You are on page 1of 20

CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

Câu 1: Phân tích nội dung và ý nghĩa của hai nguyên lý mối liên hệ phổ biến
và nguyên lý về sự phát triển.
Trả lời:

Phép biện chứ ng duy vậ t đượ c xây dự ng trên cơ sở mộ t hệ thố ng nhữ ng


nguyên lý, nhữ ng phạ m trù cơ bả n, nhữ ng quy luậ t phổ biến phả n á nh đú ng đắ n
hiện thự c. Trong hệ thố ng đó , nguyên lý về mố i liên hệ phổ biến và nguyên lý về
sự phá t triển là hai nguyên lý khá i quá t nhấ t.

1. Nguyên lý về mố i liên hệ phổ biến:


Chủ nghĩa duy vậ t Macxit cho rằ ng, giữ a cá c sự vậ t, hiện tượ ng luô n có sự
tá c

độ ng, ả nh hưở ng, chi phố i lẫ n nhau.

Liên hệ là khá i niệm chỉ sự phụ thuộ c lẫ n nhau, sự ả nh hưở ng, tương tá c và
chuyển hó a lẫ n nhau giữ a cá c sự vậ t, hiện tượ ng trong thế giớ i, hay giữ a cá c
mặ t, cá c yếu tố , cá c thuộ c tính củ a mộ t sự vậ t, hiện tượ ng, mộ t quá trình.

Liên hệ phổ biến là khá i niệm nó i lên rằ ng mọ i sự vậ t, hiện tượ ng trên thế
giớ i (cả tự nhiên, xã hộ i và tư duy) dù đa dạ ng phong phú , nhưng đều nằ m trong
mố i liên hệ vớ i các sự vậ t hiện tượ ng khá c. Cơ sở củ a mố i liên hệ nà y là tính
thố ng nhấ t vậ t chấ t củ a thế giớ i.

Mố i liên hệ giữ a cá c sự vậ t, hiện tượ ng có tính khá ch quan, phổ biến, và rấ t


đa dạ ng, phong phú . Khá ch quan bở i lẽ nó là vố n có củ a sự vậ t, khô ng ai gá n cho
sự vậ t. Phổ biến vì nó tồ n tạ i ở cả tự nhiên, cả trong xã hộ i, cả ở tư duy. Phong
phú , đa dạ ng nghĩa là có cả mố i liên hệ bên trong, mố i liên hệ bên ngoà i, mố i
liên hệ bả n chấ t-khô ng bả n chấ t, mố i liên hệ tấ t nhiên-ngẫ u nhiên…

Từ nguyên lý về mố i liên hệ phổ biến, triết họ c duy vậ t Macxit rú t ra ý nghĩa


phương phá p luậ n để định hướ ng cho hoạ t độ ng nhậ n thứ c và thự c tiễn củ a con
ngườ i, đó là quan điểm toà n diện và quan điểm lịch sử -cụ thể.
- Quan điểm toà n diện yêu cầ u khi xem xét sự vậ t hiện tượ ng phả i xem xét
tấ t cả cá c mặ t, cá c yếu tố củ a nó , tuy nhiên phả i có trọ ng tâ m, trọ ng
điểm; xem xét sự vậ t trong mố i liên hệ vớ i sự vậ t, hiện tượ ng khá c.
Trong hoạ t độ ng thự c tiễn, muố n cả i tạ o sự vậ t phả i thự c hiện đồ ng bộ
nhiều giả i phá p; phả i xá c định, đá nh giá đú ng vị trí, vai trò củ a từ ng mố i
iên hệ đố i vớ i sự vậ n độ ng, phá t triển củ a sự vậ t.
- Quan điểm lịch sử -cụ thể đò i hỏ i xem xét, nhậ n thứ c sự vậ t luô n gắ n vớ i
điều kiện lịch sử cụ thể, xá c định trong khô ng gian, thờ i gian xá c định, cụ
thể; trá nh chung chug, đạ i khá i.
2. Nguyên lý về sự phá t triển:
Chủ nghĩa duy vậ t Má cxit coi phá t triển là quá trình vậ n độ ng theo
hướ ng đi lên từ thấ p tớ i cao, từ chưa hoà n thiện đến hoà n thiện hơn.

Sự phá t triển diễn ra khô ng phả i lú c nà o cũ ng theo đườ ng thẳ ng mà rấ t


quanh co, phứ c tạ p, thậ m chí có thể có nhữ ng bướ c lù i tạ m thờ i.

Phá t triển khô ng chỉ là sự tă ng lên, giả m đi về lượ ng, mà cò n là sự nhả y


vọ t về chấ t, là quá trình diễn ra theo đườ ng xoá y ố c và hết mỗ i chu kỳ, sự
vậ t lặ p lạ i dườ ng như sự vậ t ban đầ u nhưng ở cấ p độ cao hơn.

Nguồ n gố c củ a sự phá t triển chính là sự thố ng nhấ t và đấ u tranh củ a


nhữ ng mặ t đố i lậ p bên trong củ a sự vậ t quy định.

Sự phá t triển cũ ng có 3 tính chấ t là khá ch quan, phổ biến, và đa dạ ng


phong phú . Khá ch quan vì nó diễn ra ngay bên trong sự vậ t, là quá trình giả i
quyết liên tụ c nhữ ng mâ u thuẫ n nả y sinh trong sự tồ n tạ i và vậ n độ ng củ a
sự vậ t. Phổ biến ở chỗ nó diễn ra ở tấ t cả cá c lĩnh vự c (tự nhiên, xã hộ i, tư
duy), ở bấ t cứ sự vậ t, hiện tượ ng nà o củ a thế giớ i khá ch quan. Phong phú ,
đa dạ ng nghĩa là , phá t triển là xu hướ ng chung nhưng mỗ i sự vậ t, hiện
tượ ng lạ i có quá trình phá t triển khô ng giố ng nhau, chịu sự tá c độ ng củ a rấ t
nhiều yếu tố , điều kiện là m thú c đẩy hay kìm hã m sự phá t triển, thậ m chí
đổ i hướ ng phá t triển củ a sự vậ t.

