You are on page 1of 14

Các biện pháp kiểm soát hoạt động ngân hàng

Bài trước • Tại sao chính phủ phải kiểm soát hoạt động kinh doanh ngân
hàng?

Trả lời: • Đảm bảo ổn định của hệ thống

• Kiểm soát hành vi rủi ro của các ngân hàng

• Kiểm soát rủi ro hệ thống

• Bảo vệ khách hàng ít hiểu biết tài chính và ít thông tin

Bài này • Có các biện pháp kiểm soát nào?

• Vai trò ngày càng tăng của quy định về vốn và việc kiểm soát sự cẩn trọng.

• Các nhược điểm của các biện pháp kiểm soát

Các loại biện pháp kiểm soát

• Kiểm soát rủi ro hệ thống (systemic regulation)

• Khuyến khích sự cẩn trọng (Prudential regulation)

• Kiểm soát hành vi kinh doanh (conduct of business regulation)

Kiểm soát rủi ro hệ thống

• Mạng lưới an toàn của chính phủ

• Bảo hiểm tiền gửi (deposit insurance)

• Chính sách cho vay giải cứu (Lender of last resort)

Mạng lưới an toàn của chính phủ: Bảo hiểm tiền gửi

-Các NH có thể giải quyết tốt vấn đề lựa chọn ngược và nguy cơ đạo đức vì họ
cho vay theo cá nhân, nên hạn chế vấn đề ăn theo.

-Tuy nhiên, giải pháp này lại tạo ra một vấn đề bất cân xứng thông tin khác, vì
người gửi tiền thiếu thông tin về chất lượng của các khoản cho vay.

-Vấn đề này dẫn đến hai trường hợp nguy hại cho NH.

+ Thứ nhất, nếu NH vỡ nợ:


• Chờ rất lâu để NH thực hiện thanh lý tài sản và trả lại tiền gửi cho họ;

• Đến lúc nhận được tiền, có thể người gửi tiền chỉ được trả lại một phần khoản
tiền đã gửi.

• Khi không biết các NH làm gì với tiền của mình, người gửi tiền sẽ hạn chế gửi
tiền, khiến NH gặp khó khăn trong hoạt động.

+ Thứ hai, việc thiếu thông tin về tình hình tài chính của NH dễ khiến người gửi
tiền bị hoảng loạn, gây ra thiệt hại lớn cho nền kinh tế.

• Ví dụ: Ta không có bảo hiểm tiền gửi và nền kinh tế gặp cú sốc tiêu cực. Giả
sử 5% các NH gặp thua lỗ và phá sản

• Vì thông tin bất cân xứng, người gửi tiền không thể phân biệt NH tốt và NH
xấu.

• Do vậy, tất cả người gửi tiền đề hoang mang và sợ mất toàn bộ tiền gửi và sẽ
đổ xô đi rút tiền trước khi quá muộn.

• Sự không chắc chắn về sức khỏe của hệ thống NH có thể khiến cả NH tốt và
NH xấu sụp đổ nối đuôi nhau. Một tấm lưới an toàn của chính phủ cho người
gửi tiền có thể ngăn chặn làn sóng tháo chạy và hoảng loạn NH, và bằng cách
bảo vệ người gửi tiền, nó có thể khuyến khích người dân gửi tiền thêm vào hệ
thống NH.

LƯỚI AN TOÀN 1 : BẢO HIỂM TIỀN GỬI

• Công ty bảo hiểm tiền gửi sẽ trả lại cho người gửi tiền (với mức cao nhất là 50
(nay – 75 - 125) triệu) tiền gửi trong NH nếu NH phá sản.

• Khi được bảo hiểm tiền gửi, người gửi tiền không cần phải tháo chạy khỏi
NH, ngay cả khi họ lo ngại về sức khỏe tài chính của NH, vì họ sẽ nhận lại được
tiền của mình.

•Mỹ: tối đa 100,000 (nay- 250 000) dollar

•Từ 1930-33, ngay trước khi FDIC được thành lập, số lượng NH phá sản tại Mỹ
là trung bình 2000 NH/năm.

