You are on page 1of 28

Chương 2

THU THẬP DỮ LIỆU

Mục tiêu:
Kiến thức: Biết được các phương pháp thu thập dữ liệu, những
hạn chế của từng phương pháp;
Kỹ năng: Thực hiện việc thu thập dữ liệu đáp ứng theo yêu cầu và
mục tiêu nghiên cứu;
Mức độ tự chủ và trách nhiệm: Làm việc khoa khọc, khách
quan trong việc thu thập dữ liệu.

2.1. XÁC ĐỊNH DỮ LIỆU CẦN THU THẬP


Xác định dữ liệu cần thu thập xuất phát từ vấn đề nghiên cứu và
mục tiêu nghiên cứu; tức là chúng ta phải trả lời các câu hỏi như:
nghiên cứu vấn đề gì, các yếu tố tác động đến vấn đề nghiên cứu, các
mức độ thể hiện của các yếu tố…từ đó giúp ta xác định được loại dữ
liệu nào phải được thu thập để đáp ứng cho nhu cầu của việc nghiên
cứu. Khi hiểu rõ vấn đề nghiên cứu, vấn đề nào sẽ ưu tiên để giúp
giảm chi phí, thời gian và công sức cho việc thu thập dữ liệu.
Ví dụ 2.1: Nghiên cứu việc lựa chọn mạng di động cho điện thoại
của sinh viên trường đại học Công nghiệp thực phẩm thành phố Hồ
Chí Minh; chúng ta cần trả lời các câu hỏi như: có bao nhiêu mạng đi
động được sinh viên chọn dùng, các giá trị cốt lõi và gia tăng của từng
mạng di động, những mong đợi của người dùng về các dịch vụ của
mạng di động, những lợi thế của từng nhà mạng để làm cơ sở xác định
cách thức lựa chọn mạng di động của người tiêu dùng…và từ đó xây
dựng bảng hỏi để thu thập các thông tin trên.

2.2. DỮ LIỆU THỨ CẤP VÀ DỮ LIỆU SƠ CẤP


2.2.1. Dữ liệu thứ cấp (secondary data)
Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu được thu thập từ các nguồn có sẵn;

13
do đó, những thông tin của dữ liệu đã có trong một tài liệu nào đó, đã
được thu thập cho một mục đích khác và nó đã được xử lý, tổng hợp.
Ví dụ: Dữ liệu việc làm của sinh viên khoa quản trị kinh doanh đại
học HUFI sau khi tốt nghiệp; Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh hàng năm của VCCI (Phòng thương mại và công nghiệp Việt
Nam).
Dữ liệu thứ cấp có thể được phân thành 2 phân nhóm chính đó là
dữ liệu tài liệu, dữ liệu dựa vào các cuộc điều tra khảo sát:
Dữ liệu thứ cấp từ tài liệu: bao gồm (1) tài liệu bằng văn bản như:
sách, báo, tạp chí, và (2) tài liệu phi văn bản như: băng ghi âm, ghi
hình;
Dữ liệu thứ cấp từ các cuộc điều tra khảo sát bao gồm:
Điều tra thống kê: bao gồm điều tra mức sống, việc làm, thu nhập
của dân cư;
Khảo sát liên tục và định kỳ của chính phủ và các tổ chức phi
chính phủ: thị trường lao động, GDP, GNP, thái độ của nhân viên với
việc làm, mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng các dịch vụ
họ sử dụng…
Các khảo sát đặc biệt của chính phủ, của các tổ chức phi chính
phủ, của giới học thuật…
Ưu và nhược điểm của nguồn dữ liệu thứ cấp
Ưu điểm: Giúp người dùng tiết kiệm được chi phí và thời gian thu
thập được nhanh chóng.
Hạn chế: Nó khó đáp ứng đúng yêu cầu của người sử dụng; dễ lạc
hậu theo thời gian; và đôi khí khó có thể tiếp cận vì tính bảo mật của
nguồn thông tin và bản quyền.
Nguồn dữ liệu thứ cấp: ở góc độ người dùng là sinh viên hay nhà
nghiên cứu về doanh nghiệp thì nó có thể đến từ bên trong hay ngoài
doanh nghiệp:
Bên trong doanh nghiệp bao gồm:
 Bộ phận kế toán;

14
 Bộ phận kinh doanh;
 Bộ phận nhân sự;
 Bộ phận marketing;
 Bộ phận sản xuất;
 Các bộ phận khác…
Bên ngoài doanh nghiệp bao gồm:
- Từ sách báo, tạp chí: tạp chí Nghiên cứu Kinh tế - Viện
Khoa học xã hội Việt Nam; Economic Development – Viện Khoa học
xã hội Việt Nam; tạp chí Thương mại – Bộ Công Thương; tạp chí Tài
chính – Bộ Tài chính; tạp chí Kinh tế & dự báo – Bộ Kế hoạch & Đầu
tư; tạp chí Du lịch Việt Nam – Bộ Văn hóa- Thông tin và Truyền
thông; tạp chí Kinh tế và phát triển – ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội;
tạp chí Phát triển kinh tế - ĐH Kinh tế Tp HCM; tạp chí Khoa học
Thương mại – ĐH Thương mại Hà Nội; Tạp chí khoa học – ĐH Công
nghiệp thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh;
- Từ chính phủ: Tổng cục thống kê Việt Nam:
www.gso.gov.vn; Cổng thông tin điện tử các tỉnh, thành:
www.hochiminhcity.gov.vn; Các Bộ và các Sở tại các tỉnh: Bộ Văn
hóa Thể thao Du lịch: www.cinet.gov.vn; Bộ Công Thương:
www.viettrade.gov.vn; www.moit.gov.vn; www.vinanet.com.vn; Bộ
Kế hoạch Đầu tư: www.mpi.gov.vn; Các trường, viện nghiên cứu: Đại
học HUFI: http://hufi.edu.vn;
- Từ các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp: Chương trình phát
triển Liên Hiệp Quốc: www.undp.org.vn; Liên Hiệp Quốc tại Việt
Nam: www.un.org.vn; Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam:
www.worldbank.org.vn; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam: www.vcci.com.vn;
- Từ các thông tin thương mại;
- Từ các phương tiện truyền thông.
Nguồn dữ liệu thứ cấp
- Thư viện: Thư viện Trường, Trung tâm học liệu Đại HUFI,
Thư viện tổng hợp TP. HCM, thư viện Quốc gia Tp. HCM

15
- Các tài liệu lưu trữ: sách, tạp chí, tài liệu nghe nhìn, các luận
văn, các văn bản nhà nước…
Ưu điểm: (i) Tài liệu sẵn có; (ii) Dễ tìm kiếm; (iii) Chất lượng
được kiểm chứng
Hạn chế: (i) Lượng tài liệu có hạn; (ii) Không thống kê đến từng
bài báo; (iii) Thông tin chậm cập nhật
- Các trung tâm tài liệu: Trung tâm thông tin phát triển Việt
Nam (VDIC) www.vdic.org.vn; Viện nghiên cứu Kinh tế và Phát triển
Thành phố Hồ Chí Minh
Tại các tổ chức lớn, cơ sở dữ liệu thường được xây dựng bằng
cách tập hợp thông tin tóm tắt từ rất nhiều các tạp chí chuyên ngành
khác nhau, sắp xếp và tổ chức sao cho việc tìm kiếm thông tin được dễ
dàng hơn. Nó được phục vụ theo các mức độ sau:
 Tra cứu tóm tắt hoàn toàn miễn phí, không có toàn văn;
 Tra cứu tóm tắt miễn phí, truy cập toàn văn thu phí;
 Tra cứu tóm tắt miễn phí, truy cập một số miễn phí;
 Cả tra cứu và truy cập đều thu phí.
 Danh bạ mạng
Được phân loại và sắp xếp các website theo các chủ đề lớn – nhỏ,
chính – phụ nên giúp người dùng mạng dễ tìm kiếm hơn.
Một số danh bạ mạng:
Open directory (dmoz-odp.org): là một trong những danh bạ mạng
phổ thông lớn nhất.

