơn, biên bản bàn giao…
2. Trường hợp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ
vốn vay:
 Giấy cam kết thế chấp TSHTTVV
 Hợp đồng mua bán
3. Trường hợp cho vay không có TSĐB:
 Giấy cam kết của khách hàng về việc thực hiện bảo
đảm bằng tài sản khi được ngân hàng yêu cầu
 Chỉ định của Chính Phủ
Ký hợp đồng và các thủ tục
pháp lý khác 4

Đăng ký GDĐB là thủ tục đăng ký TS của chủ sở


hữu về việc sử dụng TS để đảm bảo cho các
khoản nợ tại NH với cơ quan chức năng của Nhà
Đăng ký nước.
GDĐB
 Đối với BĐS: đăng ký tại Sở tài nguyên môi
trường tỉnh (TP) hoặc Phòng tài nguyên môi
trường tại UBND Phường (xã).

 Đối với động sản: đăng ký tại Trung tâm


Đăng ký giao dịch bảo đảm tỉnh (TP).
Giải ngân
5

Giải ngân là việc


cấp tiền cho khách
hàng trên cơ sở
mức tín dụng đã
cam kết trong
HĐTD
(chi tiền mặt và/hoặc
chuyển khoản)
Giải ngân
5

 Căn cứ giải ngân:


- Hồ sơ vay của khách hàng
- Báo cáo thẩm định
- Hợp đồng tín dụng
- Hợp đồng đảm bảo nợ vay
- Chứng từ chứng minh nhu cầu sử dụng vốn
- Chứng từ pháp lý của TSĐB
Giải ngân
5

 Trình tự thực hiện:

Bộ phận Bộ phận Bộ phận


tín dụng kế toán ngân quỹ
Giám sát; Thu nợ; thanh lý hợp đồng, tất toán và xử lý
nợ vay trễ hạn; lưu hồ sơ
6

2
• Giám sát • Xử lý nợ
tín dụng • Thu lãi và quá hạn,
thu nợ nợ xấu
1 3
Giám sát; Thu nợ; thanh lý hợp đồng, tất toán và xử lý
nợ vay trễ hạn; lưu hồ sơ
6
Kiểm tra sử dụng tiền vay
1. Khách hàng có trách nhiệm sử dụng vốn
vay và trả nợ theo nội dung thỏa thuận; báo
cáo và cung cấp tài liệu chứng minh việc sử
dụng vốn vay theo yêu cầu của tổ chức tín
dụng.
2. Tổ chức tín dụng có quyền thực hiện
kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, trả
nợ của khách hàng theo quy trình nội bộ quy
định tại điểm c khoản 2 Điều 22 Thông tư 39.
Giám sát; Thu nợ; thanh lý hợp đồng, tất toán và xử lý
nợ vay trễ hạn; lưu hồ sơ
6

 Kiểm tra sau khi giải ngân:


- Tình hình sử dụng vốn
- Tình hình tài chính và công nợ
- Kiểm tra, đánh giá lại tài sản đảm bảo nợ vay
Giám sát hoạt động Phân tích báo cáo
tài khoản của KH tại tài chính định kỳ
NH

Giám sát qua thông Giám


tin khác: TT phòng sát tín Thăm, kiểm soát địa
ngừa rủi ro, thuế, điểm kinh doanh,
Tòa án…
dụng nơi cư trú của KH

Giám sát hoạt động


của KH thông qua
các mối quan hệ với Kiểm tra các đảm
các KH khác bảo tiền vay
CBTD Khách hàng Tất toán tín
thanh toán đầy dụng, giải
theo dõi
đủ chấp
lịch trả
nợ: đôn
đốc,
thông
Khách hàng
báo, Biện pháp
không thanh
nhắc nhở toán đầy đủ xử lý
KH
Ngân hàng tìm
hiểu nguyên
nhân
Giám sát; Thu nợ; thanh lý hợp đồng, tất toán và xử lý
nợ vay trễ hạn; lưu hồ sơ
6