•Sau khi thiết lập FDIC năm 1934, số NH phá sản trung bình không quá 15
NH/năm cho đến năm 1981.

Lưới an toàn 2: Cho vay khẩn cấp


- Chính phủ trực tiếp hỗ trợ NH trong nước khi gặp khủng hoảng:

• Sự hỗ trợ này đôi khi dưới hình thức NHTW cho NH phá sản vay và thường
được gọi là “cho vay khẩn cấp-lender of last resort”.

• Đôi khi, nguồn vốn được chuyển trực tiếp từ chính phủ đến NH phá sản, hay
chính phủ mua lại các NH phá sản, theo đó đảm bảo tất cả người gửi tiền sẽ
nhận lại được tiền của mình.

- Tuy nhiên, bảo hiểm tiền gửi đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần
đây và được áp dụng ở rất nhiều nước.

-Khuyến khích sự cẩn trọng

• Vốn cổ đông làm giảm nguy cơ phá sản • Vốn cổ đông là vùng đệm hấp thụ
thua lỗ trong quá trình kinh doanh

• Ngân hàng có thể tìm kiếm rủi ro/không trung hòa rủi ro nhưng vẫn sẽ ổn nếu
họ có nhiều vốn cổ đông.

• Rủi ro lãi suất • Rủi ro tín dụng • Rủi ro ngoại bảng • Rủi ro hoạt động • …….
Yêu cầu về vốn • Vốn cổ đông làm giảm nguy cơ đạo đức: • Khi NH buộc phải
giữ lượng vốn cổ đông lớn hơn, họ sẽ thiệt hại nhiều hơn nếu thua lỗ, do vậy
buộc phải giảm hành vi rủi ro

. • Vốn cổ đông làm giảm rủi ro hệ thống • Khi các ngân hàng an toàn, cả hệ
thống sẽ an toàn

Nhận xét • Vốn cổ đông giúp giảm rủi ro phá sản

• Vốn cổ đông giúp khuyến khích hành vi cẩn trọng (giảm nguy cơ đạo đức)

• Vốn cổ đông giúp giảm rủi ro hệ thống Nhưng

• Vốn cổ đông cao làm giảm lợi nhuận kinh doanh ngân hàng (ROE) Vậy thì?

• Nếu để các ngân hàng tự quyết định thì họ sẽ chọn mức vốn cổ đông ra sao? •
Đây là lý do cần có quy định về vốn

Dạng quy định về vốn 1– quy định về đòn bẩy • Dạng thứ nhất là quy định tỉ lệ
đòn bẩy, tức là tỉ lệ vốn chia tổng tài sản. • Để được coi là NH có đủ vốn, tỉ lệ
đòn bẩy phải cao hơn 5%; • Tỉ lệ thấp hơn, đặc biệt là dưới 3%, sẽ khiến các
NH vi phạm quy định. • Trong suốt thập kỷ 80, lượng vốn tối thiểu của NH tại
Mỹ được quy định hoàn toàn dựa trên quy định tỉ lệ đòn bẩy tối thiểu. •Nhược
điểm: • Trong phạm vi đòn bẩy cho phép, ngân hàng vẫn có thể gia tăng tìm
kiếm rủi ro bằng cách đầu tư/cho vay rủi ro hơn. • Ngân hàng gia tăng các hoạt
động

Dạng yêu cầu vốn 2-yêu cầu vốn dựa trên rủi ro.

•Năm 1988, Hiệp định vốn Basel 1 được thành lập •Được áp dụng ở hơn 100
nước.

• Mục tiêu chung là: • Đẩy mạnh tính ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế.

• Nếu không có hiệp ước này, các ngân hàng sẽ có quyền tự quyết định lượng và
cơ chế thị trường sẽ quyết định lượng vốn cần thiết là bao nhiêu (thường là thấp
nhất có thể)

• Basel hướng tới mục tiêu bảo vệ toàn bộ hệ thống giống như vai trò của Quỹ
bảo hiểm tiền gửi bảo vệ người gửi tiền.