16
2.2.2. Dữ liệu sơ cấp (Primary data)
2.2.2.1. Khái niệm
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu thu thập trực tiếp, ban đầu từ đối
tượng nghiên cứu, được nhà nghiên cứu thiết kế thu thập và sử dụng
trực tiếp cho mục đích nghiên cứu của mình.
Trong nghiên cứu thử nghiệm, người nghiên cứu đo đạc và thu
thập dữ liệu trên các biến kết quả trong các điều kiện khác nhau của
các biến nguyên nhân có ảnh hưởng đang nghiên cứu. Trong nghiên
cứu mang tính quan sát thì các dữ liệu cần thiết có thể thu thập từ
nhiều người cung cấp thông tin khác nhau như: người chủ hộ gia đình,
chủ doanh nghiệp, hay các các nhân bằng nhiều hình thức khác nhau.
Dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu quan sát có thể đến từ nội bộ hay
từ bên ngoài. Tại các doanh nghiệp hay các tổ chức thường có bộ phận
chức năng được giao nhiệm vụ thường xuyên ghi chép lại các dữ liệu
về hiện tượng, quá trình hay yếu tố cần nghiên cứu. Khi cần thiết thì
các doanh nghiệp hay tổ chức cũng có thể tiến hành thực hiện thu thập
dữ liệu sơ cấp từ bên ngoài hay thuê các tổ chức khác thu thập dữ liệu
theo yêu cầu của mình.
2.2.2.2. Ưu điểm: Đáp ứng tốt nhu cầu và mục tiêu nghiên cứu.
2.2.2.3. Hạn chế: Tốn kém chi phí và thời gian thực hiện.

2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU SƠ


CẤP
Bao gồm các phương pháp thông dụng như: quan sát, nhóm tiêu
điểm, thực nghiệm, điều tra phỏng vấn.
2.3.1. Phương pháp quan sát
2.3.1.1. Nội dung: Là phương pháp thu thập dữ liệu bằng việc sử
dụng các giác quan và các thiết bị hỗ trợ để ghi nhận lại các hiện
tượng hoặc hành vi của con người.
2.3.1.2. Phân loại: bao gồm các phương pháp sau:
Quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp;

17
Quan sát ngụy trang và quan sát công khai;
Quan sát do con người và do thiết bị.
2.3.1.3. Ưu điểm: Phù hợp với các nghiên cứu về hành vi con
người.
2.3.1.4. Nhược điểm
 Chỉ quan sát được hành vi mà không giải thích được ý
nghĩ bên trong của con người;
 Đối tượng quan sát có thể thay đổi hành vi;
 Thiết bị quan sát trục trặc;
 Quan sát, ghi chép không cẩn thận.
2.3.2. Nhóm tiêu điểm (focus group)
2.3.2.1. Nội dung: Là phương pháp được tiến hành bằng cách
phỏng vấn một nhóm đối tượng với số lượng nhất định (5 – 12 người).
2.3.2.2. Ưu điểm
 Thu thập được thông tin đa dạng trên một số đối tượng;
 Khách quan do có nhiều ý kiến khác nhau.
2.3.2.3. Nhược điểm
 Tính đại diện thấp do cỡ mẫu ít, không thể khái quát hóa
vấn đề;
 Chất lượng thông tin phụ thuộc vào khả năng của điều tra
viên.
Để nâng cao chất lượng thông tin cần phải tuân thủ các nguyên
tắc sau:
 Người tham gia: ít nhất từ 5 người, nhiều nhất là 12 người;
 Người tham gia phải có đủ kiến thức và kinh nghiệm để trả
lời trung thực và khách quan;
 Người điều khiển (điều tra): phải cởi mở, thân thiện, am
hiểu về thông tin lĩnh vực muốn khai thác.

18
2.3.3. Phương pháp thực nghiệm
2.3.3.1. Nội dung
Thu thập dữ liệu bằng cách quan sát, theo dõi, đo đạc qua các thí
nghiệm. Qui trình thực hiện bao gồm các bước như: lập giả thuyết, xác
định biến, bố trí thí nghiệm, thu thập số liệu để kiểm chứng giả thuyết.
2.3.3.2. Các loại biến cần thu thập trong phương pháp thực nghiệm
Biến độc lập: là các yếu tố, điều kiện bị thay đổi trên đối tượng
nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
Biến phụ thuộc: là những chỉ tiêu đo đạc và bị ảnh hưởng trong
suốt quá trình thí nghiệm, hay có thể nói kết quả đo đạc này phụ thuộc
vào sự thay đổi của biến độc lập.
2.3.4. Phương pháp điều tra phỏng vấn
2.3.4.1. Nội dung: Là phương pháp sử dụng một loạt các câu hỏi
mà nhà nghiên cứu chuẩn bị sẳn để phỏng vấn người trả lời.
2.3.4.2. Các loại sai biệt trong điều tra phỏng vấn
 Do chọn mẫu
 Do điều tra viên;
 Do người trả lời;
 Do xử lý dữ liệu;
2.3.4.3. Phân loại: Phương pháp điều tra phỏng vấn có các cách
thức sau:
 Phỏng vấn cá nhân;
 Phỏng vấn qua điện thoại;
 Điều tra qua thư tín/internet/website.
Phỏng vấn cá nhân (Face to face)
Nội dung: Là hình thức tiếp xúc trực tiếp theo đó người điều tra ở
trong tình huống đối mặt với người được phỏng vấn.
Phân loại:
- Tính chất: Việc phỏng vấn có thỏa thuận trước hoặc tình cờ ngẫu
nhiên (có thể hẹn trước người được phỏng vấn hay cuộc gặp tình cờ
trên tại các nơi công cộng, trung tâm thương mại).

