You are on page 1of 59

1. Mối liên hệ phổ biến là gì?

Liên hệ đượ c hiểu là quan hệ giữ a hai đố i tượ ng nếu mộ t trong số chú ng có sự
thay đổ i nhấ t định thì sẽ là m đố i tượ ng kia cũ ng có sự biến đổ i. Ngượ c lạ i vớ i liên
hệ là sự cô lậ p, tá ch rờ i là mộ t trạ ng thá i củ a cá c đố i tượ ng, khi sự thay đổ i củ a
đố i tượ ng này khô ng là m ả nh hưở ng gì đến cá c đố i tượ ng khá c. 
Ví dụ về liên hệ như cô ng cụ lao độ ng liên hệ trự c tiếp vớ i đố i tượ ng lao độ ng:
Nhữ ng thay đổ i củ a cô ng cụ lao độ ng luô n gâ y ra nhữ ng thay đổ i xá c định trong
đố i tượ ng lao độ ng mà cá c cô ng cụ đó tá c độ ng lên. Và sự biến đổ i củ a đố i tượ ng
lao độ ng cũ ng sẽ gâ y ra nhữ ng biến đổ i ở cá c cô ng cụ lao độ ng. Mọ t ví dụ điển
hình như ở thờ i kỳ nguyên thủ y, con ngườ i chỉ có thể să n bắ t, há i lượ m nhưng
đến khi cô ng cụ lao độ ng như cà y, cuố c xuấ t hiện đã tá c độ ng mạ nh mẽ là m thay
đổ i đố i tượ ng lao độ ng là đấ t đai. Từ đó con ngườ i bắ t đầ u hoạ t độ ng trồ ng trọ t
để tạ o ra sả n phẩ m nô ng nghiệp phụ c vụ đờ i số ng củ a mình. Khi đố i tượ ng lao
độ ng bị biến đổ i như đấ t đai khô cằ n thì cô ng cụ lao độ ng cũ ng thay đổ i phù hợ p
vớ i điều kiện, hoà n cả nh như sự xuấ t hiện củ a má y cà y, má y xớ i để phụ c vụ nô ng
nghiệp.
Cò n mố i liên hệ là mộ t loạ i phạ m trù củ a triết họ c dù ng để chỉ mố i rà ng buộ c
tương hỗ , quy định và ả nh hưở ng lẫ n nhau giữ a cá c yếu tố , bộ phậ n trong mộ t đố i
tượ ng hoặ c giữ a cá c đố i tượ ng vớ i nhau. Khá i niệm về mố i liên hệ phổ biến (Tên
tiếng anh là Common Connections) dù ng để chỉ tính phổ biến củ a cá c mố i liên hệ,
chỉ nhữ ng mố i liên hệ tồ n tạ i ở nhiều sự vậ t, hiện tượ ng củ a thế giớ i hay nó i cá ch
khá c mố i liên hệ phổ biến đượ c dù ng vớ i hai nghĩa cơ bả n đó là dù ng để chỉ tính
phổ biến củ a cá c mố i liên hệ, dù ng để chỉ sự khá i quá t nhữ ng mố i liên hệ có tính
chấ t phổ biến nhấ t.
Giữ a cá c sự vậ t, hiện tượ ng củ a thế giớ i vừ a tồ n tạ i nhữ ng mố i liên hệ đặ c thù ,
vừ a tồ n tạ i nhữ ng mố i liên hệ phổ biến ở phạ m vi nhấ t định. Đồ ng thờ i cũ ng tồ n
tạ i nhữ ng mố i liên hệ phổ biến nhấ t, trong đó nhữ ng mố i liên hệ đặ c thù là sự thể
hiện nhữ ng mố i liên hệ phổ biến trong nhữ ng điều kiện nhấ t định. Toà n bộ
nhữ ng mố i liên hệ đặ c thù và phổ biến đó tạ o nên tính thố ng nhấ t trong tính đa
dạ ng và ngượ c lạ i, tính đa dạ ng trong tính thố ng nhấ t củ a cá c mố i liên hệ trong
thế giớ i tự nhiên, xã hộ i và tư duy 
 
2. Những đặc trưng cơ bản của mối liên hệ phổ biến
- Thứ nhấ t phả i kể đến là tính phổ biến. Tính phổ biến củ a cá c mố i liên hệ thể
hiện ở chỗ dù ở bấ t kỳ đâ u, trong tự nhiên, xã hộ i và tư duy đều có vô và n cá c mố i
liên hệ đa dạ ng, chú ng giữ vai trò , vị trí khá c nhau trong sự vậ n độ ng, chuyển hó a
củ a cá c sự vậ t, hiện tượ ng. Mố i liên hệ qua lạ i, quy định, chuyển hó a lẫ n nhau
khô ng nhữ ng diễn ra ở mọ i sự vậ t, hiện tượ ng tự nhiên, xã hộ i, tư duy mà cò n
diễn ra ở giữ a cá c mặ t, cá c yếu tố , cá c quá trình củ a mọ i sự vậ t, hiện tượ ng 
- Thứ hai là tính đa dạ ng, phong phú . Mỗ i sự vậ t, hiện tượ ng, quá trình khá c nhau
thì mố i liên hệ cũ ng khá c nhau. Mộ t sự vậ t hiện tượ ng có nhiều mố i liên hệ khá c
nhau (bên trong - bên ngoà i, chủ yếu - thứ yếu, cơ bả n - khô ng cơ bả n,...), chú ng
giữ vị trí, vai trò khá c nhau đố i vớ i sự tồ n tạ i và phá t triển củ a sự vậ t, hiện tượ ng
đó . Mộ t mố i liên hệ trong nhữ ng điều kiện hoà n cả nh khá c nhau thì tính chấ t, vai
trò cũ ng sẽ khá c nhau. Nguyên lý về mố i liên hệ phổ biến khá i quá t đượ c toà n
cả nh thế giớ i trong nhữ ng mố i liên hệ chằ ng chịt giữ a cá c sự vậ t, hiện tượ ng củ a
nó . Tính vô hạ n củ a thế giớ i khá ch quan; tính có hạ n củ a sự vậ t, hiện tượ ng trong
thế giớ i đó chỉ có thể giả i thích đượ c trong mố i liên hệ phổ biến, đượ c quy định
bằ ng nhiều mố i liên hệ có hình thứ c, vai trò khá c nhau.
+ Ví dụ như mỗ i ngườ i khá c nhau sẽ có mố i liên hệ vớ i cha mẹ, anh em, bạ n bè
khá c nhau. Hay cũ ng là mố i liên hệ giữ a cha mẹ vớ i con cá i nhưng trong mỗ i giai
đoạ n lạ i khá c nhau, có tính chấ t và biểu hiện khá c nhau 
+ Ví dụ như cá c loạ i cá , chim, thú đều có quan hệ vớ i nướ c nhưng mố i quan hệ
giữ a cá vớ i nướ c khá c hoà n toà n mố i quan hệ củ a nướ c vớ i chim, thú . Cá khô ng
thể số ng thiếu nướ c nhưng cá c loà i chim, thú khá c khô ng số ng trong nướ c
thườ ng xuyên đượ c.
- Thứ ba là tính khá ch quan: Cá c mố i liên hệ tá c độ ng, suy cho đến cù ng đều là sự
phả n á nh mố i liên hệ và sự quy định lẫ n nhau giữ a cá c sự vậ t, hiện tượ ng củ a thế
giớ i khá ch quan. Liên hệ là tấ t yếu, là khá ch quan, vố n có củ a sự vậ t, hiện tượ ng.
Phép biện chứ ng duy vậ t đã khẳ ng định tính khá ch quan củ a cá c mố i liên hệ, tá c
độ ng qua lạ i trong thế giớ i. Giữ a cá c sự vậ t, hiện tượ ng vớ i nhau, giữ a cá c sự vậ t
hiện tượ ng nà y vớ i cá c sự vậ t hiện tượ ng khá c. Chú ng tá c độ ng qua lạ i, chuyển
hó a và phụ thuộ c lẫ n nhau. Đâ y là cá i vố n có củ a bả n thâ n sự vậ t, tồ n tạ i độ c lậ p
và khô ng phụ thuộ c và o ý muố n chủ quan hay nhậ n thứ c củ a con ngườ i. Sở dĩ mố i
liên hệ có tính khá ch quan là do thế giớ i vậ t chấ t có tính khá ch quan. Con ngườ i
chỉ có thể nhậ n thứ c và vậ n dụ ng cá c mố i liên hệ vậ t chấ t trong hoạ t độ ng thự c
tiễn củ a mình.
 
3. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Thế giớ i đượ c tạ o thà nh từ vô số nhữ ng sự vậ t, nhữ ng hiện tượ ng, nhữ ng quá
trình khá c nhau. Trong lịch sử triết họ c nhữ ng ngườ i theo quan điểm siêu hình
thì cho rằng cá c sự vậ t, hiện tượ ng tồ n tạ i cô lậ p, tá ch rờ i nhau. Vớ i quan điểm
siêu hình giữ a cá c sự vậ t, hiện tượ ng khô ng có mố i liên hệ và rà ng buộ c quy định
nhau. 
Khá i quá t nhữ ng thà nh tự u củ a khoa họ c tự nhiên hiện đạ i, phép biện chứ ng duy
vậ t thừ a nhậ n mố i liên hệ phổ biến củ a cá c sự vậ t hiện tượ ng trong thế giớ i. Theo
phép biện chứ ng duy vậ t, nguyên lý mố i liên hệ phổ biến là sự khá i quá t cá c mố i
liên hệ, tá c độ ng, ràng buộ c, quy định, xâ m nhậ p, chuyển hó a lẫ n nhau củ a cá c sự
vậ t, hiện tượ ng và cá c quá trình trong thế giớ i. Theo cá ch tiếp cậ n đó , phép biện
chứ ng duy vậ t chỉ ra rằ ng: Mọ i sự vậ t, hiện tượ ng trong thế giớ i đều tồ n tạ i trong
mố i liên hệ phổ biến cù ng rà ng buộ c, chi phố i lẫ n nhau, vậ n độ ng và biến đổ i
khô ng ngừ ng. Trong thế giớ i khô ng có sự vậ t, hiện tượ ng tồ n tạ i cô lậ p, biệt lậ p
nhau. Phép biện chứ ng duy vậ t khẳ ng định cơ sở củ a mố i liên hệ phổ biến giữ a
cá c sự vậ t, hiện tượ ng là tính thố ng nhấ t vậ t chấ t củ a thế giớ i. Cá c sự vậ t, hiện
tượ ng trong thế giớ i dù có đa dạ ng và rấ t khá c nhau thì cũ ng chỉ là nhữ ng dạ ng
tồ n tạ i cụ thể củ a mộ t thế giớ i duy nhấ t là vậ t chấ t. Ý thứ c củ a con ngườ i khô ng
phả i là vậ t chấ t nhưng khô ng thể tồ n tạ i biệt lậ p vớ i vậ t chấ t bở i vì ý thứ c cũ ng
chỉ là thuộ c tính củ a mộ t dạ ng vậ t chấ t số ng có tổ chứ c cao là bộ ó c ngườ i. Hơn
thế nữ a, nộ i dung củ a ý thứ c cũ ng chỉ là kết quả phả n á nh củ a cá c quá trình vậ t
chấ t. 
 
4. Một số ví dụ về mối liên hệ phổ biến 
- Giữ a tri thứ c cũ ng có mố i liên hệ phổ biến: Khi là m bà i kiểm tra Toá n, Lý, Hó a,
chú ng ta phả i vậ n dụ ng kiến thứ c văn họ c để phâ n tích đề bà i, đá nh giá đề thi.
Đồ ng thờ i khi họ c cá c mô n xã hộ i, chú ng ta cũ ng phả i vậ n dụ ng tố i đa tư duy,
logic củ a cá c mô n tự nhiên. 
- Trong tư duy con ngườ i có nhữ ng mố i liên hệ kiến thứ c cũ và kiến thứ c mớ i. 
- Thự c vậ t và độ ng vậ t có mố i liên hệ vớ i nhau trong quá trình trao đổ i chấ t: cá
số ng khô ng thể thiếu nướ c; chó chết thì bọ chó cũ ng chết theo
- Gầ n mự c thì đen, gầ n đèn thì sá ng
- Mố i liên hệ giữ a cung và cầ u (hà ng hó a, dịch vụ trên thị trườ ng cù ng vớ i nhữ ng
yêu cầ u cầ n đá p ứ ng củ a con ngườ i có mố i quan hệ sâ u sắ c, chặ t chẽ). Chính vì thế
nên cung và cầ u tá c độ ng, ả nh hưở ng qua lạ i lẫ n nhau, từ đó tạ o nên quá trình
vậ n độ ng, phá t triển khô ng ngừ ng cả cung và cầ u trên thị trườ ng 
- Mố i liên hẹ giữ a cá c cơ quan trong cơ thể con ngườ i. 
- Trong tự nhiên có cá c mố i liên hệ giữ a độ ng vậ t, thự c vậ t, nướ c,... cá c nhâ n tố
củ a mô i trườ ng xung quanh như câ y xanh quang hợ p nhả khí oxi cho độ ng vậ t hít
khí oxi. Sau đó độ ng vậ t thả i ra chấ t thả i tạ o thà nh chấ t dinh dưỡ ng trong đấ t cho
câ y sinh số ng và phá t triển. 
Nguyên lý về sự phát triển? Ý nghĩa phương pháp
luận rút ra từ nguyên lý về sự phát triển?
Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, sự phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái
quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn.