• Tạo một hệ thống ngân hàng quốc tế công bằng và thống nhất để giảm cạnh
tranh bất bình đẳng giữa các ngân hàng quốc tế

• Basel 1 định nghĩa vốn thành hai cấp

• Cấp 1 (Vốn lõi): • Gồm cổ phiếu và dự trữ chính thức của ngân hàng (ví dụ:
dự trữ dành riêng đề phòng nợ xấu, hay để điều hòa biến động trong thu nhập)

• Cấp 2 (Vốn bổ trợ): • Gồm tất cả các loại vốn khác như thu nhập từ đầu tư, nợ
dài hạn (trên 5 năm), và dự trữ ẩn (ví dụ, dự trữ thừa để dự phòng nợ xẩu). • Nợ
ngắn hạn không đảm bảo (hay nợ khác không đảm bảo) không được coi là vốn.

•Hiệp định Basel yêu cầu NH nắm giữ vốn bằng tối thiểu 8% tài sản điều chỉnh
rủi ro, vốn cấp 1 tối thiểu 4% tài sản điều chỉnh rủi ro

• Basel 1 xác định ba loại rủi ro tín dụng: • Rủi ro tín dụng nội bảng • Rủi ro tín
dụng ngoại bảng- giao dịch (ví dụ: rủi ro tín dụng xuất phát từ tài sản phái sinh)
• Rủi ro ngoại bảng- phi giao dịch (bao gồm các hợp đồng bảo lãnh, ….)

Các tài sản và hoạt động ngoại bảng được phân vào 4 nhóm.

Gia Phân loại tài sản


trọng
rủi ro
0% Tiền mặt và vàng giữ trong ngân hàng Những khoản nợ của các chính
phủ các nước OECD và Hoa Kỳ

20% Các khoản nợ của các ngân hàng các nước OECD Các chứng khoán
phát hành bởi các cơ quan của chính phủ Mỹ Chứng khoán của các
chính quyền địa phương

50% Các khoản vay trả góp nhà ở

100% Tất cả các khoản vay của các doanh nghiệp, các khoản vay của chính
phủ các nước kém phát triển, các khoản vay của ngân hàng không
thuộc khối OECD, cổ phiếu, địa ốc, nhà xưởng, và máy móc

• Các hoạt động ngoại bảng được áp tỉ lệ chuyển đổi thành hoạt động nội bảng
và sau đó được gia trọng bằng tỉ lệ hợp lý. • Ví dụ các hợp đồng bảo lãnh có tỷ
lệ chuyển đổi là 100%

Ví dụ 1 • Ngân hàng A có tài sản như sau:

• 1000 usd trái phiếu chính phủ

• 1000 usd trái phiếu chính quyền địa phương

• 1000 usd cho vay trả góp nhà ở

• 1000 usd cho vay doanh nghiệp

• 1000 usd bảo lãnh trả nợ

• Bảo lãnh nợ cho tư nhân là hợp đồng ngoại bảng

• Áp dụng tỷ lệ chuyển đổi là 100% để chuyển thành hoạt động nội bảng, tương
đương $1000 • Vì là hợp đồng cho công ty tư nhân khác nên tỷ lệ gia trọng rủi
ro là 100%

Phân loại tài sản Gia Tỉ Khối Khối Khối


trọng lệ lượng lượng lượng vốn
rủi ro yêu sau gia yêu cầu
cầu trọng tối thiểu
vốn
Trái phiếu chính phủ 0% 8% $1000 $0 $0
Trái phiếu chính quyền 20% 8% $1000 $200 $16
địa phương
Cho vay trả góp nhà ở 50% 8% $1000 $500 $40
Cho vay doanh nghiệp 100% 8% $1000 $1000 $80
Bảo lãnh trả nợ 100% 8% $1000 $1000 $80
Tổng 216

Ví dụ 2 • Ngân hàng B không tham gia giao dịch ngoại bảng

• 1000 usd trái phiếu chính phủ

• 1000 usd trái phiếu chính quyền địa phương

• 1000 usd cho vay trả góp nhà ở

• 1000 usd cho vay doanh nghiệp

• 1000 usd bảo lãnh trả nợ

Phân loại tài sản Gia Tỉ Khối Khối Khối


trọng lệ lượng lượng lượng vốn
rủi ro yêu sau gia yêu cầu
cầu trọng tối thiểu
vốn
Trái phiếu chính phủ 0% 8% $1000 $0 $0
Trái phiếu chính quyền 20% 8% $1000 $200 $16
địa phương
Cho vay trả góp nhà ở 50% 8% $1000 $500 $40
Cho vay doanh nghiệp 100% 8% $1000 $1000 $80
Bảo lãnh trả nợ 100% 8% $1000 $1000 $80

