You are on page 1of 14

Chương 2.

Điều chế và giải điều chế tương tự

Chương 2.

ĐIỀU CHẾ VÀ GIẢI ĐIỀU CHẾ TƯƠNG TỰ

Mục tiêu:
- Nắm biết được phương pháp phân loại, mô tả toán học và phân tích tín hiệu trong
miền thời gian.
- Nắm biết được chức năng và nguyên lý hoạt động của các khối điều chế tuyến tính
và hàm mũ.

Yêu cầu: Sinh viên cần ôn tập một số kiến thức về
- Phân tích tín hiệu trong trong miền thời gian và miền tần số.

Nội dung Trang

2.1. Tín hiệu và phổ tín hiệu.............................................................................................. 2


2.2. Giới thiệu về điều chế tín hiệu ................................................................................... 4
2.3. Điều chế biên độ (amplitude modulation - am).......................................................... 6
2.4. Điều chế góc pha (phase modulation – pm) ............................................................... 9
2.5. Điều chế tần số (frequency modulation – fm) .......................................................... 11
Tài liệu tham khảo .............................................................................................................. 14

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 1


Chương 2. Điều chế và giải điều chế tương tự
2.1. TÍN HIỆU VÀ PHỔ TÍN HIỆU
2.1.1. Định nghĩa tín hiệu và phân loại
Định nghĩa tín hiệu: Tín hiệu là đối tượng thông tin được mong muốn truyền đi để trao
đổi giữa nơi phát và nơi thu.
Định nghĩa nhiễu: Nhiễu là đối tượng thông tin không được mong muốn đã xuất hiện
trong quá trình truyền dẫn giữa nơi phát và nơi thu.
Các kiểu phân loại tín hiệu:
a) Tín hiệu xác định và tín hiệu ngẫu nhiên
o Tín hiệu xác định: đây là loại tín hiệu mà người sử dụng biết được đặc điểm
vật lý và giá trị của nó. Hay nói cách khác, tín hiệu xác định có thể được mô tả
toán học.

Hình 2. 1. Minh họa các dạng tín hiệu xác định

o Tín hiệu không xác định: đây là loại tín hiệu mà người sử dụng không biết
được đặc điểm vật lý và giá trị của nó. Hay nói cách khác, tín hiệu xác định
không thể mô tả toán học được.

Hình 2. 2. Tín hiệu không xác định thu được từ tia chớp

b) Tín hiệu tuần hoàn và không tuần hoàn


o Tín hiệu x(t) được gọi là tuần hoàn nếu tồn tại To > 0 sao cho,
𝑥 (𝑡 ) = 𝑥(𝑡 + 𝑇𝑜 ) với -∞ < t < +∞ (1)
o Tín hiệu không thỏa điều kiện trên được gọi là tín hiệu không tuần hoàn.
c) Tín hiệu tương tự và tín hiệu rời rạc
o Tín hiệu tương tự x(t) là một hàm liên tục theo thời gian.
o Tín hiệu rời rạc x(nT) là một hàm rời rạc theo từng khoảng thời gian nT.

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 2


Chương 2. Điều chế và giải điều chế tương tự

Hình 2. 3. Minh họa tín hiệu liên tục và rời rạc

d) Công suất và năng lượng của tín hiệu


Trong các hệ thống viễn thông, tín hiệu có thể được thể hiện dưới dạng điện áp, v(t),
hay dòng điện, i(t), với công suất tức thời rơi trên tải chuẩn hóa R = 1Ω là,
𝑣 2 (𝑡)
𝑝 (𝑡 ) = = 𝑣 2 (𝑡)
𝑅

Hay
𝑝(𝑡 ) = 𝑖 2 (𝑡)𝑅 = 𝑖 2 (𝑡)
Vậy, tổng quát
𝑝(𝑡 ) = 𝑥 2 (𝑡) (Với x(t) là áp hoặc dòng điện) (2)
Năng lượng của tín hiệu được tính bởi,
+∞
𝐸𝑥 = ∫−∞ 𝑥 2 (𝑡 )𝑑𝑡 (3)
Năng lượng trung bình của tín hiệu trong khoảng [-T/2, T/2] được tính bởi,
+𝑇/2
𝐸𝑥𝑇 = ∫−𝑇/2 𝑥 2 (𝑡 )𝑑𝑡 (4)
Công suất trung bình của tín hiệu trong khoảng [-T/2, T/2] được tính bởi,
1 +𝑇/2
𝑃𝑥𝑇 = ∫−𝑇/2 𝑥 2 (𝑡 )𝑑𝑡 (5)
𝑇

