You are on page 1of 28

Chương 4

CÁC MỨC ĐỘ THỐNG KÊ MÔ TẢ


CÁC MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG

1. Số tuyệt đối và số tương đối trong thống kê

2. Các mức độ trung tâm

3. Các mức độ biến thiên


1. Số tuyệt đối và số tương đối trong thống kê (1)

Số tuyệt đối trong thống kê biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện
tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể

Đặc điểm
Bao hàm nội dung KT – XH
Không phải là số tùy ý
Đơn vị tính: cái, con, chiếc, người,… kg, tấn, tạ,… m, m2, m3…
Ghép: tấn – km, lượt – khách,…

Ý nghĩa:
Là sự thật khách quan về quy mô, khối lượng của hiện tượng
Căn cứ để phân tích và tính toán các mức độ khác
1. Số tuyệt đối và số tương đối trong thống kê (2)

Các loại số tuyệt đối


Căn cứ vào đặc điểm tồn tại về quy mô của hiện tượng qua thời gian:
Số tuyệt đối thời kỳ
Đặc điểm: + Có sự tích lũy về lượng
+ Khoảng thời gian nhất định mang tính quy ước
VD: Tổng sản lượng gạo của địa phương A năm 2008 là 350 tấn.
Số tuyệt đối thời điểm
Đặc điểm: + Không có sự tích lũy về lượng
+ Thường dùng để nghiên cứu biến động của hiện
tượng qua thời gian
VD: Số lao động của Xí nghiệp X ngày 1/3/2008 là 200 người
1. Số tuyệt đối và số tương đối trong thống kê (3)

Số tương đối trong thống kê biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa
hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu
Đặc điểm:
Không trực tiếp có được qua điều tra
Mỗi số tương đối đều có gốc so sánh
Đơn vị tính: lần, %, %o,…
Ghép: km/h, người/km2, trđ/ng…
Ý nghĩa:
Biểu hiện mối quan hệ so sánh
Sử dụng trong trường hợp giữ bí mật số tuyệt đối
1. Số tuyệt đối và số tương đối trong thống kê (4)

Các loại số tương đối


2. Các mức độ trung tâm

Số bình quân/số trung bình ()

Mốt (M0)

Số Trung vị (Me)
2.1. Số bình quân/ số trung bình - (1)

Số bình quân là mức độ đại biểu cho toàn bộ các lượng biến theo một tiêu thức nào
đó của tổng thể bao gồm những đơn vị cùng loại
Đặc điểm:
San bằng
Chịu ảnh hưởng của lượng biến đột xuất
Ý nghĩa:
Biểu hiện mức độ đại biểu
So sánh hiện tượng không cùng quy mô
Nghiên cứu qua thời gian Xu hướng phát triển của hiện tượng
Lập kế hoạch và phân tích thống kê
2.1. Số bình quân/ số trung bình - (2)

Các loại Số bình quân

Bình quân cộng

Bình quân nhân


2.1. Số bình quân/ số trung bình - (3)

Số bình quân cộng


Công thức tổng quát

Trong đó:
Tổng lượng biến của tiêu thức: tổng giá trị lượng biến của tất cả các đơn
vị trong tổng thể ()
Tổng số đơn vị của tổng thể ()
2.1. Số bình quân/ số trung bình - (4)

Số bình quân cộng


Số bình quân cộng giản đơn
Áp dụng khi: - Tính từ tài liệu ban đầu chưa phân tổ
- Tài liệu phân tổ nhưng có fi bằng nhau hoặc bằng 1
2.1. Số bình quân/ số trung bình - (5)

Số bình quân cộng


Số bình quân cộng gia quyền
Áp dụng khi: - Tính từ tài liệu về xi và fi (tài liệu phân tổ)

- Các fi không bằng nhau

Trong đó: fi là quyền số


2.1. Số bình quân/ số trung bình - (6)

Số bình quân cộng


Số bình quân cộng gia quyền
Chú ý
Nếu có tần suất di, có thể sử dụng để thay thế cho fi như sau:
(di tính bằng lần)
hay

(di tính bằng %)


2.2.1. Số bình quân/ số trung bình - (7)

Số bình quân cộng


Số bình quân điều hòa
Áp dụng khi: - Tính từ tài liệu về xi và Mi (tài liệu phân tổ)
Trường hợp 1: Bình quân điều hòa gia quyền
Giá trị các Mi không bằng nhau

Trong đó: Mi là quyền số


2.1. Số bình quân/ số trung bình - (8)

Số bình quân cộng


Số bình quân điều hòa
Áp dụng khi: - Tính từ tài liệu về xi và Mi (tài liệu phân tổ)
Trường hợp 2: Bình quân điều hòa giản đơn
- Giá trị các Mi bằng nhau
2.1. Số bình quân/ số trung bình - (9)

Số bình quân nhân


Điều kiện vận dụng: các lượng biến có quan hệ tích
(Thường để tính các tốc độ phát triển bình quân)
Bình quân nhân giản đơn: vận dụng khi các tần số fi bằng nhau