1. Khái niệm về sự phát triển


– Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát
quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn.
– Ta cần phân biệt khái niệm “vận động” và khái niệm “phát triển“:
+ Vận động là mọi biến đổi nói chung. Khái niệm này có ngoại diên lớn hơn khái niệm phát
triển.
+ Phát triển là sự vận động có khuynh hướng tạo ra cái mới hợp quy luật. Phát triển gắn liền
với sự ra đời của cái mới này.
Nhờ có sự phát triển, cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của sự vật cũng như
chức năng vốn có của nó ngày càng hoàn thiện hơn. Như thế, phát triển là một trường hợp
đặc biệt của sự vận động.
– Quan điểm biện chứng thừa nhận tính phức tạp, tính không trực tuyến của quá trình phát
triển. Sự phát triển có thể diễn ra theo con đường quanh co, phức tạp, trong đó không loại trừ
bước thụt lùi tương đối.
 
2. Tính chất của sự phát triển
2.1. Tính khách quan của sự phát triển
– Tất cả các sự vật, hiện tượng trong hiện thực luôn vận động, phát triển một cách khách
quan, độc lập với ý thức của con người. Đây là sự thật hiển nhiên, dù ý thức của con người có
nhận thức được hay không, có mong muốn hay không.
Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngày trong chính bản thân của sự vật, hiện tượng. Đó là sự
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập thuộc mỗi sự vật, hiện tượng.
Phát triển là quá trình tự thân (tự nó, tự mình) của mọi sự vật, hiện tượng.
– Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính khách quan của sự phát triển đã phủ
nhận quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và quan điểm siêu hình về sự phát triển.
Quan điểm duy tâm cho rằng nguồn gốc của sự phát triển ở các lực lượng siêu nhiên, phi vật
chất (thần linh, thượng đế), hay ở ý thức con người. Tức là đều nằm ở bên ngoài sự vật, hiện
tượng.
Quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng về cơ bản là “đứng im”, không phát
triển. Hoặc phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về mặt lượng (số lượng, kích thước…) mà
không có sự biến đổi về chất.
 
2.2. Tính phổ biến của sự phát triển
Sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực, từ tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ hiện thực khách
quan đến những khái niệm, những phạm trù phản ánh hiện thực ấy.
Trong hiện thực, không có sự vật, hiện tượng nào là đứng im, luôn luôn duy trì một trạng thái
cố định trong suốt quãng đời tồn tại của nó.
 
2.3. Tính kế thừa của sự phát triển
Sự phát triển tạo ra cái mới phải trên cơ sở chọn lọc, kế thừa, giữ lại, cải tạo ít nhiều những
bộ phận, đặc điểm, thuộc tính… còn hợp lý của cái cũ; đồng thời cũng đào thải, loại bỏ
những gì tiêu cực, lạc hậu, không tích hợp của cái cũ. Đến lượt nó, cái mới này lại phát triển
thành cái mới khác trên cơ sở kế thừa như vậy.
Đó là quá trình phủ định biện chứng. Là sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất.
Quá trình này diễn ra vô cùng, vô tận theo hình xoáy trôn ốc.
 
2.4. Tính phong phú, đa dạng của sự phát triển
Sự phát triển có muôn hình, muôn vẻ, biểu hiện ra bên ngoài theo vô vàn loại hình khác nhau.
Sự phong phú của các dạng vật chất và phương thức tồn tại của chúng quy định sự phong phú
của phát triển. Môi trường, không gian, thời gian và những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau
tác động vào các sự vật, hiện tượng cũng làm cho sự phát triển của chúng khác nhau.
Trong giới hữu cơ, sự phát triển biểu hiện ở khả năng thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi
của môi trường, ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng cao hơn…
Sự phát triển trong xã hội biểu hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội ngày càng
lớn của con người.
Đối với tư duy, sự phát triển là năng lực nhận thức ngày càng sâu sắc, toàn diện, đúng đắn
hơn.
 
3. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về sự phát triển
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển của các sự vật, hiện tượng, chúng ta rút
ra quan điểm phát triển trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Quan điển này đòi hỏi:
Thứ nhất: Khi xem xét các sự vật, hiện tượng, ta phải đặt nó trong sự vận động và phát triển.
– Ta cần phải nắm được sự vật không chỉ như là cái nó đang có, đang hiện hữu trước mắt, mà
còn phải nắm được khuynh hướng phát triển tương lai, khả năng chuyển hóa của nó. Bằng tư
duy khoa học, ta phải làm sáng tỏ được xu hướng chủ đạo của tất cả những biến đổi khác
nhau đó.
– Quan điểm phát triển hoàn toàn đối lập với quan điểm bảo thủ, trì trệ, định  kiến. Tuyệt đối
hóa một nhận thức nào đó về sự vật có được trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, xem đó là
nhận thức duy nhất đúng về toàn bộ sự vật trong quá trình phát triển tiếp theo của nó sẽ đưa
chúng ta đến sai lầm nghiêm trọng.
Thứ hai: Không dao động trước những quanh co, phức tạp của sự phát triển trong thực tiễn.
Ta cần phải xác quyết rằng các sự vật, hiện tượng phát triển theo một quá trình biện chứng
đầy mâu thuẫn. Do đó ta phải công nhận tính quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như
một hiện tượng phổ biến, đương nhiên.
Quan điểm phát triển đòi hỏi phải có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan đối với mỗi bước
thụt lùi tương đối của sự vật, hiện tượng. Bi quan về sự thụt lùi tương đối sẽ khiến chúng ta
gặp phải những sai lầm tai hại.
Thứ ba: Phải chủ động tìm ra phương pháp thúc đẩy sự phát triển của sự vật, hiện tượng.
– Ta phải tích cực, chủ động nghiên cứu, tìm ra những mâu thuẫn trong mỗi sự vật, hiện
tượng. Từ đó, xác định biện pháp phù hợp giải quyết mâu thuẫn để thúc đẩy sự vật, hiện
tượng phát triển.
Việc xác định những biện pháp cũng cần căn cứ vào từng giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể của sự
vật, hiện tượng. Vì sự phát triển diễn ra theo nhiều giai đoạn, từ thấp đến cao, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn.
– Vì trong sự phát triển có sự kế thừa, ta phải chủ động phát hiện, cổ vũ cái mới phù hợp, tìm
cách thúc đẩy để cái mới đó chiếm vai trò chủ đạo.
Ta cũng phải tìm cách kế thừa những bộ phận, thuộc tính… còn hợp lý của cái cũ, đồng thời
kiên quyết loại bỏ những gì thuộc cái cũ mà lạc hậu, cản trở sự phát triển.
Thứ tư: Phải tích cực học hỏi, tích lũy kiến thức khoa học và kiến thức thực tiễn.
Tuyệt đối tránh bảo thủ, trì trệ trong tư duy và hành động.
– Sự phát triển được thực hiện bằng con đường tích lũy về lượng để tạo ra sự thay đổi về
chất. Do đó, chúng ta phải luôn nỗ lực, chăm chỉ lao động để làm cho sự vật, hiện tượng tích
lũy đủ về lượng rồi dẫn đến sự thay đổi về chất.
 