 Tất toán khoản vay:


 Điều kiện:
Bên vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.
 Trình tự thực hiện:
- Kiểm tra đối chiếu nợ, lập biên bản thanh lý
- Hoàn trả tài sản đảm bảo nợ vay cho KH (giải chấp
TSĐB)
- Lưu trữ hồ sơ
Giám sát; Thu nợ; thanh lý hợp đồng, tất toán và xử lý
nợ vay trễ hạn; lưu hồ sơ
6

Trả nợ gốc và lãi tiền vay


1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận về
kỳ hạn trả nợ gốc và lãi tiền vay như sau:
a) Trả nợ gốc, lãi tiền vay theo kỳ hạn riêng;
b) Trả nợ gốc và lãi tiền vay trong cùng một kỳ
hạn.
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận về
việc trả nợ trước hạn.
Giám sát; Thu nợ; thanh lý hợp đồng, tất toán và xử lý
nợ vay trễ hạn; lưu hồ sơ
6
Trả nợ gốc và lãi tiền vay
3. Trường hợp khách hàng không có khả năng trả
nợ đúng hạn một phần hoặc toàn bộ nợ gốc
và/hoặc lãi tiền vay, tổ chức tín dụng xem xét
chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy
định tại Điều 19 hoặc chuyển nợ quá hạn theo
quy định tại Điều 20 Thông tư 39. Tổ chức tín
dụng và khách hàng thỏa thuận việc tính tiền lãi
phải trả phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều
13 Thông tư 39.
Giám sát; Thu nợ; thanh lý hợp đồng, tất toán và xử lý
nợ vay trễ hạn; lưu hồ sơ
6

Trả nợ gốc và lãi tiền vay


4. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa
thuận về thứ tự thu nợ gốc, lãi tiền vay. Đối
với khoản nợ vay bị quá hạn trả nợ, tổ chức
tín dụng thực hiện theo thứ tự nợ gốc thu
trước, nợ lãi tiền vay thu sau.
Giám sát; Thu nợ; thanh lý hợp đồng, tất toán và xử lý
nợ vay trễ hạn; lưu hồ sơ
6
Lưu giữ hồ sơ cho vay
1. Tổ chức tín dụng lập hồ sơ cho vay, bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị vay vốn;
b) Thỏa thuận cho vay;
c) Báo cáo thực trạng tài chính do khách hàng gửi tổ
chức tín dụng trong thời gian vay vốn: Báo cáo tài
chính nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
và/hoặc báo cáo tài chính đã kiểm toán đối với trường
hợp khách hàng phải lập báo cáo tài chính theo quy
định của pháp luật; báo cáo tình hình tài chính của
khách hàng theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.
Giám sát; Thu nợ; thanh lý hợp đồng, tất toán và xử lý
nợ vay trễ hạn; lưu hồ sơ
6
Lưu giữ hồ sơ cho vay
1. Tổ chức tín dụng lập hồ sơ cho vay, bao gồm:
d) Hồ sơ liên quan đến bảo đảm tiền vay;
đ) Quyết định cho vay có chữ ký của người có thẩm
quyền; trường hợp quyết định tập thể, phải có biên
bản ghi rõ quyết định được thông qua;
e) Những tài liệu phát sinh trong quá trình sử dụng
khoản vay liên quan đến thỏa thuận cho vay do tổ chức
tín dụng hướng dẫn.
2. Tổ chức tín dụng phải lưu giữ hồ sơ cho vay; thời
hạn lưu giữ hồ sơ cho vay thực hiện theo quy định của
pháp luật.
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ
cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách
hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết
quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, như
sau:
1. Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn
nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được tổ chức tín dụng
đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi
tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì tổ
chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc
và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của
khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
2. Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc
và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thoả
thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả
năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một
khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì
tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn
phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
3. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện
trước hoặc trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày
đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận.
 Xem xét gia hạn nợ
 Bổ sung tài sản đảm bảo
 Chuyển nợ quá hạn (lý do xin gia hạn nợ không được
chấp nhận)
 Xử lý các tài sản đảm bảo nợ vay
 Chỉ định đại diện tham gia quản lý doanh nghiệp (nếu
có thỏa thuận chuyển đổi nợ thành vốn góp)
 Khoanh nợ, xóa nợ (theo hướng dẫn, chỉ định của nhà
nước)
 Khởi kiện trước pháp luật
Giám sát; Thu nợ; thanh lý hợp đồng, tất toán và xử lý
nợ vay trễ hạn; lưu hồ sơ
6

