You are on page 1of 7

Souces of information : Nguồn thông tin.

Có 5 nguồn thông tin chính:

- Trí nhớ của khách hàng: qua những lần tìm kiếm thông tin
trước đây, những kinh nghiệm cá nhân và vài sự hiểu biết có
liên quan.

Ví dụ: Tìm kiếm thông tin về dịch vụ làm đẹp và có những đánh
giá nhất định về dịch vụ đó qua những feedback mà dịch vụ đó
mang lại.

- Các nguồn thông tin cá nhân: chẳng hạn như thông tin từ bạn
bè và gia đình. Đây là nguồn thông tin quan trọng đối với những
khách hàng khi họ tìm kiếm một dịch vụ chuyên nghiệp.

Ví dụ: Khách hàng thường hay tìm kiếm thông tin về dịch vụ
làm đẹp, dịch vụ y khoa qua bạn bè và người thân.

- Các nguồn thông tin độc lập: chẳng hạn như các nhóm
những người tiêu dùng và các cơ quan chính phủ. 

Ví dụ: Một nguồn thông tin độc lập chẳng hạn như Hội bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng khi chính phủ yêu cầu các doanh
nghiệp phải tiết lộ thông tin chi tiết về sản phẩm đặc biệt là các
sản phẩm liên quan đến an toàn sức khoẻ.
- Nguồn thông tin marketing: chẳng hạn như từ những người
bán hàng và từ quảng cáo.

Ví dụ: Các KOL trên tiktok, instagram,FB,youtube... giới thiệu


về sản phẩm, dịch vụ mà mình có nhu cầu sử dụng.

- Nguồn thông tin thử nghiệm: chẳng hạn như thông tin qua
các cuộc kiểm định hoặc thử nghiệm sản phẩm được công bố.

Ví dụ: CTCP Tập đoàn Lộc Trời cho nông dân thử nghiệm sản
phẩm thuốc trừ sâu.

* Việc tìm kiếm thông tin bao gồm hai hoạt động chính: tìm
kiếm thông tin bên trong và bên ngoài. 

Trước hết, người tiêu dùng sẽ nhớ lại những trải nghiệm với các
sản phẩm và thương hiệu trước đây. Hành động này được gọi là
tìm kiếm bên trong(Sự tìm kiếm bên trong bao gồm việc phục
hồi hay lục lọi những kiến thức, những hiểu biết trong trí nhớ)
Trường hợp mua lần đầu việc tìm kiếm các thông tin bên trong
xảy ra ngay sau khi nhu cầu được nhận ra, toàn bộ trí não hoạt
động, kiểm tra lại tất cả hiểu biết trong bộ nhớ về các thông tin
liên quan để cung cấp cho quá trình ra quyết định mua.
- Trường hợp mua những món hàng dùng thường xuyên như bột
giặt, dầu ăn, kem đánh răng hoặc các dịch vụ lặt vặt như sửa xe
máy, sửa chữa đồ điện tử gia dụng, ...tìm kiếm bên trong đủ để
họ ra quyết định mua. 
Trong trường hợp thông tin trong nhận thức không đủ, người
tiêu dùng sẽ tìm kiếm các thông tin bên ngoài. Điều này, đặc
biệt cần thiết khi người mua chưa có kinh nghiệm và kiến thức,
rủi ro trong quyết định mua cao và chi phí để thu thập thông tin
thấp. Các nguồn thông tin bên ngoài bao gồm: từ các cá nhân
như gia đình hoặc bạn bè; từ sách báo,thông tin trên TV và
nguồn do các nhà làm thị trường cung cấp, như thông tin từ
những người bán, quảng cáo, trưng bày hàng hóa trong cửa hàng
v.v…

Kết quả của việc tìm kiếm thông tin là giúp người tiêu dùng hiểu
biết thêm về các thương hiệu, sản phẩm hiện có cũng như các
tính năng của chúng. Qua đó, họ sẽ đưa ra các tiêu chuẩn lựa
chọn mua. Từ vô số các thương hiệu sản phẩm trên thị trường,
người tiêu dùng sẽ hướng sự chú ý của họ vào những sản phẩm
họ biết và những sản phẩm họ dự định lựa chọn.
Vì vậy, ở giai đoạn này, người tiêu dùng vẫn chưa sẵn sàng đưa
ra bất kỳ quyết định mua hàng nào mà chỉ đơn giản là tham
khảo nhiều sự lựa chọn khác nhau.

Ví dụ: Khi bạn muốn mua một cái tivi mới thì thông thường
quá trình tìm kiếm thông tin bên ngoài là rất cần thiết vì sản
phẩm này có sự
ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cao do đó nếu bạn chỉ
dựa vào kinh nghiệm, trí nhớ của mình thì sẽ không đạt kết quả
tốt trong việc mua sắm.
Đại dịch Covid-19 đã góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng của nhiều

người Việt Nam khi chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến.

Trong đó, các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, đồ dùng gia đình chiếm

tỷ lệ ngày càng cao. Số liệu điều tra cho thấy 53% người dùng mua sắm

thực phẩm online, chiếm tỷ lệ cao nhất; tiếp theo là giày dép, quần áo mỹ

phẩm với 43% và đồ dùng gia đình là 33%.


Dẫn đầu danh sách đó chính là Trung Quốc, khi sở hữu mật độ
dân số hơn 1 tỷ người, với khoảng 934.38 triệu người thường
xuyên truy cập Internet. Đất nước này vốn dĩ nổi tiếng với
những nhân tài về công nghệ và sở hữu những nhà máy sản xuất
công nghệ khổng lồ.Xếp sau đó là Ấn Độ với vị trí thứ hai trong
danh sách, có khoảng 696.77 triệu người dùng Internet trên đất
nước này.Sở hữu nhiều kết nối Internet dưới biển và một đường
kết nối trên bộ, chính phủ nước này đã và đang tìm cách tiếp tục
mở rộng sự phát triển của các hệ sinh thái dựa trên Internet. Nhờ
Internet mà Ấn Độ đã đạt được những tiếng vang đáng kể trong
giới công nghệ.Đứng ở vị trí thứ 3 đó chính là Hoa Kỳ, với
284.55 triệu người dùng Internet. Đây có thể nói là một con số
khá ấn tượng, vì tổng dân số của Hoa Kỳ đã là 324 triệu người.
Đây là quốc gia đã đặt nền móng khai sinh ra Internet trên thế
giới.Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia đứng vị trí thứ 11 trong
danh sách, với số dân khoảng 95.54 triệu người, trong đó có
khoảng 73.64 triệu người sử dụng Internet thường xuyên.

Được biết nước ta là một trong những nước có tốc độ phát triển
Internet nhanh nhất thế giới, với thời điểm bùng nổ Internet là
vào khoảng năm 2006 cho đến 10 năm sau. Một phần là nhờ các
gói dữ liệu Internet của Việt Nam cũng thuộc top rẻ nhất thế
giới và người dân cũng được phổ cập Internet rất dễ dàng.

You might also like