Bình quân nhân gia quyền: vận dụng khi các tần số fi khác nhau

√∏
𝑛
∑ 𝑓𝑖 ∑𝑓𝑖
𝑥= √𝑥1 𝑓1 𝑓2 𝑓𝑛
𝑥 2 ... 𝑥 𝑛 = 𝑥
𝑓𝑖
𝑖
𝑖=1
2.2. Mốt - M0 (1)
Mốt là biểu hiện của tiêu thức được gặp nhiều nhất trong tổng thể
Cách xác định
Đối với dãy số không có khoảng cách tổ
M0 = xi mà có fi max
Đối với dãy số có khoảng cách tổ
Bước 1: Xác định tổ chứa M0 (sử dụng fi hay )

Bước 2: Tính trị số gần đúng của M0


Công thức tính trong trường hợp dãy số có khoảng cách tổ bằng nhau
2.2. Mốt - M0 (2)

Tác dụng của Mốt


• Biểu hiện mức độ đại biểu của hiện tượng
• Không chịu ảnh hưởng của lượng biến đột xuất
• Là một trong những tham số nêu lên đặc trưng phân phối của dãy
số
• Vận dụng trong các bài toán lý thuyết phục vụ đám đông

Nhược điểm
• Có thể có trường hợp dãy số không có Mốt hoặc dãy số có nhiều
2.3. Số trung vị - Me (1)

Số trung vị là lượng biến của đơn vị đứng ở vị trí chính giữa chia dãy số thành 2
phần bằng nhau
Cách xác định
Đối với dãy số không có khoảng cách tổ
Nếu số đơn vị của tổng thể là lẻ ()
Nếu số đơn vị của tổng thể là chẵn ()
 Đối với dãy số có khoảng cách tổ
Bước 1: Xác định tổ chứa Me (sử dụng Si)
Bước 2: Tính trị số gần đúng của Me
2.3. Số trung vị - Me (2)

Tác dụng của Số trung vị


• Biểu hiện mức độ đại biểu của hiện tượng
• Không chịu ảnh hưởng của lượng biến đột xuất
• Là một trong những tham số nêu lên đặc trưng phân phối của dãy
số
• Vận dụng trong các công tác kỹ thuật, phục vụ công cộng ở nơi
thuận tiện
hay
Đặc trưng phân phối của dãy số
3. Các mức độ biến thiên (phân tán)

Khoảng biến thiên

Độ lệch tuyệt đối bình quân

Phương sai

Độ lệch tiêu chuẩn

Hệ số biến thiên
3.1. Khoảng biến thiên

Là chênh lệch giữa lượng biến lớn nhất và lượng biến
nhỏ nhất của tiêu thức nghiên cứu
R=xmax-xmin
Ưu điểm: Dễ tính toán
Hạn chế: Chỉ tính đến lượng biến đầu và cuối  sẽ rất
không chính xác nếu có lượng biến đột xuất, dẫn đến làm
sai bản chất của hiện tượng.
3.2. Độ lệch tuyệt đối bình quân ()

Là số trung bình cộng của các độ lệch tuyệt đối giữa lượng biến
và số trung bình của các lượng biến đó
Công thức tính
+ Giản đơn:

+ Gia quyền:
Ưu điểm: Đo được tất cả các độ lệch bên trong lượng biến  rất có
ý nghĩa khi dùng phân tích chất lượng sản phẩm để xét độ đồng đều.
Hạn chế: Chỉ tính đến độ lệch, bỏ qua sự khác nhau về dấu của độ
lệch
3.3. Phương sai ()

Phương sai là trung bình cộng của bình phương các độ lệch giữa
các lượng biến với số trung bình của các lượng biến đó
Công thức tính

𝑆 =2 ∑ ( 𝑥𝑖 − 𝑥 ) 2
+ Giản đơn:
𝑛 −1
2 ∑ ( 𝑥𝑖 − 𝑥 ) 2 𝑓 𝑖
+ Gia quyền: 𝑆 =
∑ 𝑓 𝑖 −1

Hạn chế: Vì là bình phương của các độ lệch nên giá trị bị khuyếch
đại và không có đơn vị tính phù hợp
3.4. Độ lệch tiêu chuẩn ()

Là căn bậc 2 của phương sai

Phản ánh lượng biến của tiêu thức biến thiên xoay quanh giá trị
trung bình bao nhiêu đơn vị

Lưu ý: cả 4 chỉ tiêu nói trên đều chỉ được sử dụng để so sánh độ
biến thiên giữa các hiện tượng cùng loại và có số bình quân bằng
nhau
3.5. Hệ số biến thiên (V)

Được sử dụng để so sánh độ biến thiên giữa các hiện tượng cùng
loại và có số bình quân khác nhau và so sánh độ biến thiên giữa các
hiện tượng khác loại (so sánh độ biến thiên giữa NSLĐ và tiền
lương của người công nhân)
𝑆
Công thức tính 𝑉 = 100(%)
𝑥
Lưu ý: Hệ số biến thiên được tính bằng đơn vị % có ý nghĩa gì? Hệ
số biến thiên chỉ ra lượng biến của tiêu thức biến thiên xoay quanh
giá trị trung bình bao nhiêu %.
Thank you!

You might also like