Tín hiệu được gọi là tín hiệu năng lượng nếu và chỉ nếu 0 < 𝐸𝑥 < +∞, ∀𝑡 .
Tín hiệu được gọi là tín hiệu công suất nếu và chỉ nếu 0 < 𝑃𝑥 < +∞, ∀𝑡 .

e) Mật độ phổ năng lượng của tín hiệu


Từ định lý Parseval, ta có
+∞ +∞
𝐸𝑥 = ∫−∞ 𝑥 2 (𝑡 )𝑑𝑡 = ∫−∞ |𝑋(𝑓)|2 𝑑𝑓 (6)
+∞
Trong đó 𝑋(𝑓)là biến đối Fourier của x(t), 𝑋(𝑓) = ∫−∞ 𝑥(𝑡 )𝑒 −𝑗2𝜋𝑓𝑡 𝑑𝑡

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 3


Chương 2. Điều chế và giải điều chế tương tự
Vậy nếu ta gọi 𝜑(𝑓) = |𝑋(𝑓)|2 là mật độ phổ năng lượng ESD (Energy Spectrum
Density), ta có:
+∞
𝐸𝑥 = ∫−∞ 𝜑(𝑓)𝑑𝑓 (7)
Nếu x(t) là tín hiệu thực, phổ có tính chất đối xứng nên,
+∞
𝐸𝑥 = 2 ∫0 𝜑(𝑓)𝑑𝑓 (8)

f) Mật độ phổ công suất của tín hiệu


Từ định lý Parseval, ta có
1 +𝑇/2
𝑃𝑥 = ∫−𝑇/2 𝑥 2 (𝑡 )𝑑𝑡 = ∑+∞
𝑛=−∞|𝑐𝑛 |
2
(9)
𝑇

Trong đó 𝑐𝑛 là các hệ số Fourier phức trong khai triển Fourier của x(t).
Nếu đặt, 𝐺𝑥 (𝑓) = ∑+∞ 2
𝑛=−∞|𝑐𝑛 | 𝛿(𝑓 − 𝑛𝑓𝑜 ) (10)
Ta có hàm mật độ phổ công suất của x(t) là,
+∞
𝑃𝑥 = ∫−∞ 𝐺𝑥 (𝑓)𝑑𝑓 (11)
+∞
Nếu x(t) là tín hiệu thực, 𝑃𝑥 = 2 ∫0 𝐺𝑥 (𝑓)𝑑𝑓 (12)

g) Tương quan và tự tương quan


Để so sánh sự giống nhau giữa 2 tín hiệu 𝑥1 (𝑡)và 𝑥2 (𝑡) người ta dùng hàm tương
quan, với mô tả sau:
+∞
𝑅12 (𝜏) = ∫−∞ 𝑥1 (𝑡 )𝑥2 (𝑡 − 𝜏)𝑑𝑡 (13)
Với 𝜏 là độ lệch về thời gian so sánh giữa 2 tín hiệu.
Khi hai tín hiệu giống nhau, ta được hàm tự tương quan,
+∞
𝑅𝑥 (𝜏) = ∫−∞ 𝑥 (𝑡 )𝑥 (𝑡 − 𝜏)𝑑𝑡 (14)
Hàm tự tương quan có thể hiện sự so sánh tín hiệu hiện tại với tín hiệu trễ thời gian
𝜏 của nó.

2.2. GIỚI THIỆU VỀ ĐIỀU CHẾ TÍN HIỆU


2.2.1. Định nghĩa điều chế tín hiệu
Điều chế tín hiệu là quá trình chuyển đổi tín hiệu gốc tỷ lệ với một trong các thông
số của sóng mang cao tần (biên độ, tần số, pha).

