You are on page 1of 52

CHƯƠNG 8

Ngân hàng thương mại


Nội dung chính
I. Khái quát về NHTM
II. Bảng CĐKT rút gọn của NHTM
III. Các hoạt động của NHTM
IV. Quản lý hoạt động của NHTM
I. Khái quát về NHTM
1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM
2. Khái niệm NHTM
3. Chức năng của NHTM
4. Vai trò của NHTM
I. Khái quát về NHTM
1. Lịch sử hình thành NHTM:
Sự ra đời
Hoạt động kinh doanh tiền tệ phát triển trở thành
nghề ngân hàng với các nghiệp vụ ngày càng đa dạng
Từ cá nhân kinh doanh, phát triển thành doanh nghiệp
chuyên kinh doanh các DV về tiền tệ với tên gọi “nhà
băng”
Các NH đầu tiên ra đời ở châu Âu, tại các nước có hoạt
động kinh tế thương mại phát triển: Anh, Pháp, Ý, Hà
Lan,…
Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM

Quá trình phát triển


• Giai đoạn TK 15-17: các NH độc lập, chưa thành hệ
thống, đều thuộc sở hữu tư nhân
• Giai đoạn TK 18- cuối TK 19: Có sự can thiệp của NN, Hệ
thống NH chia thành 2 hệ thống: các NH phát hành (sau
này là NHTW) và các NH trung gian

21/04/2024 5
Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM
• Giai đoạn từ đầu TK20 đến nay: Các NH trung gian phát
triển với các đặc thù khác nhau ở mỗi nước, có thể chia
làm 4 loại:
- NH Thương mại/NH ký thác
- NH Kinh doanh/NH Đầu tư, NH Phát triển
- NH Đặc biệt
- NH vì mục đich XH (NH Chính sách, NH vì người nghèo,
NH Sinh viên)

21/04/2024 6
I. Khái quát về NHTM
2. Khái niệm NHTM:
• Mỹ: NHTM là một công ty kinh doanh chuyên
cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong
ngành dịch vụ tài chính.
• Việt Nam (theo Luật các tổ chức tín dụng 2010):
NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện
tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt
động kinh doanh khác theo quy định của Luật
này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
I. Khái quát về NHTM
3. Chức năng của NHTM:
• Chức năng trung gian thanh toán:
• Chức năng trung gian tài chính
• Chức năng tạo tiền gửi
* Chức năng trung gian thanh toán
Thực hiện thanh toán cho cá nhân, các tổ chức kinh tế và
doanh nghiệp bằng cách mở tài khoản tiền gửi
Khách hàng: Hạn chế rủi ro, thuận tiện trong việc thanh toán
với nhiều hình thức : Séc, thẻ, Ủy nhiệm chi…
NHTM: Có lợi nhuận từ phí thanh toán và làm tăng nguồn vốn
ngân hàng
Nền kinh tế: Thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ
thanh toán, tốc độ luân chuyển vốn góp phần phát triển kinh
tế
* Chức năng trung gian tài chính
Cung ứng các dịch vụ về tài chính, thực hiện việc luân chuyển
vốn trong nền kinh tế
* Chức năng tạo tiền gửi
Từ một số tiền gửi , qua hoạt động tín dụng của hệ thống
NHTM, sẽ tạo ra một số tiền mới gấp nhiều lần so với số tiền ban
I. Khái quát về NHTM
4. Vai trò của NHTM
Được coi là trung gian tài chính quan trọng nhất:
• Giám sát các doanh nghiệp
• Cung cấp thông tin hoàn hảo
• Cung cấp dịch vụ tài chính
•Đáp ứng nhu cầu vốn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế
•Phản ứng phù hợp với những điều chỉnh vĩ mô, góp
phần ổn định nền kinh tế
II. Bảng CĐKT rút gọn của NHTM
Tài sản Nguồn vốn

Dự trữ: - Dự trữ bắt buộc Tiền gửi: - Giao dịch


- Dự trữ vượt quá - Phi giao dịch
Tiền mặt trong quá trình thu Các khoản tiền vay