19
- Địa điểm: Phỏng vấn trong nhà hay phỏng vấn tại các điểm công
cộng.
Ưu điểm
 Người được phỏng vấn phản hồi thông tin nhanh và trực
tiếp;
 Người phỏng vấn sẽ làm rõ những câu trả lời phức tạp của
người được phỏng vấn;
 Độ dài của cuộc phỏng vấn có thể linh hoạt theo sự tương
tác của người phỏng vấn và người được phỏng vấn;
 Khả năng hoàn tất bảng hỏi khá cao;
 Khả năng minh họa các câu hỏi khó cho người được phỏng
vấn tốt;
 Tỷ lệ trả lời các câu hỏi thường cao do có sự tiếp xúc;
 Tỷ lệ hưởng ứng, chấp nhận khá cao do nể tình, do phép
lịch sự.
Hạn chế
 Các đặc tính nhân chủng học đôi khi rất khó tiếp cận (việc
gặp gỡ trực tiếp đôi khi khó được đối tượng điều tra chấp
nhận do văn hóa, tập tục);
 Chi phí cao do phải di chuyển và mất nhiều thời gian, và
thuê mướn người điều tra cũng như quà tặng hay phải trả
phí cho người được điều tra;
 Người được điều tra đôi khi từ chối trả lời câu hỏi có tính
riêng tư, nhạy cảm;
 Khả năng tái phỏng vấn hay phải điều tra thêm mẫu mới
khá cao do người được phỏng vấn tránh né các câu hỏi
riêng tư.
Phỏng vấn qua điện thoại
Nội dung: Là hình thức người điều tra gọi điện thoại cho người
được điều tra để thu thập dữ liệu bằng cách nêu câu hỏi và ghi nhận
câu trả lời của họ.

20
Ưu điểm
 Thời gian thực hiện nhanh;
 Chi phí thực hiện thấp hoặc không tốn phí;
 Giảm tính cá nhân trực tiếp;
 Khả năng hợp tác khá cao khi người được phỏng vấn là
quen biết, được giới thiệu;
 Khả năng tái phỏng vấn thấp do người điều tra có sự chuẩn
bị từ trước.
Hạn chế
 Không gian giao tiếp có thể qua video trực tiếp nên có sự e
dè, mất tự nhiên;
 Tính đại diện của mẫu thấp vì thu mẫu theo lối thuận tiện;
 Thời gian phỏng vấn ngắn;
 Khả năng minh họa và giải thích có thể bị hạn chế do diễn
tả bằng lời.
Điều tra qua thư tín/internet/website
Nội dung: Là phương thức thu thập dữ liệu không có sự tiếp xúc
giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn mà chỉ có bảng câu
hỏi và các hướng dẫn trả lời được gửi đến cho người được phỏng vấn.
Các đặc điểm của điều tra qua thư:
 Sự năng động về mặt địa lý;
 Quy mô mẫu điều tra có thể nhiều:
 Chi phí điều tra thấp;
 Không phải có mặt của điều tra viên;
 Câu hỏi điều tra trong bảng hỏi phải chuẩn hóa cao;
 Phản hồi thông tin thấp do thiếu sự thúc ép;
 Thời gian hoàn tất rất chậm;
 Tỷ lệ trả lời toàn bộ các câu hỏi khá thấp.
Trong nghiên cứu thực nghiệm: thu thập dữ liệu sơ cấp được
thực hiện thông qua các quan sát, theo dõi, đo đạc qua các thí nghiệm;
được ứng dụng trong các nghiên cứu khoa học tự nhiên, vật lý, kỹ
thuật, nông nghiệp, hóa học, kinh tế, xã hội.

21
Trong nghiên cứu quan sát: việc thu thập dữ liệu sơ cấp thông
qua quan sát các sự kiện, sự vật đã hay đang tồn tại để tìm ra qui luật,
nó được ứng dụng trong các nghiên cứu kinh tế - xã hội, nhân chủng
học…
Bảng 2.1: Tổng hợp các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Loại điều tra Tại nhà - Ngoài phố -
door to mall Điện thoại email/internet
Thuộc tính door intercept

Thời gian thu Trung bình Nhanh Rất nhanh Đồng thời
thập dữ liệu đến nhanh
Linh hoạt về Bị giới hạn Chỉ ở khu cao Không giới hạn
địa lý mức trung đông dân cư
bình
Tính hợp tác Rất tốt Trung bình Tốt Phụ thuộc vào
của đối tượng đến thấp trang web, đường
truyển
Độ dài phiếu Dài Trung bình Trung bình Đơn giản, ngắn
điều tra đến dài gọn
Linh hoạt Rất linh Cực kỳ linh Trung bình Cực kỳ linh hoạt
trong điều tra hoạt hoạt
Mức độ ảnh Cao Cao Trung bình Không
hưởng của
điều tra viên
Kiểm soát Trung bình Trung bình Cao Không
người được
P/vấn
Giữ bí mật Thấp Thấp Trung bình Có thể hoặc không
cho đối tượng
Khả năng Khó Khó Dễ dàng Thấp
phỏng vấn lại
Chi phí Cao Cao Thấp đến Thấp
trung bình

22
2.4. CÁC KỸ THUẬT LẤY MẪU TRONG THU THẬP
DỮ LIỆU SƠ CẤP
Từ mối quan hệ giữa mẫu và tổng thể, ta thấy việc quan sát toàn
bộ tổng thể đòi hỏi tốn nhiều chi phí và thời gian. Do đó, việc chọn
mẫu được lấy ra từ tổng thể có những lợi ích sau:
 Chi phí thấp;
 Vẫn đạt được tốt hơn độ chính xác cần có của kết quả;
 Tốc độ thu thập dữ liệu cao hơn;
 Tính sẳn có của các thành phần tổng thể.
CÁC BƯỚC THIẾT KẾ MẪU
Tổng thể mục tiêu
Khi xác định vấn đề nghiên cứu và đặt câu hỏi nghiên cứu, chúng
ta phải đã biết mục tiêu nghiên cứu tổng thể để trả lời cho câu hỏi gì.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Ví dụ: Hộ gia đình, doanh
nghiệp hoặc cá nhân và ở địa bàn nào, thông tin thu thập trong khoảng
thời gian nào
Các tham số (parameters) cần quan tâm
Các chỉ số thể hiện cho tổng thể: là các chỉ số tổng hợp các biến
của tổng mà chúng ta quan tâm qua các giá trị trung bình, phương sai,
tỷ lệ...
Các chỉ số thống kê mẫu: cũng mô tả các biến trên nhưng là của
mẫu.
Từ các chỉ số thống kê mẫu dùng phép ước lượng và tham chiếu
để xác định các chỉ số thống kê của tổng thể.
Khung mẫu
Danh sách tất cả các thành phần trong tổng thể sẽ được rút ra để
chọn mẫu.
Một khung mẫu lý tưởng: là bảng danh sách hoàn thiện, đầy đủ và
đúng tất cả các thành viên của tổng thể.

