You are on page 1of 8

Bìa 1

Mục lục
1. Mở đầu
2. QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
1.1 Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng ...................................................... 2
1.2 Các đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng .............................................. 3
1.3 Nội dung quy luật của phủ định biện chứng ................................................... 4
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận của phép biện chứng của phủ định .......................
3. Vận dụng vào ngành học
3.1 Tổng quan về ngành kinh tế đầu tư
3.1.1 tổng quan về ngành học
3.1.2 tổng quan về ngành kinh tế đầu tư
3.2 Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận vào ngành kinh tế đầu tư
3.2.1
3.2.2
1. Quy luật phủ định của phủ định
1.1 Khái niệm phủ định, phân loại; phủ định biện chứng là gì?
Trước hết ta phải hiểu phủ định là gì? Phủ định trước hết theo nghĩa thông thường
được hiểu là bác bỏ sự tồn tại hay cần thiết của cái gì, tỉ dụ như A nói “Kia là cây táo”
nhưng B lại nói rằng “Đấy là cây cam cơ” thì ta có thể hiểu rằng B đang phủ định điều A
nói.
Song xuyên suốt lịch sử triết học, tùy theo thế giới quan và phương pháp luận, các nhà
triết học và trường phái triết học có quan niệm khác nhau về sự phủ định. Đặc biệt theo
quan niệm của chủ nghĩa Mac – Lenin, trong thế giới, các sự vật, hiện tượng sinh ra tồn
tại phát triển rồi mất đi, được thay thế bằng sự vật, hiên tượng khác; thay thế hình thái tồn
tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật, hiện tượng trong quá trình vận
động phát triển của nó. Phủ định biện chứng là sự nhảy vọt về chất của sự vật, hiện
tượng, làm cho cái cũ mất đi và thay vào đó, cái mới ra đời thay thế mà cái mới này pahir
cao hơn, phức tạp hơn, hoàn thiện hơn cái cũ. Có thể tóm gọn lại rằng phủ định là sự thay
thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển của các lĩnh vực tự
nhiên, xã hội và tư duy.
Có thể lấy ví dụ như trong tự nhiên, sự tiến hóa của con người từ người vượn cổ
thành người tinh khôn tức là người tinh khôn đã phủ định người vượn cổ, hay như trong
tư duy, tư duy bảo thủ, lạc hậu sẽ dần bị thay thế bởi tư duy hiện đại, văn minh tức là tư
duy hiện đại văn minh đã phủ định tư duy cổ hủ, hoặc là xã hội chủ nô đã bị thay thế bởi
xã hội chủ nghĩa tức là xã hội chủ nghĩa đã phủ định lại xã hội chủ nô.
Ở đây, chúng ta thấy có 2 quan niệm khác nhau về phủ định là phủ định siêu hình và
phủ định biện chứng. Phủ định siêu hình là phủ định nhưng chấm dứt sự phát triển ví dụ
như khi ta đem hạt thóc để ăn thì sự phát triển của hạt thóc đã chấm dứt, còn phủ định
biện chứng lại là tạo ra điều kiện tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật, phủ định biện
chứng làm cho sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế sự vật, hiện tượng cũ và là yếu tố
liên hệ sự vật, hiện tượng cũ với sự vật, hiện tượng mới. Phủ định biện chứng là tự phủ
định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng; là “mắt xích” trong “sợi dây chuyền” dẫn đến
sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ hơn so với sự vật, hiện tượng cũ. Ví dụ như
cũng là hạt thóc ấy nhưng nếu ta gieo đủ dinh dưỡng, ánh sáng thì nó sẽ phát triển thành
cây lúa và hình thành những hạt thóc mới.
1.2. Các đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng:
