You are on page 1of 4

Họ và tên: Nguyễn Khánh Linh

MSV: 11233874
GIỚI THIỆU
Quy luật phủ định của phủ định là quy luật về khuynh hướng cơ bản, phổ biến của
mọi vận động, phát triển diễn ra trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; đó là
khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật thông qua những lần phủ định biện
chứng, tạo thành hình thức mang tính chu kỳ “phủ định của phủ định”. Mặc dù quy
luật phủ định của phủ định không nằm trong phạm vi nội dung mà nhóm em tìm
hiểu, nhưng khi đào sâu vào quy luật này em thấy nó khá thú vị và từ quy luật trên
em có thể vận dụng được rất nhiều điều vào đời sống cá nhân của mình. Cũng
chính vì lẽ đó nên em chọn chủ đề “Quy luật phủ định của phủ định khi áp dụng
vào đời sống sinh viên” trên sự tìm hiểu và góc nhìn cá nhân của em.
NỘI DUNG
1. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của quy luật phủ định của phủ định.
1.1. Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng
Sự vật, hiện tượng sinh ra, tồn tại, phát triển rồi mất đi, được thay thế bằng sự
vật, hiện tượng khác; thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thế tồn tại khác
của cùng một sự vật trong quá trình vận động, phát triển của nó. Sự thay thế đó
gọi là sự phủ định.
Phủ định siêu hình: để hiểu phủ định biện chứng trước hết cần phủ định siêu
hình là gì. Phủ định siêu hình là sự phủ định sạch trơn, sự phủ định không tạo
tiền đề cho sự phát triển tiếp theo, không tạo cho cái mới ra đời, lực lượng phủ
định là ởbên ngoài sự vật.
Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, sự
phát triển tự thân, là mắt khâu quan trọng trong quá trình dẫn tới sự ra đời sự
vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ. Phủ định biện chứng có các đặc trưng cơ bản
sau: tính khách quan và tính kế thừa.
+ Khách quan: tự thân sự vật phủ định, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan
của con người, ngay cả hình thức (cách thức) phủ định của sự vật cũng không
phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Đó là kết quả giải quyết mâu
thuẫn bên trong sự vật quy định
+ Có tính kế thừa: có sự liên hệ giữa cái cũ và cái mới, không phủ định sạch
trơn hoàn toàn cái cũ, mà kế thừa có lọc bỏ những cái cũ không còn phù hợp
1.2. Nội dung quy luật phủ định của phủ định
Thứ nhất, phủ định của phủ định là khái niệm nói lên rằng sự vận động, phát
triển của sự vật thông qua hai lần phủ định biện chứng, dường như quay trở lại
điểm xuất phát ban đầu nhưng cao hơn.
Thứ hai, phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật cũ trở thành cái đối lập của mình.
Sau những lần phủ định tiếp theo, đến một lúc nào đó sẽ ra đời sự vật mới mang
nhiều đặc trưng giống với sự vật ban đầu (xuất phát) song không phải giống
nguyênnhư cũ, dường như lặp lại cái cũ nhưng cao hơn.
Thứ ba, sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc một chu kỳ phát triển,
đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ phát triển tiếp theo, tạo ra đường
xoáy ốc của sự phát triển. Mỗi đường mới của đường xoáy ốc thể hiển một trình
độ cao hơn của sự phát triển. Sự nối tiếp nhau của các vòng xoáy ốc thể hiển
tính vô tận của sự phát triển.
Thứ tư, phủ định của phủ định, ngoài hai đặc trưng như ở phủ định biện chứng
còn có thêm đặc trưng – có tính chu kỳ.
Thứ năm, trong hiện thực, một chu kỳ phát triển của sự vật có thể bao gồm
nhiều lần phủ định biện chứng.
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định
 Quy luật phủ định của phủ định cho ta cơ sở để hiểu sự ra đời cái mới, mối
liên hệ giữa cái cũ và cái mới
 Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần chống thái độ phủ định sạch
trơn. Đồng thời phải biết sàng lọc những gì tích cực của cái cũ.
 Chống thái độ hư vô chủ nghĩa, đồng thời chống thái độ bảo thủ, khư khư
ômlấy những gì đã lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp, không chịu đổi mới.
 Phải hiểu phát triển không phải là đường thẳng mà theo đường xoắn ốc đi
lên. Nghĩa là, có nhiều khó khăn, phức tạp trong quá trình vận động, phát
triển.
2. Áp dụng quy luật phủ định của phủ định vào đời sống sinh viên.