Cơ cấu nợ:
Xử  Điều chỉnh kỳ trả vốn gốc và/hoặc lãi vốn
lý vay.
nợ  Gia hạn nợ có thời gian phù hợp với nguồn
quá trả nợ của khách hàng.
hạn -> Toàn bộ dư nợ sau khi cơ cấu lại thời hạn trả
nợ được phân loại vào các nhóm nợ thích hợp
theo thông tư 02/2013/TT-NHNN
Giám sát; Thu nợ; thanh lý hợp đồng, tất toán và xử lý
nợ vay trễ hạn; lưu hồ sơ
6

Nợ quá hạn
Tổ chức tín dụng chuyển nợ quá hạn đối với số
dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn
theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp
thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; thông báo cho khách
hàng về việc chuyển nợ quá hạn. Nội dung thông báo
tối thiểu bao gồm số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm
chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với dư nợ
gốc bị quá hạn.
Giám sát; Thu nợ; thanh lý hợp đồng, tất toán và xử lý
nợ vay trễ hạn; lưu hồ sơ
6

Nhóm 1 • Nợ đủ tiêu chuẩn

Xử Nhóm 2 • Nợ cần chú ý



• Nợ dưới tiêu chuẩn
nợ Nhóm 3
quá • Nợ nghi ngờ
hạn Nhóm 4
• Nợ có khả năng mất
Nhóm 5 vốn
Giám sát; Thu nợ; thanh lý hợp đồng, tất toán và xử lý
nợ vay trễ hạn; lưu hồ sơ
6

Nhóm 1 • Nợ đủ tiêu chuẩn

Xử
lý  Nợ trong hạn;
nợ  Nợ quá hạn dưới 10 ngày
quá  Trích lập dự phòng cụ thể 0%
hạn
Giám sát; Thu nợ; thanh lý hợp đồng, tất toán và xử lý
nợ vay trễ hạn; lưu hồ sơ
6

Xử Nhóm 2 • Nợ cần chú ý



nợ  Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày
quá
 Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần
hạn đầu
 Trích lập dự phòng cụ thể 5%
Giám sát; Thu nợ; thanh lý hợp đồng, tất toán và xử lý
nợ vay trễ hạn; lưu hồ sơ
6

Nhóm 3 • Nợ dưới tiêu chuẩn


Xử
lý  Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày
nợ  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần
quá đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ
hạn lần đầu phân loại vào nhóm 2;
 Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do KH
không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo HĐTD;
 Trích lập dự phòng cụ thể 20%
Giám sát; Thu nợ; thanh lý hợp đồng, tất toán và xử lý
nợ vay trễ hạn; lưu hồ sơ
6