Theo quan niệm của các nhà kinh điển, phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản là
tính khách quan và tính kế thừa. Ngoài ra còn có tính phổ biến và tính đa dạng, phong
phú.
Thứ nhất là tính khách quan, phủ định biện chứng có nguyên nhân nằm trong chính bản
thân sự vật, nó là kết quả giải quyết hàng loạt mâu thuẫn trong quá trình phát triển của sự
vật, do đó phủ định biện chứng là tất yếu khách quan. Đương nhiên, mỗi sự vật có
phương thức phủ định riêng tùy thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng.
Điều đó cũng có nghĩa, phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con
người, phủ định biện chứng là sự “tự thân phủ định” của cái cũ, tự nó sinh ra “cái mới”.
Và chính nó là sự phủ định tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo. Con người chỉ có thể
tác động làm cho quá trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy
luật phát triển của sự vật.
Nhưng đặc biệt là tính kế thừa, phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự
thân của sự vật nên nó không hoàn toàn thủ tiêu, phủ định sạch trơn cái cũ mà cái mới ra
đời ra đời trên cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực lỗi thời của cái cũ và giữ lại cải tạo những
mặt tích cực, bổ sung những mặt mới phù hợp với hiện thực để gia nhập vào cái mới
(xem cái tính kế thừa của sự phát triển) Trong cái mới, những yếu tố được kế thừa không
giữ vai trò chủ đạo mà chủ đạo trong cái mới là những nhân tố mới, cao hơn, phức tạp
hơn và được sinh ra trong quá trình đấu tranh. Sự phát triển chẳng qua chỉ là sự biến đổi
trong đó giai đoạn sau bảo tồn tất cả những mặt tích cực được tạo ra ở giai đoạn trước và
bổ sung thêm những mặt mới phù hợp với hiện thực. Cái mới không bao giờ ra đời trên
mảnh đất trống không mà nó ra đời trên cơ sở kế thừa cái cũ. Sự ra đời của cái mới là tất
yếu những nó cần phải kế thừa được những hạt nhân hợp lý, cái điểm tích cực của cái cũ.
Ví như thế hệ sau giỏi hơn thế hệ trước là điều dễ thấy, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa
học công nghệ, đó là do thế hệ sau đã kế thừa mặt tích cực từ thế hệ trước, gạt bỏ cái lạc
hậu cũng như là bổ sung nhiều kiến thức. Song thế hệ trẻ cũng cần phải biết ơn thế hệ
trước – những người tiên phong mở đường để thế hệ sau có cơ sở để kế thừa và phát
triển. Cũng như một quốc gia, Việt Nam ta luôn chủ trương xây dựng một nền văn hóa
tiên tiến nhưng đậm đà bản sắc dân tộc, người ta chỉ có thể đi lên hiện đại từ truyền thông
mà thôi. Cũng như câu nói nổi tiếng của nhà thơ nhân dân xứ Dagestan (Nga) Abutalib
Gafurovi: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, tương lai sẽ bắn anh bằng một khẩu
đại bác”.
Phép biện chứng duy vật cũng là một ví dụ điển hình khi được xây dựng dựa trên sự
kế thừa của phép biện chứng duy tâm, tư tưởng biện chứng thời kì cổ đại. Với đặc điểm
như vậy, phủ định biện chứng không chỉ là nhân tố khắc phục cái cũ, mà còn gắn liền cái
cũ với cái mới, cái khẳng định với cái phủ định. Vì vậy, phủ định biện chứng trở thành
vòng khâu, khuynh hướng tất yếu của sự liên hệ và sự phát triển.
Thứ ba là tính phổ biến, phủ định biện chứng diễn ra cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy
và ở mọi sự vật hiện tuọng trong thế giới.
Cuối cùng là tính đa dạng phong phú của phủ định biện chứng, thể hiện ở nội dung, hình
thức của nó.