4. Quan điểm toàn diện là gì?
Quan điểm toàn diện là gì? – Quan điểm toàn diện được hiểu là quan điểm khi nghiên cứu và
xem xét sự vật phải quan tâm đến tất cả các yếu tố, các mặt kể cả khâu gián tiếp hay trung
gian có liên quan đến sự vật.
Điều này xuất phát từ mối liên hệ nằm trong nguyên lý phổ biến của các hiện tượng và sự vật
trên thế giới. Phải có quan điểm toàn diện vì bất cứ mối quan hệ nào cũng tồn tại sự vật. Và
không có bất cứ sự vật nào tồn tại riêng biệt, cô lập, độc lập với các sự vật khác.
Ví dụ quan điểm toàn diện
Trong công cuộc đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam không những chú ý đến mối liên hệ
nội tại mà còn chú đến mối liên hệ giữa sự vật này với sự vật khác. Hơn 20 năm đổi mới
Đảng ta đã sử dụng đồng bộ các phương tiện cũng như biện pháp khác nhau để mang lại hiệu
quả đổi mới cao nhất. Không những cần vận dụng được nguồn lực đất nước mà còn cần tranh
thủ sự giúp đỡ của các nước khác. Vừa tận dụng được yếu tố chủ quan vừa tận dụng được yếu
tố khách quan từ bên ngoài.
Quan điểm toàn diện là gì lấy ví dụ?. Một ví dụ cho quan điểm toàn diện nữa chính là trong
học tập. Một cá nhân để đạt được kết quả tốt trong học tập cần đến nhiều yếu tố khách quan
và chủ quan tác động. Bạn không những cần đến nỗ lực và trí tuệ của bản thân mà còn cần
học thêm các kiến thức từ sách vở và cuộc sống. Kiến thức cần bồi đắp từ cả lý thuyết và
thực tiễn thì mới có thể trở nên hoàn thiện. Một cá nhân không thể toàn diện nếu chỉ học tập
tốt mà còn cần đến lao động tốt và sống tốt.
 
5. Phương pháp luận của quan điểm toàn diện
5.1. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện
Theo quan điểm phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì mối  liên
hệ giữa sự phát triển và sự phổ biến dùng để cải tạo hiện thực và nhận thức. Đây cũng chính
là cơ sở lý luận và phương pháp luận của quan điểm toàn diện. Mọi sự vật, sự việc trên đời
đều tồn tại song song các mối quan hệ phong phú và đa dạng.
Khi nhận thức về hiện tượng, sự vật, sự việc trong cuộc sống chúng ta cần xem xét đến quan
điểm toàn diện. Xem xét đến mối liên hệ của sự vật này với sự vật khác nhằm tránh quan
điểm phiến diện. Từ đó tránh được việc phán xét con người hay sự việc một cách chủ quan.
Không suy xét kỹ lưỡng mà đã vội  kết luận về tính quy luật hay bản chất của chúng.
 
5.2. Yêu cầu của quan điểm toàn diện là gì?
Theo quan điểm toàn diện, con người cần nhận thức sự vật qua mối quan hệ qua lại. Mối
quan hệ này có thể là giữa các yếu tố, các bộ phận, giữa sự vật này với sự vật khác, giữa mối
liên hệ trực tiếp với gián tiếp. Chỉ khi chúng ta nhìn nhận qua quan điểm toàn diện thì mới có
thể đưa ra các nhận thức đúng đắn.
Không những thế quan điểm toàn diện còn đòi hỏi con người phải chú ý và biết phân biệt
từng mối liên hệ. Cụ thể hơn đó là các mối quan hệ chủ yếu với tất yếu, mối liên hệ bên trong
và bên ngoài, mối liên hệ về bản chất. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể hiểu rõ được bản
chất của sự việc.
Bên cạnh đó quan điểm toàn diện còn đòi hỏi con người nắm bắt được khuynh hướng phát
triển của sự vật trong tương lai. Cũng như hiểu rõ về hiện tại đang tồn tại của sự vật. Con
người cần nhận biết được sự biến đổi kể cả biến đổi đi lên hay các biến đổi đi xuống.
Ví dụ quan điểm toàn diện: Khi bạn nhận xét về một người nào đó thì không thể có cái nhìn
phiến diện ở vẻ bên ngoài. Cần chú ý đến các yếu tố khác như bản chất con người, các mối
quan hệ của người này với người khác, cách cư xử cũng như việc làm trong quá khứ và hiện
tại. Chỉ khi hiểu hết về người đó bạn mới có thể đưa ra các nhận xét.
 
6. Quan hệ giữa quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể
Theo như quan hệ giữa quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể thì trong việc xử lý
và nhận thức trong tình huống cần xem xét đến đặc thù  và tính chất của đối tượng nhận thức.
Tình huống trong thực tiễn cần được giải quyết một cách khác nhau trong thực tiễn.
Cần phải đặt sự vật trong điều kiện thời gian và không gian cũng như trong từng điều kiện
lịch sử cụ thể với các mối quan hệ nhất định. Xem xét cụ thể mối quan hệ tác động từ bên
trong và bên ngoài. Mối quan hệ khách quan và chủ quan, quan hệ gián tiếp và trực tiếp của
mỗi sự vật.
Ví dụ quan điểm toàn diện: Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Hồ Chí Minh đã xác định được
quan hệ giữa dân tộc thuộc địa và đế quốc xâm lược, mối quan hệ giữa nhân dân các nước
thuộc địa với nhân dân các nước đế quốc bị bóc lột. Mối quan hệ giữa tầng lớp công – nông
và quan hệ giữa giai cấp lãnh đạo với với quần chúng nhân dân,… Chỉ khi nắm bắt được lý
luận và thực tiễn cũng như sự liên quan giữa các mối quan hệ thì cuộc chiến tranh tại Việt
Nam mới có thể hoàn toàn thắng lợi.