Nhóm 4 • Nợ nghi ngờ


Xử

 Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày
nợ
quá  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu
quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được
hạn cơ cấu lại lần đầu;
 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ
hai;
 Trích lập dự phòng cụ thể 50%
Giám sát; Thu nợ; thanh lý hợp đồng, tất toán và xử lý
nợ vay trễ hạn; lưu hồ sơ
• Nợ có khả năng mất 6
Nhóm 5 vốn
 Nợ quá hạn trên 360 ngày
Xử  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ
lý 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần
đầu;
nợ
 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá
quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
hạn  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên,
kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
 Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý;
 Trích lập dự phòng cụ thể 100%
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho
những tổn thất có thể xảy ra, do KH không thực hiện nghĩa vụ
theo cam kết. DPRR được tính theo dư nợ gốc và hạch toán
vào chi phí hoạt động của NH. DPRR gồm dự phòng cụ thể và
dự phòng chung.
Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở
phân loại cụ thể các khoản nợ để dự phòng cho những tổn thất có
thể xảy ra.
Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng
cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ,
trích lập DPCT trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các
NH khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. NH thực hiện trích lập
và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ
từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Giám sát; Thu nợ; thanh lý hợp đồng, tất toán và xử lý
nợ vay trễ hạn; lưu hồ sơ
6

Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ


Xử được tính theo công thức sau:
lý R = max {0, (A - C)} x r
nợ Trong đó:
quá R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
hạn A: Số dư nợ gốc của khoản nợ
C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Loại tài sản bảo đảm Tỷ lệ khấu trừ tối đa (%)
Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng Đồng 100%
Việt Nam do tổ chức tín dụng phát hành

Tín phiếu Kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, 95%
giấy tờ có giá bằng ngoại tệ do tổ chức tín dụng phát hành

Trái phiếu Chính phủ:


- Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống 95%
- Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm 85%
- Có thời hạn còn lại trên 5 năm 80%

Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do các tổ chức


tín dụng khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng 70%
khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán

Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá do doanh


nghiệp phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và 65%
Trung tâm giao dịch chứng khoán

Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá do các tổ


chức tín dụng khác phát hành chưa được niêm yết trên Sở giao dịch 50%
chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán

Bất động sản 50%


Các loại tài sản bảo đảm khác 30%
Chấm dứt cho vay, xử lý nợ, miễn, giảm lãi tiền vay,
phí
1. Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi
nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện
khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy
định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo
đảm tiền vay. Khi thực hiện chấm dứt cho vay, thu hồi
nợ trước hạn theo thỏa thuận trong thỏa thuận cho vay,
tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng về việc
chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn. Nội dung thông
báo tối thiểu bao gồm thời điểm chấm dứt cho vay, thu
hồi nợ trước hạn, số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn;
thời hạn hoàn trả số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn, thời
điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với số
dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn.
Chấm dứt cho vay, xử lý nợ, miễn, giảm lãi
tiền vay, phí
2. Trường hợp khách hàng không trả được nợ
đến hạn, thì tổ chức tín dụng có quyền áp
dụng các biện pháp thu hồi nợ theo thỏa
thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm và quy định
của pháp luật có liên quan. Trường hợp sau
khi áp dụng các biện pháp thu hồi nợ nhưng
vẫn không đủ để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ
đối với tổ chức tín dụng, thì khách hàng có
trách nhiệm tiếp tục trả đầy đủ nợ gốc và lãi
tiền vay cho tổ chức tín dụng.
Chấm dứt cho vay, xử lý nợ, miễn, giảm lãi
tiền vay, phí
3. Trường hợp khách hàng hoặc bên bảo đảm
bị tòa án quyết định mở thủ tục phá sản hoặc
tuyên bố phá sản, thì việc thu hồi nợ của tổ
chức tín dụng đối với khách hàng, bên bảo
đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về
phá sản.
4. Tổ chức tín dụng có quyền quyết định miễn,
giảm lãi tiền vay, phí cho khách hàng theo quy
định nội bộ của tổ chức tín dụng.
IV. ĐẢM BẢO TÍN DỤNG

1. Khái niệm:
Đảm bảo tín dụng hay còn gọi bảo đảm tiền vay
là việc TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng
ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi
được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.