Tổng 136

Ví dụ 3 • Ngân hàng C không tham gia giao dịch ngoại bảng, đầu tư an toàn

• 1000 usd trái phiếu chính phủ

• 1000 usd trái phiếu chính quyền địa phương

• 2000 usd cho vay trả góp nhà ở

• 1000 usd cho vay doanh nghiệp

• 1000 usd bảo lãnh trả nợ

Phân loại tài sản Gia Tỉ Khối Khối Khối


trọng lệ lượng lượng lượng vốn
rủi ro yêu sau gia yêu cầu
cầu trọng tối thiểu
vốn
Trái phiếu chính phủ 0% 8% $1000 $0 $0
Trái phiếu chính quyền 20% 8% $1000 $200 $16
địa phương
Cho vay trả góp nhà ở 50% 8% $2000 $1000 $80
Cho vay doanh nghiệp 100% 8% $1000 $1000 $80
Bảo lãnh trả nợ 100% 8% $1000 $1000 $80
Tổng 96

Nhận xét

• Ngân hàng A cần đảm bảo vốn tối thiểu là $216. • Tương đương 216/4000 =
5.4% tổng tài sản

• Ngân hàng B cần đảm bảo vốn tối thiểu là $136. • Tương đương 136/4000 =
3.4% tổng tài sản

• Ngân hàng C cần đảm bảo vốn tối thiểu là $96. • Tương đương 96/4000 =
2.4% tổng tài sản

Ưu điểm • Càng tham gia vào các hoạt động rủi ro thì càng phải góp vốn nhiều.
• Rủi ro từ hoạt động ngoại bảng cũng được tính đến

Basel 1 bị chỉ trích về một số khía cạnh:

•Phân cấp rủi ro tín dụng hạn chế: • Basel 1 chỉ phân bốn cấp rủi ro tín dụng với
gia trọng tương ứng là 100%, 50%, 20%, và 0%, và yêu cầu vốn là 8%.

•Số đo rủi ro phá sản cứng nhắc: • Basel 1 quy định vốn tối thiểu 8% là đủ để
loại trừ phá sản. Tuy nhiên, nó không nói chi tiết về các loại phá sản khác nhau.
• Chỉ nói đến rủi ro tín dụng, • Rủi ro hoạt động và rủi ro lãi suất, … bị bỏ sót

• Không tính đến tác động của cấu trúc kỳ hạn và cấu trúc rủi ro tín dụng: •
Quy định vốn tối thiểu là giống nhau với các tài sản có thời hạn khác nhau. •
Các công ty có thể rủi ro khác nhau nhưng vẫn cùng gia trọng rủi ro

• Tính toán rủi ro đối tác phá sản quá đơn giản: • Basel 1 không tính tới các mức
rủi ro khác nhau của các loại tiền tệ khác nhau và rủi ro kinh tế vĩ mô của các
nước. • Nói cách khác, Basel 1 coi mọi người tham gia vào một thị trường đồng
nhất trên toàn thế giới, và điều này là không đúng.
• Không tính đến khả năng phân tán rủi ro: • Trong thực tế, tổng rủi ro của
nhiều tài sản không bằng rủi ro của từng tài sản cộng lại do khi các tài sản được
xét như là một gói đầu tư, hiệu ứng phân tán rủi ro sẽ xảy ra. • Vì vậy, cộng rủi
ro các tài sản mà không tính tới hiệu ứng phân tán rủi ro có thể cho kết quả sai.