23
Phương pháp chọn mẫu phù hợp
Người nghiên cứu phải quyết định phương pháp chọn mẫu nào
phù hợp (chọn mẫu xác suất hay phi xác suất)
Việc chọn mẫu xác suất sẽ cho người nghiên cứu có thể đạt được
các ước lượng cho nhiều chỉ tiêu nghiên cứu khác nhau dựa trên sự tin
cậy của xác suất.
Xác định cỡ mẫu?
Cỡ mẫu là số đơn vị nghiên cứu mà ta cần có trong 1 mẫu khi rút
ra từ tổng thể mục tiêu.
Có 2 quan điểm về cỡ mẫu: (i) Cỡ mẫu phải đủ lớn để đại diện
cho tổng thể; và (ii) Cỡ mẫu phải tương ứng với 1 tỷ lệ nào đó so với
kích cỡ của tổng mà nó được rút ra. Cả 2 quan điểm cũng chưa chính
xác vì các lý do sau:
Với mẫu phi xác suất: Số lượng nhóm phụ, các nguyên tắc lựa
chọn và hạn chế về ngân sách là yếu tố quyết định cỡ mẫu.
Với mẫu xác suất: cỡ mẫu phụ thuộc vào sự biến thiên của các
chỉ số thống kê của tổng và mức độ chính xác của kết quả mà ta muốn
có.
Một số nguyên tắc ảnh hưởng đến xác định cỡ mẫu:
Nếu tổng thể biến thiên càng nhiều thì cỡ mẫu phải lớn để đạt tính
chính xác;
 Độ chính xác yêu cầu càng tăng thì cỡ mẫu phải càng lớn;
 Nếu sai số càng nhỏ thì cỡ mẫu phải càng lớn;
 Mức độ tin cậy của ước lượng (1- ) càng cao thì cỡ mẫu
phải càng lớn;
 Khi tổng thể có nhiều nhóm phụ, thì cỡ mẫu phải càng lớn
để cỡ mẫu của từng nhóm phụ phải đạt yêu cầu tối thiểu;
 Hạn chế về ngân sách cũng ảnh hưởng đến cỡ mẫu, cách
chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu. Nếu ngân sách
lhạn chế thì các nhà nghiên cứu sẽ áp dụng các phương
pháp chọn mẫu thuận tiện thay vì chọn mẫu xác suất.

24
2.4.1. Kỹ thuật lấy mẫu xác xuất (probability sampling)
Bao gồm các cách sau:
 Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản;
 Chọn mẫu hệ thống;
 Chọn mẫu phân tầng;
 Chọn mậu theo cụm/khối;
 Chọn mẫu nhiều giai đoạn.
2.4.1.1. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (simple Random
Sampling): tức chọn mẫu một cách ngẫu nhiên từ khung mẫu bằng các
bảng số ngẫu nhiên, hoặc bằng máy tính.
Cách chức thực hiện:
- Đánh số mỗi phần tử trong khung mẫu với 1 con số duy nhất, từ
1, 2,3...
- Lựa chọn các phần tử bằng con số ngẫu nhiên cho đến khi đạt
được cỡ mẫu mong muốn (mỗi phần tử đều có xác suất được chọn như
nhau).
Ví dụ 2.2: Chọn 5 bạn trong danh sách lớp 50 người để tiến hành
khảo sát về tình hình đi làm thêm có thể dùng phép bốc thăm, phát
ngẫu nhiên từ danh sách lớp hiện có 50 sinh viên trong bảng tính excel
bằng hàm = RANDBETWEEN (1:50) sau đó chọn ra 5 người trong
danh sách có số phát ra từ 1 đến 5; cũng có thể dùng phần mềm R-
Console để chọn bằng cách dùng lệnh: > sample (1:50,5) cho kết quả
|42 41 43 25 3| tức sinh viên có thứ tự trong danh sách 42, 41, 43, 25,
3 được chọn; hoặc > sample (1:50,5) | 22 3 32 5 50| tức sinh viên có
thứ tự trong danh sách 22, 3, 32, 5, 50 được chọn;
2.4.1.2. Chọn mẫu theo hệ thống (Systematic Sampling):
Chọn mẫu theo khoản (interval) đều đặn từ khung lấy mẫu;
Chọn lấy thành phần thứ kth trong tổng thể, bắt đầu 1 con số ngẫu
nhiên trong phạm vi từ 1 đến k. Thành phần thứ kth gọi là bước nhảy
(skip interval), K = Tổng thể/cỡ mẫu

25
Các bước thực hiện:
- Lập danh sách và đánh số các phần tử của tổng thể (sắp xếp ngẫu
nhiên tổng thể trước khi chọn mẫu nếu tổng thể được sắp xếp theo trật
tự sẵn có)
- Xác định bước nhảy K
- Xác định con số khởi đầu cách ngẫu nhiên
- Rút mẫu bằng cách chọn tất cả các phần tử theo các bước nhảy Kth
Ví dụ 2.3: Chọn 5 bạn trong danh sách lớp để tiến hành khảo sát
về tình hình đi làm thêm có thể từ danh sách lớp hiện có 50 sinh viên
trong bảng tính excel, chia danh sách làm 5 nhóm, mỗi nhóm có 10
người, dùng hàm RANDBETWEEN (1:10) trong nhóm 1, bạn nào
trong danh sách có giá trị 1 được chọn, bạn kế tiếp trong nhóm thứ 2
có thứ tự từ bạn ở vị trí nhóm 1 vừa chọn cộng thêm 10 đơn vị và tiếp
tục chọn người thứ 3, thứ 4, thứ 5. Cũng có thể thực hiện chọn người
đầu tiên trong thứ tự từ 1 đến 10 trên phần mềm R bằng lệnh:
> sample (1:10,1) cho kết quả |[1] 2| tức người thứ 2 trong danh sách
được chọn và người kế tiếp là thứ 12, 22, 32, 42 là những người được
chọn để điều tra.
2.4.1.3. Chọn mẫu phân tầng (Stratified Sampling):
Chọn mẫu phân tầng áp dụng khi các đơn vị nghiên cứu có nhiều
khác biệt về tính chất liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu và khảo
sát. Khi đó tổng thể nghiên cứu được chia thành hai hoặc nhiều tầng
(nhóm) với mục tiêu là các giá trị của đối tượng tổng thể ta quan tâm
thuộc cùng một tầng càng ít khác biệt càng tốt. Sau đó đơn vị mẫu
được chọn từ các tầng này theo phương pháp xác suất thông thường;
Phương pháp này có ưu nhược giống với chọn mẫu ngẫu nhiên
đơn giản, nhưng hiệu quả thống kê cao hơn.
Cần chú ý khi phân tầng:
 Chi phí: nếu phân nhiều tầng thì chi phí điều tra càng lớn;
 Phải chọn kích cỡ tổng mẫu cần có và phân bổ mẫu như
thế nào để phù hợp cho các tầng