Từ nguyên lý về sự phá t triển, triết họ c duy vậ t Macxit rú t ra ý nghĩa


phương phá p luậ n là phả i có quan điểm phá t triển trong nhậ n thứ c và hoạ t
độ ng thự c tiễn.

- Trong nhậ n thứ c, khi nhậ n thứ c sự vậ t khô ng chỉ nhậ n thứ c nó trong
hiện tạ i mà cò n phả i thấ y đượ c khuynh hướ ng vậ n độ ng, phá t triển củ a
nó trong tương lai. Trên cơ sở đó dự bá o nhữ ng tình huố ng có thể xả y
ra để chủ độ ng nhậ n thứ c, giả i quyết. Xem xét sự vậ t theo quan điểm
toà n diện cò n phả i biết phâ n chia quá trình phá t triển củ a sự vậ t ấ y
thà nh nhữ ng giai đoạ n. Trên cơ sở ấ y để tìm ra phương phá p nhậ n
thứ c và cá ch tá c độ ng phù hợ p nhằ m thú c đẩ y sự vậ t tiến triển nhanh
hơn hoặ c kìm hã m sự phá t triển củ a nó , tù y theo sự phá t triển đó có lợ i
hay có hạ i đố i vớ i đờ i số ng củ a con ngườ i.
- Trong hoạ t độ ng thự c tiễn cầ n chố ng bả o thủ , trì trệ, ngạ i đổ i mớ i, bở i
lẽ mọ i sự vậ t, hiện tượ ng trong thế giớ i luô n vậ n độ ng, biến đổ i và phá t
triển. Phá t triển là khó khă n, bao gồ m cả sự thụ t lù i tạ m thờ i, do vậ y
trong hoạ t độ ng thự c tiễn, khi gặ p khó khă n, thấ t bạ i tạ m thờ i phả i biết
tin tưở ng và o tương lai.

Câu 2: phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định. Từ đó rút ra ý
nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt nam hiện nay
Là mộ t trong ba quy luậ t củ a phép biện chứ ng duy vậ t. Nó chỉ ra khuynh
hướ ng khá ch quan củ a sự phá t triển tự nhiên, xã hộ i và tư duy. Khuynh
hướ ng phổ biến khá ch quan đó là sự phá t triển đi lên, phá t triển từ thấ p
đến cao, từ đơn giả n đến phứ c tạ p, từ chưa hoà n thiện đến hoà n thiện,
bằ ng cá ch phủ định nhữ ng gì là m ngă n cả n sự phá t triển, đồ ng thờ i giữ gìn
và tậ n dụ ng nhữ ng gì thú c đẩ y sự phá t triển ở mứ c độ mớ i. Nhưng sự phá t
triển đi lên khô ng loạ i trừ nhữ ng bướ c lù i tạ m thờ i về phía sau. Nó i mộ t
cá ch khá c quy luậ t vạ ch ra khuynh hướ ng phá t triển khô ng phả i theo
đườ ng trò n hay đườ ng thẳ ng đi lên mà theo hình xoắ n ố c. Từ khuynh
hướ ng nà y có thể khẳ ng định rằng: trong toà n bộ sự phá t triển củ a tự
nhiên xã hộ i và con ngườ i thì khuynh hướ ng tiến bộ chiếm ưu thế.
A) Cá c khá i niệm
Phủ định siêu hình là sự thay thế bằng sự vật khác trong quá trình vận động và
phát triển.
Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ phủ định tự thân, là mắt
khâu của quá trình dẫn đến ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ
Mọi quá trình vận động và phát triển các lĩnh vực tự nhiên, xã hội hay tư duy
diễn ra thông qua những sự thay thế, trong đó có sự thay thế chấm dứt sự phát
triển, nhưng cũng có sự thay thế tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát
triẻn của sự vật. Những sự thay thế tạo ra điều kiện, tiền đề cho qúa trình phát
triển của sự vất thì gọi là phủ định biện chứng.
=> Phủ định biện chứng là quá trình tự thâ n phủ định, tự thâ n phá t triển,
là mộ t mắ t khâ u trên con đườ ng dẫ n tớ i sự ra đờ i củ a cá i mớ i tiến bộ hơn
so vớ i cá i bị phủ định.
Phép biện chứ ng duy vậ t vớ i tính cá ch là mộ t khoa họ c về mố i liên hệ phổ
biến và sự phá t triển phổ biến nên chú ng ta chỉ nghiên cứ u phủ định biện
chứ ng.
Phủ định biện chứng có các đặc trưng cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa.

 Tính khách quan: vì nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật.
Đó chính là giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật. Nhờ việc giải quyết những
mâu thuẫn mà sự vật luôn luôn phát triển. Mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng
tuỳ thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng. Điều đó cũng có nghĩa,
phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con người. Con người
chỉ có thể tác động làm cho quá trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ
sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật.
 Kế thừa: vì phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật, nên
nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá huỷ hoàn toàn cái cũ. Cái mới chỉ có thể ra đời
trên nền tảng cái cũ. Cái mới ra đời không xóa bỏ hoàn toàn cái cũ mà có chọn lọc,
giữ lại và cải tạo những mặt còn thích hợp, những mặt tích cực, nó chỉ gạt bỏ ở cái
cũ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu, gây cản trở cho sự phát triển. Do vậy, phủ
định biện chứng đồng thời cũng là khẳng định.