Phép biện chứng – phân tích quy luật lượng và chất, sự vận dụng quy luật vào trong quá
trình học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên...

1. Mở đầu vấn đề
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính
quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ những thuộc tính làm cho sự
vật là nó chứ không phải là cái khác. Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định
vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển
cũng như các thuộc tính của sự vật.
Lượng và chất là hai mặt cơ bản của mọi sự vật hiện tượng. Trong bản thân sự vật thì hai mặt
này luôn tác động qua lại, ở nột mức độ nào đó, làm cho sự vật phát triển. Khoảng giới hạn
trong đó sự thay đổi về lượng trong sự vật chưa đủ làm thay đổi căn bản chất của sự vật được
gọi là độ. Chỉ trong trường hợp khi sự thay đổi về lượng đạt tới mức đủ để dẫn tới sự thay đổi
về chất thì độ bị phá vỡ và sự vật phát triển sang một giai đoạn mới, khác hẳn về chất.
Mọi sự vật trong thế giới vật chất đều vận động và phát triển không ngừng. Việc tích lũy về
lượng cũng chính là một trong những cách vận động của sự vật. Vì thế, dù nhanh hay chậm,
sớm hay muộn thì việc tích lũy về lượng của sự vật cũng sẽ đến một giới hạn mà ở đó làm
cho chất của sự vật thay đổi về căn bản. Thời điểm mà ở đó sự thay đổi về lượng đã đủ để
làm thay đổi về chất của sự vật gọi là điểm nút. Chất của sự vật thay đổi do lượng của nó thay
đổi trước đó gây ra gọi là bước nhảy.
 
2. Phân tích của Ăngghen về quy luật lượng - chất
Về quy luật lượng - chất, Ăngghen nêu: “Trong giới tự nhiên, thì những sự biến đổi về chất -
xảy ra một cách xác định chặt chẽ đối với từng trường hợp cá biệt - chỉ có thể có được do
thêm vào hay bớt đi một số lượng vật chất hay vận động (hay là năng lượng như người ta
thường nói)”.
Ăngghen giải thích như sau: “Tất cả những sự khác nhau về chất trong giới tự nhiên đều dựa
hoặc là trên thành phần hoá học khác nhau, hoặc là trên những số lượng hay hình thức vận
động (năng lượng) khác nhau, hoặc như trong hầu hết mọi trường hợp, đều dựa trên cả hai cái
đó. Như thế là nếu không thêm vào hoặc bớt đi một số vật chất hay vận động, nghĩa là nếu
không thay đổi một vật thể về mặt số lượng, thì không thể thay đổi được chất lượng của vật
thể ấy. Dưới hình thức ấy, luận đề thần bí của Hêghen không những đã trở nên hoàn toàn hợp
lý mà thậm chí còn khá hiển nhiên nữa”.
Qua nhiều thí dụ về vật lý học và hoá học thời đó, Ăngghen vạch rõ khoa học tự nhiên luôn
luôn chứng thực những sự chuyển hoá lượng thành chất: “Trong vật lý học, người ta coi các
vật thể là những cái gì không biến hoá hoặc không khác biệt về mặt hoá học; ở đây, chúng ta
có những sự biến hoá của trạng thái phân tử của các vật thể, và có sự biến đổi hình thái của
vận động, sự biến đổi này, trong mọi trường hợp - ít nhất là ở một trong hai mặt - đều làm
cho các phân tử hoạt động. Ở đây mọi sự biến hoá đều là sự đổi lượng thành chất, là kết quả
của sự biến đổi về lượng của số lượng vận động - vận động bất kỳ dưới hình thức nào - cố
hữu của vật thể ấy hoặc được truyền cho vật thể ấy”.
Ăngghen trích dẫn đoạn của Hêghen như sau: “Ví dụ như nhiệt độ của nước... không có ảnh
hưởng gì mấy đến trạng thái lỏng của nó; nhưng nếu người ta tăng hoặc giảm nhiệt độ của
chất nước lỏng, thì sẽ tới một điểm mà trạng thái kết hợp của nó sẽ biến đổi và nước trong
trường hợp này sẽ biến thành hơi, trong trường hợp khác thành nước đá”.
Ăngghen nêu ra: “Ví dụ, cần phải có một cường độ dòng điện tối thiểu nhất định để đốt sáng
dây bạch kim của đèn điện; ví dụ, mỗi kim loại có độ cháy sáng và nóng chảy của nó; ví dụ,
mỗi chất lỏng có một điểm đông đặc và một điểm sôi nhất định ở một áp lực nhất định - chỉ
cần chúng ta dùng những phương tiện của chúng ta để tạo ra những nhiệt độ tương đương;
cuối cùng, ví dụ, mỗi chất khí cũng có một điểm tới hạn ở điểm này áp suất và sự làm lạnh sẽ
biến thể khí thành thể lỏng. Nói tóm lại, những cái mà người ta gọi là  hằng số vật lý học thì
phần nhiều là chỉ những điểm nút, ở những điểm ấy chỉ cần đem thêm vào hoặc bớt đi một số
lượng vận động thì biến đổi được trạng thái của vật thể về chất, cho nên ở những điểm ấy,
lượng đổi thành chất”.
=> Ăngghen nhận xét, quy luật này đã toàn thắng rực rỡ trong hoá học và nêu định nghĩa
“hoá học là khoa học của sự biến đổi về chất của vật thể sinh ra do sự thay đổi về thành phần
số lượng”.
Ví dụ chứng minh vấn đề lượng - chất của Ăngghen
Ăngghen lần lượt nêu ví dụ trong hoá học để chứng minh cho quy luật lượng chất này: Chất
khí làm cười (prôôxyt nitric N2O) khác với anhyđric nitơ (penôxyt nitric N2O5) biết bao.
Chất thứ nhất là một chất khí, chất thứ hai là một chất rắn. Đó là do thành phần hoá học của
chất thứ hai có chứa ô xy nhiều hơn năm lần chất thứ nhất.
Quy luật này còn thể hiện rõ trong các dãy đồng đẳng của các hợp chất cácbon, nhất là trong
các chất hyđrô cácbon đơn giản nhất. Các chất được kết hợp lại với nhau theo công thức
CnH2n+2, cứ mỗi lần thêm CH2 thì lại tạo ra một chất mới khác với chất trước.
Tiếp đó, Ăngghen lại chứng thực quy luật này ở hiện tượng các chất đồng phân. Đồng phân
là hiện tượng nhiều chất có cấu tạo giống nhau, nhưng khác nhau về thuộc tính vật lý do sự
sắp xếp các nguyên tử trong phân tử khác nhau, các nguyên tử được sắp xếp trong phân tử
một cách khác nhau thì có ảnh hưởng hoá học khác nhau. Ăngghen cho rằng: “Những hợp
chất đầu dãy đòi hỏi một sự sắp xếp duy nhất của các nguyên tử với nhau. Nhưng nếu trong
một dãy, số lượng nguyên tử kết hợp thành phân tử là một số lượng nhất định, thì các nguyên
tử trong phân tử có thể sắp xếp theo nhiều cách thức; vì thế cho nên chúng ta có thể thấy hai
hoặc nhiều chất đồng phân có một số lượng C, H, O như nhau trong một phân tử, nhưng lại
khác nhau về chất lượng. Thậm chí chúng ta lại còn có thể tách ra bao nhiêu chất đồng phân
đối với từng thành phần của dãy. Ví dụ, trong dãy paraphin, C4H10 có hai đồng phân, C5H12
có ba, đối với các hợp chất cao cấp, số lượng các chất đồng phân tăng lên rất nhanh. Thế là ở
đây cũng vậy, số lượng nguyên tử trong phân tử quy định khả năng tồn tại và, - trong chừng
mực điều đó được thực nghiệm xác minh, - sự tồn tại thực sự của những chất đồng phân khác
nhau về chất”.
Các quy luật của phép biện chứng thường được nhắc đến luôn trong nhiều bài văn chủ yếu,
cũng như trong nhiều tài liệu sơ khảo. Ăngghen nói rằng, ông không định viết một tài liệu
hướng dẫn về phép biện chứng mà chỉ muốn vạch rõ ràng các quy luật biện chứng là những
quy luật phát triển thực tế của tự nhiên, và toàn bộ tác phẩm Biện chứng của tự nhiên của
Ăngghen chính là nhằm chứng minh điều đó.
Tất cả các phần trong quyển sách này đều viết với tinh thần phép biện chứng duy vật. Vì vậy,
khó mà nói rằng trong phần “Phép biện chứng”, Ăngghen đã trình bày xong về quy luật
chuyển hoá lượng thành chất hay chưa. Chỉ có điều chắc chắn rằng quy luật này được
Ăngghen nói tới nhiều chỗ trong những phần sau. Đặc biệt cần chú ý đến ý kiến của Ăngghen
về sự chuyển hoá ngược lại từ chất thành lượng, điều này trong các tài liệu giáo khoa đôi khi
không được nêu lên. Ăngghen phê phán thuyết máy móc và nói rằng quan điểm máy móc giải
thích mọi sự biến đổi bằng sự thay đổi vị trí, giải thích tất cả mọi sự khác nhau về chất lượng
bằng những sự khác nhau về số lượng và không thấy rằng quan hệ giữa số lượng và chất
lượng là một quan hệ qua lại, rằng chất lượng có thể chuyển hoá thành số lượng cũng như số
lượng có thể chuyển hoá thành chất lượng là một quan hệ qua lại”.
Đặc điểm của những người siêu hình trước hết là quy mọi sự khác nhau về chất thành những
sự khác nhau về lượng, quan niệm về phát triển nói chung, chỉ là sự tuần tự tăng lên hay giảm
bớt một cách giản đơn, chỉ là sự lắp lại cái cũ. Để phê phán những nhà siêu hình, Ăngghen đã
nhấn mạnh những sự thay đổi về lượng dẫn đến chất đổi và ngược lại. Đó là nội dung chính
của quy luật lượng - chất.
 
