You are on page 1of 3

2.1.

2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế


Hạn chế
- Mức lương thấp, thậm chí phi thị trường, dẫn đến khó tuyển dụng
các vị trí quản lý đòi hỏi trình độ cao, có kinh nghiệm. Hơn nữa, mức lương
hiện nay không đảm bảo được mức sống cho người lao động.
- Chính sách thuế thu nhập cá nhân chưa thật sự hiệu quả
- Theo Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM, nhiều cán bộ, công chức,
viên chức, NLĐ rời bỏ công việc ở khu vực công. Thu nhập không đủ, áp lực
của nhóm cán bộ, công chức, viên chức đang gặp phải trong quá trình làm việc
hiện nay lớn hơn rất nhiều so với mức lương được nhận, dẫn đến việc người ta
sẵn sàng rời bỏ công việc.
Nguyên nhân của hạn chế
Chưa vận hành theo cơ chế thị trường mà do Nhà nước quy định, bị ràng
buộc với nhiều chính sách xã hội khác và bị phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.
Việc điều chỉnh lương tối thiểu vẫn bị coi là gánh nặng của ngân sách nhà nước
và tiền lương chỉ đơn thuần là phân phối cho tiêu dùng cá nhân, chưa được coi
là đầu tư cho người lao động; Dù thay đổi liên tục những vẫn còn quá nhiều bất
cập. Vai trò điều tiết của chính sách tiền lương còn yếu kém trong phân bổ
nguồn lực, cân đối cung - cầu lao động và đảm bảo công bằng, chưa kiểm soát
được thu nhập của người dân.
Việc thu thuế thu nhập cá nhân còn bỏ sót nhiều đối tượng, gây thất thoát
cho ngân sách nhà nước và không đảm bảo được sự công bằng cho những
người phải nộp thuế; cơ quan quản lý thuế chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm
soát các khoản giảm trừ, đặc biệt là giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế;
chính sách thuế thu nhập cá nhân chưa thu hút đối với các cá nhân là nhân lực
công nghệ cao.
2.2 Giải pháp
- Đối với khu vực hành chính nhà nước, tiền lương phải đảm bảo là thu
nhập chính của cán bộ, công chức. Đảm bảo tính công bằng trong phân phối
tiền lương của khu vực này phải trên cơ sở lương phải theo năng lực công tác.
Đảm bảo công bằng về tiền lương và thu nhập là nhằm đảm bảo cuộc sống cho
người lao động, nhất là những lao động có mức thu nhập thấp so với mặt bằng
chung của xã hội.
- Việc phân phối lại thu nhập phúc lợi xã hội cần khắc phục những hạn
chế mắc phải trong thời gian qua, như hiện tượng người giàu được hưởng lợi
nhiều hơn người nghèo, thậm chí có những lĩnh vực chỉ có đối tượng người
nghèo được hưởng lợi thì đã không ít người giàu cũng được hưởng lợi như
những trợ cấp về giáo dục, y tế.
- Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện chính sách chi thu nhập tăng thêm,
TP.HCM đang xây dựng Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 với
nhiều nội dung mới để thực hiện thí điểm cho giai đoạn tiếp theo nhằm duy trì
cho cán bộ, công chức, viên chức được hưởng thu nhập tăng thêm, tạo động lực
cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc và cống hiến.
- Chủ tịch Liên đoàn lao động TP.HCM đề xuất tăng lương sớm, tăng
lương cơ sở khối nhà nước lên 1,8 triệu đồng/tháng ngay từ 1-1-2023
- Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có
nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo
Đánh giá tính khả thi: những giải pháp đưa ra phía trên có tính khả thi
trong thời gian ngắn. Vì mức sống ở TP.HCM ngày càng cao vì thế nhu cầu về
thu nhập của công nhân viên chức cũng sẽ tăng theo. Thế nên chúng ta cần phải
nghiên cứu, đưa ra những giải pháp thúc đẩy kinh tế, tài chính phát triển để giải
quyết về lâu dài vấn đề lương của công nhân viên chức ở TP.HCM
Tài liệu tham khảo:
1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2011.
2. Bộ luật Lao động, năm 2012.
3. Hoàng Triều Hoa, Chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 8 (93), 2015.
4. Nguyễn Thị Hoa, Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu ở
Việt Nam, Luận án tiến sĩ 2010.
5. Hafiz A.Pasha, T.Palanivel (2004), Chính sách và tăng trưởng vì người
nghèo: kinh nghiệm Châu Á, Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP),
2004.
6. TS. Nguyễn Ngọc Sơn (2015), Chính sách giảm nghèo ở nước ta hiện nay:
Thực trạng và định hướng hoàn thiện, Tạp chí Kinh tế và Phát triển.
7. UNDP (2009), Rà soát tổng quan các chương trình dự án giảm nghèo tại
Việt Nam.

You might also like