Nộ i dụ ng:
Quy luật phủ định của phủ định thể hiện sự phát triển của sự vật là do mâu
thuẫn bên trong của sự vật, hiện tượng quy định. Mỗi lần phủ định là kết quả
của sự đấu tranh và chuyển hoá giữa những mặt đối lập trong một sự vật,
hiện tượng. Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật, hiện tượng cũ chuyển
thành sự vật, hiện tượng đối lập với nó. Phủ định lần thứ hai dẫn đến sự ra
đời của sự vật, hiện tượng mới mang nhiều nội dung tích cực của sự vật, hiện
tượng bị phủ định, nhưng cũng mang nhiều nội dung đối lập với sự vật, hiện
tượng đó. Kết quả là, về hình thức, sự vật, hiện tượng mới (ra đời do kết quả
của sự phủ định lần thứ hai) sẽ lại trở thành sự vật, hiện tượng xuất phát
(chưa bị phủ định lần nào); nhưng về nội dung, không phải trở lại sự vật,
hiện tượng xuất phát nguyên như cũ, mà chỉ là dường như lặp lại sự vật, hiện
tượng cũ nhưng trên cơ sở cao hơn.
– Phủ định biện chứng chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển bởi chỉ
thông qua phủ định của phủ định mới dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện
tượng mới, và như vậy, phủ định của phủ định mới hoàn thành được một chu
kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát của chu kỳ phát triển tiếp theo
Số lượng các lần phủ định trong một chu kỳ tuỳ theo tính chất của quá trình
phát triển cụ thể; nhưng ít nhất cũng phải qua hai lần mới dẫn đến sự ra đời
của sự vật, hiện tượng mới, mới hoàn thành được một chu kỳ phát triển. Sau
một số lần phủ định, sự vật, hiện tượng phát triển theo đường xoáy ốc. Thực
chất của sự phát triển đó là sự biến đổi, mà giai đoạn sau còn bảo tồn những
gì tích cực đã được tạo ra ở giai đoạn trước. Đó là nội dung cơ bản của phủ
định biện chứng. Với đặc điểm như vậy, phủ định biện chứng không chỉ là yếu
tố khắc phục sự vật, hiện tượng cũ, mà còn gắn sự vật, hiện tượng cũ với sự
vật, hiện tượng mới; sự vật, hiện tượng khẳng định với sự vật, hiện tượng
phủ định. Vì vậy, phủ định biện chứng là vòng khâu tất yếu của sự liên hệ và
sự phát triển.
=> Kết luận:
– Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính chất tiến lên của sự phát
triển. Phủ định biện chứng là sự thống nhất của yếu tố bị loại bỏ với yếu tố
được kế thừa và phát triển. Mỗi lần phủ định biện chứng được thực hiện
xong sẽ mang lại những yếu tố tích cực mới. Do vậy, sự phát triển thông qua
những lần phủ định biện chứng sẽ tạo ra xu hướng phát triển không ngừng
của sự vật, hiện tượng.
Quy luật phủ định của phủ định nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa sự vật,
hiện tượng bị phủ định với sự vật, hiện tượng phủ định; do sự kế thừa đó,
phủ định biện chứng không phủ định sạch trơn, loại bỏ tất cả các yếu tố của
sự vật, hiện tượng cũ, mà là điều kiện cho sự phát triển, duy trì và gìn giữ, lặp
lại một số yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng mới sau khi đã được chọn
lọc, cải tạo cho phù hợp và do vậy, sự phát triển của các sự vật, hiện tượng có
tính tiến lên theo đường xoáy ốc.

 Ý nghĩa: 2 ý nghĩa
o Trong cuộc sống nếu muốn thành công thì chúng ta phải
quán triệt quan điểm phủ định biện chứng.
o Phát hiện cái mới, ủng hộ cái mới, bảo vệ cái mới.