Hiện nay được thực hiện theo nghị định


163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch đảm
bảo.
Lưu ý:
1. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp
dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và
khách hàng thoả thuận. Việc thỏa thuận về biện pháp bảo
đảm tiền vay của tổ chức tín dụng với khách hàng phù hợp
với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp
luật có liên quan.
2. Tổ chức tín dụng quyết định và chịu trách nhiệm về việc
cho vay không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.
3. Khách hàng, bên bảo đảm phải phối hợp với tổ chức tín
dụng để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay khi có căn cứ xử lý
theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay và quy
định của pháp luật.
IV. ĐẢM BẢO TÍN DỤNG

Đảm bảo tín dụng là việc thiết lập những cơ


sở pháp lý để có thêm nguồn thu nợ thứ 2 ngoài
nguồn thu nợ thứ 1.

Nguồn thu nợ Nguồn thu nợ


thứ 1 thứ 2

Doanh thu, lợi Giá trị tài sản thế


nhuận, thu nhập chấp, cầm cố, bảo
cá nhân… lãnh bên thứ 3
IV. ĐẢM BẢO TÍN DỤNG:

2. Đặc điểm:
 Bảo đảm tín dụng thể hiện nghĩa vụ mang tính bổ sung
 Đối tượng của BĐTD là những tài sản phải thỏa mãn các
điều kiện sau:
 Thuộc sở hữu hợp pháp của người đi vay hoặc người bảo
lãnh được pháp luật cho phép giao dịch và không có tranh
chấp.
 Tài sản dùng làm đảm bảo nợ vay phải tạo ra được dòng
ngân lưu (có giá trị và thị trường tiêu thụ).
 Giá trị TSĐB phải lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo
 Phải mua bảo hiểm cho TSĐB (do NHTM quy định cho từng
loại TSBĐ cụ thể).
VAI TRÒ CỦA BĐTD

Phòng ngừa rủi ro tín dụng:


• Tạo động lực kích thích người vay sử dụng vốn và
hoàn trả nợ như cam kết.
• Ngăn chặn rủi ro đạo đức từ phía người vay.
• Ngân hàng chủ động trong việc giám sát và thu
hồi nợ.
Hạn chế rủi ro tín dụng:
• Giảm tổn thất cho ngân hàng trong trường hợp
người vay không hoàn trả được nợ như dự kiến.
IV. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG:

Các hình thức bảo đảm nợ vay:

Bảo đảm
nợ vay

Tín chấp Bảo đảm bằng tài sản


Tín chấp
Là hình thức đảm bảo không cần tài sản đảm
bảo, dựa hoàn toàn vào uy tín của người vay vốn.
Uy tín của KH được đánh giá qua hai tiêu chí sau:
 Đối với công ty, uy tín thể hiện qua việc công ty KH
đang làm việc có còn đang hoạt động hay không, có
hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế, đóng bảo hiểm xã
hội, y tế cho công nhân viên,...
 Đối với cá nhân, uy tín được thể hiện thông qua loại
hình công việc, chức vụ, thu nhập, nơi sinh sống… có
sự ổn định hay không? Mục đích vay của KH có phải là
tiêu dùng hay không?
Các hình thức đảm bảo bằng tài sản

 Đảm bảo tín dụng bằng tài sản thế chấp


 Thế chấp bất động sản
 Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất
 Đảm bảo tín dụng bằng tài sản cầm cố
 Cầm cố sổ tiết kiệm, số dư tiền gửi…
 Cầm cố giấy tờ có giá
 Cầm cố bằng tài sản như: xe cộ, máy móc…
 Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền SH công
nghiệp…
 Đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay
 Đảm bảo tín dụng bằng hình thức bảo lãnh
1. Thế chấp (mortgage)

Thế chấp tài sản là việc một bên (gọi là bên thế
chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (gọi là bên
nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho
bên nhận thế chấp (Luật dân sự 2005).
1. Thế chấp (mortgage)

Trong quan hệ tín dụng:


Thế chấp là việc người đi vay đem tài sản thuộc sở
hữu hợp pháp của mình để bảo đảm cho ngân hàng cho
vay để vay một số tiền nhất định.
Nếu khi đến hạn mà người đi vay không thực hiện nghĩa
vụ trả nợ hoặc không trả hết nợ cho ngân hàng thì ngân
hàng được quyền phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ.
Điều 12. (Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006
về giao dịch đảm bảo) Đăng ký giao dịch bảo đảm