2.2.2. Định nghĩa điều chế tuyến tính và phi tuyến

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 4


Chương 2. Điều chế và giải điều chế tương tự
Nếu gọi M là hàm truyền của bộ điều chế và 𝑚1 , 𝑚2 , … , 𝑚𝑛 là n tín hiệu ngõ vào.
Bộ điều chế được gọi là tuyến tính khi,
𝑀(𝑚1 + 𝑚2 + … , +𝑚𝑛 ) = 𝑀(𝑚1 ) + 𝑀(𝑚2 ) + ⋯ + 𝑀(𝑚𝑛 ) (15)
Với đặc trưng của chúng, ta nhận thấy kỹ thuật điều chế biên độ là kỹ thuật điều chế
tuyến tính. Các kĩ thuật điều chế về pha và tần số là kỹ thuật điều chế phi tuyến.

2.2.3. Phân loại các kỹ thuật điều chế


✓ Nếu đối tượng đầu vào là tín hiệu tương tự thì ta có kĩ thuật điều chế tương tự.
Trong kĩ thuật điều chế tương tự được chia ra 2 loại chính: điều chế biên độ
(Amplitude modulation – AM) và điều chế tần số (Frequency modulation – FM).
✓ Nếu đối tượng đầu vào là tín hiệu số thì ta có kĩ thuật điều chế số. Trong kĩ thuật
điều chế số, người ta cũng chia ra 3 loại chính: điều chế khóa dịch biên độ
(Amplitude shift key modulation– ASK), điều chế khóa dịch tần số (Frequency
shift key modulation – FSK), điều chế khóa dịch pha (Phase shift key modulation
– PSK). Trong mỗi loại chính có các kĩ thuật điều chế phụ của nó.

2.2.4. Mục đích của việc điều chế tín hiệu


✓ Điều chế tín hiệu với sóng mang cao tần để có thể bức xạ ra môi trường truyền
dẫn, để có thể truyền tín hiệu đi xa được.
✓ Trong thông tin viễn thông, mỗi loại dịch vụ thông tin được qui chuẩn hoạt động
ở một phạm vi tần số nhất định. Do vậy để thông tin ta phải điều chế với sóng
mang trong khoảng phạm vi tần số được cho phép hoạt động.

2.2.4. Ý nghĩa vật lý của điều chế tín hiệu


Gọi tín hiệu gốc ngõ vào là 𝑚(𝑡), thành phần sóng mang là 𝐴𝑐 𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑐 𝑡 + ∅𝑐 ).
Vậy tín hiệu được điều chế có hàm mô tả là, 𝐴𝑐 (𝑚(𝑡 ))𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑐 (𝑚(𝑡)) + ∅𝑐 (𝑚(𝑡))).
Trong đó 𝐴𝑐 (𝑚(𝑡)), 𝜔𝑐 (𝑚(𝑡)) và ∅𝑐 (𝑚(𝑡)) là hàm tỷ lệ với tín hiệu ngõ vào 𝑚(𝑡).
Vậy về mặt ý nghĩa vật lý:
• Điều chế biên độ sẽ cho biên độ tín hiệu ngõ ra là hàm số của biến ngõ vào.
• Điều chế tần số sẽ cho tần số tín hiệu ngõ ra là hàm số của biến ngõ vào
• Điều chế pha sẽ cho pha tín hiệu ngõ ra là hàm số của biến ngõ vào

2.2.5. Nguyên lý giải điều chế tín hiệu


Để nơi thu có thể khôi phục được tín hiệu gốc ban đầu thi điều kiện các tín hiệu điều
chế phải độc lập tuyến tính với nhau. Khi ta có 𝑚1 (𝑡) và 𝑚2 (𝑡) thì tương quan giữa
chúng là:

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 5


Chương 2. Điều chế và giải điều chế tương tự
𝑇𝑐
2
∫ 𝑇 𝐴𝑐 (𝑚1 (𝑡))𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑐 𝑚1 (𝑡) + ∅𝑐 (𝑚1 (𝑡)𝑡)) × 𝐴𝑐 (𝑚2 (𝑡))𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑐 𝑚2 (𝑡) +
− 𝑐
2
0, 𝑚1 (𝑡) ≠ 𝑚2 (𝑡)
∅𝑐 (𝑚2 (𝑡)))𝑑𝑡 = { (16)
𝐴𝑐 (𝑚1 (𝑡)) × 𝐴𝑐 (𝑚2 (𝑡)), 𝑚1 (𝑡) ≈ 𝑚2 (𝑡)

Đây chính là nguyên lý cơ bản để giải điều chế tín hiệu.