Tiền gửi tại các ngân hàng

Chứng khoán

Các món cho vay

Tài sản khác Vốn chủ sở hữu


Dự trữ bắt buộc
• Nguồn vốn nào của NHTM phải chịu tỷ lệ DTBB?
• Tỷ lệ DTBB có áp dụng chung cho hệ thống các
NHTM?
• Có sự khác biệt về tỷ lệ DTBB đối với các kỳ hạn và
loại tiền hay không?
Dự trữ vượt mức: đảm bảo khả năng thanh toán
hàng ngày
Đặc điểm chung: tốn kém chi phí quản lý, không
sinh lời
Đặc điểm tiền cho vay

• Mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng


• Tính thanh khoản thấp
• Rủi ro lớn
Vốn chủ sở hữu của NHTM
• Thành phần vốn chủ sở hữu của NHTM
• Vai trò của vốn chủ sở hữu đối với hoạt động
NHTM
• Uy tín, vị thế
• Khả năng kinh doanh
• Khả năng chống đỡ rủi ro
• Hệ số an toàn vốn
• Hệ số CAR (capital adequacy ratio)
• Hệ số COOKE
Hệ số COOKE = Vốn tự có/ Tài sản có rủi ro quy đổi
NHTM thay đổi tiền dự trữ và tạo lợi
nhuận từ việc cho vay như thế nào?
a. Thay đổi tiền dự trữ
VD: Một khách hàng mở tài khoản tiền gửi bằng
cách mang 10.000$ tiền mặt tới NHTM A.

NHTM A

Tài sản Nguồn vốn

Tiền mặt trong két: Tiền gửi: + 10.000$


+10.000$
Do tiền mặt trong két là một phần trong các
khoản dự trữ của ngân hàng nên bảng cân đối
của NHTM A có thể viết lại như sau

NHTM A

Tài sản Nguồn vốn

Tiền dự trữ: + 10.000$ Tiền gửi: +10.000$

KL: Tiền dự trữ của ngân hàng tăng lên


đúng bằng số tiền gửi có thể phát séc của
khách hàng
Nếu khách hàng mở tài khoản từ tờ séc
được phát ra từ một tài khoản tại NHTM B

NHTM A

Tài sản Nguồn vốn

Tiền mặt trong quá trình Tiền gửi có thể phát séc:
thu: + 10.000$ +10.000$

NHTM A sẽ gửi tờ séc vào tài khoản của mình ở


NHTW, NHTW sẽ thu tiền từ NHTM B. (NHTW
chuyển 10.000$ dự trữ từ NHTM B sang NHTM A)
Sau khi chuyển tiền từ
NHTM B sang NHTM A
NHTM A

Tài sản Nguồn vốn


Tiền dự trữ: + 10.000$ Tiền gửi có thể phát séc:
+10.000$

NHTM B

Tài sản Nguồn vốn


Tiền dự trữ: - 10.000$ Tiền gửi có thể phát séc:
-10.000$
Kết luận

Khi một NHTM nhận thêm tiền gửi, thì


tiền dự trữ tăng thêm đúng bằng số tiền
gửi đó. Ngược lại, khi tiền gửi rút ra,
ngân hàng sẽ bị mất một lượng tiền dự
trữ đúng bằng số tiền gửi rút ra.
NHTM thay đổi tiền dự trữ và tạo lợi
nhuận từ việc cho vay như thế nào?
b. Tạo lợi nhuận từ việc cho vay
VD: Một khách hàng mở tài khoản tiền gửi trị giá
10.000$ tại NHTM A. Giả thiết tỷ lệ DTBB = 10%

NHTM A
Tài sản Nguồn vốn
Dự trữ bắt buộc: +1.000$ Tiền gửi: + 10.000$

Dự trữ vượt mức: +9.000$


Để tạo lợi nhuận NHTM A sẽ cho vay một
phần hay toàn bộ số tiền dự trữ vượt mức

NHTM A
Tài sản Nguồn vốn
Dự trữ bắt buộc: +1.000$ Tiền gửi có thể phát séc: + 10.000$

Cho vay: +9.000$

KL: NHTM A đã tạo ra lợi nhuận bằng cách sử


dụng những món tiền gửi để cho vay
III. Hoạt động của NHTM
- Huy động vốn
- Sử dụng vốn
- Hoạt động ngân quỹ
- Hoạt động đầu tư
- Hoạt động cho vay
- Các hoạt động khác
- Cung cấp dịch vụ tài chính
- Ủy thác
- Tư vấn
- Bảo lãnh
- Chuyển tiền…
So sánh sự giống và khác nhau giữa tổ chức tài
chính trung gian là ngân hàng và các tổ chức tài
chính trung gian phi ngân hàng?
Tiêu chí NHTM Tổ chức TCTG
so sánh phi NH