26
 Đối với phân mẫu theo tầng khác nhau: Chúng ta có thể
căn theo tỷ lệ hoặc không theo tỷ lệ trong từng tầng.
 Nếu chọn mẫu phân tầng theo tỷ lệ thì cỡ mẫu của mỗi
tầng đúng theo tỷ lệ của các thành phần có trong từng tầng
so với tổng số.
Ví dụ 2.4: Chọn 5 bạn trong danh sách lớp để tiến hành khảo sát
về tình hình đi làm thêm có thể chia lớp thành 5 nhóm bằng nhau, mỗi
nhóm chọn 1 bạn ngẫu nhiên bằng cách bốc thăm, hoặc phát ngẫu
nhiên từ danh sách lớp hiện có 50 sinh viên trong bảng tính excel, chia
danh sách làm 5 nhóm, mỗi nhóm có 10 người, dùng hàm
RANDBETWEEN (1:10) cho từng nhóm và chọn người nào có giá trị
là 1 hoặc số bất kỳ định trước để chọn. Có thể dùng R bằng câu lệnh
sample cho 5 nhóm có kết quả sau:
> sample (1:10,1) [1] 9
> sample (11:20,1) [1] 14
> sample (21:30,1) [1] 23
> sample (31:40,1) [1] 40
> sample (41:50,1) [1] 49
Với kết quả này những người có thứ tự 9, 14, 23, 40 và 49 được chọn
2.4.1.4. Chọn mẫu theo nhóm (Cluster Sampling):
Lấy mẫu theo nhóm nhìn bề ngoài giống lấy mẫu phân tầng. Các
nhóm căn cứ trên dạng ghép nhóm tự nhiên hay còn gọi chọn mẫu
theo vùng
Có thể ghép nhóm dữ liệu theo loại hình công ty hoặc khu vực địa
lý. Ở ví dụ 2.4, có thể chia nhóm theo giới tính nam nữ giống như tỷ lệ
của tổng thể đễ tiến hành lấy mẫu cho từng nhóm.
Phân tầng Theo nhóm
x x xx x 0 0 0 0 0 x x xx x 0 0 0 0 0
xxxxx 00000 00000xxxxx
xxxxx 00000 xxxxx00000
xxxxx 00000 00000xxxxx
xxxxx 00000 xxxxx00000

27
Giả sử chúng ta thực hiện khảo sát tình hình sinh hoạt của các hộ
dân tại các chung cư trên địa bàn quận Tân Phú, do có nhiều chung cư
trên địa bàn nên ta có thể chọn 2 chung cư tiêu biểu trong tổng số các
chung cư trên địa bàn, chúng ta có thể chọn ngẫu nhiên 2 chung cư
trong tổng số (giả sử có 20 chung cư trên địa bàn) bằng cách phát
ngẫu nhiên hay bốc thăm; Nếu mẫu ta chọn là 200 hộ thì có thể chia ra
mỗi chung cư là 100 và tiến hành chọn ngẫu nhiên 100 hộ trong tổng
số hộ của mỗi chung cư.
2.4.1.5. Chọn mẫu nhiều giai đoạn (Double sampling – Sequential
sampling Multi stage Sampling)
Chọn mẫu nhiều giai đoạn hay còn gọi là chọn mẫu nhiều cấp, là
phương pháp tổ chức chọn mẫu phải thông qua ít nhất hai giai đoạn
(cấp) chọn trung gian. Đầu tiên xác định các đơn vị mẫu cấp 1 sau đó
các đơn vị mẫu cấp 1 lại được phân chia thành các đơn vị chọn mẫu
cấp 2 và cứ như thế cho đến cấp cuối cùng.
Trong mỗi cấp có thể áp dụng các cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
giản, chọn mẫu hệ thống, chọn mẫu phân tầng, chọn mẫu cả khối để
chọn ra các đơn vị mẫu.
Phương pháp này thuận lợi cho việc tổ chức và thường sử dụng
trong trường hợp các đơn vị của tổng thể phân tán quá rộng và thiếu
thông tin về tổng thể.
Ví dụ 2.5: Muốn chọn ngẫu nhiên 100 khách hàng của công ty
điện lực trên địa bàn quận 5 thành phố Hồ Chí Minh để điều tra về độ
hài lòng khi sử dụng điện kế điện tử; trên địa bàn quận 5 có 15
phường, mỗi phường có 5 khu phố, mỗi khu phố có 300 hộ. Cách tiến
hành như sau: Trước tiên đánh số thứ tự các phường từ 1 đến 15, chọn
ngẫu nhiên trong đó 10 phường. Đánh số thứ tự các khu phố từ 1 đến
5 và chọn ngẫu nhiên 1 khu phố (của 10 phường được chọn). Đánh số
thứ tự của 300 hộ trong từng khu phố được chọn ra từ 10 phường,
Chọn ngẫu nhiên ra 10 hộ trong mỗi khu phố ta sẽ có đủ mẫu cần
thiết.

28
Ưu, nhược điểm của chọn mẫu nhiều giai đoạn
Phương pháp tổ chức chọn mẫu nhiều giai đoạn thuận tiện cho
việc lập dàn chọn mẫu và tổ chức điều tra: ở cấp sau chỉ phải lập dàn
chọn mẫu cho cấp đó trong phạm vi mẫu cấp trước được chọn mẫu,
phạm vi điều tra được thu hẹp lại sau mỗi cấp điều tra.
- Ưu điểm: Có thể áp dụng trong điều tra phạm vi rộng, phân tán,
không có được danh sách các đơn vị nghiên cứu; Khung mẫu đơn
giản, dễ lập; Điều tra dễ, nhanh vì đối tượng nghiên cứu được nhóm
lại; Nâng cao chất lượng giám sát và đảm bảo chất lượng số liệu; Tiết
kiệm kinh phí, thời gian.
- Nhược điểm: Tính chính xác và đại diện thấp; Cần số chùm/cụm
lớn.
Trong thực tế, tùy theo điều kiện có thể áp dụng đồng thời các
phương pháp tổ chức chọn mẫu với nhau, chẳng hạn người ta có thể
sử dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn kết hợp với chọn mẫu
cả khối.
2.4.2. Kỹ thuật chọn mẫu phi xác xuất (non-probability
sampling)
Chọn mẫu phi xác suất là cách chọn người cần phỏng vấn không
có tính ngẫu nhiên nên kết quả thường bị thiên lệch. Tuy nhiên, một số
lý do để chọn phương pháp này là:
- Đáp ứng được yêu cầu chọn mẫu theo mục tiêu đặt ra (là đối
tượng điều tra của tổng thể);
- Khi không cần phải tổng quát hóa các kết quả nghiên cứu cho
tổng thể thì không quan tâm tính đại diện cho tổng. Điều này phù hợp
với nghiên cứu khám phá và lấy ý kiến chuyên gia;
- Do chi phí và thời gian ít;
- Khi chúng ta không biết tổng thể nghiên cứu, không có khung
mẫu và không có cơ sở để chọn mẫu xác suất nên phải chọn mẫu phi
xác suất;
- Khi người tham gia nghiên cứu (đối tượng) không có sự ngang
bằng về cơ hội chọn lựa giống nhau.