Nhận xét • Hiệp định này vẫn còn kẻ hở cho hoạt động tìm kiếm rủi ro, trái với
dự định ban đầu. • Ngân hàng chọn cho vay dài hạn để lợi nhuận cao hơn với
cùng một mức vốn rủi ro bỏ ra • Ngân hàng chọn cho vay công ty rủi ro hơn với
cùng mức vốn rủi ro bỏ ra

• Việc cải thiện yêu cầu vốn của NH sẽ vẫn tiếp diễn. • Khi ngành NH thay đổi,
các quy định về vốn NH phải thay đổi theo để đảm bảo sự an toàn và lành mạnh
của hệ thống NH.

• Để giải quyết vấn đề này, ủy ban Basel đã soạn thảo các đề xuất cho một hiệp
định mới, thường gọi là khuông khổ Basel 2. • Hiện tại, đề xuất khuông khổ
Basel 3

Kiểm soát về hành vi kinh doanh

• Tại sao Ngân hàng trung ương can thiệp trực tiếp vào hoạt động của ngân hàng
thương mại?

• Ngay cả khi không có lưới an toàn của chính phủ, các NH vẫn có động lực tìm
kiếm rủi ro. • Tài sản rủi ro có thể mang lại lợi nhuận lớn cho NH nếu thành
công. • Nhưng nếu khoản đầu tư không thành công và NH phá sản, người gửi
tiền sẽ chịu thiệt hại chính.

•Đa số người gửi tiền không thể áp kỷ luật lên NH.

• Nếu người gửi tiền có thể giám sát NH dễ dàng thông qua thông tin hoạt động
của NH, họ sẽ ngay lập tức rút tiền khi nghi ngờ NH đang tìm kiếm thêm rủi ro.
• Để tránh việc mất tiền gửi, NH sẽ phải hạn chế hoạt động rủi ro. • Không may
là việc tìm kiếm thông tin về hoạt động của NH để đánh giá rủi ro của NH là rất
khó khăn. • Chính phủ có lý do chính đáng để kiểm soát các hành vi của NH để
giảm rủi ro

Các biện pháp kiểm soát

• Giới hạn nắm giữ tài sản,

• Quy định về thành lập và thanh tra,


• Đánh giá về quản trị rủi ro,

• Yêu cầu công bố thông tin,

• Bảo vệ người tiêu dùng,

• Giới hạn cạnh tranh. Giới hạn tài sản nắm giữ

• Quy định giới hạn NH nắm giữ các loại tài sản rủi ro như cổ phiếu, • Quy định
về cho vay: • ví dụ không quá 15% vốn chủ sở hữu/khách hàng, không cho vay
giám đốc, người thân…. • Yêu cầu phân tán tài sản,

Thành lập và thanh tra •Giám sát những người điều hành NH và cách điều
hành NH, hay còn gọi là giám sát NH hay giám sát an toàn, là một phương pháp
quan trọng để giảm lựa chọn ngược và nguy cơ đạo đức trong kinh doanh NH.

• Cấp phép thành lập NH là cách để giảm vấn đề lựa chọn ngược này: thông
qua việc cấp phép, các đề xuất thành lập NH mới sẽ được sàn lọc và những
người không phù hợp sẽ không được phép quản lý NH.

• Việt Nam: • Vốn tối thiểu là 3000 tỉ • Các quy định về các cổ đông sáng lập
và các nhân sự trong NH

Ví dụ: Mỹ • Để được cấp phép, những người lập NH phải nộp một bảng đăng
ký, trình bày kế hoạch hoạt động của NH.

• Khi đánh giá bảng đăng ký, cơ quan quản lý sẽ thẩm định tính khả thi bằng
cách kiểm tra chất lượng của ban quản trị NH, lợi nhuận kỳ vọng của NH, và
lượng vốn ban đầu của NH.

• Trước năm 1980, cơ quan cấp phép còn kiểm tra nhu cầu dịch vụ NH tại địa
phương thành lập NH.

• Thường thì họ sẽ không cấp phép cho NH mới nếu các NH cũ sẽ gặp thiệt hại.
• Ngày nay, biện pháp hạn chế cạnh tranh này (lấy lý do đảm bảo an toàn cho hệ
thống) không còn được xem trọng bởi các cơ quan cấp phép.

