You are on page 1of 2

Xác định loại dữ liệu và nguồn dữ liệu cần thu thập

Sau khi xác định mục tiêu nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần xây dựng danh mục nhu cầu
thông tin, xác định tính ưu tiên của các thông tin và nguồn dữ liệu.
Bước 1: Xây dựng danh mục nhu cầu thông tin
Cần phải xác định rõ chúng ta cần biết về điều gì?
VD: Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đới với thương hiệu ....
của công ty ......
Điều mong muốn được biết đó có thực tế và có liên quan đến khía cạnh nào của mục
tiêu nghiên cứu không?
Liệt kê danh mục thông tin cần thu thập.
Sinh viên sử dụng mẫu bảng sau để liệt kê danh mục thông tin cần thu thập:
Bảng 3.1. Danh mục thông tin cần thu thập của doanh nghiệp

STT Tên thông tin Mô tả cơ bản Tính ưu tiên

Bước 2: Xác định các nguồn thu thập dữ liệu


Sinh viên cần xác định
- Thông tin đó ở dạng nào: thứ cấp hay sơ cấp?
- Tìm thông tin đó ở đâu?
 Dữ liệu thứ cấp: Còn gọi là dữ liệu cấp 2, là những dữ liệu đã có sẵn, do người khác
đã thu thập và xử lý và được ghi nhận qua các nguồn nội bộ và nguồn bên ngoài.
Ưu điểm:
Tư liệu có sẵn
Có thể có được miễn phí hay mua với giá rẻ.
Có thể dễ tìm kiếm trên thị trường, trên Internet hay tại thư viện.
Nếu tìm được đúng thông tin cần thiết thì sẽ tiết kiệm được thời gian nghiên cứu.
Nhược điểm:
Vì là dữ liệu có sẵn nên chủ yếu là thông tin trong quá khứ hay gần đây. Dữ liệu được
thông tin trên báo chí có thể cập nhật đến hiện tại, nhưng có thể vẫn còn có những con
số chưa được tổng hợp hay xử lý.
Có thể có con số dự báo nhưng chưa phải là con số thực tế đến thời điểm ta cần cập
nhật.
Thông tin quá nhiều, quá rộng không thực sự cho ta biết được điều cần thiết. Việc thu
thập thông tin phải có phương pháp nếu không sẽ bị chìm ngập trong cả “rừng” thông
tin.
Nhiều nguồn thông tin có thể không chính xác hoặc đưa ra những co số không ăn khớp
hoặc trái ngược nhau mà không giải thích được.
Sinh viên có thể thu thập dữ liệu thứ cấp từ hai nguồn thông tin
Nguồn nội bộ: Là những tài liệu, con số của chính doanh nghiệp. Muốn nghiên cứu
có thể thu thập dữ liệu này qua:
Hóa đơn bán hàng, hóa đơn mua hàng.
Chứng từ thanh toán
Báo cáo bán hàng, tiếp thị, sản xuất hàng ngày, hàng tháng, quý...
Báo cáo tài chính.
Thư tín, thư khiếu nại của khách hàng.
Các văn bản nội bộ.
Nguồn bên ngoài bao gồm:
Các báo chí: Nhật báo, tuần báo, tạp chí, báo chuyên ngành.
Các sách nghiên cứu, sách giáo khoa.
Tài liệu của các cuộc hội thảo, báo cáo chuyên đề.
Các thông tin về đối thủ qua báo chí, truyền hình, quảng cáo, tài

You might also like