You are on page 1of 6

THI KẾT THÚC HỌC PHẦN TRIẾT HỌC CAO HỌC

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TPHCM; KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ; LỚP NH1.K31-2

CHỨNG MINH BẰNG LÝ LUẬN VÀ BẰNG THỰC TIỄN LUẬN ĐIỂM:


CUỘC ĐẤU TRANH GIỮA CÁI MỚI VÀ CÁI CŨ LÀ MỘT QUÁ TRÌNH
KHÓ KHĂN, PHỨC TẠP VÀ LÂU DÀI; CÁI MỚI CÓ THỂ THẤT BẠI
TẠM THỜI NHƯNG CUỐI CÙNG NÓ SẼ CHIẾN THẮNG CÁI CŨ

HỌC VIÊN: HUỲNH THỊ NGỌC QUI


GIẢNG VIÊN: TS. BÙI VĂN MƯA
MAY 1, 2022
MỞ ĐẦU

Bản chất của cuộc sống là sự vận động và biến đổi không ngừng của mọi sự vật, hiện tượng.
Trong quá trình vận động ấy, những cái mới đẹp hơn, tốt hơn, tiến bộ hơn sẽ dần xuất hiện
bổ sung, thay thế cho cái cũ, phủ định cái cũ như một quy luật tất yếu. Thế nhưng sự đổi
mới, thay thế ấy không phải lúc nào cũng nhanh chóng, suông sẻ… sẽ có những lúc cái
mới bị chê bai, bị ngó lơ thậm chí là bị xem nhẹ. Để có thể hoàn toàn đổi mới sẽ phải có
cuộc đấu tranh mạnh mẽ, lâu dài. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau lý luận về cuộc
đấu tranh giữa cái mới và cái cũ và cùng nhau phân tích những bằng chứng thực tế để
chứng minh rằng trong cuộc đấu tranh gian nan này, cái mới có lúc sẽ thất bại tạm thời
nhưng cuối cùng nó sẽ chiến thắng và thay thế được cái cũ.

KIẾN THỨC LÝ LUẬN

Theo quan điểm biện chứng về nguyên lý phát triển thì các sự vật luôn vận động phát triển,
đó là một quá trình phát triển từ thấp đến cao, thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay
đổi về chất, đưa tới sự ra đời cái mới, thay thế cái cũ. Tuy nhiên sự phát triển không phải
lúc nào cũng theo một đường thẳng mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có những bước lùi
tạm thời. Đó là một quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc, hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại
tương tự như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn. Và ngồn gốc của sự vận động, phát
triển này theo quan điểm của duy vật biện chứng là những mâu thuẫn nằm trong bản thân
của của mỗi sự vật. Qúa trình liên tục giải quyết các mâu thuẫn nội tại bên trong mỗi sự
vật dẫn đến sự vận động, phát triển của của mọi sự vật trên thế giới.

Như trên đã nói, mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc của mọi sự phát triển. Mọi sự vật đều
trải qua các giai đoạn: từ sự xuất hiện của các mặt đối lập, sự thống nhất và đấu tranh giữa
các mặt đối lập, rồi chuyển hoá các mặt đối lập. Bởi vì các sự vật là một tập hợp các yếu
tố (thuộc tính) tương tác với nhau và với môi trường, các thuộc tính trái ngược nhau tồn tại
bên cạnh nhau là tiền đề tồn tại của nhau. Các mặt đối lập này không tách rời nhau, mà
chúng chứa những yếu tố giống nhau và cùng tồn tại trong sự vật và có tác động qua lại
lẫn nhau. Mặc dù không tách rời nhau nhưng các mặt đối lập luôn đấu tranh với nhau, tác
động qua lại theo xu hướng loại bỏ lẫn nhau. Vì thuộc tính cố hữu của sự vật là đấu tranh
còn sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ mang tính tương đối. Sự đấu tranh này gắn liền
với sự vận động và thay đổi của sự vật. Mâu thuẫn biện chứng phát triển tương ứng với