• Các kỳ thanh tra thường kỳ, giúp các cơ quan chức năng giám sát việc tuân thủ
quy định về vốn và giới hạn tài sản của NH, cũng giúp giảm nguy cơ đạo đức

. • Những người thanh tra NH sẽ xếp hạng theo mô hình CAMELS

• Capital adequacy: an toàn vốn


• Asset quality: chất lượng tài sản

• Management: quản trị

• Earnings: lợi nhuận

• Liquidity: thanh khoản

• Sensitivity to market risk: rủi ro thị trường

• Với những thông tin này về hoạt động của NH, cơ quan quản lý có thể thúc
đẩy việc tuân thủ quy định bằng cách đưa ra các lệnh “đình chỉ và khắc phục”
(cease and desist) để thay đổi hành vi của NH hay thậm chí đóng cửa NH nếu
xếp hạng CAMELS quá thấp

. • Các hành động này sẽ làm giảm nguy cơ đạo đức, bằng cách hạn chế NH
chấp nhận quá nhiều rủi ro và giảm vấn đề lựa chọn ngược, vì khi có ít cơ hội
liều lĩnh, những thương gia liều lĩnh sẽ không tham gia vào ngành NH.

• Một khi một NH đã được cấp phép, nó phải nộp các bảng báo cáo (thường là
theo quý) về tài sản và nợ của NH, thu nhập và cổ tức, cấu trúc sở hữu, hoạt
động ngoại hối, và các chi tiết khác

. •NH cũng chịu sự thanh tra của các cơ quan chức năng để đảm bảo điều kiện
tài chính của nó ít nhất 1 lần mỗi năm

• Thanh tra NH được thực hiện bởi những thanh tra viên, và đôi khi đưa ra kết
luận xấu về NH.

• Thanh tra viên sẽ nghiên cứu sổ sách để xem NH có tuân thủ các quy định và
luật pháp không.

• Nếu NH nắm quá nhiều chứng khoán hay khoản cho vay rủi ro, thanh tra sẽ
buộc NH giảm lượng này xuống.

• Nếu thanh tra cho rằng một khoản vay khó có thể thu hồi, họ có thể buộc NH
tuyên bố khoản vay vô giá trị (và loại ra khỏi sô sách).

• Nếu sau khi thanh tra, các thanh tra viên nghĩ rằng NH không có đủ vốn cổ
đông hay thực hiện giao dịch không minh bạch, NH đó có thể bị xếp vào nhóm
“NH có vấn đề” và sẽ bị thanh tra thường xuyên hơn.
Đánh giá quản trị rủi ro • Theo truyền thống, thanh tra trực tiếp NH sẽ tập
trung chủ yếu vào đánh giá chất lượng bảng cân đối tại thời điểm cụ thể và đánh
giá sự tuân thủ yêu cầu về vốn và giới hạn tài sản nắm giữ.

• Dù trọng tâm truyền thống là quan trọng trong việc giảm hành vi liều lĩnh của
NH, nó không đủ trong thế giới hiện đại, • trong đó các phát minh tài chính đã
tạo ra nhiều thị trường và công cụ mới để giúp NH và nhân viên dễ dàng đánh
cược lớn hơn.

• Trong môi trường tài chính mới này, NH lành mạnh tại một thời điểm có thể
bị phá sản nhanh chóng: • Khi các thua lỗ trong giao dịch tự doanh, như trường
hợp của Barings năm 1995 (233 năm tuổi).

• Nick Leeson giao dịch phái sinh (trái quy định), lỗ 1.4 tỷ usd (gấp 2 lần vốn
ngân hàng dành cho hoạt động giao dịch) • Ngân hàng ING mua lại Barings
Bank với giá £1 3/16/202319

•Do vậy, thanh tra chỉ tập trung vào tình trạng tài chính của NH tại một thời
điểm có thể không giúp đánh giá liệu một NH có gặp rủi ro thái quá trong tương
lai gần hay không.

• Sự thay đổi trong môi trường tài chính đã dẫn đến sự thay đổi trong quan
điểm về quá trình giám sát NH trên khắp thế giới. • Các thanh tra NH giờ chú
trọng hơn đến việc đánh giá hiệu quả quy trình kiểm soát rủi ro của NH

• Giờ đây, các thanh tra NH các nước đưa ra các mức xếp hạng quản trị rủi ro từ
1 đến 5 để làm đầu vào cho hệ thống xếp hạng CAMELS.