3. Khái quát nội dung lượng – chất
Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại ở một thể thống nhất bao gồm phần chất và phần lượng. Trong
đó phần chất là phần tương đối ổn định còn phần lượng là phần thường xuyên có sự biến đổi.
Sự biến đổi này của lượng sẽ tạo nên sự mâu thuẫn giữa lượng và chất.
Trong một điều kiện nhất định đáp ứng được sự biến đổi về lượng, một sự vật, hiện tượng sẽ
có sự biến đổi về lượng, đến một mức độ nhất định, nó sẽ phá vỡ chất cũ. Lúc này mâu thuẫn
giữa lượng và chất được giải quyết, chất mới được hình thành với một lượng mới. Tuy nhiên
bản chất của lượng là vận động nên nó sẽ không đứng yên mà sẽ tiếp tục vận động đến một
thời điểm nào đó nó sẽ làm phá vỡ chất hiện tại.
Quá trình vận động giữa hai mặt Lượng và chất tác động với nhau qua hai mặt: Chúng tạo
nên sự vận động liên tục và không dừng lại. Lượng sẽ biến đổi dần dần và tạo nên chất mới,
hay nói cách khác, lượng biến đổi dần dần và tạo nên bước nhảy vọt. Sau đó chúng tiếp tục
biến đổi dần và tạo nên bước nhảy vọt tiếp theo.
Nói một cách ngắn gọn thì nội dung quy luật lượng chất là bất cứ một sự vật, hiện tượng nào
cũng đều vận động và phát triển.
Biến đổi về lượng đến một mức nhất định sẽ dẫn đến biến đổi về chất, sản sinh chất mới. Rồi
trên nền tảng của chất mới lại bắt đầu biến đổi về lượng. Biến đổi về lượng là nền tảng và
chuẩn bị tất yếu của biến đổi về chất. Biến đổi về chất là kết quả tất yếu của biến đổi về
lượng. Quy luật biến đổi về chất và lượng cho thấy trạng thái và quá trình phát triển của sự
vật.
 
4. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất
4.1. Ý nghĩa trong nhận thức
- Nhờ có phương pháp luận lượng chất mà chung ta hiểu rằng bất cứ sự vật, hiện tượng nào
cũng đều vận động và phát triển.
- Sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại hai mặt: Lượng và Chất. Do đó khi nhận thức,
chúng ta cần nhận thức về cả hai mặt lượng và chất để có có cái nhìn phong phú hơn về
những sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh chúng ta.
- Cần phải làm rõ quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng bằng cách xác định giới hạn độ,
điểm nút, bước nhảy.
 