1
quá trình thống nhất giữa các mặt đối lập còn sự đấu tranh giữa các mặt đối lập thì chuyển
dần từng bước từ bình lặng tới quyết liệt, làm xuất hiện khả năng chuyển hoá của các mặt
đối lập. Khi mâu thuẫn được giải quyết, cái cũ mất đi cái mới ra đời tiến bộ, ưu việt hơn
cái cũ và tự nó cũng chứa đựng những mâu thuẫn mới, hay thay đổi những vai trò tác động
của các mâu thuẫn cũ

Qúa trình phát triển này dựa trên nền tàng của sự vận động? Đó chính là phương thức tồn
tại, là thuộc tính cố hữu của vật chất, là một loại thay đổi có nguồn gốc từ sự tương tác nội
tại trong thế giới vật chất. Nhờ có vận động nên mới có phát triển. Bởi vì phát triển là
khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn nhờ giải quyết những mâu thuẫn nội tại. Sự phát triển được thực
hiện dựa trên bước nhảy về chất theo xu hướng phủ định của phủ định.

Quy luật phủ định của phủ định của phép tư duy biện chứng chỉ ra rằng: Bất cứ sự vật hiện
tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt vong. Sự
vật cũ mất đi được thay bằng sự vật mới. Sự thay thế đó là tất yếu của quá trình vận động
và phát triển của sự vật. Phủ định biện chứng không chỉ phủ định – loại bỏ các yếu tố tiêu
cực, lỗi thời (chứa trong cái cũ) có hại cho sự tồn tại tiếp theo (cái mới) của sự vật. Phủ
định biện chứng gắn liền với giải quyết mâu thuẫn và ước nhảy về chất xảy ra bên trong sự
vật. Quy luật phủ định của phủ định của phép tư duy biện chứng mang đến cho chúng ta
sự hiểu biết đầy đủ hơn về cái mới , thông qua một hoặc một số lần phủ định thì cái mới
được ra đời. Cái mới ra đời là cái phù hợp với quy luật là cái tất thắng , chứa yếu tố tích
cực đối với sự tồn tại của sự vật, sức sống sẽ ngày càng lớn và là cái được khẳng định. Cần
phân biệt cái mới và cái quái…. : cái quái cũng mới xuất hiện, nhưng nó không hợp quy
luật, không hợp thời, do đó sẽ nhanh chóng bị lùi tàn. Cơ sở phân biệt là: tính quy luật, hợp
thời, tiến bộ, lạc hậu, tính tích cực và tính tiêu cực.

Cái cũ là cái đã và đang tồn tại nhưng không còn phù hợp quy luật hay hợp thời, càng ngày
càng có nhiều yếu tố thoái bộ, tiêu cực và sức sống của nó bé dần, đang bị phủ định. Cần
phân biệt cái cũ và cái truyền thống : cái truyền thống cũng là cái đã tồn tại, nhưng nó vẫn
còn hợp thời, hợp quy luật, do đó nó vẫn có sức sống mạnh mẽ và được gìn giữ và lưu
truyền qua nhiều thế hệ.

2
Cái mới là cái chưa từng tồn tại, bây giờ mới tồn tại, hợp quy luật hay hợp thời, càng ngày
càng có nhiều yếu tố tiến bộ, tích cực và sức sống của nó lớn dần, đang được khẳng định.

Cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ là một quá trình khó khăn, lâu dài và phức tạp vì
cuộc đấu tranh này không đơn thuần là giữa hai sự vật, hai cá thể, mà là sự đấu tranh giữa
hai phe, hai thế lực đối lập nhau. Một lực lượng ra sức duy trì cái cũ, một lực lượng bảo vệ,
phát triển cái mới. Do không có ranh giới rõ ràng giữa cái mới và cái cũ, chúng tồn tại
không tách bạch, rạch ròi mà quyện vào nhau. Cuộc đấu tranh giữa những cái mà nó choàng
lấy nhau,ôm chồm lấy nhau gây ra sự khó khăn trong phân biệt. Cái mới ra đời từ cái cũ
nên bị phủ đầy cái cũ. Cái cũ có thể ngụy trang, ra vẻ giống như cái mới khiến ta nhầm lẫn.
Vì vậy, cuộc đấu tranh này rất khó khăn. Ngoài ra cái mới còn non trẻ, yếu ớt, chưa được
ủng hộ nhiều, trong khi cái cũ đã tồn tại lâu, mạnh, bám rễ sâu vào hiện thực. Do đó, ban
đầu cái mới có thể thất bại tạm thời nhưng vì hợp quy luật, hợp thời nên sẽ dần được ủng
hộ và mạnh mẽ lên, càng lớn mạnh hơn, trong khi cái cũ không hợp thời nên sẽ ngày càng
suy yếu, ít được ủng hộ. Cái cũ bám rễ ăn sâu vào hiện thực cuộc sống nên nó mạnh. Trong
khi cái cũ chưa bám rễ chưa ăn sâu nên còn yếu ớt. Đến một lúc nào đó, sức mạnh cái mới
và cái cũ sẽ ngang bằng, và tiếp theo, cái mới ngày càng mạnh hơn, cái cũ ngày càng suy
yếu, cái mới cuối cùng sẽ thắng cái cũ. Quá trình đấu tranh này không diễn ra một sớm một
chiều, đó là một cuộc đấu tranh lâu dài và phức tạp.