1.3 Nội dung quy luật phủ định của phủ định:
Sự vật ra đời và tồn tại đã khẳng định chính nó, trong quá trình vận động của sự vật ấy,
những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ định biện chứng điễn
ra - từ một điểm xuất phát trải qua một số lần phủ định sự vật dường như quay lại điểm
xuất phát ban đầu nhưng ở một tầm cao hơn, cứ như thế đến vô cùng, và cái số lần phủ
định đối với mỗi chu kì của từng sự vật cụ thể là khác nhau. Ví dụ: hạt thóc - cây lúa –
những hạt thóc, tuy nhiên có sự vật thì chu kì của chúng trải qua đến 3 hay 4 lần phủ định
và nhiều hơn thế nhưng ở tầm cao hơn.
Tìm hiểu sâu về cơ chế của quá trình phủ định của phủ định, ta thấy mỗi chu kỳ có ít
nhất hai lần phủ định, lần phủ định thứ nhất gọi là “phủ định” và lần phủ định thứ hai gọi
là “phủ định của phủ định”. Tức là từ cái khẳng định nó trở thành cái phủ định và cái phủ
định của phủ định. Phủ định lần thứ nhất là biến sự vật thành cái đối lập với nó, chuyển
nó từ cái khẳng định thành phủ định. Trong chuỗi phủ định tạo nên quá trình phát triển
của sự vật, mỗi lần phủ định biện chứng đều tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự phát
triển tiếp theo của nó. Sau những lần phủ định tiếp theo, tái lập cái ban đầu nhưng trên cơ
sở mới cao hơn, nó thể hiện rõ rệt bước tiến của sự vật. Những lần phủ định tiếp theo đó
được gọi là sự phủ định của phủ định. Phủ định của phủ định làm xuất hiện cái mới như
là một sự tổng hợp và kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ, và những điểm tích cực
ấy sẽ tiếp tục được duy trì và phát triển trong những lần phủ định tiếp theo. Do đó, cái
mới với tư cách là kết quả phủ định của phủ định có nội dung toàn diện và tiến bộ hơn so
với cái khẳng định ban đầu và lần phủ định sau đó.
Hãy lấy ví dụ hạt thóc, có hàng triệu hạt thóc giống nhau được tách vỏ, nấu chín, rồi bị
tiêu thụ. Nhưng nếu một hạt thóc như thế gặp những điều kiện bình thường đối với nó,
nếu nó rơi vào một miếng đất thích hợp, thì nhờ ảnh hưởng của sức nóng và độ ẩm, đối
với nó sẽ diễn ra một sự biến hóa riêng, nó nảy mầm: hạt thóc biến đi, không còn là hạt
thóc nữa, nó bị phủ định, bị thay thế bởi cái cây do nó đẻ ra, đấy là sự phủ định hạt thóc.
Nhưng vòng đời bình thường của hạt thóc này sẽ như thế nào? Nó lớn lên thành cây lúa
sau đó trổ bông và cuối cùng sinh ra những hạt thóc mới, và khi hạt thóc đó sinh ra thì
thân cây chết đi, bản thân nó bị phủ định. Kết quả của sự phủ định này là chúng ta lại có
hạt thóc như ban đầu, nhưng không phải chỉ là một hạt mà nhiều gấp mười, hai mươi lần
và chất lượng của hạt thóc cũng thay đổi tùy theo chất lượng đất, nước hay phân bón.
Hay như trong xã hội, chúng ta bắt đầu với công xã nguyên thủy, để rồi bắt đầu hình
thành giai cấp và bước tới giai đoạn tư hữu, nhưng theo dòng phát triển của loài người,
cái mới hợp lý sẽ ra đời và nó sẽ luôn đúng, từ đó chúng ta đến với thời kì công hữu xã
hội chủ nghĩa.