29
2.4.2.1. Chọn mẫu thuận tiện (Convenient Sampling):
Chọn mẫu thuận tiện thường dùng phổ biến trong nghiên cứu
khám phá, để có thể xác định điều gì xảy ra trong thực tế và kiểm tra
tính phù hợp của bảng hỏi trước khi tiến hành điều tra đại trà. Người
nghiên cứu chọn một cách tình cờ những phần tử dễ lấy nhất cho mẫu
của họ. Quy trình chọn mẫu được tiếp tục cho đến khi đạt cỡ mẫu cần
thiết. Ví dụ: Vào siêu thị phỏng vấn khách hàng về thói quen đi siêu
thị, mức chi tiêu bình quân mỗi lần đi siêu thị của họ...
Mặc dù kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi nhất nhưng dễ có xu
hướng sai lệch. Độ tin cậy thấp nhưng chi phí rẽ, dễ tiến hành vì các
nhà nghiên cứu có quyền tự do lựa chọn bất kỳ ai họ muốn để phỏng
vấn.
2.4.2.2. Chọn mẫu theo mục đích (Purposive Sampling) hay phán
đoán (Judgemental Sampling):
Người nghiên cứu sử dụng phán đoán của mình để lựa chọn các
phần tử nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu và đạt được các mục tiêu
một cách tốt nhất. Cách chọn mẫu kiểu này được sử dụng khi làm việc
với mẫu rất nhỏ như nghiên cứu tình huống hay lựa chọn các phần tử
đặc biệt chứa nhiều thông tin (chuyên gia), hoặc phù hợp khi sử dụng
vào các giai đoạn đầu của nghiên cứu khám phá. Do đó, tính đại diện
của mẫu khảo sát thực tế sẽ phụ thuộc nhiều vào kiến thức và kinh
nghiệm không những của người được điều tra mà còn phụ thuộc vào
kiến thức và kinh nghiệm của người đi điều tra.
Ví dụ: Nghiên cứu về những người giàu có, ta chọn những người
sinh sống ở chung cư cao cấp, biệt thự, khách VIP của hệ thống nhà
hàng, khách sạn, hay các hãng hàng không...
2.4.2.3. Chọn mẫu theo hạn ngạch (Quota Sampling):
Đây là cách lấy mẫu phân tầng nhưng sự lựa chọn những phần tử
trong mỗi tầng hoàn toàn phi ngẫu nhiên. Cách này được áp dụng
trong các cuộc khảo sát phỏng vấn. Dựa trên tiền đề là mẫu sẽ đại diện
cho tổng thể vì sự biến động trong mẫu đối với các biến số cũng giống
như biến động trong tổng thể.

30
Các bước thực hiện:
- Chia tổng thể thành những nhóm cụ thể;
- Tính toán hạn mức cho mỗi nhóm dựa vào dữ liệu liên quan có
sẵn;
- Giao một nhiệm vụ cho mỗi người phỏng vấn, nói rõ số lượng
các phần tử trong mỗi hạn mức mà họ phải thu thập dữ liệu;
- Tổng hợp dữ liệu của những người phỏng vấn để cung cấp 1
mẫu đầy đủ.
2.4.2.4. Chọn mẫu mở rộng dần (Snowball Sampling)
Phương pháp này được thực hiện khi khó xác định/khó tiếp cận
các thành viên của tổng thể mong muốn. Nó chỉ phù hợp cho các
nghiên cứu định tính. Do đó, ta cần:
- Liên lạc với một hoặc hai phần tử;
- Đề nghị các phần tử này giới thiệu các phần tử tiếp theo;
- Đề nghị các phần tử mới này giới thiệu các phần tử tiếp theo và
tiếp tục như thế cho các phần tử tiếp theo khác;
- Dừng lại khi không tìm thêm phần tử mới hay cỡ mẫu đủ lớn để
nghiên cứu.
Do việc xác định tiếp theo như thế nên vấn đề sai lệch là lớn và vì
những người được hỏi có xu hướng tìm những người tương tự, nên
mẫu khá đồng nhất.
2.4.3. Xác định kích cỡ mẫu
Trong nghiên cứu khoa học, cỡ mẫu tối thiểu được xác định qua
công thức:
Kích cỡ mẫu tối thiểu = số biến × 5
Nếu số biến là 20, thì kích cỡ mẫu tối thiểu là 20 x 5 = 100; nếu ta
làm một khảo sát cần thu thập 20 biến quan sát thì cỡ mẫu tối thiểu
cần phải có là 100.
Mẫu tối thiểu trong thống kê là 30 cho mỗi nhóm. Tuy nhiên, một
mẫu lớn hơn để đại diện cho tổng thể cần phải xét đến trong các
trường hợp sau:

31
- Khi có sự biến động trong các nhóm lớn, nghĩa là giữa các nhóm
không có sự tương đồng thì cần có cỡ mẫu lớn;
- Khi muốn sự khác biệt giữa 2 nhóm (between two groups) được
giảm bớt thì cũng cần kích cỡ mẫu lớn;
Theo Saunders, Lewis and Thornhill (2008), kích cở mẫu tối thiểu
đối với kích cỡ tổng thể khác nhau và mức ý nghĩa khác nhau như
bảng sau:
Biên sai số
Tổng thể
5% 3% 2% 1%
50 44 48 49 50
100 79 91 96 99
150 108 132 141 148
200 132 168 185 196
250 151 203 226 244
300 168 234 267 291
400 196 291 343 384
500 217 340 414 475
750 254 440 571 696
1,000 278 516 706 906
2,000 322 696 1,091 1,655
5,000 357 879 1,622 3,288
10,000 370 964 1,963 4,899
100,000 383 1,056 2,345 8,762
1,000,000 384 1,066 2,395 9,513
10,000,000 384 1,067 2,400 9,595

32
2.5. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
Kế hoạch điều tra thống kê gồm các bước sau:
B1. Xác định mục đích, yêu cầu của cuộc điều tra;
B2. Đối tượng, đơn vị và phạm vi điều tra;
B3. Thời gian điều tra và thời kỳ thu thập số liệu;
B4. Nội dung điều tra, phiếu điều tra;
B5. Loại điều tra, phương pháp thu thập thông tin;
B6. Kế hoạch tiến hành;
B7. Tổ chức thực hiện.
2.5.1. Xác định mục đích, yêu cầu của cuộc điều tra
Đây là khâu đầu tiên của quá trình nghiên cứu thống kê. Chúng ta
cần xác định đúng mục đích dựa trên các căn cứ sau:
Tình hình thực tiễn: Vấn đề nghiên cứu có phù hợp với thực tiễn
không; có những nghiên cứu nào về vấn đề này đã được thực hiện,
phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu đang áp dụng;
Yêu cầu cung cấp thông tin: Các thông tin cần thu thập từ đối
tượng nghiên cứu có liên quan đến các cá nhân, tổ chức nào, khả năng
tiếp cận nguồn thông tin có được thuận lợi hay khó khăn;
Khả năng về tài chính, nhân lực, thời gian: đây là khâu quan
trọng, vì chi phí cho việc nghiên cứu nguồn nhân lực thực hiện và thời
gian hoàn thành có đáp ứng với mục tiêu đề ra không.
2.5.2. Đối tượng, đơn vị và phạm vi điều tra
Xác định đối tượng điều tra là xác định những đơn vị tổng thể
thuộc phạm vi điều tra, cần được thu thập thông tin. Khi đối tượng
điều tra được chỉ rõ nghĩa là phạm vi nghiên cứu đã được xác định.
Việc xác định đối tượng điều tra trả lời cho câu hỏi “điều tra ai?
Xác định đơn vị điều tra là xác định đơn vị cung cấp thông tin.
Đơn vị điều tra chính là nơi phát sinh các tài liệu ban đầu, là nơi để
thu thập thông tin trong mỗi cuộc điều tra.
Trong thực tế, đối tượng điều tra và đơn vị điều tra có thể trùng
nhau hoặc khác nhau; Ví dụ: điều tra tình hình tiêu thụ điện năng của

