You are on page 1of 5

1.

Giới thiệu:
- Trong triết học Mac Lênin có 3 quy luật cơ bản để giải thích sự phát
triển của sự vật, hiện tượng:
 Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập: chỉ ra nguồn
gốc của sự phát triển
 Quy luật lượng – chất: chỉ ra cách thức của sự phát triển
 Quy luật phủ định của phủ định: chỉ ra khuynh hướng, hình thức,
kết quả của sự phát triển của sự vật, hiện tượng thông qua sự thống
nhất giữa tính kế thừa với tính thay đổi trong sự phát triển.
2. Khái niệm:
- Phủ định:
 Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình sinh ra, tồn tại, mất đi và
được thay thế bằng sự vật, hiện tượng khác
 Phủ định là sự thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại
khác của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển
- Phủ định siêu hình: coi phủ định là sự xoá bỏ hoàn toàn cái cũ (sự phủ
định sạch trơn, sự phủ định không tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp
theo, không tạo cho cái mới ra đời, lực lượng phủ định là ởbên ngoài
sự vật.)
Ví dụ: hạt thóc sau khi được nấu thành cơm ăn là hết
- Phủ định biện chứng:
 Là khái niệm dùng để chỉ sự phủ định có sự kế thừa và làm tiền đề,
tạo điều kiện cho sự phát triển của sự vật
 Là mắt xích trong sợi dây truyền dẫn đến sự ra đờ của sự vật, hiện
tượng mới tiến bộ hơn so với sự vật, hiện tượng cũ
 Đặc điểm của phủ định biện chứng:
 Tính khách quan: sự vật, hiện tượng tự phủ định mình do
bên trong nó gây ra, là kết quả đấu tranh giữa các mâu thuẫn
bên trong của bản thân nó.
Ví dụ: quả trứng đem ấp thì nở thành con gà, nên con gà đã
phủ định quả trứng( do sự tác động của các tác nhân bên
trong quả trứng)
 Tính kế thừa:
Kế thừa biện chứng Kế thừa siêu hình
- Sự vật, hiện tượng mới ra đời - Giữ lại nguyên si những gì
có chọn lọc và cải tạo yếu tố bản thân nó đã có ở giai
còn thích hợp, loại bỏ các yếu đoạn phát triển trước; thậm
tố gây cản trở cho sự phát chí còn ngáng đường, ngăn
triển của sự vật, hiện tượng cản sự phát triển của chính
mới nó, của đối tượng mới
- Các yếu tố chọn giữ lại sẽ
được cải tạo, biến đổi để phù
hợp với sự vật, hiện tượng
mới
- Sự vật, hiện tượng mới phát
triển cao hơn, tiến bộ hơn
- Có sự liên hệ thông suốt, bền
chặt giữa cái mới với cái cũ,
giữa nó với quá khứ của chính

Ví dụ: trong sinh vật, các giống loài phát triển theo quy luật
di truyền, thế hệ con kế thừa những yếu tố tích cực của thế
hệ bố mẹ
 Tính phổ biến: diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và
tư duy ở mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới
Ví dụ:
o Trong tự nhiên: phủ định biện chứng của các giống
loài
o Trong xã hội: sự phủ định biện chứng của các hình
thái kinh tế - xã hội
o Trong tư duy: sự phủ định biện chứng của các học
thuyết khoa học (chủ nghĩa Mac với các tiền đề lý
luận đã có từ trước)
 Tính đa dạng, phong phú: thể hiện ở nội dung, hình thức của
nó.
Sự phủ định biện chứng chế độ TBCN, ra đời chế độ XHCN
cũng khác so với sự thay thế chế độ phong kiến bằng chế độ
TBCN: Về bản chất, cùng là sự phủ định các chế độ xã hội
trước đó nhưng ở mỗi một quá trình lại có sự khác nhau
3. Nội dung:
- Tính chu kỳ của sự phát triển:
 Từ một điểm xuất phát, trải qua một số lần phủ định, sự vật
dường như quay trở lại điểm xuất phát ban đầu nhưng trên cơ
sở cao hơn
 Cơ chế của quá trình phủ định của phủ định:
A'
A B
(phủ định của
(cái khẳng định) (cái phủ định)
phủ định)