1. Các trường hợp phải đăng ký bao gồm:


 Thế chấp quyền sử dụng đất;
 Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản
xuất là rừng trồng;
 Thế chấp tàu bay, tàu biển;
 Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều
nghĩa vụ;
2. Các giao dịch bảo đảm không thuộc trường hợp
quy định tại khoản 1 điều này được đăng ký khi
cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
1. Thế chấp (mortgage)

Tài sản thế chấp gồm:


1. Quyền sử dụng đất
2. Nhà ở, nhà xưởng, các công trình kiến trúc gắn
liền với đất
3. Máy bay, tàu thủy, các phương tiện vận tải máy
móc thiết bị…
2. Cầm cố

Cầm cố tài sản là việc một bên (gọi là bên cầm


cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên
kia (gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sư. (Luật dân sự 2005).
2. Cầm cố

Trong quan hệ tín dụng:


Cầm cố là việc người đi vay chuyển giao tài sản
cho ngân hàng cho vay nắm giữ để vay một số tiền nhất
định và dùng tài sản đó để đảm bảo cho số nợ vay.
Nếu khi đến hạn mà người đi vay không thực hiện nghĩa
vụ trả nợ hoặc không trả hết nợ cho ngân hàng thì ngân
hàng được quyền phát mãi tài sản cầm cố hoặc tiếp nhận
tài sản cầm cố để thu nợ.
Tài sản cầm cố bao gồm:

 Tài sản thực (vật có thực) như xe cộ, máy móc,


hàng hóa, vàng, tàu biển, máy bay…
 Tiền gồm tiền mặt và tiền trên tài khoản
 Giấy tờ có giá
 Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền
sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ và các quyền tài
sản khác
 Lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố
3. Bảo lãnh (Guarantee)

Bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam


kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện
nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh),
nếu khi đến hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. các bên cũng có
thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện
nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực
hiện nghĩa vụ của mình (Luật dân sự 2005).
3. Bảo lãnh (Guarantee)

Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho
vay (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay
cho bên đi vay (người được bảo lãnh), nếu khi đến hạn
mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực
hiện không đầy đủ nghĩa.
3. Bảo lãnh (Guarantee)

Bảo lãnh có quan hệ giữa ba chủ thể

Người bảo lãnh Người nhận Người được


(Guarantor) bảo lãnh bảo lãnh

Là người thực Là người chủ nợ, Là người đi vay


hiện nghĩa vụ thay người hưởng thụ (con nợ), người có
cho người đi vay bảo lãnh. nghĩa vụ phải
đối với người cho Trong quan hệ tín thanh toán nợ cho
vay. dụng ngân hàng là người cho vay.
ngân hàng.
3. Bảo lãnh (Guarantee)

Đảm bảo bằng bảo lãnh

Người bảo lãnh


(Guarantor)
Cam kết Đồng ý
bảo lãnh bảo lãnh

Cho vay
Người nhận Người được
bảo lãnh bảo lãnh
4. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay

Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của


khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo ra bởi một
phần hoặc toàn bộ khoản cho vay của ngân hàng.

Tài sản
Vốn hình thành
vay từ vốn vay
4. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay

Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn
vay là việc khách hàng vay sử dụng tài sản hình thành
từ vốn vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho
chính khoản vay đó đối với ngân hàng.
5. Các hình thức bảo đảm tín dụng khác

a. Đặt cọc: là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền
hoặc kim khí quý, đá quý, vật có giá trị khác trong một thời
hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ.
b. Ký cược: là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho
bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc
vật có giá trị khác trong một thời hạn để đảm bảo việc trả lại
tài sản.
c. Ký quỹ: là việc bên bảo đảm gửi một khoản tiền hoặc
kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác vào tài khoản
phong tỏa tại ngân hàng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối
với ngân hàng.

You might also like