You are on page 1of 2

PHẦN 2: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC MÁC – LENIN

1. CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG:


Phủ định của phủ định: quy luật này phản ánh khuynh hướng, con đường của sự phát triển.
Quy luật Phủ định biện chứng và những đặc trưng của nó.
Nghiên cứu sâu vào quá trình phát triển của thế giới, phép biện chứng duy vật cho rằng sự
chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, sự đấu tranh của các mặt đối
lập dẫn tới mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi và sự vật mới ra đời. Mỗi sự thay thế ấy
làm thành một mắt khâu trong sợi dây chuyền phát triển của hiện thực và tư duy. Sự ra đời của cái
mới là kết quả của sự phủ định cái cũ, cái lỗi thời. Quá trình đó gọi là phủ định biện chứng.
Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là mắt khâu trên con
đường dẫn tới sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn so với cái bị phủ định.
Nội dung của quy luật phủ định của phủ định
Phủ định biện chứng có hai đặc trưng cơ bản.
- Tính khách quan, phủ định biện chứng là sự tự thân phủ định, là kết quả giải quyết mâu
thuẫn bên trong của sự vật tồn tại khách quan.
- Tính kế thừa, phủ định biện chứng là quá trình cái mới ra đời phủ định cái cũ, nhưng cái
mới chỉ phủ định mặt lạc hậu lỗi thời của cái cũ, đồng thời kế thừa những giá trị của cái cũ. Do đó
phủ định biện chứng là sự phủ định nhưng đồng thời cũng là sự khẳng định.
Phủ định của phủ định. Hình thức “xoáy ốc” của sự phát triển.
Sự phát triển biện chứng thông qua những lần phủ định biện chứng, là sự thống nhất giữa
loại bỏ, giữ lại (kế thừa) và phát triển. Mỗi lần phủ định biện chứng được thực hiện sẽ mang lại
những nhân tố mới. Do đó sự phát triển thông qua những lần phủ định biện chứng sẽ tạo ra xu
hướng tiến lên không ngừng.
Phủ định biện chứng là sự tự thân phủ định, biểu hiện sự phát triển do mâu thuẫn bên trong
của sự vật. Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập trong bản thân
sự vật - giữa mặt khẳng định và mặt phủ định.
Phủ định biện chứng được hoàn thành trong một chu kỳ phát triển. Sự vật ở điểm xuất phát
ban đầu qua lần phủ định thứ nhất, trở thành cái đối lập với mìnhbước trung gian của sự phát triển;
lần phủ định thứ hai, tái lập cái ban đầu nhưng trên cơ sở mới cao hơn. Lần phủ định thứ hai được
gọi là phủ định của phủ định. Ví dụ: Hạt thóc - Cây lúa- Bông lúa (Những hạt thóc)
Phủ định của phủ định làm xuất hiện cái mới là kết quả tổng hợp tất cả những yếu tố tích
cực đã được phát triển từ trong cái khẳng định ban đầu và cả trong những lần phủ định tiếp theo.
Do vậy, cái mới với tư cách là kết quả phủ định của phủ định có nội dung toàn diện và phong phú
hơn cái khẳng định ban đầu và cái kết quả của lần phủ định thứ nhất.
Sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc của một chu kỳ phát triển, ở đó sự phát triển
dường như quay trở lại cái cũ, nhưng trên cơ sở cao hơn, đây là đặc điểm quan trọng nhất của sự
phát triển biện chứng. Điểm kết thúc của một chu kỳ phát triển lại đồng thời là điểm xuất phát của
một chu kỳ phát triển tiếp theo.
Phủ định của phủ định được hoàn thành trong chu kỳ phát triển, thông thường mỗi chu kỳ
trải qua hai lần phủ định, tuy nhiên, thế giới tồn tại rất đa dạng, do đó, số lần phủ định trong một
chu kỳ có thể nhiều hơn. Nhưng trong số rất nhiều lần phủ định của một chu kỳ vẫn có thể khái
quát lại hai lần: phủ định lần thứ nhất chuyển cái xuất phát thành cái đối lập với mình, phủ định
lần thứ hai chuyển cái
trung gian thành cái đối lập với nó, sự vật dường như lặp lại cái xuất phát, nhưng trên cơ sở mới
cao hơn.
Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính chất tiến lên của sự phát triển.
Sự phát triển không phải diễn ra theo đường thẳng, mà theo đường “ xoáy trôn ốc”. V.I. Lênin
viết: “Sự phát triển dường như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở
một trình độ cao hơn (“phủ định của phủ định”); sự phát triển có thể nói là theo đường trôn ốc chứ
không theo đường thẳng”1.
Diễn tả quy luật phủ định của phủ định bằng đường “xoáy trôn ốc” chính là hình thức cho
phép biểu đạt được rõ ràng nhất các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng: tính kế thừa,
tính lặp lại nhưng không quay trở lại và tính tiến lên của sự phát triển. Mỗi vòng mới của đường
“xoáy trôn ốc” thể hiện một trình độ cao hơn của sự phát triển, đồng thời dường như quay trở lại
cái đã qua, dường như lặp lại vòng trước. Sự nối tiếp nhau của các vòng thể hiện tính vô tận của sự
phát triển, tính vô tận của sự tiến lên từ thấp đến cao
Ý nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu quy luật phủ định có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận sau:
Trong hoạt động lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn phải nhận thức đúng cái mới,
cái mới nhất định sẽ chiến thắng cái cũ, cái tiến bộ nhất định chiến thắng cái lạc hậu.
Phải biết phát hiện cái mới, quý trọng cái mới, tin tưởng vào tương lai phát triển của cái
mới, dù cho quá trình đó diễn ra đầy quanh co, phức tạp.
Cái mới ra đời phủ định cái cũ, nhưng chỉ phủ định cái lạc hậu, đồng thời kế thừa những giá trị,
tinh hoa của cái cũ. Do đó, phải chống thái độ hư vô chủ nghĩa, phủ định sạch trơn quá khứ, nhưng
cũng phải khắc phục thái độ bảo thủ, bám giữ cái lỗi thời cản trở sự phát triển của lịch sử.

You might also like