4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Muốn có sự biến đổi về chất thì cần kiên trì để biến đổi về lượng (bao gồm độ và điểm nút);
- Cần tránh hai khuynh hướng sau:
Một là, nôn nóng tả khuynh: Đây là việc mà một cá nhân không kiên trì và nỗ lực để có sự
thay đổi về lượng nhưng lại muốn có sự thay đổi về chất;
Hai là, bảo thủ hữu khuynh: Lượng đã được tích lũy đến mức điểm nút nhưng không muốn
thực hiện bước nhảy để có sự thay đổi về chất.
- Nếu không muốn có sự thay đổi về chất thì cần biết cách kiểm soát lượng trong giới hạn độ.
- Bước nhảy là một giai đoạn hết sức đa dạng nên việc thực hiện bước nhảy phải được thực
hiện một cách cẩn thận.
Chỉ thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy lượng đến giới hạn điểm nút và thực hiện bước nhảy
một cách phù hợp với từng thời điểm, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tránh được những hậu
quả không đáng có như không đạt được sự thay đổi về chất, dẫn đến việc phải thực hiện sự
thay đổi về lượng lại từ đầu.
 
5. Ứng dụng quy luật lượng chất trong quá trình học tập và rèn luyện của học
sinh, sinh viên
Là học sinh, sinh viên, ai cũng phải trải qua quá trình học tập ở các bậc học phổ thông, từ
mẫu giáo đến cấp ba, kéo dài trong suốt 12 năm.
Trong 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh đều được trang bị những kiến thức cơ
bản của các môn học thuộc hai lĩnh vực cơ bản, đó là: Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Bên cạnh đó, mỗi học sinh lại tự trang bị cho mình những kĩ năng, những hiểu biết riêng về
cuộc sống, về tự nhiên, xã hội. Ta thấy rõ rằng là:
- Quá trình tích lũy về lượng - tri thức của mỗi học sinh là một quá trình dài, đòi hỏi nỗ lực
không chỉ từ phía gia đình, nhà trường mà còn chính từ sự nỗ lực và khả năng của bản thân
người học.
- Quy luật lượng chất thể hiện ở chỗ, mỗi học sinh dần tích lũy cho mình một khối lượng kiến
thức nhất định qua từng bài học trên lớp cũng như trong việc giải bài tập ở nhà. Việc tích lũy
kiến thức sẽ được đánh giá qua các kì học, trước hết là các kì thi học kì và cuối cấp là kì thi
tốt nghiệp.
Với việc tích lũy đủ lượng kiến thức cần thiết sẽ giúp học sinh vượt qua các kì thi và chuyển
sang một giai đoạn học mới.
=> Như vậy, ta có thể thấy: Trong quá trình học tập, rèn luyện của học sinh thì quá trình học
tập tích lũy kiến thức chính là độ, các kì thi chính là điểm nút, việc vượt qua các kì thi chính
là bước nhảy làm cho việc tiếp thu tri thức của học sinh bước sang giai đoạn mới, tức là có sự
thay đổi về chất. Trong suốt 12 năm học phổ thông, mỗi học sinh đều phải tích lũy đủ khối
lượng kiến thức và vượt qua những điểm nút khác nhau, nhưng điểm nút quan trọng nhất,
đánh dấu bước nhảy vọt về chất và lượng mà học sinh nào cũng muốn vượt qua đó là kì thi
đại học. Vượt qua kì thi tốt nghiệp cấp 3 đã là một điểm nút quan trọng, nhưng vượt qua được
kì thi đại học lại còn là điểm nút quan trọng hơn, việc vượt qua điểm nút này chứng tỏ học
sinh đã có sự tích lũy đầy đủ về lượng, tạo nên bước nhảy vọt, mở ra một thời kì phát triển
mới của lượng và chất, từ học sinh chuyển thành sinh viên.
Quy luật chất và lượng và mối quan hệ liên quan của chúng, chất và lượng là hai
mặt đối lập nhau. Vậy ví dụ về chất và lượng thế nào
 
1. Khái niệm chất và lượng
1.1. Khái niệm chất
Bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng bao gồm hai mặt chất và lượng. hai mặt đó
thống nhất hữu cơ với nhau trong sự vật, hiện tượng.
"Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự
thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác."
Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên chính
chúng. Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác.
Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành
sự vật, ... Đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc được
hình thành trong sự vận động và phát triển của nó. Tuy nhiên những thuộc tính vốn
có của sự vật, hiện tượng chỉ được bộc ra thông qua sự tác động qua lại với các sự
vật, hiện tượng khác.
Ví dụ: Chúng ta chỉ có thể biết nhiệt độ cao hay thấp của không khí thông qua sự tác
động qua lại của nó với cơ quan xúc giác của chúng ta. 
Chất của một người cụ thể chỉ được bộc lộ quan hệ của người đó với những người
khác, với môi trường xung quanh, thông qua lời nói và việc làm của người ấy. Như
vậy muốn nhận thức đúng đắn về những thuộc tính của sự vật, chúng ta phải thông
qua sự tác động qua lại của sự vật đó với bản thân của chúng ta hoặc thông qua
quan hệ, mối liên hệ qua lại của nó với các sự vật khác.
Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó. Những không phải bất
kỳ thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật. Thuộc tính của sự vật có thuộc
tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản. Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại
tạo thành chất của sự vật. Chính chún quy định sự tồn tại, sự vận động và sự phát
triern của sự vật, chỉ khi nào chúng thay đổi hay mất đi thì sự vật mới thay đổi hay
mất đi.
Chất của sự vật không những được quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành
mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của
sự vật. Trong hiện thực các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau, song
chất của chúng lại khác.
Ví dụ như than củi với kim cương có cùng thành phần hóa học do các nguyên tố C
tạo nên. Nhưng do liên kết của các nguyên tử C khác nhau vì thế chất của chúng
hoàn toàn khác nhau.
Trong một tập thể nhất định nếu phương thức liên kết giữa các cá nhân biến đổi thì
tập thể đó có thể trở nên vững mạnh hoặc sẽ trở thành yếu kém, nghĩa là chất của
tập thể biến đổi. Từ đó có thể thấy sự thay đổi về chất của sự vật phụ thuộc cả vào
sự thay đổi các yêu tố cấu thành sự vật lẫn sự thay đổi phương thức liên kết các
yếu tố ấy.
 