Câu 3: Phân tích nội dung qui luật qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự vận dụng của Đảng và nhà
nước ta thời kỳ trước và sau thời kỳ đổi mới.
Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng: Mỗi hình thái kinh tế
- xã hội có một phương thức sản xuất riêng. Đó là cách thức con
người thực hiện trong quá trình sản xuất vật chất ở mỗi giai đoạn lịch
sử nhất định. Phương thức sản xuất vật chất là sự thống nhất biện
chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Để phân tích được
nội dung qui luật này trước hết chúng ta cần làm rõ khái niệm: Lực
lượng sản xuất, Quan hệ sản xuất.
A. Lực lượng sản xuất:
Là phạm trù của CNDVLS dùng để chỉ mối quan hệ giữa con
người với giới tự nhiên
Là sự thống nhất giữa tư liệu sản xuất ( trước hết là công cụ lao
động) và người lao động với kinh nghiệm kỹ năng, thói quen và tri
thức nhất định để sản xuất ra sản phẩm.
( Học viên cần phân tích vai trò của các yếu tố cấu tạo thành LLSX)
Thứ 1: Vai trò của người lao động
Thứ 2: Vai trò của tư liệu sản xuất
 Tư liệu lao động ( CCLĐ + PTLĐ)
 Đối tượng lao động ( Sẵn có + Nhân tạo)
B.Quan hệ sản xuất:
Là phạm trù của CNDVLS dùng để chỉ mối quan hệ giữa con
người với con người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất vật chất.
QHSX thể hiện ở 3 mặt:
T1: QH sở hữu Tư liệu sản xuất
T2: QH về tổ chức quản lý sản xuất
T3: QH về phân phối sản phẩm sản xuất
( Học viên trình bày vai trò của từng quan hệ và mối quan hệ giữa
các 3 mối quan hệ này trong quá trình sản xuất)
C.Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất.
Triết học Mác- lênin khẳng rằng: LLSX và QHSX là hai mặt
của một phương thức sản xuất. Do vậy 2 mặt này có MQH biện chứng
tác động qua lại lẫn nhau. MQH giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ
2 chiều:
Chiều thứ 1: LLSX quyết định QHSX:
(LLSX như thế nào  QHSX phải như thế ấy)
( Khi LLSX thay đổi  QHSX phải thay đổi theo)
- LLSX là nội dung của quá trình sản xuất, Quan hệ sản xuất là hình
thức xã hội. LLSX là yếu tố động và cách mạng nhất, nghĩa là
LLSX thường xuyên đổi mới kéo theo quan hệ sản xuất thay đổi.
- LLSX thường xuyên thay đổi còn Quan hệ sản xuất tương đối ổn
định
- LLSX phát triển đến một lúc nào đó sẽ mâu thuẫn với Quan hệ sản
xuất và khi mâu thuẫn gay gắt, sẽ dẫn tới kết quả là phá vỡ QHSX
cũ, thiết lập QHSX mới phù hợp. Sự thay đổi này này phải thông
qua cách mạng xã hội. Vì cách mạng xã hội nhằm đổi mới PTSX
cũ bằng PTSX mới. Khi PTSX mới ra đời thì dẫn tới HTKT – XH
cũ sẽ mất đi và thay thế bằng HTKT – XH mới. Qúa trình này diễn
ra liên tục.
( Học viên lấy ví dụ để chứng minh)
Chiều thứ 2: Sự tác động trở lại của QHSX đối với
LLSX:
Mặc dù QHSX là hình thức xã hội còn LLSX là nội dung của
quá trình sản xuất. Vì vậy: Hình thức có vai trò tác động ngược trở lại
đối với nội dung. Cụ thể là :
QHSX qui định mục đích của nền sản xuất, sản xuất cho ai?
đem lại lợi ích cho ai? Nó kích thích động lực để người sản xuất sáng
tạo hoặc không sáng tạo trong quá trình sản xuất và sự tác động này
diễn ra theo 2 hướng:
 Hướng thứ 1: QHSX phù hợp với trình độ phát triển
của LLSX
Thúc đẩy LLSX phát triển.
Trình độ của LLSX là trình độ của CCLĐ, trình độ của người lao
động, trình độ phân công lao động.
Ví dụ: Ở VN trình độ của LLSX không đồng đều, phân công chi
tiết, thiết bị mua của nhiều nước. Như vậy QHSX phù hợp với trình
độ của LLSX nghĩa là QHSX tạo ra PTSX kết hợp tốt nhất giữ người
LĐ với TLSX để sản xuất ra sản phẩm.
Biểu hiện của sự phù hợp này là trong cơ quan xí nghiệp sản
xuất hàng hóa nhiều, chất lượng tốt, năng xuất lao động tăng, người
lao động hăng hái sản xuất
 Hướng thứ 2: QHSX không phù hợp với trình độ phát triển của
LLSX
Kìm hãm LLSX phát triển:
QHXS không phù hợp với LLSX thể hiện ở 2 khía cạnh:
+ QHSX lạc hậu lỗi thời so với trình độ phát triển của LLSX:
Mác thường nói: Trong XHTB, LLSX có tính xã hội hóa, mâu
thuẫn với QHSX tư nhân tư bản chủ nghĩa về TLSX. Ngày nay LLSX
có tính toàn cầu hóa, quốc tế hóa, mâu thuẫn với QHSXTBCN về
TLSX. Bây giờ LLSX có tính toàn cầu hóa, quốc tế hóa.
Ví dụ: Sản phẩm máy móc thủ công – hai người lái máy cày
bằng người quốc ruộng  không đúng và cản trở sự phát triển.
+ QHSX đi trước, vượt xa so với trình độ của LLSX.
Ví dụ: Ở Việt Nam xây dựng hợp tác xã bao cấp quá nhanh
(cấp xã), mang cải tạo công thương nghiệp ồ ạt, mang tính chiến dịch
rong khi trình độ của LLSX thấp kém.
Vậy: Ai là người phát hiện ra sự phù hợp hay không phù hợp.
Đó chính là nhân tố chủ quan, là con người, chính con người phát
hiện. Nếu phát hiện sớm thì trả giá ít, phát hiện muộn thì giá nhiều.
Như vậy: Biện chứng giữa LLSX và QHSX, sự tác động qua lại
giữa chúng được thực hiện theo công thức sau:
Phù hợp – không phù hợp – phù hợp – không phù hợp – phù hợp …
Chính nhờ vào PTSX luôn vận động làm cho xã hội phát triển từ
HTKT –XH này sang HTKT –XH khác cao hơn.
C. Ý nghĩa của qui luật đốivới nước ta:
Thứ 1: Đây là qui luật cơ bản phổ biến của xã hội. Nghĩa là qui
luật này quyết định các qui luật khác, các qui luật khác muốn giải
quyết triệt để thì phải bắt đầu từ qui luật này.
Ví dụ: Muốn chứng minh, giải thích vì sao đạo đức bây giờ
xuống cấp, tệ nạn tham nhũng rộng khắp, để giải thích nó, chúng ta
phải tìm về kinh tế, nghĩa là tìm về qui luật này. Có rất nhiều nguyên
nhân nhưng cái chính là sự tác độngcủa mặt trái kinh tế thị trường.
+ Trong quá trình xây dựng đường lối phát triển kinh tế, cần ưu
tiên, mở đường cho LLSX phát triển; đặc biệt là ưu tiên phát triển con
người và khoa học kỹ thuật, công nghệ nhằn tạo ra hiệu quả, năng
xuất lao động.
Liên hệ: - Ưu tiên phát triển con người  chủ thể của LLSX
- Ưu tiên khoa học công nghệ  chủ thể của LLSX
 Tác động đến năng xuất lao động
+ Muốn LLSX phát triển nhằm nâng cao năng xuất lao động, thì
đòi hỏi phải tích cực cải tạo những quan hệ sản xuất cũ, lỗi thời, lạc
hậu kìm hãm, trói buộc LLSX phát triển.
Ví dụ: Xóa bỏ cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh
hành chính, cơ chế xin cho chuyển nhanh sang cơ chế thị trường định
hướng XHCN.
+ Trong QHSX cần thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu,
tổ chức quản lý, phân phối sản phẩm nhằm thu hút, kích thích người
lao động tham gia tích cực vào trong quá trình sản xuất, tạo năng xuất
lao động, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Thứ 2: Nắm vững qui luật này giúp chúng ta hiểu được chính
sách, hiểu được con đường đi lên CNX ở Việt Nam.
Vận dụng qui luật này trước và trong đổi mới:
+ Trước đổi mới: ( 1986)
Sau khi đất nước giành được độc lập vào năm 1975. Đảng và
nhà nước ta muốn muốn đưa nền kinh tế của đất nước tiến nhanh lên
CNXH ( trong một thời gian ngắn). Nghĩa là từ một nước nửa phong
kiến, bỏ qua chế độ TBCN để tiến lên CNXH. Do đó: Đảng và nhà
nước ta đã chủ quan , nóng vội trong việc quản lý và phát triển kinh
tế. Đảng và nhà nước ta cho rằng: Muốn kinh tế phát triển và tiến
nhanh lên CNXH thì chúng ta cần:
T1: Cho QHSX đi trước một bước sẽ mở đường cho LLSX
phát triển
T2: Phát triển mạnh mẽ QHSX sẽ làm cho LLSX phát triển.
Quan điểm của Đảng và nhà nước ta giai đoạn khi nhìn nhận giải
quyết vấn đề phát triển kinh tế này đã đi ngược qui luật của triết học
Mác. Do chưa tích lũy đủ về lượng ? Mà đã chuyển sang sự thay đổi
về chất. Cụ thể: Từ XHPK -> Bỏ qua TBCN –> CNXH
Khi xem xét – giải quyết vấn dề chúng ta không căn cứ vào điều kiện
lịch sử cụ thể của đất nước. Chính vì vậy chúng ta đã mắc phải một
số sai lầm sau đây:

Sai lầm thứ 1:


Đảng nhà nước ta đã dùng sức mạnh chính trị - tư tưởng để xóa bỏ
chế độ “tư hữu” ở xã hội TBCN chuyển sang chế độ “công hữu” ở
xã hội XHCN.
 Thực tiễn xã hội chứng minh rằng: Muốn chuyển từ chế độ “tư
hữu” sang chế độ “công hữu” thì cần phải có những điều kiện sau
:
- Có thời gian để chuẩn bị ( Lượng thời gian)
- Phải dựa vào trình độ phát triển của LLSX ( Người LĐ
+CCLĐ)
- Phải xuất phát từ điều kiện thực tiễn xã hội
 Mà thực tế khi chuyển từ chế độ “tư hữu” sang chế độ “công
hữu” chúng ta chuyển đổi trong điều kiện:
 Đất nước vùa trải qua chiến tranh
 Việt Nam xuất phát từ một nước nông nghiệp ( 80%)
 KHKT + trình độ sản xuất thấp
 CCLĐ còn thô sơ, lạc hậu
 Trình độ của người lao động còn nhiều hạn chế.
Việc chuyển từ chế độ “tư hữu” sang chế độ “công hữu” về TLSX
đã dẫn đến kết quả: Sở hữu trở thành sở hữu công cộng, trong khi đó
người LĐ lại không có TLSX, không làm chủ được quá trình sản
xuất, phụ thuộc vào sự lãnh đạo của hợp tác xã
 TLSX trở nên vô chủ gây thiệt hại cho tập thể.
Sai lầm thứ 2:
Việc phân phối sản phẩm chưa hợp lý, không tuân theo qui luậy
phân phối của thị trường và nhu cầu của xã hội.
Bởi vì: Giai đoạn này nhà nước nắm quyền tổ chức và quản lý về
kinh tế. Nhà nước quản lý kinh tế theo mô hình:“ Kế hoạch hóa tập
trung”, nghĩa là nền kinh tế của đất nước vận động và phát triển
không tuân theo qui luật khách quan của xã hội – thị trường. Mà trái
lại nền kinh tế của đất nước giai đoạn này vận động và phát triển
tuân theo ý muốn chủ quan của Nhà nước.
Tức là: Nhà nước có quyền đưa ra mọi quyết định như: Sản xuất cái
gì? Sản xuất như thế nào? Phân phối cho ai? Lỗ lãi như thế nào? Như
vậy mô hình kế hoạch hóa tập trung nó chỉ phù hợp với đ/k thời chiến
và không phù hợp với đ/k khi đất nước đã giành được độc lập.=> Việc
xóa bỏ chế độ “tư hữu” chuyển qua chế độ “công hữu”nó dẫn tới kết
quả:
 Đề cao vai trò của lao động tập thể
 Hạ thấp vai trò của lao động cá nhân
 Triệt tiêu động lực bên trong của người LĐ
 Không phát huy hết khả năng của người lao động
Sai lầm thứ 3:
Trong quá trình cải tạo QHSX, Nhà nước chỉ tập trung cải tạo mặt
“Sở hữu TLSX” chưa chú ý tới mặt quản lý tổ chức và phân phối
sản phẩm. Chính vì vậy thời kỳ này xuất hiện nhiều tệ nạn tham
nhũng.
Như vậy: Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1975 – 1986 mắc
phải những sai lầm trên là bởi vì: Đảng và Nhà nước ta không thừa
nhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường. Xem mô hình “kế hoạch
hóa” là đối tượng quan trọng của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Đồng
thời không thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ này,
xóa bỏ kinh tế “tư nhân” và kinh tế “cá thể” => xây dựng nền kinh tế
khép kín.
Chính những sai lầm trên mà Đảng và Nhà nước chúng ta mắc
phải đã dẫn tới kết quả: Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn trước năm
1986 rơi vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ. Đây được xem là thời kỳ
đen tối nhất của kinh tế Việt Nam , bởi vì: Sau 11 năm (1975 – 1986)
khi đất nức đã hòa bình, xã hội ổn định, an ninh quốc phòng vững
chắc, điều kiện khách quan thuận lợi nhưng nền kinh tế Việt Nam
không phát triển, là một nước 80% nông nghiệp nhưng sản xuất lúa
gạo không đủ ăn.
Kết quả này là do Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng ngược qui
luật của chủ nghĩa mác, khi chưa tích lũy đủ về lượng đã vội chuyển
sang sự thay đổi về chất ( Từ XHPK chuyển sang XHCN). Đồng thời
không căn cứ vào đ/k lịch sử của đất nước trong quá trình phát triển
kinh tế.
 Giai đoạn sau năm 1986 trở đi:
Đảng và Nhà nước ta đã: Rút kinh nghiệm từ những sai lầm của
giai đoạn trước năm 1986,Đồng thời thay đổi về nhận thức,Vận dụng
và đi đúng theo qui luật của CNM.
Tức là trong quá trình phát triển kinh tế Đảng và Nhà nước ta đã
không cho: QHSX đi trước một bước so với LLSX, tiến hành đồng bộ
cả 2 mặt LLSX – QHSX. Ưu tiên phát triển LLSX, xây dựng QHSX
phù hợp với sự phát triển của LLSX, nhận tức đúng qui luật đó là :
trình độ phát triển của LLSX ở nước ta còn thấp, chưa đồng đều. Do
đó: trong quá trình phát triển kinh tế chúng ta cần phải:
- Xây dưng QHSX ( Nền kinh tế nhiều thành phần)
- Thừa nhận nhiều hình thức sở hữu cùng tồn tại trong xã hội.
Kết quả:
Chỉ sau 3 năm 1986 -1989 nền kinh tế Việt nam có bước phát
triển vượt bậc, đó là:
 Sản xuất nông nghiệp không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa
 Năm 1990 VN đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo
 Hiện nay Việt Nam đang đứng vị trí thứ 3.
Như vậy sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới cùng
với sự nỗ lực của toàn đảng- toàn dân. Công cuộc đổi mới của
Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.
 Đất nước thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế
 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh
 Đời sống của người dân được cải thiện
 Tình hình chính tri, an ninh , quốc phòng ổn định
 Vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định
Những thành tựu mà chúng ta đã đạt được (sau năm 1986)nó
đã chứng minh rằng: Đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta là
đúng đắn, sự vận dụng qui luật này là phù hợp với tình hình thực tiễn
của cách mạng Việt Nam.