2.3. ĐIỀU CHẾ BIÊN ĐỘ (AMPLITUDE MODULATION - AM)


Điều chế AM thể hiện ở sơ đồ khối như Hình 1.4 và 1.5. Trong đo hằng số C > |𝑚(𝑡)|.

Hình 2. 4. Sơ đồ khối bộ điều chế AM [1]

Hình 2. 5. Minh họa dạng sóng tín hiệu điều chế

Gọi phổ của tín hiệu m(t) là M(f), ta có 𝑥𝐴𝑀 (𝑡) có phổ là
𝐴𝑐 𝐴𝑐
𝑋𝐴𝑀 (𝑓) = (𝛿 (𝑓 + 𝑓𝑐 ) + 𝛿 (𝑓 − 𝑓𝑐 )) + (𝑀(𝑓 + 𝑓𝑐 ) + 𝑀(𝑓 − 𝑓𝑐 )) (17)
2 2

Tín hiệu AM thể hiện 3 thành phần:

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 6


Chương 2. Điều chế và giải điều chế tương tự
𝐴𝑐
✓ Upper sideband: (𝑀(𝑓 + 𝑓𝑐 ) + 𝑀(𝑓 − 𝑓𝑐 )), 𝑣ớ 𝑖|𝑓| > 𝑓𝑐
2
𝐴𝑐
✓ Lower sideband: (𝑀(𝑓 + 𝑓𝑐 ) + 𝑀(𝑓 − 𝑓𝑐 )), 𝑣ớ 𝑖 |𝑓| < 𝑓𝑐
2
𝐴𝑐
✓ Sóng mang: 2
tại ±𝑓𝑐

Hình 2. 6. Phổ của tín hiệu gốc (message), sóng mang và tín hiệu sau điều chế AM

Hình 2. 7. Mạch điều chế AM dùng diode

Mạch điều chế AM đơn giản thể hiện như Hình 2.7. Nguyên lý cơ bản dựa trên đặc
tuyến phi tuyến của diode,
𝑣𝐷
𝑖𝐷 = 𝐼𝑜 [𝑒 𝑛𝑉𝑇 − 1] (18)

Khai truyển Taylor cho (17) ta có dạng,


𝑖𝐷 = 𝑎0 + 𝑎1 𝑣𝐷 + 𝑎2 𝑣𝐷2 + 𝑎3 𝑣𝐷3 + ⋯
𝑖𝐷 ≈ 𝑎0 + 𝑎1 𝑏(𝑚(𝑡 ) + 𝐴𝑐 𝑐𝑜𝑠𝜔𝑐 (𝑡 )) + 𝑎2 𝑏2 (𝑚(𝑡 ) + 𝐴𝑐 𝑐𝑜𝑠𝜔𝑐 (𝑡 ))2 + ⋯ (19)
𝑖𝐷 ≈ 𝑎0 + 𝑎1 𝑏𝑚(𝑡 ) + 𝑎1 𝑏𝐴𝑐 𝑐𝑜𝑠𝜔𝑐 (𝑡 ) + 𝑎2 𝑏2 𝑚2 (𝑡 ) + 𝑎2 𝑏2 𝐴2𝑐 𝑐𝑜𝑠 2 𝜔𝑐 (𝑡 ) +
2𝑎2 𝑏2 𝑚(𝑡 )𝐴𝑐 𝑐𝑜𝑠𝜔𝑐 (𝑡 ) … (20)

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 7


Chương 2. Điều chế và giải điều chế tương tự

Băng thông ngõ ra có:


1
- Tần số trung tâm của là 𝑓𝑜 = (21)
2𝜋√𝐿𝐶
1
- Tần số cắt dưới 𝑓𝐿 = (22)
2𝜋𝑅𝐶
1
Hình 2. 8. Mạch lọc băng thông [2]
- Tần số cắt trên 𝑓𝐻 = (23)
2𝜋𝐿𝐶

Sử dụng mạch lọc băng thông, như mô Hình 2.8, ta có thể lọc ra tín hiệu AM,
𝑥𝐴𝑀 ≈ 𝑎1 𝑏𝐴𝑐 𝑐𝑜𝑠𝜔𝑐 (𝑡 ) + 2𝑎2 𝑏2 𝑚(𝑡 )𝐴𝑐 𝑐𝑜𝑠𝜔𝑐 (𝑡 )
Hay, 𝑥𝐴𝑀 ≈ 𝐴∗𝑐 (𝐶 + 𝑚(𝑡 ))𝑐𝑜𝑠𝜔𝑐 (𝑡 ) (24)