1. Nguồn huy động

2. Chức năng

3. Sự kiểm soát của


Chính Phủ
IV. Quản lý hoạt động NHTM

• 4 nguyên tắc quản lý:


• Quản lý thanh khoản (đảm bảo cho đủ tiền mặt thanh toán
cho những người đến rút tiền)
• Quản lý tài sản (giảm thiểu rủi ro bằng cách nắm giữ các
loại tài sản có rủi ro vỡ nợ thấp và đa dạng hóa tài sản)
• Quản lý nguồn vốn (huy động vốn có chi phí thấp)

• Quản lý vốn chủ sở hữu (duy trì số lượng VCSH cần thiết)
IV. Quản lý hoạt động NHTM
1. Quản lý thanh khoản

• Quản lý thanh khoản hay chính là quản lý tiền dự trữ


• Vai trò của tiền dự trữ trong hoạt động NHTM:

1) Hạn chế chi phí khi có dòng tiền rút ra


2) Ngăn ngừa vỡ nợ ngân hàng
Vai trò của tiền dự trữ trong hoạt động của
NHTM

Nghiên cứu tình huống


• Có hai ngân hàng: A và B có cùng kết cấu bảng
cân đối kế toán. Ngân hàng A có dự trữ vượt
mức còn ngân hàng B thì không.
• Giả sử có một luồng tiền đột ngột rút ra từ hai
ngân hàng
• Hai ngân hàng ứng phó với tình huống này như
thế nào?
• Phản ánh bằng sự thay đổi bảng cân đối kế toán
Trước khi có luồng tiền được rút ra

Ngân hàng thương mại A

Tài sản Nguồn vốn

Dự trữ bắt buộc : 10 Tiền gửi thanh toán: 100

Dự trữ vượt quá: 10

Chứng khoán: 10 Vốn chủ sở hữu: 10

Cho vay: 80

------------------------------- ------------------------------
110 110
Trước khi có luồng tiền được rút ra

Ngân hàng thương mại B

Tài sản Nguồn vốn

Dự trữ bắt buộc : 10 Tiền gửi thanh toán: 100

Dự trữ vượt quá: 0

Chứng khoán: 10 Vốn chủ sở hữu: 10

Cho vay: 90

------------------------------- ------------------------------
110 110
Sau khi có luồng tiền được rút ra

Ngân hàng thương mại A

Tài sản Nguồn vốn

Dự trữ bắt buộc : 10 Tiền gửi thanh toán: 90

Dự trữ vượt quá: 0

Chứng khoán: 10 Vốn chủ sở hữu: 10

Cho vay: 80

------------------------------- ------------------------------
100 100
Sau khi có luồng tiền được rút ra

Ngân hàng thương mại B

Tài sản Nguồn vốn

Dự trữ bắt buộc : 0 Tiền gửi thanh toán: 90

Dự trữ vượt quá: 0

Chứng khoán: 10 Vốn chủ sở hữu: 10

Cho vay: 90

------------------------------- ------------------------------
100 100
Sau khi có luồng tiền được rút ra

• NHTM B thiếu 9 đồng dự trữ bắt buộc


• NHTM B có thể tìm cách tài trợ qua việc:
Thu hồi các khoản vay

Bán chứng khoán

Vay các NHTM khác

Vay NHTW

 Phát sinh chi phí


IV. Quản lý hoạt động NHTM
1. Quản lý thanh khoản
• Thu hồi các khoản vay:
Ngân hàng thương mại B
Tài sản Nguồn vốn
Dự trữ bắt buộc : 9 Tiền gửi thanh toán: 90
Dự trữ vượt quá: 0
Chứng khoán: 10 Vốn chủ sở hữu: 10

Cho vay: 81
------------------------------- ------------------------------
100 100

Chi phí phát sinh?