Phủ định lần 1 Phủ định


lần 2
Trong đó:
 Phủ định lần thứ nhất: làm cho sự vật, hiện tượng cũ trở thành
sự vật, hiện tượng đối lập với nó
Hạt thóc được gieo trồng, nảy mầm, lớn lên thành cây lúa
(phủ định lần 1 – cây lúa phủ định hạt thóc)
 Phủ định lần thứ hai: dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng
mới mang nhiều nội dung tích cực của sự vật, hiện tượng cũ,
nhưng cũng đã mang không ít nội dung đối lập với sự vật, hiện
tượng đó. lập với cái đối lập (nên sự vật dường như quay trở
lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn)
Cây lúa lớn lên, ra hoa, thụ phấn, trổ bông thành những
hạt thóc mới thì chết đi
(phủ định lần 2 – những hạt thóc phủ định cây lúa)
Kết quả: Những hạt thóc đối lập với lúa nên dường như
quay lại hạt thóc ban đầu, nhưng khác biệt ở chỗ nhiều hơn
về số lượng
 Nguyên lý tính chu kỳ của sư phát triển có ý nghĩa phương pháp luận
quan trọng: nếu nắm được chu kỳ phát triển của sự vật, hiện tượng, có thể
tất yếu dự báo được tương lai của nó
- Khuynh hướng của sự phát triển: theo đường xoáy ốc
 Vận động phát triển đi lên là xu hướng chung của thế giới nhưng
không diễn ra theo con đường thẳng mà theo con đường xoáy ốc
 Mỗi vòng mới của đường xoáy ốc thể hiện trình độ phát triển cao
hơn và sự nối tiếp nhau các vòng của đường xoáy ốc thể hiện tính
lặp lại nhưng không quay lại, tính tiến lên và vô cùng của sự phát
triển từ thấp đến cao
 Đó là một quá trình quanh co, phức tạp, như Lenin từng khẳng
định:
“Nếu quan niệm lịch sử thế giới phát triển đều đặn, không có
vấp váp quanh co, không có thụt lùi, là không biện chứng,
không khoa học, không đúng về mặt lý luận”
 Nguyên nhân:
o Cái cũ tuy đã cũ nhưng còn những yếu tố, mặt, bộ phận
vẫn mạnh hơn cái mớ
o Cái mới vì mới nên còn non nớt, chưa có khả năng thắng
ngay cái cũ.
 Do đó, có lúc, có nơi, cái mới hợp quy luật của sự phát triển
nhưng vẫn bị cái cũ tác động trở lại, gây khó khăn, cản trở,
phải tạm thời tụt lùi
Ví dụ: tính chu kỳ của quá trình vận động, tăng trưởng, phát
triển của một giống loài thực vật: hạt cây – cây – những hạt
mới – cây mới - … .
4. Ý nghĩa phương pháp luận:
- Chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sự vật, hiện tượng,
sự thống nhất giữa tính tiến bộ và tính kế thừa của sự phát triển, sau
khi đã trải qua các mắt xích chuyển hoá, có thể xác định được kết quả
cuối cùng của sự phát triển
 Khi xem xét sự vận động, phát triển của sự vật, phải xem xét nó trong
quan hệ đối lập: cái mới được ra đời từ cái cũ, cái lạc hậu; cái phủ định ra
đời từ cái khẳng định. Có như vậy, mới thấy được những nhân tố tích cực
của cái cũ cần kế thừa
Ví dụ: chủ nghĩa xã hội ra đời trên cơ sở kế thừa những hạt nhân hợp lý,
tích cực của xã hội trước (chủ nghĩa tư bản) như khoa học, kỹ thuật,
công nghệ, quản lý…
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần chống thái độ phủ định
sạch trơn. Đồng thời phải biết sàng lọc những gì tích cực của cái cũ.
-
- Giúp nhận thức đúng về xu hướng của sự phát trển: đó là quá trình
diễn ra theo “đường xoắn ốc” – quanh co, phức tạp, không hề đều đặn
thẳng tắp, có va vấp và có cả những bước thụt lùi.
 Phải kiên trì, chờ đợi, không được nôn nóng, vội vàng
Ví dụ: Edison và hơn 10000 lần thất bại trong tìm kiếm vật liệu chế tạo
dây tóc bóng đèn để mang lại ánh sáng cho nhân loại. Mỗi lần thất bại là
một lần phủ định cái cũ đồng thời giúp ông tiến gần hơn đến thành công
- Giúp nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mớ ra đời phù hợp
với quy luật phát triển, biểu hiện giai đoạn cao về chất trong sự phát
triển.
 Trong tự nhiên: sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng mới diễn ra tự
phát
 Trong xã hội: sự xuất hiện mới gắn với nhận thức và hành động có
ý thức của con người
- Tuy sự vật, hiện tượng mới thắng sự vật, hiện tượng cũ nhưng trong
thời gian nào đó, sự vật, hiện tượng cũ còn mạnh hơn
 Cần ủng hộ sự vật, hiện tượng mới, tạo điều kiện cho nó phát triển hợp
quy luật, biết kế thừa có chọn lọc những yếu tố tích cực và hợp lý của sự
vật, hiện tượng cũ, làm cho nó phù hợp với xu thế vận động và phát triển
của sự vật, hiện tượng mới.
- Mọi cái mới đầu tiên đầu xuất hiện với tính đơn nhất, còn non yếu,
thậm chí cái cũ bám rễ sâu hơn lấn át, cần tạo điều kiện để cái mới
phát triển. Khắc phục tư tưởng giáo điều, bảo thủ, trì trệ, kìm hãm sự
phát triển cái mới.
Ví dụ:
 Xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay – kế thừa những điểm
tích cực của văn hoá truyền thống, loại bỏ những tiêu cực, hạn chế
như phong tục cổ hủ, lạc hậu; đồng thời tiếp thu tinh hoa tích cực
của văn hoá nhân loại, đặc biệt là văn hoá phương Tây
 Từ mội học sinh cấp ba trở thành sinh viên đại học:
 Vì kiến thức ở bậc đại học rất cao, cần bỏ những cách học
vẹt, học thuộc lòng đơn thuần, cần nâng cao tinh thần từ
giác vì ở đại học tự học là chủ yếu, không có ai đốc thúc,
kiểm tra hàng ngày
 Cần giữ lại: tinh thần chăm chỉ, không ngừng nỗ lực,
không được ngủ quên trên chiến thắng
*** những điểm cẩn lưu ý:
- Tại sao không gọi là quy luật phủ định mà gọi là quy luật phủ định
của phủ định: Vì phải qua ít nhất 2 lần phủ định biện chứng, sự vật
mới dường như quay trở về điểm ban đầu nhưng cao hơn về chất. Nếu
chỉ một lần phủ định thì chưa hoàn thành một chu kỳ phát triển của sự
vật
- Trên thực tế, sự vật có thể trải qua nhiêu fhown 2 lần mới kết thức
1 chu kì phủ định của phủ định: nuôi tằm
- Phân biệt phủ định siêu hình và phủ định biện chứng để không
nhầm lẫn
- Vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào học tập: đổi mới
phương pháp, lấy kiến thức cũ là nền tảng để phát triển và tiếp
thu kiến thức mới

You might also like