2.3.3. Điều chế AM-SC

Người ta nhận thấy rằng, thành phần tín hiệu có ích là 𝐴∗𝑐 𝑚(𝑡 )𝑐𝑜𝑠𝜔𝑐 (𝑡 ). Thành phần
còn lại chỉ làm tốn công suất phát cho hệ thống. Nên dùng kỹ thuật điều chế AM-
SC (Suppressed Carrier) nén sóng mang, bằng cách loại bỏ sóng mang trong quá
trình điều chế. Phổ tín hiệu của điều chế AM-SC thể hiện trong Hình 2.9

Hình 2. 9. Phổ hệ thống điều chế AM-SC

2.3.4. Điều chế AM-SC-SSB


Người ta nhận thấy rằng, chỉ cần điều chế với nửa phổ tín hiệu, ta cũng có thể khôi
phục được tín hiệu ban đầu. Kỹ thuật điều chế AM-SC-SSB (Single Sideband) được
sử dụng với phổ tín hiệu như Hình 2.10.

Hình 2. 10. Phổ tín hiệu điều chế AM-SC-SSB

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 8


Chương 2. Điều chế và giải điều chế tương tự
2.3.5. Giải điều chế AM

Hình 2. 11. a) Tín hiệu AM thu, b) Mạch giải điều chế AM đơn giản, c) Tín hiệu được khôi phục

Mạch giải điều chế AM dùng phương pháp tách sóng đường bao như Hình2.11. Diode
được sử dụng tách sóng đường bao và tụ điện dùng để lọc và khôi phục tín hiệu gốc.
Một dạng khác để giải điều chế AM là dùng mạch tách sóng kết hợp, như Hình

Hình 2. 12. Mạch tách sóng kết hợp


Chứng minh tín hiệu thu được có dạng sóng là Bm(t), với B là hằng số:

2.4. ĐIỀU CHẾ GÓC PHA (PHASE MODULATION – PM)


2.3.1. Điều chế góc
Khi cài tín hiệu vào góc pha hay tần số của sóng mang, ta có mô hình toán học đặc
trưng cho điều chế phi tuyến như sau [1]:
𝑥 (𝑡 ) = 𝐴𝑐 𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑐 𝑡 + ∅(𝑚(𝑡 )) (25)
➢ Khi góc pha ∅(𝑚(𝑡 )) thay đổi chậm (nhỏ) so với 𝜔𝑐 𝑡 ta có điều chế pha
➢ Khi ∅(𝑚(𝑡 )) thay đổi nhanh (đáng kể) so với 𝜔𝑐 𝑡 ta có điều chế tần số

2.3.2. Đặc điểm của điều chế PM


Để điều chế góc pha thì,
∅(𝑚(𝑡 )) = 𝑘𝑝 𝑚(𝑡) (26)
Với 𝑘𝑝 là hệ số điều chế pha của bộ điều chế.

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 9


Chương 2. Điều chế và giải điều chế tương tự
Vậy tín hiệu điều chế pha có phương trình mô tả là,
𝑥 (𝑡 ) = 𝐴𝑐 𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑐 𝑡 + 𝑘𝑝 𝑚(𝑡)) (27)
Hàm góc pha của tín hiệu điều chế là 𝜑(𝑡 ) = 𝜔𝑐 𝑡 + 𝑘𝑝 𝑚(𝑡)
𝑑𝜑(𝑡) 𝑑𝑚(𝑡)
=> 𝑤𝑃𝑀 = = 𝜔𝑐 + 𝑘𝑝 (28)
𝑑𝑡 𝑑𝑡

Vậy về mặt ý nghĩa, thì điều chế PM được thực hiện bằng cách lấy đạo hàm tín
hiệu gốc, sau đó đem điều chế sang tần số.