• Bốn tiêu chí của một hệ thống quản trị rủi ro lành mạnh là:

• (1)Chất lượng giám sát của HDQT và các giám đốc cấp cao,

• (2) Sự đầy đủ của các chính sách và các giới hạn đối với các hoạt động rủi ro
cao,

• (3) Chất lượng của hệ thống đo lường và giám sát rủi ro, và

• (4) Sự đầy đủ của các biện pháp kiểm soát lừa đảo và hoạt động không phép
của các nhân viên.

Yêu cầu công bố thông tin • Vấn đề ăn ké cho thấy rằng người gửi tiền và các
chủ nợ khác của NH sẽ không có động lực để sản xuất thông tin tư nhân về chất
lượng tài sản của NH.
• Để đảm bảo thông tin đầy đủ đến với thị trường, cơ quan quản lý có thể yêu
cầu NH: • Tuân thủ theo một số quy tắc kế toán, và

• Công bố một số các thông tin để giúp thị trường đánh giá chất lượng tài sản
và mức độ rủi ro của NH.

• Càng công bố nhiều thông tin về chất lượng tài sản NH sẽ càng giúp nhà đầu
tư, chủ nợ, và người gửi tiền dễ đánh giá và giảm sát NH và do vậy, ngăn NH
tìm kiếm quá nhiều rủi ro. VD: báo cáo tài chính quý và năm

Bảo vệ người tiêu dùng • Sự tồn tại của thông tin bất cân xứng cũng cho thấy
rằng người tiêu dùng có thể không có đủ thông tin để tự bảo vệ mình. • VN: •
Luật bảo vệ người tiêu dùng • Luật bảo hiểm tiền gửi • Còn nhiều bất cập: • Vay
tiêu dùng không được cung cấp thông tin đầy đủ… • ATM hết tiền • Thu phí
các giao dịch…

Giới hạn cạnh tranh • Tăng cạnh tranh cũng có thể làm tăng nguy cơ đạo đức
ở các NH, vì NH sẽ bị áp lực tìm kiếm thêm rủi ro do áp lực giảm lợi nhuận. •
Do vậy, chính phủ ở nhiều nước đã ban hành các quy định bảo vệ NH khỏi cạnh
tranh quá mức.

Những quy định này có hai dạng: • Thứ nhất là các quy định hạn chế việc lập
chi nhánh, ví dụ: • Số vốn điều lệ đối ứng để lập một chi nhánh nội thành của
thành phố Hà Nội và Tp.HCM tăng lên gấp ba lần, tức 300 tỷ đồng; trong khi ở
các địa bàn khác vẫn giữ nguyên là 50 tỷ đồng. • Ngân hàng nào đã hoạt động
trên 12 tháng dự kiến mỗi năm cũng không được thành lập quá 5 chi nhánh
trong một năm; mới hoạt động dưới 12 tháng thì không mở quá 3 chi nhánh
trong một năm…

•Hình thức thứ hai bao gồm quy định ngăn các tổ chức phi NH cạnh tranh với
NH trong mảng dịch vụ NH, • Không được nhận tiền gửi • Không được thực
hiện dịch vụ thanh toán

• Dù giới hạn cạnh tranh có thể giúp duy trì sức khỏe của NH, các biện
pháp này cũng có nhược điểm: • Chúng làm tăng chi phí cho khách hàng và •
Giảm sự hiệu quả của các tổ chức NH vì thiếu cạnh tranh. • Phát minh tài chính
giúp lách quy định (ATM, online banking, e-money,….) • Xu hướng giảm kiểm
soát cũng khiến các doanh nghiệp ngoài ngành ngân hàng tham gia hoạt động
ngân hàng
•Do vậy, dù sự tồn tại của thông tin bất cân xứng giải thích cho các quy định
hạn chế cạnh tranh, nó không có nghĩa là các quy định này sẽ có hiệu quả và có
lợi.

