You are on page 1of 1

1. Dữ liệu thứ cấp là gì?

Nhà nghiên cứu cần lưu ý những yếu tố nào khi thu thập dữ
liệu thứ cấp?
- Dữ liệu thứ cấp: dữ liệu được thu thập từ các nguồn tài liệu sẵn có.
- Khi thu thập dữ liệu thứ cấp, nhà nghiên cứu cần lưu ý những yếu tố sau:
+ Giá trị và độ tin cậy: giá trị này thay đổi tùy theo nguồn thông tin. Thông tin từ
các báo cáo của chính phủ có độ tin cậy cao hơn thông tin từ các ghi chép của bản
thân.
+ Định kiến cá nhân: các thông tin trích từ ghi chép cá nhân hay báo, tạp chí có thể
bị ảnh hưởng bởi quan điểm cá nhân của người viết, vì vậy các thông tin này ít
khách quan và chính xác hơn so với các báo cáo nghiên cứu.
+ Sự sẵn có của dữ liệu: không phải lúc nào thông tin cần cho nghiên cứu cũng sẵn
có. Phải chắc chắn có các thông tin cần thiết cho nghiên cứu trước khi tiến hành
nghiên cứu
+ Định dạng: thông tin từ nguồn thứ cấp phái có ở định dạng tương thích với định
dạng được yêu cầu trong nghiên cứu.
2. Dữ liệu sơ cấp là gì? Nhà nghiên cứu cần xem xét những yếu tố nào khi chọn lựa
phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp?
3. Nhà nghiên cứu cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào khi viết câu hỏi cho bảng
khảo sát?
- Nên bắt đầu bảng câu hỏi bằng những câu hỏi dễ trả lời
- Không nên bắt đầu câu hỏi bằng các câu hỏi mở
- Nên hỏi theo trình tự thời gian, bắt đầu sự kiện xảy ra lâu nhất cho đến sự kiện xảy
ra gần đây nhất.
- Các câu hỏi trong một phần của bảng câu hỏi cần có mối liên hệ logic với nhau,
cùng đề cập đến một chủ đề. Khi chuyển sang một chủ đề khách, cần có các câu
chuyển ý.
- Nên xây dựng bảng câu hỏi càng ngắn, càng tốt, chỉ hỏi những gì cần hỏi. Nếu
bảng câu hỏi quá dài, người trả lời có nhiều khả năng không đủ thời gian và kiên
nhẫn để hoàn thành bảng câu hỏi.
4. Trình bày quy trình thiết kế bảng câu hỏi khảo sát.

You might also like