33
các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tân Tạo thì cả đối tượng
điều tra và đơn vị điều tra đều là các doanh nghiệp trong khu công
công nghiệp Tân Tạo. Nếu điều tra thu nhập của công nhân làm việc
tại khu công nghiệp Tân Tạo thì đối tượng điều tra là các công nhân
đang làm việc trong khu công nghiệp Tân Tạo, còn đơn vị điều tra là
các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tân Tạo.
2.5.3. Thời gian điều tra và thời kỳ thu thập số liệu
Thời gian điều tra: là khoảng thời gian tiến hành thực hiện điều
tra; khoảng thời gian này cần xác định rõ, sao cho đủ để việc thu thập
số liệu. Tuy nhiên, nó còn tùy thuộc vào yêu cầu của đơn vị tổ chức
điều tra và các điều kiện khách quan khác như: cách thức chọn mẫu,
đối tượng điều tra...
Thời kỳ thu thập số liệu: là thời điểm xác định để thu thập số liệu,
việc xác định thời điểm phải nhất quán và phải được qui định rõ ràng
và bắt buộc mọi điều tra viên phải tuân thủ.
Ví dụ: Đề tài nghiên cứu về hoạt động xuất nhập khẩu của các
doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010- 2019 của sinh viên được thực
hiện năm 2020 thì thời gian điều tra là trong thời gian thực hiện đề tài
tức là năm 2020 nhưng thời kỳ thu thập số liệu là giai đoạn 2010-
2019.
2.5.4. Nội dung điều tra, phiếu điều tra
Nội dung điều tra: là các thông tin cần thu thập trên đối tượng
điều tra, các thông tin này phải được xác định và giải thích cụ thể cho
cán bộ điều tra hiểu và giải thích cho đối tượng điều tra hiểu rõ được
mục đích, nội dung của cuộc điều tra. Nội dung điều tra bao gồm các
thông tin chung về đối tượng điều tra, các chỉ tiêu/các tiêu chí điều tra.
Phiếu điều tra: là một mẫu được thiết kế sẳn bao gồm các câu hỏi
để cho người điều tra viên thu thập thông tin từ đối tượng điều tra.
Ví dụ 2.5: Nghiên cứu cách sử dụng thời gian nhàn rỗi của sinh
viên khoa quản trị kinh doanh trường đại học Công nghiệp thực phẩm
Tp. Hồ chí Minh. Hãy xác định tổng thể, mẫu và các thông tin cần
thiết để thu thập mẫu khảo sát.

34
- Tổng thể là sinh viên khoa quản trị kinh doanh trường đại học
công nghiệp thực phẩm Tp. Hồ chí Minh bao gồm các khóa đang theo
học;
- Mẫu là số sinh việc được chọn ra để tiến hành điều tra, theo tính
chất có thể chọn theo lớp học phần hay theo khóa, có thể chọn số mẫu
theo tỷ lệ của lớp, của khóa hay theo số lượng ấn định. Các thông tin
cần thiết để thu thập và thiết kế bảng hỏi có thể bao gồm:
 Thông tin cá nhân (tên, giới tính, năm sinh, khóa, lớp…);
 Thu nhập, nguồn thu nhập;
 Sở thích;
 Lượng thời gian nhàn rỗi /tuần;
 Cách sử dụng thời gian nhàn rỗi.
2.5.5. Loại điều tra, phương pháp thu thập thông tin
Loại điều tra: Dựa vào tính chất, nội dung, hình thức của cuộc
điều tra mà có thể chia thành các loại điều tra sau:
- Điều tra thường xuyên: là hình thức thu thập thông tin liên tục
theo thời gian, theo sát với quá trình biến động của hiện tượng nghiên
cứu. Ví dụ điều tra biến động nhân khẩu địa phương (sinh, tử, đi, đến);
hay tình hình nhân công tại doanh nghiệp. Ưu điểm là cập nhật thông
tinh nhanh chóng, kịp thời nhưng hạn chế là mất thời gian và phải có
bộ phận chuyên trách thường xuyên.
- Điều tra không thường xuyên: Tiến hành thu thập thông tin
không liên tục, phản ánh trạng thái của hiện tượng ở một thời điểm
hay thời kỳ nhất định theo nhu cầu. Thường dùng cho các hiện tượng
cần theo dõi thường xuyên nhưng chi phí điều tra lớn, hoặc các hiện
tượng không cần theo dõi thường xuyên. Ví dụ các bệnh nhân nhiễm
hay nghi ngờ bị cúm COVID-19 bị theo dõi trong thời gian bị bệnh
hay nghi ngờ, qua thời gian này coi như không theo dõi.
- Điều tra toàn bộ: Tiến hành điều tra tất cả các đơn vị của tổng
thể nên còn gọi là tổng điều tra. Như tổng điều tra dân số thực hiện 10
năm 1 lần vào các năm cuối XXX9, hay tổng điều tra nông nghiệp
nông thôn thực hiện 5 năm 1 lần vào các năm XXX1 và XXX6.

35
- Điều tra không toàn bộ: Thu thập thông tin của một số đơn vị
được chọn từ tổng thể chung. Với mục đích là có thông tin làm căn cứ
nhận định hoặc suy rộng cho tổng thể chung. Nó bào gồm các loại
điều tra sau:
Điều tra trọng điểm:
 Chỉ tiến hành thu thập thông tin ở bộ phận chủ yếu (bộ
phận chiếm tỷ trọng lớn) của tổng thể chung;
 Kết quả điều tra không dùng để suy rộng cho toàn tổng thể
nhưng giúp cho việc nắm được những đặc điểm cơ bản của
hiện tượng;
 Thích hợp với những tổng thể có các bộ phận tương đối
tập trung, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thể.
Điều tra chuyên đề
 Là điều tra để thu thập thông tin nhằm nghiên cứu một
chuyên đề nào đó;
 Thường dùng nghiên cứu những điển hình (tốt, xấu) để tìm
hiểu nguyên nhân, rút kinh nghiệm;
 Kết quả điều tra không dùng để suy rộng hoặc làm căn cứ
đánh giá tình hình cơ bản của hiện tượng.
Điều tra chọn mẫu
 Là tiến hành điều tra thu thập thông tin trên một số đơn vị
của tổng thể chung theo phương pháp khoa học sao cho
các đơn vị này phải đại diện cho cả tổng thể chung đó;
 Kết quả điều tra dùng để suy rộng cho cả tổng thể chung.
Các phương pháp thu thập thông tin: Có thể vận dụng 02 phương
pháp trực tiếp và gián tiếp; tuy nhiên mỗi phương pháp đều có những
ưu nhược điểm nhất định và nó phụ thuộc vào quan điểm và điều kiện
hiện có của người nghiên cứu.
- Thu thập trực tiếp: thông qua quan sát, phỏng vấn trực tiếp
- Thu thập gián tiếp: thông qua thông tin trung gian hay khai
thác từ các tài liệu văn bản hiện có.

