You are on page 1of 6

YÊU CẦU VIẾT ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

ĐẶT VẤN ĐỀ: 1-2 trang


- Tính thường gặp của bệnh nghiên cứu (trong nước, ngoài nước) nêu tỷ lệ gặp.
- Tính nguy hiểm của bệnh nghiên cứu với sức khỏe trẻ (biến chứng, di chứng,
tử vong).
- Chẩn đoán và xử trí sớm bệnh sẽ cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ, giảm tỷ
lệ tử vong và di chứng
- Chẩn đoán xác định bệnh dựa vào lâm sàng, xét nghiệm gì?. Khó khăn gì khi
chẩn đoán
- Vấn đề mình định nghiên cứu đã có nhiều người làm chưa (trong, ngoài nước)
có giá trị thực tiễn như thế nào?
- Tại sao mình lại chon hướng nghiên cứu đó? nhằm mục đích gì?
- Mục tiêu nghiên cứu

*Lưu ý: phần này cần trích dẫn càng nhiều tài liệu tham khảo cập nhật càng tốt

I. TÔNG QUAN: 10-15 trang


1.Tập hợp cơ sở lý luận về vấn đề mình sẽ nghiên cứu
- Lịch sử bệnh nghiên cứu (nếu có)
- Những mốc quan trọng trong chẩn đoán, điều trị bệnh
- Dịch tễ bệnh: trong ngoài nước
- Sinh lý bệnh
- Nguyên nhân
- Lâm sàng
- CLS
- Chẩn đoán xác định
- Nguyên tắc điều trị
2. Những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề mình sẽ
nghiên cứu
- Trong nước
Cách viết ngắn gọn: (tác giả, năm công bố, nghiên cứu về vấn đề gì? ở bao
nhiêu bệnh nhân? Ghi nhận kết quả như thế nào? Rút ra kết luận gì? Trích dẫn
nguồn [? ].
- Ngoài nước (tương tự trên)

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (5-10 trang)


3.1.Đối tượng nghiên cứu
- Tiêu chuẩn chọn bệnh
-Tiêu chuẩn loại trừ
3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu
- Mẫu nghiên cứu
- Biến nghiên cứu (lập bảng biến số nghiên cứu dựa theo bảng dự kiến kết quả
và protocol nghiên cứu)
- Định nghĩa các biến nghiên cứu
- Các bước thực hiện
- Sơ đồ nghiên cứu (nếu được)
- Xử lý số liệu theo phương pháp gì.
III. DỰ KIẾN KẾT QUẢ 7-10 trang
(Lập bảng trống bám sát mục tiêu nghiên cứu từ 20-25 bảng)
để biết cách lập các bảng kết quả dự kiến có chất lượng tốt phục vụ cho vấn đề
viết khi bảo vệ cần phải tham khảo ít nhất 3 đề tài đã được bảo vệ tại thư viện
liên quan gần với việc mình nghiên cứu để biết cách thiết kế bảng.
3.1.Đặc điểm đối tương nghiên cứu (3-5 bảng)
3.2. Mục tiêu 1 (10 bảng)
3.2. Mục tiêu 2 (10 bảng)
Lưu ý: những bảng kết quả phải có những biến cụ thể và các biến này phải
được thể hiện cụ thể trong Protocole nghiên cứu

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO (25-30 tài liệu)


- Sắp xếp theo trình tự Tiếng việt trước, tiếng nước ngoài sau
- Xếp theo thứ tự tên ABC
- Xếp năm cập nhật trước cho cùng 1 tác giả có nhiều nghiên cứu

PROTOCOL NGHIÊN CỨU (1-2 trang)


Cần lập một cách chi tiết rõ ràng. Các biến cần lập để lấy được thông tin
cụ thể như định lượng, hoặc định tính thì qua các câu mỏi mở để khai thác
được thông tin rõ ràng. Hạn chế lập các biến chỉ có tăng giảm, hoặc có không
mà thôi.
I-Hành chính
Tên, Tuổi, Giới, Địa chỉ, Số hồ sơ, Ngày nhập viện
II-Khám lâm sàng
-Tiền sử bệnh: mẹ, con, các yếu tố liên quan
-Lâm sàng: Các biến nghiên cứu (ưu tiên thiết kế biến định lượng, câu hỏi mở,
hạn chế dùng có-không, tăng-giảm)
-Xét nghiệm: ghi giá trị cụ thể của biến số
- Chẩn đoán xác định bệnh
- Diễn tiến bệnh

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN


-Thời gian thông qua đề cương
- Thời gian lấy số liệu
- Thời gian xử lý số liệu và viêt luận văn
- Thời gian thông qua bộ môn và bảo vệ tại trường
YÊU CẦU CHUẨN BỊ TỪNG BƯỚC CHO VIẾT LUẬN VĂN BẢO VỆ