5
Về khuynh hướng của sự phát triển thì nó theo đường xoáy ốc, vận động phát triển đi lên
là xu hướng chung của thế giới nhưng nó không diễn ra theo đường thẳng mà theo đường
xoáy ốc quanh co, phức tạp. Nhận xét về con đường này, V.I. Lênin viết : “Sự phát triển
hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình
độ cao hơn (“phủ định của phủ định”); sự phát triển có thể nói là theo đường tròn ốc chứ
không theo đường thẳng...” Mỗi vòng của đường "xoáy ốc" dường như thể hiện sự lặp lại,
nhưng cao hơn, thể hiện trình độ cao hơn của sự phát triển. Tính vô tận của sự phát triển
từ thấp đến cao được thể hiện ở sự nối tiếp nhau từ dưới lên của các vòng trong đường
"xoáy ốc". Sự phát triển theo đường "xoáy ốc" là sự biểu thị rõ ràng, đầy đủ các đặc trưng
của quá trình phát triển biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên. Mỗi
vòng của đường "xoáy ốc" dường như thể hiện sự lặp lại, nhưng cao hơn, thể hiện trình
độ cao hơn của sự phát triển. Tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao được thể
hiện ở sự nối tiếp nhau từ dưới lên của các vòng trong đường "xoáy ốc". Nếu tin là con
đường phát triền là một đường thẳng thì cũng đồng nghĩa với việc tin là thất bại là chấm
hết. Và đường “xoáy ốc” ốc này cũng rất phức tạp, tùy theo lĩnh vực và trình độ phát triển
của sự vật, hiện tượng.
Có thể lấy ví dụ như trong tư duy, chúng ta đi từ tư duy biện chứng duy vật sơ khai
thời cổ đại cùng với tư duy siêu hình thời cận đại, để đúc kết và đi đến tư duy biện chứng
duy vật thời hiện đại.
Song trong quá trình phát triển theo đường “xoáy ốc” ấy sẽ tồn tại những bước thụt lùi,
những lần thất bại. Trong thực tiễn ta thấy thất bại trong quá trình phát triển là hết sức
bình thường nhưng quan trong là trong bước quanh co, thụt lùi, thất bại ấy, chúng ta phải
nắm được quy luật, khuynh hướng của phát triển, chúng ta có tri thức và niềm tin, bản
lĩnh và ý chí để đứng lên tử thất bại như ta có câu “thất bại là mẹ thành công”. Và con
đường xoáy ốc này thể hiện tính kế thừa lặp lại nhưng không lặp lại y nguyên, xu hướng
của nó là tiến lên, đi lên. Có thể nói nếu vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả, ta
phải phân tích nguyên nhân dẫn đến cái kết quả đó và tránh những nguyên nhân tương tự
dẫn đến kết quả không tốt ấy. Để thấy rằng muốn đạt được thành công người ta thường
phải qua không chỉ một lần thất bại mà là hàng trăm và thậm chí hàng nghìn lần như
Edison khi nghiên cứu và cho ra đời sợi dây đốt bóng đèn để trở thành một trong những
nhà phát minh vĩ đại của nhân loại. Hay lấy ví dụ như chính chúng ta, không ai trên đời là
không bao giờ ốm hay đổ bệnh nhưng sau khi ta ốm dậy, ta bồi bổ nhiều hơn bình thường
để vực dậy sức khỏe, để bù lại những gì đã mất.
Tóm lại, quy luật phủ định của phủ định nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ
định và cái phủ định trong quá trình phát triển của sự vật. Phủ định biện chứng là điều
kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời là kết quả của sự kế thừa những nội dung tích cực từ
trong sự vật cũ, phát huy nó trong sự vật mới và tạo nên tính chu kì của sự phát triển.