36
Các hình thức tổ chức điều tra bao gồm: (1) báo cáo thống kê
định kỳ; (2) điều tra chuyên môn;
Báo cáo thống kê định kỳ
 Là hình thức tổ chức điều tra thống kê không thường
xuyên theo định kỳ, theo nội dung, phương pháp, chế độ
báo cáo thống nhất, do cơ quan có thẩm quyền qui định.
 Trong hình thức này sử dụng phổ biến loại điều tra toàn bộ
và không thường xuyên, thu thập thông tin gián tiếp.
 Chỉ thu thập được một số chỉ tiêu chủ yếu liên quan đến
lĩnh vực quản lý vĩ mô, phục vụ cho việc quản lý lãnh đạo
nền kinh tế.
Điều tra chuyên môn
 Là hình thức điều tra không thường xuyên, tiến hành theo
phương án điều tra.
 Không thường xuyên tổ chức.
 Không bắt buộc cung cấp thông tin.
2.5.6. Kế hoạch tiến hành
Kế hoạch tiến hành là qui trình thực hiện điều tra, nó cần được cụ
thể hóa thành các phần việc và phân nhiệm vụ cho tổ chức, cá nhân
thực hiện rõ ràng trong mốc thời gian cụ thể. Nó bao gồm các bước
sau:
Chuẩn bị điều tra
- Xây dựng phương án điều tra;
- Lập danh sách đơn vị điều tra;
- Ban hành phương án, quyết định điều tra;
- Xây dựng chương trình phần mềm (nhập tin, xử lý, tổng hợp kết
quả);
- Chuẩn bị tài liệu và hướng dẫn thực hiện phương án điều tra.

37
Triển khai điều tra
- Liên hệ với đơn vị/cá nhân thực hiện điều tra để hướng dẫn cách
thức điều tra;
- Triển khai thu thập số liệu theo phương án điều tra xây dựng
Xử lý, tổng hợp, báo cáo kết quả điều tra
Là tiến hành tập hợp, chỉnh lý và hệ thống hoá một cách khoa học
các thông tin thu thập được nhằm bước đầu chuyển một số đặc điểm
riêng của các đơn vị điều tra thành đặc điểm chung của tổng thể
nghiên cứu.
Các hình thức tổ chức tổng hợp
Tổng hợp từng cấp: thông tin được tổng hợp theo từng cấp, từ
cấp dưới lên cấp trên theo kế hoạch đã vạch sẵn.
Tổng hợp tập trung: Toàn bộ thông tin được tập trung về một
nơi để tiến hành tổng hợp.
Phân tích thống kê: Là việc nghiên cứu nêu lên một cách tổng hợp
bản chất và tính qui luật của hiện tượng trong điều kiện lịch sử nhất
định qua biểu hiện bằng số lượng là chủ yếu.
Yêu cầu trong phân tích thống kê
- Phải tiến hành trên cơ sở phân tích lý luận kinh tế- xã hội;
- Phải căn cứ vào toàn bộ sự kiện và đặt chúng trong mối liên hệ
ràng buộc lẫn nhau.
- Phải áp dụng các phương pháp khác nhau đối với những hiện
tượng có tính chất và hình thức phát triển khác nhau.
Dự đoán thống kê: Là việc căn cứ vào tài liệu thống kê về hiện
tượng nghiên cứu trong thời gian đã qua, dùng các phương pháp thích
hợp để tính toán các mức độ tương lai của hiện tượng kinh tế xã hội
nhằm đưa ra những căn cứ cho quản lý và điều hành.
Báo cáo, giải thích và truyền đạt kết quả nghiên cứu: Là bước
cuối cùng, trình bày các kết quả nghiên cứu thống kê cho các cơ quan
cấp trên, đơn vị thuê tư vấn…

38
2.5.7. Tổ chức thực hiện
Những qui định, nguyên tắc làm việc của các đơn vị điều tra, cách
thức kiểm tra, giám sát tiến độ điều tra, xử lý các phát sinh trong quá
trình điều tra.

2.6. SAI SỐ TRONG ĐIỀU TRA THỐNG KÊ


2.6.1. Khái niệm
Là chênh lệch giữa các trị số của tiêu thức điều tra mà ta thu thập
được so với trị số thực tế của hiện tượng nghiên cứu.
2.6.2. Các loại sai số thống kê thường gặp
- Sai số do ghi chép:
 Do đo lường: đại lượng đo lượng không đồng nhất, thiết bị
đo lường bị hư hỏng…
 Do trình độ, ý thức của điều tra viên: Không kiểm tra
chính xác thông tin, ghi chép không cẩn thận
 Do đơn vị điều tra: thiết kế bảng hỏi thiếu khoa học,
hướng dẫn qui trình điều tra không rõ ràng…
- Do kế hoạch điều tra: thời gian điều tra không phù hợp, khó tiếp
xúc đối tượng điều tra.
- Do lỗi in ấn biểu mẫu, phiếu câu hỏi …
- Sai số do chọn mẫu: Do việc chọn mẫu không mang tính đại
diện, nhất là phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
2.6.3. Các biện pháp hạn chế sai số
 Làm tốt công tác chuẩn bị điều tra: chuẩn bị mẫu biểu, phiếu
điều tra, tập huấn cho điều tra viên, kiểm tra, hướng dẩn điều
tra viên.
 Theo dõi, kiểm tra quá trình điều tra: phát hiện kịp thời các sai
sót của điều tra viên để chỉnh sữa kịp thời
 Làm tốt công tác tuyên truyền vận động: thông tin cho người
được điều tra hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc điều tra để họ
an tâm tham gia phỏng vấn và trả lời bảng hỏi.

39
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2
Trong chương 2, người học tiếp cận với các loại dữ liệu và các
phương pháp thu thập dữ liệu, nguồn dữ liệu và xác định các tiêu chí
cần thiết để thực hiện việc thu thập dữ liệu. Phân tích mối tương quan
giữa thu thập dữ liệu như là một công đoạn của quá trình điều tra khảo
sát, biết được cách thức chọn mẫu từ tổng để thu thập và xác định cỡ
mẫu cần thiết để khảo sát. Qua đây, người học có thể tự thu thập dữ
liệu cho một mục tiêu nghiên cứu cụ thể và sử dụng các công cụ cần
thiết trong thu thập dữ liệu phục vụ cho các nội dung phân tích thống
kê ở các chương sau.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2


Câu 1. Phân biệt dữ liệu thứ cấp với dữ liệu sơ cấp? Những tiện
tích và hạn chế của dữ liệu sơ cấp và thứ cấp?
Câu 2. Trình bày các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ
cấp và ưu nhược điểm của từng phương pháp?
Câu 3. Cỡ mẫu là gì? Trình bày các nguyên tắc để xác định cỡ
mẫu?
Câu 4. Có bao nhiêu bước thực hiện trong điều tra thống kê?
Trình bày khái quát nội dung của từng bước trong kế hoạch điều tra
thống kê?
Câu 5. Truy cập vào trang web https://www.indexmundi.com; lấy
dữ liệu giá theo thời gian (dữ liệu theo tháng của ít nhất 60 tháng gần
nhất) của 3 loại hàng hóa có quan hệ gần nhau; hoặc truy cập vào
trang https://www.stockbiz.vn/Stocks/aaa/HistoricalQuotes.aspx; lấy
dữ liệu giá cổ phiếu (dữ liệu theo ngày của ít nhất 60 phiên gần nhất)
của 3 mã cổ phiếu có cùng nhóm ngành với nhau; sau đó truy xuất và
lưu dữ liệu vào file excel để sử dụng cho bài tập các chương tiếp theo.

40

You might also like