2.3.3. Phổ của tín hiệu PM


Giả sử m(t) là tín hiệu liên tục, 𝑚(𝑡 ) = 𝑉𝑚 𝑠𝑖𝑛𝜔𝑚 𝑡, thay vào (26) ta có:
𝑥𝑃𝑀 (𝑡 ) = 𝐴𝑐 𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑐 𝑡 + 𝑘𝑝 𝑉𝑚 𝑠𝑖𝑛𝜔𝑚 𝑡)
Đặt 𝜇 = 𝑘𝑝 𝑉𝑚 , ta có:
𝑥𝑃𝑀 (𝑡 ) = 𝐴𝑐 𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑐 𝑡 + 𝜇𝑠𝑖𝑛𝜔𝑚 𝑡) (29)
Áp dụng khai triển Taylor và hàm Bessel ta được,
𝑥𝑃𝑀 (𝑡 ) = ∑+∞
𝑛=−∞ 𝐴𝑐 𝐽𝑛 (𝜇) 𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑐 𝑡 + 𝑛𝜔𝑚 𝑡) (30)
Với hàm Bessel,
(−1)𝑘 𝜇 𝑛+2𝑘
𝐽𝑛 (𝜇) = ∑∞
𝑘=0 ( ) (31)
𝑘!(𝑛+𝑘)! 2

Hình 2. 13. Mô tả hàm Bessel với 𝜇 = 1 ÷ 7

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 10


Chương 2. Điều chế và giải điều chế tương tự

Hình 2. 14. Minh họa phổ của tín hiệu PM

Do đó, phổ của tín hiệu điều chế PM được tính như sau:
𝐴𝑐 𝐽𝑛 (𝜇)
𝑋𝑃𝑀 (𝑓) = ∑+∞
𝑛=−∞ [𝛿 (𝑓 + 𝑓𝑐 + 𝑛𝑓𝑚 ) + 𝛿 (𝑓 − 𝑓𝑐 − 𝑛𝑓𝑚 )] (32)
2

Vậy:
✓ Phổ của tín hiệu điều chế pha được minh họa ở Hình 2.14, có các thành phần
thực, đối xứng qua trục biên độ phổ sóng mang.
✓ Băng thông của tín hiệu PM gồm các hài bậc cao và số hài xuất hiện phụ
thuộc vào hệ số 𝜇 của bộ điều chế.

2.5. ĐIỀU CHẾ TẦN SỐ (FREQUENCY MODULATION – FM)

2.5.1. Đặc điểm của điều chế FM


Để điều chế góc pha thì,
𝑑𝜑(𝑡)
𝜔𝐹𝑀 = = 𝜔𝑐 + 𝑘𝑓 𝑚(𝑡) (33)
𝑑𝑡

Với 𝑘𝑓 là hằng số của bộ điều chế FM.


 𝜑(𝑡 ) = 𝜔𝑐 𝑡 + 𝑘𝑓 ∫ 𝑚(𝑡)𝑑𝑡 (34)
Vậy tín hiệu điều chế FM có phương trình mô tả là,
𝑥𝐹𝑀 (𝑡 ) = 𝐴𝑐 𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑐 𝑡 + 𝑘𝑓 ∫ 𝑚(𝑡)𝑑𝑡) (35)

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 11


Chương 2. Điều chế và giải điều chế tương tự
Vậy về mặt ý nghĩa, thì điều chế FM được thực hiện bằng cách lấy tích tín hiệu
gốc, sau đó đem điều chế sang tần số.

2.5.2. Phổ của tín hiệu FM


Gọi 𝑚(𝑡 ) = 𝑉𝑚 𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑡 ), ta có:
𝑘𝑓 𝑉𝑚
𝑘𝑓 ∫ 𝑚(𝑡)𝑑𝑡 = sin(𝜔𝑚 𝑡 ) = 𝑚𝑓 sin(𝜔𝑚 𝑡 ) (36)
𝜔𝑚
𝑘𝑓 𝑉𝑚
Với 𝑚𝑓 = là chỉ số điều chế FM.
𝜔𝑚

Khai triển (32) như sau:


𝑥𝐹𝑀 (𝑡 ) = 𝐴𝑐 𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑐 𝑡 + 𝑚𝑓 sin(𝜔𝑚 𝑡 )) (37)
Do đó phổ của tín hiệu điều chế FM cũng giống với phổ của tín hiệu PM nhưng
hàm Bessel phụ thuộc vào chỉ số 𝑚𝑓 của mạch điều chế.
𝐴𝑐 𝐽𝑛 (𝑚𝑓 )
𝑋𝐹𝑀 (𝑓) = ∑+∞
𝑛=−∞ [𝛿 (𝑓 + 𝑓𝑐 + 𝑛𝑓𝑚 ) + 𝛿 (𝑓 − 𝑓𝑐 − 𝑛𝑓𝑚 )] (38)
2

Hình 2. 15. Minh họa tín hiệu gốc 𝑚(𝑡) = 𝑐𝑜𝑠2𝜋𝑡, a) Tin hiệu điều chế PM và b) Tin hiệu điều
chế FM. Hệ số điều chế cho cả hai là 10.