Những hạn chế của các biện pháp kiểm soát • Lưới an toàn của chính phủ
tạo nên nguy cơ đạo đức mới,

• Các ngân hàng sẽ gia tăng tìm kiếm rủi ro:

• Vấn đề Quá lớn để sụp đổ (Too big to fail) và vấn đề Quá quan trọng để sụp
đổ (Too important to fail): các ngân hàng cố tình phát triển quy mô và mức độ
phức tạp trong hoạt động kinh doanh và càng tìm kiếm rủi ro vì họ tin rằng
chính phủ sẽ phải giải cứu khi có vấn đề vì nếu không sẽ gây nguy hiểm cho
toàn hệ thống.

• Các cơ quan quản lý thường đi sau ngân hàng: • Khi tìm kiếm rủi ro, các tổ
chức tài chính có động cơ tìm cách lách luật. Do vậy, chúng ta đang quản lý các
mục tiêu di động: các cơ quan quản lý phải chơi trò mèo bắt chuột với các tổ
chức tài chính – các tổ chức tài chính tìm cách lách luật, các cơ quan quản lý lại
tìm cách bổ sung luật.

• Các cơ quan quản lý liên tục phải đối mặt với các thách thức mới của một
hệ thống tài chính thay đổi liên tục: • Phát minh tài chính • Sự phát triển công
nghệ ngân hàng (Online banking, …)

• Cơ quan quản lý và giám sát không có đủ nguồn lực hay kỹ thuật để đối phó
với những nhân viên thông minh tại các tổ chức tài chính, những người luôn tìm
ra các che dấu các hoạt động hay tìm cách lách luật. • Các cơ quan quản lý và
giám sát có thể chịu áp lực chính trị và vận động hành lang • Không thực hiện
tốt công việc của mình. • Ra luật có lợi cho một số nhóm lợi ích

• Chi phí tuân thủ cao đối với các ngân hàng: • Chi phí tuân thủ Basel 2: khảo
sát 2004 của S&P Solution với 30 ngân hàng (tài sản trung bình 100 triệu usd)
cho thấy chi phí tuân thủ là từ 1 – 100 triệu USD.

• Khảo sát 2004 của The Economist: chi phí áp dụng quy định mới là khoảng
0.05% tổng tài sản, tức khoảng 100 – 200 triệu usd, cho các ngân hàng lớn nhất.

• Vì những lý do này, không có gì đảm bảo rằng các cơ quan quản lý và giám
sát NH sẽ thành công trong việc tạo ra một hệ thống tài chính lành mạnh.
3/16/202324
• Các nhóm biện pháp • Kiểm soát rủi ro hệ thống (systemic regulation)

• Kiểm soát sự cẩn trọng (Prudential regulation)

• Kiểm soát hành vi kinh doanh (conduct of business regulation)

• An toàn hệ thống - Mạng lưới an toàn của chính phủ

• Bảo hiểm tiền gửi

• Cho vay khẩn cấp

• Gia tăng sự cẩn trọng - Quy định về vốn an toàn

• Tỷ lệ đòn bẩy

• Tỷ lệ vốn rủi ro

• Kiểm soát hành vi

• Giới hạn nắm giữ tài sản,

• Quy định về thành lập và thanh tra,

• Đánh giá về quản trị rủi ro,

• Yêu cầu công bố thông tin,

• Bảo vệ người tiêu dùng

, • Giới hạn cạnh tranh.

Hạn chế: • Lưới an toàn của chính phủ tạo nên nguy cơ đạo đức mới

• Các cơ quan quản lý thường đi sau ngân hàng

• Các cơ quan quản lý liên tục phải đối mặt với các thách thức mới của một hệ
thống tài chính thay đổi liên tục

• Cơ quan quản lý và giám sát không có đủ nguồn lực hay kỹ thuật

• Các cơ quan quản lý và giám sát có thể chịu áp lực chính trị và vận động hành
lang • Chi phí tuân thủ cao đối với các ngân hàng

Tóm tắt •Hiểu về lý thuyết đằng sau các quy định không có nghĩa là việc quản
lý và giám sát hệ thống NH là dễ dàng và hiệu quả.

You might also like