KIẾN THỨC THỰC TIỄN

Thực tế đã chứng minh vận cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới luôn là qúa trình khó
khăn, lâu dài, phức tạp, cái mới có thể thất bại tạm thời nhưng cuối cùng nó sẽ chiến thắng
cái cũ. Điều đó được minh chứng rõ ràng trong rất nhiều câu chuyện, sự kiện trong thực tế.

Một ví dụ thực tế cho cuộc đấu tranh này là câu chuyện trồng táo không dùng thuốc bảo vệ
thực vật của người nông dân mang tên Akinori Kimura, tại thị trấn Iwaki (trước đây là
thành phố Hirosaki), Nhật Bản. Thực tế, nông nghiệp hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào
thuốc bảo vệ thực vật. Theo quan điểm của nhiều nha chuyên môn, không dùng thuốc bảo
vệ thực vật thì việc thu hoạch táo là không thể vì giống táo hiện đại bị phụ thuộc rất nhiều
và sự hỗ trợ của thuốc bảo vệ thực vật. Thế nhưng tồn tại một mâu thuẫn giữa việc dùng
thuốc bảo vệ thực vật để tăng sản lượng táo và việc đảm bảo tuân thủ đúng quy định về

3
nồng độ thuốc bảo vệ thực vật trên thành phẩm đến tay người tiêu dùng. Mâu thuẫn này đã
đặt người nông dân Kimura đưa ra quyết định táo bạo thay đổi thói quen canh tác cũ.

Cái cũ trong câu chuyện này là việc người nông dân luôn dùng thuốc bảo vệ thực vật để
bảo vệ cây trồng tránh khỏi sự tấn công của sâu bọ, các loại nấm gây bệnh. Akinori Kimura
đã nhận ra việc này gây ảnh hưởng đến đất trồng và quyết định thay đổi cái cũ với cái mới
là để cây trồng sinh trưởng trên đất tự nhiên, không dùng phân bón, thuốc tăng trưởng và
thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Quyết định này bị ảnh hưởng bởi Fukuoka Masanobu.
Theo Fukuoka Masanobu một nhà nông học, ông phủ định trí tuệ của con người và cho
rằng việc làm phi tự nhiên, tất thảy đều vô dụng. Điều mà ông hướng tới là nông nghiệp
không làm gì cả và trí tuệ hay hành vi của con người đều là vô ích. Bản thân tự nhiên đã là
một hệ thống hoàn chỉnh, không cần sự can thiệp của con ngườ thì cây cỏ cũng đâm chồi,
nảy lộc, ra hoa, kết quả. Nếu bón thêm phân sẽ tạo ra quả to hơn, nếu diệt sâu bọ sẽ thu
hoạch được nhiều hoa màu hơn nhưng kết quả ấy là hoa màu không còn là một sản vật của
tự nhiên nữa.