1. Cách tìm và sử dụng tài liệu tham khảo để viết luận văn
- Chọn từ khóa tiếng việt và tiếng Anh, Pháp liên quan đến đề tài của mình gõ
vào Google để tìm.
- Khi đã tìm được 1 hoặc vài tài liệu liên quan đến đề tài của mình rồi thì tìm
xem tài liệu tham khảo của bài báo đó tham khảo từ đâu sẽ tìm ra được thêm
nhiều bài liên quan đến nghiên cứu của mình.
- Cố gắng tìm cho được khoảng > 60 tài liệu liên quan đến đề tài của mình thì
bắt đầu đọc. Khi đọc có tài liệu nào nội dung không liên quan thì loại ra luôn
cho khỏi mất thời gian đọc lại.
2. Dựa trên các đề mục trong tổng quan và các bảng kết quả dự kiến chi
tiết bám sát mục tiêu và protocole nghiên cứu để viết tổng quan và bàn
luận trước khi có kết quả cụ thể của mình:
- Bắt đầu chọn những tài liệu liên quan nhất đến đề tài để đọc trước
- Đọc đến đâu là trích dẫn ra và sử dụng ngay lập tức dựa trên những vấn đề liên
quan đến toàn bộ nghiên cứu của mình. khi đọc xong hết tài liệu đó là đánh số
thứ tự ngày và cất luôn không cần đọc lại nữa. Tuyệt đối không đánh dấu trong
tài liệu rồi đợi khi có số liệu kết quả để viết rồi mới đọc vì như vậy mình sẽ
không kịp viết đến khi thời gian gấp đọc không kịp sẽ chẳng bàn luận được gì.
Ví dụ áp dụng cụ thể:
* Để chuẩn bị cho việc đọc và trích dẫn tài liệu tham khảo liên quan đến
nghiên cứu của mình cần làm những việc sau:
- Trước tiên:
+ Lập 1 file TLTK riêng trên máy của mình, lập danh sách những TLTK nào mà
thực sự có thể dùng tham khảo được thì đánh số tài liệu theo thứ tự mình đọc
được. Đọc đầu tiên là số 1 sau đó đến số 2,3,4...lúc này chưa cần sắp xếp thứ tự
như yêu cầu của luận văn. Chỉ đến khi kết thúc việc viết thì mới sắp xếp lại để
tránh sai lạc vị trí trích dẫn.
+ Lập các file riêng cho từng phần như: ĐVĐ và Tổng quan vào 1 file. PPNC
vào 1 file và KQ dự kiến vào 1 file riêng đây là 3 file chính để tập hợp trích
dẫn sử dụng các tài liệu tham khảo khi mình đọc được.
- Bước thứ 2: bắt đầu đọc từng tài liệu tham khảo liên quan
Cách đọc sử dụng TLTK như thế nào? Ví dụ tài liệu đầu tiên dùng được:
+ Đánh số TLTK: đánh số 1 và ghi toàn bộ tên tác giả năm công bố, tên nghiên
cứu, tạp chí đăng, số trang đúng như mẫu qui định của BGD-DT vào trong file
TLTK
+ Bắt đầu đọc phần đầu tiên của TLTK số 1: phần đầu bài báo là đặt vấn đề:
phần này thường đề cập đến lý do vì sao người ta nghiên cứu nên có thể dùng ý
của họ trích dẫn cho đặt vấn đề của mình chọn những ý dựa như hướng dẫn ở
phần ĐVĐ của đề cương. Sau khi trích dẫn đánh số tài liệu tham khảo cuối câu
[1],[...].
+ Đọc phần phương pháp nghiên cứu của họ: phần này giúp mình trong chọn
tiêu chuẩn chẩn đoán, tiêu chuẩn chọn bệnh, tiêu chuẩn lọai trừ và nhóm chứng
nếu có cũng như phương pháp xử lý số liệu. Trích dẫn phần này trong file
PPNC nội dung trích dẫn cuối câu [1]
+ Đọc phần kết quả và bàn luận của họ: phần này mình tìm những số liệu kết
quả của họ liên quan đến bảng kết quả nghiên cứu dự kiến của mình. Nếu tìm
thấy số liệu cụ thể như tỷ lệ % các dấu hiệu họ gặp trong nghiên cứu hoặc các
nhận xét của họ trong kết quả hoặc bàn luận liên quan đến phần kết quả dự kiến
của mình nếu số liệu đó liên quan đến bảng nào của mình thì trích dẫn kết quả
đó của họ vào ngay dưới bảng dự kiến kết quả tương ứng cuả mình. Trích dẫn
phần này vào trong file KQNC của mình và cuối câu [1].
Tiếp tục như vậy với TLTK tiếp theo đánh số 2,3,4....

You might also like