Là một tân sinh viên của trường Đại học Kinh tế quốc dân, đôi khi em mang
trong mình những nỗi lo âu, những trăn trở, hay những nỗi bất an đến từ
những sự việc ngẫu nhiên xảy ra trong cuộc sống, có thể là do sự thay đổi
đột ngột về mọi thứ trong cuộc sống khiến cho em cảm thấy có những lúc
bản thân bị lạc lõng. Nhưng kể từ khi tiếp cận với bộ môn triết học, với
những quy luật, phép luận em vận dụng được vào cuộc sống rất nhiều và từ
đó em có cảm giác cuộc sống của mình cũng đã nhẹ nhàng hơn, đặc biệt là
với quy luật phủ định của phủ định đã giúp em thay đổi thế giới quan và
cách nhìn nhận của mình rất nhiều.
Khi bước vào ngưỡng cửa đại học, đồng nghĩa với việc em đang là một học
sinh THPT trở thành một sinh viên đại học, vậy vị trí sinh viên chính là cái
phủ định cho vị trí học sinh cấp 3. Đây là một dấu mốc vàng son trong con
đường học tập của em, vì bản thân em chưa từng nghĩ mình có thể trở thành
sinh viên của một trường đại học đứng đầu cả nước về khối ngành kinh tế.
Đó chính là sự phát triển dựa trên bản chất cũ em là một học sinh.
Là một người đa sầu đa cảm, em đôi khi hay có cái nhìn bi quan về cuộc
sống, nhưng sau khi tìm hiểu về quy luật phủ định của phủ định em nhận ra
rằng hãy cứ lạc quan mà sống khi ta còn được sống. Quy luật ấy giúp em
thay đổi cách nhìn nhận và đối diện của mình với những thất bại và gian
truân. Em bình thường hóa với những va vấp em gặp trong cuộc đời vì khi
em thất bại em lại càng có thêm niềm tin vào sự đắc thắng của cái mới, cái
tiến bộ. Quy luật này cho em hiểu rằng “Thất bại không phải là dấu chấm
hết” và nó hoàn toàn chứng minh cho câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành
công”. Cách nói này trái ngược hoàn toàn với quan điểm siêu hình (sự phát
triển là con đường thẳng và không chấp nhận sự quanh co, tụt lùi). Nhưng
khi đứng trên quan điểm biện chứng và cơ sở biện chứng duy vật thì thất bại
là chuyện hoàn toàn bình thường, phát triển khuynh hướng chung là đi lên
nhưng phải trải qua con đường quanh co, phức tạp như đường xoáy chôn ốc.
Bản chất của sự phát triển chính là đau đớn, là sự đánh đổi. Em hiểu rất rõ
rằng để đi đến thành công ta không những thất bại một lần mà rất nhiều lần,
bởi sự phát triển là đường xoắn ốc nên đôi khi nó là những bước thụt lùi.
Nhưng những bước lùi đó chính là chất xúc tác, là đòn bẩy cho những bước
tiến xa hơn. Ví dụ như việc phát minh ra sợi dây đốt bóng đèn của nhà bác
học Thomas Edison. Để đưa ra một phát minh vĩ đại ấy vì Edison phải trải
qua rất nhiều những lần thử nghiệm, đồng nghĩa với nó là rất nhiều lần thất
bại. Ở lần thứ 2000, thử nghiệm của Edison vẫn thất bại mặc cho những
mong đợi của ông. Khi ấy người giúp việc thân cận với Edison đã nói rằng:
“Từ trước đến nay chúng ta chưa đạt được bước tiến nào”. Nhưng Edison đã
phản bác lại rằng: “Ông nói như vậy là chưa chính xác. Từ trước đến nay
chúng ta đã tiến được một bước rất dài. Đến thời điểm này chúng ta đã nhận
ra rằng có hàng ngàn vật liệu không phù hợp để làm sợi dây đốt bóng đèn”.
 Quy luật phủ định của phủ định giúp em có cái nhìn bớt tiêu cực hơn về
cuộc sống.
Là một sinh viên năm nhất, lần đầu tiên em rời xa vòng tay của gia đình
chắc hẳn sẽ có những bỡ ngỡ và khó khăn. Cuộc sống ở Hà Nội đôi khi
khiến em cảm thầy ngộp thở, có những buổi chiều trời đổ mưa to em chỉ
mong mỏi được về nhà với gia đình. Nhưng quy luật này trong triết học giúp
em đối diện với vấn đề này một cách nhẹ nhàng, nó như một liều thuốc tinh
thần an ủi em và đốc thúc em phải cố gắng và cần phải đánh đổi những giây
phút tủi thân, nhớ nhà để có được kết quả tốt trong cuộc sống đại học ở
tương lai.
KẾT LUẬN
Được tìm tòi và đào sâu bộ môn Triết học Mác – Lê-nin nói chung và quy
luật phủ định của phủ định nói riêng đã giúp ích cho em rất nhiều trong cuộc
sống sinh viên của mình. Môn học giúp em thay đổi cách nhìn của mình với
mọi sự việc và còn giúp em phần nào có thể miễn nhiễm với những cám dỗ
trong xã hội nhờ vào “sự phát triển”. Giúp em trân trọng khả năng sẵn có
của mình để nâng cấp và hoàn thiện bản thân mình hơn chứ không phủ định
sạch trơn nhưng gì mình đã có từ trước.

You might also like