Và cái mới không phải lúc nào cũng đưa đến kết quả tốt đẹp, đạt được thắng lợi ngay từ
lần đầu. Quyết định “đổi mới” táo bạo đã làm cho ông Akinori Kimura nhận lấy tám năm
thử nghiệm và thất bại. Đầu tiên là vườn táo xuất hiện nhiều hơn sâu cuốn lá, sâu róm, sâu
đo, rất nhiều ấu trùng bướm…ăn sạch hết lá non của cây táo. Lá cây trở vàng và rụng nhiều
còn cây táo không những không thể ra hoa mà vườn táo càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Càng kiên trì trồng trọt không thuốc bảo vệ thực vật , cuộc sống càng khó khăn hơn, Akinori
Kimura càng hứng chịu chỉ trích mạnh hơn từ mọi người. Gia đình Kimura phải lâm vào
cảnh nghèo khó, túng thiếu cùng cực, đến gạo cũng không thể ăn cho no. Đã có những lúc
Kimura hoang mang với sự thay đổi của mình và trong một khoảnh khắc nào đó, đã có lúc
ông nghỉ nên trở lại sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên cái thực sự phù hợp trong
thời điểm này đối với Kimura vẫn là kiên trì với sự thay đổi mà mình đã chọn lựa.

Cái mới có thể thất bại tạm thời, nhưng đến cuối cùng thì nó sẽ chiến thắng. Dũng cảm thử
sức với cái mới chắc chắn Kimura phải nhận lấy rất nhiều thất bại, rất nhiều đớn đau trong
chín năm trời ròng rã nhưng kết quả cuối cùng là câu trả lời đanh thép nhất. Sau nhiều lần
thử và thất bại, đến cuối cùng thì cây táo đã nở hoa. Nhưng bông hoa trắng muốt đầy kiêu
ngạo và thứ quả mát lành, ngọt ngào đặc biệt, khác hẳn so với những quả táo khác- quả táo

4
của kỳ tích. Những quả táo được trồng bằng phương pháp không sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật của Kimura được mọi người nhiệt liệt đón nhận. Một phần ba lượng nước táo làm
từ táo của Kimura được một chính trị gia mua trọn, hay món súp táo thượng hạng của ông
được phục vụ trong một nhà hàng Pháp ở Tokyo, khách muốn ăn phải đặt lịch trước cả
năm trời. Ngoài ra, phương pháp canh tác không dùng thuốc bảo vệ thực vật của Kimura
cũng được nhân rộng ở các hộ nông dân ở Nhật Bản, giờ đây mọi người đặc biệt quan tâm
và ủng hộ phương pháp canh tác này. Cái mới lúc này đã chiến thắng tuyệt đối trước cái
cũ.

Trên đây là một ví dụ thực tế sinh động về cuộc đấu tranh gian nan của cái mới để chiến
thắng và thay thể cái cũ. Ngoài ra trong cuộc sống còn vô vàn những hình ảnh, sự kiện
khác thể hiện rất rõ quy luật tất yếu của sự đấu tranh để đổi mới và tiến bộ hơn mỗi ngày.

KẾT LUẬN

Thế giới luôn vận động không ngừng, việc luôn luôn thay đổi và tiến bộ hơn mỗi ngày là
quy luật tất yếu của cuộc sống. Làm mới một cái cũ thực chất là sửa chữa, cải tạo, tân trang,
nâng cấp cái cũ thành một cái mới đẹp hơn, tốt hơn, tiến bộ hơn. Theo quy luật của sự phát
triển thì cái mới bao giờ cũng thay thế cái cũ, phủ định cái cũ, nhưng phủ định trên cơ sở
kế thừa, tiếp thu, chọn lọc cái hay, cái đẹp, cái tốt của sự vật cũ. Cái mới không bao giờ
phủ định sạch trơn cái cũ...Để làm mới một cái cũ, không đơn giản chỉ là việc chúng ta
khoác cho nó cái vỏ bọc mới, mặc cho nó một chiếc áo mới, càng không phải là một sự
nhào nặn chủ quan hay xem thường, miệt thị cái cũ, cái truyền thống. Làm mới cái cũ phải
tuân theo quy luật tự nhiên vốn có của thực tiễn khách quan. Do đó nó là một quá trình
thay đổi, cải tiến phức tạp và đấu tranh liên tục để có thể có được một cái mới phù hợp
nhất, tốt đẹp nhất. Có như vậy thì cái mới mới thật sự mới, trở thành cái tốt, cái hay, cái
cần thiết và có ích cho xã hội

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu học tập Triết học, Tiểu ban Triết học, Khoa học xã hội, Trường Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
2. Qủa táo thần kỳ của Kimura, Takuju Ishikawa, Nhà xuất bản Công Thương, Quỳnh
Nga dịch

You might also like