1.4 Ý nghĩa phương pháp luận:


Khi xem xét sự vận động phát triển của sự vật, hiện tượng ta cần phải đặt nó trong mối
quan hệ đối lập, tức là cái mới ra đời ra đời từ cái cũ, cái phủ định ra đời từ cái khẳng
định. Có như vậy ta mới thấy các nhân tố tích cực của cái cũ mà cái mới phải cần thiết kế
thừa trong quá trình phát triển đi lên. Thay vì đi theo những đường thẳng tắp, mọi sự vật
phát triển theo những vòng xoáy ốc tiến lên không ngừng, đó là những quá trình quanh
co, phức tạp, đặc biệt là lĩnh vực đời sống xã hội.
Lênin viết: “Cho rằng lịch sử thế giới phát triển đều đặn không va vấp, không nhảy lùi
những bước rất lớn là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lí luận”
Thế hệ chúng ta đang sống ngày hôm nay ta phải nhớ đến cha ông, thế hệ đi trước – đấu
tranh giải phóng đất nước, đánh đổi bao xương máu để ta có điều kiện phát triển, vậy nên
sứ mệnh của thế hệ trẻ chính là tạo ra những điều kiện tiền đề cho thế hệ mai sau như cha
anh đã từng làm bởi cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ, chúng ta phải đi lên hiện đại từ
truyền thống, đừng bao giờ phủ định sạch trơn quá khứ, ta có thể khép lại quá khứ để mở
ra tương lai nhưng đừng bao giờ lãng quên quá khứ. Song bên cạnh đó có những phần tử
phản động, luôn phủ định sạch trơn công sức của cha ông, bôi nhọ xuyên tạc lịch sử cần
phải đặc biệt lên án.
Phép phủ định biện chứng cũng giúp ta hiểu đầy đủ hơn về cái mới. Cái mới là cái ra đời
phù hợp với quy luật phát triển của sự vật. Nó luôn luôn biểu hiện là giai đoạn cao về
chất trong sự phát triển. Trong giới tự nhiên, cái mới xuất hiện được thực hiện một cách
tự động. Trong đời sống xã hội, cái mới xuất hiện gắn liền với sự nhận thức và
hoạt động của con người. Vì thế nên ta cũng cần phải kiên trì, không được nôn nóng vội
vàng nhưng luôn phải bảo vệ, ủng hộ, tin tưởng vào cái mới hợp quy luật.
Nhưng như Lênin nói: “Trong lúc cái mới vừa mới nảy sinh thì cái cũ trong một thời gian
nào đó vẫn còn cứ mạnh hơn cái mới”

Tuy cái mới là cái phù hợp với quy luật là cái tất thắng nhưng cái mới ra đời rất khó khăn
(sự ra đời của cái đơn nhất) cái mới hợp quy luật nhất định sẽ thắng. Bởi vậy cần loại bỏ
tư tưởng bảo thủ, trì trệ, giáo điều đã và đang kìm hãm sự phát triển của cái mới, ta cũng
cần phải ủng hộ lối sống mới hợp thời đại, đạo đức mới cũng như lý thuyết khoa học mới.
Giống như việc khi xưa, lễ nghĩa phong kiến hà khắc không để phụ nữ được đặt chân
tới trường thi và cho rằng phụ nữ chỉ nên ở nhà làm tròn chức năng nội trợ thêu thùa, may
vá, còn chuyện học hành, khoa cử, chữ nghĩa thì không được phép dấn thân vào. “Nữ tử
vô tài tiện thị đức” (đàn bà không tài mới là đức). Xong khi xã hội ngày càng phát triển
ngày một văn minh hơn, đã có rất nhiều tấm gương nữ sĩ tiên phong, trở thành bậc anh tài
không kém gì đàn ông. Tuy rằng buổi ban đầu còn nhiều trở ngại nhưng lối suy nghĩ “nữ
tử vô tài tiện thị đức” đã được thành thế bằng một tư duy bình đẳng giới. Phụ nữ hiện đại
giỏi việc nước, đảm việc nhà.
Trong quá trình cách mạng xã hội sẽ có những bước thăng trầm

3. Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận để lý giải mối quan hệ

với ngành học hiện tại.


3.1 Tổng quan về ngành kinh tế đầu tư
3.1.1 tổng quan về ngành học tại việt nam

You might also like