Câu 4: Anh (chị) hãy phân tích nội dung nội dung học thuyết hình thái
kinh tế - xã hội . Và sự vận dụng học thuyết này của Đảng và nhà nước ta
trong quá trình xây dựng - phát triển kinh tế đất nước?
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một khái niệm của
CNDVLS dùng để chỉ xã hội cụ thể tồn tại trong một giai đoạn lịch sử
nhất định với những QHSX của nó, dựa trên một trình độ nhất định
của LLSX và một KTTT tương ứng dựa trên QHSX đó. Dấu “ -
”giữa kinh tế và xã hội có ý nghĩa chỉ sự tác động 2 chiều của kinh tế
và xã hội, 2 yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và có mối quan hệ
chặt chẽ lẫn nhau.
Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội mà C.Mac nghiên cứu
bắt đầu từ con người. Do đó, tiền đề xuất phát để xây dựng học thuyết
đó là con người đối với đời sống hiện thực của họ. Mac thấy rằng:
“Người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể làm ra lịch sử”.
Ông nhận ra rằng con người muốn tồn tại thì trước hết cần phải
có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”. Ông khẳng định
rằng con người muốn tồn tại thì trước hết cần phải có cái nhu cầu như
ăn, uống, mặc , ở và một vài thứ khác nữa.
Như vậy , hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư
liệu để thoả mãn những nhu cầu ấy ,việc sản xuất ra bản thân đời vật
chất . Nhu cầu là động lực bên trong thúc đẩy con người hoạt
động.Hoạt động của con người thỏa mãn được nhu cầu này sinh nhu
cầu khác.Việc không ngừng nảy sinh nhu cầu mới là động lực thúc
đẩy con người hoạt động và là động lực phát triển của xã hội .
Để tồn tại và phát triển ,con người không chỉ sản xuất ra sản xuất
ra của cải vật chất mà còn sản xuất ra của cải tinh thần , ra bản thân
con người và cái quan hệ xã hội . Trong đó sản xuất ra của cải vật
chất là cơ sở của đời sống xã hội, là cái khác biệt căn bản giữa con
người vơi động vật .Chính trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất,
con người đồng thời sáng tạo ra toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần
của xã hội , góp phần hoàn thiện tư duy và nhân cách của con người .
Trong quá trình sản xuất đã nảy sinh ra các mối quan hệ :
 Quan hệ giữa con người &con người ( QHSX )
 Quan hệ giữa con người với tự nhiên (LLSX)
C. Mac gọi 2 mối quan hệ này là , 2 quan hệ song trùng có nghĩa là
chúng diễn ra đồng thời với nhau. Hai mặt này thống nhất với nhau
tạo thành phương thức sản xuất.Sự tác động qua một cách biện chứng
giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất tạo thành quan hệ sản
xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
C.Mac đã phát hiện ra rằng: “Cơ sở hạ tầng quyết định Kiến
trúc thượng tầng; tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội:  Phương
thức quyết định các mặt của đời sống xã hội . Như vậy, xuất phát từ
sản xuất, C.Mac  đã phân tích một cách khoa học mối quan hệ lẫn
nhau giữa các mặt trong đời sống và  phát hiện ra các quy luật vận
động,  phát triển của xã hội.  Từ đó, C.Mac  đã đi đến khái quát khoa
học về lý luận hình thái kinh tế- xã hội.  
    Hình thái kinh tế- xã hội là một phạm trù của duy vật lịch sử dùng
để chỉ xã hội ở từng  giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan
hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất
định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương
ứng được xây dựng trên những những quan hệ sản xuất ấy.
- Quan hệ sản xuất: 
Là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật
chất (  sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất biểu
hiện qua ba mặt đó là:
+ Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất (TLSX)
+ Quan hệ trong tổ chức và quản lý sản phẩm
+ Quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra
 Trong đó quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát
quan hệ cơ bản, đặc trưng cho quan hệ sản xuất trong từng xã hội. 
Nó quyết định quan hệ tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối
sản phẩm. Trong lịch sử có hai loại hình sở hữu cơ bản về tư liệu sản
xuất: sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng.
-Sở hữu tư nhân:
Là loại hình sở hữu mà trong đó tư liệu sản xuất tập trung trong tay
một ít người, còn đại đa số số không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất. 
Do đó quan hệ lực lượng người với người là quan hệ thống trị và bị
trị, bóc lột và bị bóc lột.
- Sở hữu công cộng:
Là loại hình sở hữu mà trong đó tư liệu sản xuất thuộc về mọi thành
viên trong cộng đồng. Do đó quan hệ giữa người với người là quan hệ
bình đẳng, hợp tác cùng có lợi.
- Lực lượng sản xuất:
Là toàn bộ các lực lượng được con người sử dụng ảnh trong quá
trình sản xuất ra của cải vật chất.
LLSX bao gồm: người lao động với một thế lực, tri thức, kỹ
năng năng lao động nhất định và  tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ
lao động. Con người trong lực lượng sản xuất không phải là con
người nói chung mà là con người có kỹ năng, có tay nghề, có khả
năng, trình độ lao động ( không bao gồm người già và trẻ em).
Trong khi những nhấn mạnh quan hệ sản xuất là quan hệ sản
xuất nguyên thủy , cơ bản. C.Mac còn chỉ ra rằng, mọi hình thức kinh
tế- xã hội còn bao gồm các quan hệ về chính trị chị, pháp quyền và và
các hình thái ý thức xã hội . Trong đó, toàn bộ những quan hệ sản
xuất tạo thành một kết cấu kinh tế của xã hội, là cơ sở thực tại ( tức cơ
sở hạ tầng); còn các mặt: pháp lý, ý chính trị và các hình thái ý thức
xã hội là (kiến trúc thượng tầng) , phù hợp với cơ sở hạ tầng.
-Cơ sở hạ tầng:
Là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của
một xã hội nhất định. cơ sở hạ tầng của mọi xã hội cụ  thể: trừ xã hội
nguyên thủy đều bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất
tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương
lai.
Ví dụ: trong chế độ phong kiến, quan hệ sản xuất bao gồm:
+ Quan hệ sản xuất đặc trưng
+ Tàn dư của quan hệ sản xuất cũ: chiếm hữu nô lệ
+ Xuất hiện mầm mống những quan hệ sản xuất mới:
(TBCN)
 Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò
chỉ đạo, ...cai quan hệ sản xuất khác,quyết định xu hướng chung của
đời sống kinh tế- xã hội. Bởi vậy, cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể
để được đặc trưng nhưng bởi quan hệ sản xuất tàn dư tư và quan hệ
sản xuất mầm mống cũng có vai trò nhất định.
  Nếu xét về trong tổng thể các quan hệ sản xuất thì các quan hệ
sản xuất họp thành cơ sở của xã hội,tức cơ sở hiện thực, trên đó hình
thành nên kiến trúc thượng tầng tương ứng.  
-Kiến trúc thượng tầng:
Là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học,
đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật cùng với với những thiết chế xã hội như
nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội được hình thành trên cơ
sở hạ tầng nhất định.
Trong KTTT mỗi yếu tố có đặc điểm riêng,có quy luật phát triển
riêng nhưng chung liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau).
  Cơ sở hạ tầng và Kiến trúc thượng tầng là hai mặt cầu thành của
hình thái kinh tế xã hội, chúng thống nhất biện chứng với nhau, tác
động qua lại lẫn nhau, trong đó, cơ sở hạ tầng quyết định KTTT; song
KTTT cũng có tác động tích cực trở lại cơ sở hạ tầng.
 Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng được KTTT trước hết ở chỗ: 
mọi cơ sở hình thành nên một KTTT tương ứng với nó. tính chất
của cơ sở hạ tầng quyết định tính chất của kiến trúc TT. Trong xã
hội giai cấp, KTTT mang tính giai cấp, giai cấp nào thống trị về
kinh tế thì cũng giữ được.
 Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người kết hợp với
tư liệu sản xuất tạo thành lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất
biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình
sản xuất. Nó thể hiện năng lực hoạt động thực tiễn của con người
trong quan hệ sản xuất ra của cải vật chất, người lao động sử dụng
tư liệu lao động (Bao gồm tư liệu sản xuất và phương tiện lao
động), trước hết là công cụ lao động vào đối tượng lao động sản
xuất ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu của con người và
được cải tiến để nâng cao chất lượng. Công cụ lao động là yếu tố
đông nhất, cách mạng nhất, nghĩa là nó thay đổi I đầu tiên và luôn
biến đổi không ngừng.
Trong mỗi hình thái kinh tế- xã  hội, quan hệ sản xuất lại không tách
rời khỏi lực lượng sản xuất. Mà chúng thống nhất tuyệ đối giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo thành một phương thức sản
xuất nhất định, mà trong đó lực lượng sản xuất là cơ sở vật chất của
hình thái kinh tế - xã hội. Mỗi hình thái kinh tế- xã hội có một lực
lượng sản xuất nhất định. C.Mac viết: “Nhưng  quan hệ sản xuất
đều gắn liền mật thiết với lực lượng sản xuất. do có được những lực
lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của
mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình. cái
cối xay quay tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng
hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp.”
  Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại không tách rời
nhau, thống nhất biện chứng với nhau trong phương thức sản xuất
nhất định. Trong hai mặt đó, lực lượng sản xuất là nội dung, thường
xuyên biến đổi, phát triển; quan hệ sản xuất là hình thức thức xã hội
của sản xuất,tương đối ổn định. sự tác động qua lại lẫn nhau một cách
biện chứng ảnh giữa hai mặt đó đó tạo thành quy luật về sự phù hợp
của quan hệ xã hội với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất- quy
luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển của xã hôị. Nó chi phối
sự vận động, phát triển của toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. sự vận
động,  phát triển của lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất,
làm cho quan hệ sản xuất biến đổi phù hợp với nó nhưng quan hệ sản
xuất cũng có tính độc lập tập tương đối và tác động trở lại sự phát
triển của lực lượng sản xuất.
  Quan hệ sản xuất quyết định mục đích của sản xuất, tác động
đến thái độ của con người trong lao động sản xuất, đến tổ chức phân
công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học vào sản
xuất... và do đó tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất.
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.khi quan hệ
sản xuất bị kìm hãm, sự phát triển của lực lượng sản xuất thì theo quy
luật chung, quan hệ sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục
phát triển. 
2. Biện chứng giữa CSHT – KTTT ( Học viên tự trình bày)
Vận dụng học thuyết HTKT-XH vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở
Việt Nam
1. Đây là một trong những lựa chọn con đường tiến lê CNXH bỏ
qua chế độ TBCN. Đây là sự vận dụng sáng tạo CNMLN vào đ/k
cụ thể ở nước ta, Đảng ta khẳng định:’ Độc lập dân toocj và CNXH
không tách rời nhau – đó là qui luật phát triển của CMVN, là sợi
chỉ đỏ xuyên suốt đường lối của Đảng. Đảng ta luôn kiên trì con
đường tiến lên CNXH là phù hợp với xu hướng và thời đại và đ/k
cụ thể của nước ta.
CNXH mà nhân dân ta xây dựng là một XH do nhân dân lao động
làm chủ, có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại về
chế độ công hữu về TLSX, có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công,
làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sồng ấm no, hạnh
phúc. Có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân, các dân tộc trong
nước bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, có quan hệ
hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các dân tộc trên thế giới.
Đảng ta chỉ rõ: Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển
quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xá lập vị
trí thống trị của QHSX và KTTT TBCNnhưng tiếp thu, kế thừa những
thành tựu mà nhân loại đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt là khoa
học và công nghệ để phát triển nhanh LLSX, xây dựng nền kinh tế
hiện đại.
1. CNH –HĐH là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ từ TBCN
lên CNXH ở Việt Nam:
Nước ta tiến lên CNXH từ một nền kinh tế phổ biến là sả xuất nhỏ,
lao động thủ công là chủ yếu, cái thiếu thốn nhất của chúng ta là chưa
có nền đại công nghiệp. Vì vậy: chúng ta phải tiến hành CNH – HĐH.
Trong thời đại ngày nay CNH phải gắn liền với HĐH để đạt đến trình
độ công nghệ hiện đại, mà nhân dân đã tạo ra. CNH –HĐH ở nước ta
nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH. Đó là nhiệm vụ
trung tâm trong xuốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.
Hiện nay nước ta đang đẩy mạnh : CNH – HĐH Phấn đấu đến năm
2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp
2. Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, trong quá trình xây dựng xã hội ở nước ta.
Đảng và Nhà nước luôn chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài
chính sách phát triển nền KT hàng hóa nhiều thành phần.
Vai trò của CSHT đối với KTTT thể hiện ở chỗ: Khi CSHT thay đổi
thì KTTT cũng thay đổi theo. C. Mac viết: cơ sở kinh tế thay đổi thì
toàn bộ KTTT đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều, nhanh chóng. Sự thay
đổi của KTTT không chỉ diễn ra trong giai đoạn thay thế HTKT – XH
này bằng HTKT – XH khác, mà nó còn diễn ra trong quá trình biến
đổi của mỗi hình thái KT- XH. Trong XH có giai cấp,sự thay đổi cơ
bản của KTTT phải thông qua đấu tranh giai cấp, thông qua cách
mạng xã hội. Sự tác động của KTTT đối với CSHT diễn ra theo 2
chiều hướng. Nếu KTTT tác động phù hợp với qui luật kinh tế khách
quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, nếu
KTTT tác động không phù hợp với qui luật kinh tế khách quan thì sẽ
kìm hãm sự phát triển của kinh tế, kìm hãm tiến bộ xã hội.
Tóm lại: Lí luận về hình thái kinh tế - xã hội là một lý luận khoa
học. Nó giúp cho con người có một cái nhìn đúng đắn về mối quan hệ
và sự tác động lẫn nhau giữa cá mặt trong đời sống XH, về sự vận
động và phát triển của XH. Với sự phát triển của KH và thực tiễn hiện
nay, lý luận về hình thái KT- XH của C. Mac vẫn còn nguyên giá
trị.Nó dem lại một phương pháp lý luận thực sự khoa học để phân tích
các hiện tượng trong đời sống xã hội…để từ đó vạch ra phương
hướng giải pháp đúng đắn cho hoạt động thực tiễn. Lý luận về hình
thái KT – XH của C.Mac đã được Đảng và Nhà nước ta vận dụng một
cách sáng tạo trong điều kiện cụ thể của nước ta, vạch ra đường lối
đúng đắn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

You might also like