2.6. GIẢI ĐIỀU CHẾ PM VÀ FM


Ta có tín hiệu điều chế góc (bao gồm cả PM và FM) có phương trình mô tả (25),
𝑥 (𝑡 ) = 𝐴𝑐 𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑐 𝑡 + ∅(𝑚(𝑡 ))
Lấy đạo hàm x(t):
𝑑𝑥 𝑑∅(𝑚(𝑡))
= −𝐴𝑐 (𝜔𝑐 + )𝑠𝑖𝑛(𝜔𝑐 𝑡 + ∅(𝑚(𝑡 )) (39)
𝑑𝑡 𝑑𝑡

2.6.1. Giải điều chế FM

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 12


Chương 2. Điều chế và giải điều chế tương tự

Nếu x(t) là tín hiệu FM thì ∅(𝑚(𝑡 )) = 𝑘𝑓 ∫ 𝑚(𝑡)𝑑𝑡 nên,


𝑑𝑥
= −𝐴𝑐 (𝜔𝑐 + 𝑘𝑓 𝑚(𝑡))𝑠𝑖𝑛(𝜔𝑐 𝑡 + ∅(𝑚(𝑡 )) (40)
𝑑𝑡

Vậy ta có sơ đồ khối bộ giải điều chế FM nhu sau:

Hình 2. 16. Sơ đồ khối giải điều chế FM

Giải thích sơ đồ khối như sau:


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….

2.6.2. Giải điều chế PM


Nếu x(t) là tín hiệu PM thì ∅(𝑚(𝑡 )) = 𝑘𝑝 𝑚(𝑡) nên,
𝑑𝑥 𝑑(𝑘𝑝 𝑚(𝑡))
= −𝐴𝑐 (𝜔𝑐 + )𝑠𝑖𝑛(𝜔𝑐 𝑡 + 𝑘𝑝 𝑚(𝑡)) (39)
𝑑𝑡 𝑑𝑡
𝑑(𝑘𝑝 𝑚(𝑡))
Để khôi phục m(t), ta lấy tích phân cho như sau,
𝑑𝑡
𝑡 𝑑(𝑘𝑝 𝑚(𝑡))
∫𝑡0 𝑑𝑡 = 𝑘𝑝 (𝑚(𝑡 ) − 𝑚(𝑡0 )) (40)
𝑑𝑡

Với 𝑡0 là thời gian bắt đầu điều chế.


Vậy ta có sơ đồ khối bộ giải điều chế PM nhu sau:

Hình 2. 17. Sơ đồ khối giải điều chế FM

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 13


Chương 2. Điều chế và giải điều chế tương tự
2.6.3. Mạch điều chế FM
Cho mạch điều chế FM như
Hình 2.13. Trong đó tụ,
𝑐𝑜
𝑐𝑣 =
√1 + 2(𝑉𝐷𝐶 + 𝑚(𝑡))

Tính tần số giao động của


mạch.

Hình 2. 13. Mạch điều chế FM dùng BJT

Tài liệu tham khảo

[1] M. Olofsson, Linkoping University, 2007. [Online]. Available:


https://www.commsys.isy.liu.se/TSDT03/material/ch5-2007.pdf.

[2] "Mathworks," [Online]. Available:


https://www.mathworks.com/help/control/ug/analyzing-the-response-of-an-rlc-
circuit.html.

[3] H. Taub, Principles of communication systems, New York: Mc-Graw Hill, 2006.

[4] B. Sklar, Digital Communications - Fundamental and Applications, Pearson, 2009.

[5] "electronicscoach.com," [Online]. Available: https://electronicscoach.com/difference-


between-analog-and-digital-communication.html.

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 14

You might also like