IV. Quản lý hoạt động NHTM
1. Quản lý thanh khoản
• Bán các chứng khoán
Ngân hàng thương mại B
Tài sản Nguồn vốn
Dự trữ bắt buộc : 9 Tiền gửi thanh toán: 90
Dự trữ vượt quá: 0
Chứng khoán: 1 Vốn chủ sở hữu: 10

Cho vay: 90
------------------------------- ------------------------------
100 100

Chi phí phát sinh?


IV. Quản lý hoạt động NHTM
1. Quản lý thanh khoản
• Vay các NHTM khác
Ngân hàng thương mại B
Tài sản Nguồn vốn
Dự trữ bắt buộc : 9 Tiền gửi thanh toán: 90
Dự trữ vượt quá: 0 Vay từ các NHTM khác: 9
Chứng khoán: 10 Vốn chủ sở hữu: 10

Cho vay: 90
------------------------------- ------------------------------
109 109

Chi phí phát sinh?


IV. Quản lý hoạt động NHTM
1. Quản lý thanh khoản
• Vay NHTW
Ngân hàng thương mại B
Tài sản Nguồn vốn
Dự trữ bắt buộc : 9 Tiền gửi thanh toán: 90
Dự trữ vượt quá: 0 Vay NHTW: 9
Chứng khoán: 10 Vốn chủ sở hữu: 10

Cho vay: 90
------------------------------- ------------------------------
109 109

Chi phí phát sinh?


IV. Quản lý hoạt động NHTM
1. Quản lý thanh khoản

• Kết luận: Ngân hàng vẫn nắm giữ DT vượt mức cho dù
các khoản cho vay hoặc chứng khoán kiếm lợi nhuận
cao hơn.
• Khi có một dòng tiền gửi rút ra, việc nắm giữ DT vượt
mức sẽ cho phép NH tránh được chi phí từ việc (1) vay
mượn từ NH khác hoặc các tập đoàn, (2) bán chứng
khoán, (3) vay NHTW, hoặc (4) thu hồi hoặc bán các
khoản cho vay.
IV. Quản lý hoạt động NHTM
1. Quản lý thanh khoản

• Dự trữ vượt mức là “bảo hiểm” để hạn chế chi phí


khi có dòng tiền rút ra. Chi phí khi có dòng tiền rút
ra càng lớn thì NHTM càng muốn giữ nhiều DT
vượt mức.
IV. Quản lý hoạt động NHTM
1. Quản lý thanh khoản

• Vỡ nợ ngân hàng thường xảy ra khi ngân hàng không


thể đáp ứng được trách nhiệm thanh toán cho người
gửi tiền và không có đủ khoản tiền dự trữ theo yêu cầu.

 Các NHTM cần duy trì các khoản dự trữ quá mức, dự
trữ cấp hai và vốn tự có vì các khoản tiền này sẽ phòng
cho ngân hàng tránh được tình trạng vỡ nợ ngân hàng
do dòng tiền rút ra gây nên
IV. Quản lý hoạt động NHTM
2. Quản lý tài sản

• Mục tiêu hoạt động của NHTM: tối đa hóa lợi


nhuận:
 Tìm lợi nhuận cao nhất có thể từ các khoản cho
vay và chứng khoán
 Giảm rủi ro
 Đảm bảo thanh khoản
IV. Quản lý hoạt động NHTM
2. Quản lý tài sản

• 4 cách cơ bản:

Tìm khách hàng người mà sẵn lòng trả lãi suất cao
mà ít rủi ro tín dụng.
Mua chứng khoán với lợi tức cao và rủi ro thấp

Đa dạng hoá danh mục đầu tư bằng cách mua nhiều
loại tài sản khác nhau
Quản lý trạng thái lỏng
IV. Quản lý hoạt động NHTM
3. Quản lý nguồn vốn
• Quản lý hoạt động huy động vốn
• Quy mô nguồn huy động
• Giảm thiểu chi phí
• Duy trì tính ổn định của nguồn
• Đảm bảo cơ cấu hợp lý
• Quản lý vốn chủ sở hữu
• Tăng quy mô, đảm bảo khả năng cạnh tranh
• Đảm bảo khả năng sinh lời (ROE)
IV. Quản lý hoạt động NHTM
4. Quản lý tiền cho vay

• Mục tiêu của quản lý tiền cho vay:

Giảm thiểu lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức


• Hâu quả của việc quản lý tiền cho vay không hiệu
quả: Nợ xấu
IV. Quản lý hoạt động NHTM
4. Quản lý tiền cho vay
• Các nguyên tắc quản lý tiền cho vay:
Sàng lọc và giám sát
Quan hệ khách hàng
Thế chấp tài sản và số dư bù
Hạn chế tín dụng
Vốn ngân hàng và tính tương hợp
IV. Quản lý hoạt động NHTM
4. Quản lý tiền cho vay

Sàng lọc và giám sát:


• Sàng lọc: Là việc NH tập hợp các thông tin tin cậy, sau
đó tiến hành phân tích, thẩm định để lựa chọn khách
hàng có ít rủi ro nhất.
• Giám sát: Để giảm thiểu rủi ro đạo đức xảy ra sau khi
món vay được thực hiện, NH thường phải đưa ra hợp
đồng hạn chế thực hiện những hoạt động rủi ro đồng
thời giám sát việc thực hiện những điều khoản trong
hợp đồng của khách hàng.
IV. Quản lý hoạt động NHTM
4. Quản lý tiền cho vay
Quan hệ khách hàng:
• Xây dựng mối quan hệ khách hàng lâu dài  đôi
bên cùng có lợi
Thế chấp tài sản và số dư bù:
• Thế chấp tài sản làm hạn chế hậu quả của lựa chọn
đối nghịch vì trong TH người vay không trả được
khoản vay, NH có thể bán tài sản thế chấp, bù đắp
tổn thất.
• Số dư bù là số tiền tối thiểu NH yêu cầu người vay
phải giữ lại trong tài khoản của mình tại NH. Số dư
bù có tác dụng như tài sản thế chấp
IV. Quản lý hoạt động NHTM
4. Quản lý tiền cho vay
Hạn chế tín dụng:
• Từ chối bất kì yêu cầu vay vốn nào của khách hàng
• Sẵn lòng cho vay nhưng hạn chế ở dưới mức mà
người vay mong muốn
Vốn ngân hàng và tính tương hợp:
• Vốn tự có
• Đa dạng hóa
• Điều hành của Chính phủ
Phân tích và thẩm định trước khi
quyết định cho vay
IV. Quản lý hoạt động NHTM
5. Quản lý rủi ro lãi suất

• Rủi ro lãi suất là gì?

• Khi nào một NHTM gặp phải rủi ro lãi suất?

• Giả sử lãi suất trong nền kinh tế đang là 10%, do có


những biến động kinh tế nhất định đã khiến lãi suất
tăng lên thành 12%. Vậy các NHTM có lợi không? Vì sao?
IV. Quản lý hoạt động NHTM
5. Quản lý rủi ro lãi suất

Tài sản Nguồn vốn

Tài sản nhạy cảm với lãi Nguồn vốn nhạy cảm với lãi
suất: 20 tỷ suất: 50 tỷ
- Cho vay có lãi suất thay đổi - CDs có lãi suất thay đổi

- Chứng khoán ngắn hạn

Tài sản có lãi suất cố định: Nguồn vốn có lãi suất cố


80 tỷ định: 50 tỷ
- Cho vay dài hạn - Tiền gửi có thể phát séc

- Chứng khoán dài hạn - CDs dài hạn


IV. Quản lý hoạt động NHTM
5. Quản lý rủi ro lãi suất

• Khoảng cách = TS nhạy cảm với lãi suất – Nguồn


vốn nhạy cảm với lãi suất
• Δ Lợi nhuận = Khoảng cách x Δi
IV. Quản lý hoạt động NHTM
5. Quản lý rủi ro lãi suất

“Một NHTM có nhiều nguồn vốn nhạy cảm với lãi


suất hơn là tài sản nhạy cảm với lãi suất thì khi lãi
suất tăng sẽ giảm lợi nhuận ngân hàng, và khi lãi
suất giảm sẽ làm tăng lợi nhuận ngân hàng”
IV. Quản lý hoạt động NHTM
5. Quản lý rủi ro lãi suất

• Quản lý rủi ro lãi suất

Biện pháp quản lý rủi ro lãi suất:


- Điều chỉnh bảng cân đối tài sản
- Đổi chéo lãi suất
- Sử dụng công cụ tài chính phái sinh

You might also like