1.2. Khái niệm lượng
"Lượng là phạm trù triết học dùng để tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy
mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các nhóm thuộc tính của sự
vật."
Lượng là cái vốn có của sự vật, song lượng chưa làm cho sự vật là nó, chưa làm
cho nó khác với những cái khác. Lượng tồn tại cùng với chất của sự vật và cũng có
tính khách quan như chất của sự vật.
Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô
lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm. Trong thực tế lượng
của sự vật thường được xác định bởi những đơn vi đo lường cụ thể như vận tốc của
chiếc xe ô to đang di chuyển trên đường trên một giây, ... hay chỉ có những lượng
biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như trình độ tri thức khoa học của một
con người, hay y thức tham gia giao thông của một cá nhân cao hay thấp. Trong
những trường hợp này chúng ta chỉ có thể nhận thức được lượng của sự vật bằng
con đường trừu tượng và khái quát hóa. Có những lượng biểu thị yếu tố quy định
kết cấu bên trong của sự vật, có những lượng chỉ làm ra yếu tố quy định bên ngoài
của sự vật.
Sự phân biệt chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối. Có những quy định
trong mối quan hệ này là chất của sự vật, song song mới quan hệ khác lại biểu thị
lượng của sự vật và ngược lại. 
 
2. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất
2.1. Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt
lượng. Chúng tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự vật, quy định về lượng không bao
giờ tồn tại, nếu không có tính quy định về chất và ngược lại.
Sự thay đổi về lượng và về chất của sự vật diễn ra cùng với sự vận động và phát
triển của sự vật. Nhưng sự thay đổi đó có quan hệ chặt chẽ với nhau chứ không
tách rời nhau. Sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng tới sự thay đổi về chất
của nó và ngược lại, sự thau đổi về chất của sự vật tương ứng với thay đổi về lượng
của nó. Sự thay đổi về lượng có thể chưa làm thay đổi ngay lập tức sự thay đổi về
chất của sự vật. Ở một giới hạn nhất định, lượng của sự vật thay đổi, nhưng chất
của sự vật chưa thay đổi cơ bản. Chẳng hạn, khi ta nung một thỏi thép đặc biệt ở
trong lò, nhiệt độn của lò nung có thể lên tới hàng trăm độ, thậm chí lên tới hàng
nghìn độ, song thỏi thép đố vẫn ở trạng thái rắn chứ chưa chuyển sang trạng thái
lỏng. Khi lượng của sự vật được tích lũy vượt quá giới hạn nhất định, thì chất cũ sẽ
mất đi, chất mới thay thế chất cũ.
- Độ là khoảng giới hạn mà trong đó có sự thay đổi về lượng chưa làm căn bản về
chất của sự vật.
- Điểm nút là giới hạn mà tại đó bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng đưa ngay tới
sự thay đổi về chất của sự vật.
- Bước nhảy dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về
lượng trước đó gây ra.
 Như vậy, sự phát triển của bất cứ sự vật nào cũng bắt đầu từ sự tích lũy về lượng
trong độ nhất định cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất. Sự thay đổi ấy
do tác động của những điều kiện khách quan và chủ quan quy đinh.
 
2.2. Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng
Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng của sự vật. Sự tác động ấy thể
hiện: chất mới có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận
động và phát triển của sự vật. Chẳng hạn, khi nhân viên đạt chất lượng của công
việc là ngưỡng KPI được giao tức là vượt qua ngưỡng đó nhân viên sẽ nhận được
một khoản thù lao tương ứng. Họ sẽ được sếp tin tưởng trọng dụng nhiều hơn trong
các công việc sắp tới.
Cũng giống như vậy, khi nước từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi thì vận tốc của
các phân tử nước cao hơn, thể tích của nước ở trạng thái hơi sẽ lớn hơn thể tích
của nó ở trạng thái lỏng với cùng một khối lượng, tính chất hòa tan một số chất tan
của nó cũng sẽ khác đi, ...
Như vậy, không chỉ những thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất mà
những thay đổi về chất cũng đã dẫn đến những thay đổi về lượng.
 
3. Ví dụ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
- Ví dụ như khi bắt đầu làm một bài nghiên cứu khoa học, bạn sẽ mất rất nhiều thời
gian để tìm hiểu kết cấu, phương pháp của một bài nghiên cứu khoa học hay thông
tin, dữ liệu để phục vụ bài nghiên cứu khoa học đó (khi đó bạn đang bỏ ra lượng).
Nhưng sau khi bạn đã tìm hiểu rõ kết cấu, phương thức làm bài nghiên cứu khoa
học và những kiến thức, dữ liệu cần thiết thì khi đó bạn sẽ thay đổi, bạn viết rất
nhanh ít phải tìm hiểu thêm thông tin. (khi đó chất thay đổi)
 - Hay ví dụ bạn có một cái hạt giống bạn trồng nó vào đất, hằng ngày bạn đều tưới
và chăm sóc cho nó không lâu sau nó nảy mầm rồi thành cây to rồi đơm hoa kết trái.
Đến một ngưỡng nào đó sự thay đổi về thời gian (lượng) sẽ thay đổi về thành quả là
đơn hoa, kết trái (chất)
- Hay đơn giản hơn những ví dụ trước bạn bỏ ra 12 năm để học chương trình trung
học phổ thông khi đó bạn được gọi là học sinh nhưng khi bạn lên đại học không ai
gọi bạn là học sinh nữa mà sẽ gọi là sinh viên, khi đó chất thay đổi.

Triết học là khoa học của mọi khoa học. Vì vậy, sự ra đời của triết học làm cho thế giới
quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và
tri thức. Vậy sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?

Sự vật, hiện tượng bất kỳ nào cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng. Tuy nhiên, trong thế giới
luôn có sự vận động và biến đổi do đó sự vận động là luôn diễn ra. Xoay quanh sự vận động
ấy luôn có nhiều quan điểm phụ thuộc và liên quan, phép biện chứng duy vật đem lại quan
điểm đúng đắn về khái niệm chất, lượng và quan hệ qua lại giữa chúng, từ đó khái quát thành
quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược
lại.
 
1. Khái niệm chất và khái niệm lượng
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự
thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải cái khác. Mỗi
sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên chính chúng. Nhờ đó
chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác.
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy
mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.
Lượng là cái vốn có của sự vật, song lượng chưa làm cho sự vật là nó, chưa làm cho nó khác
với những cái khác. Lượng tồn tại cùng với chất của sự vật và cũng có tính khách quan như
chất của sự vật. Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy
mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm,...
Chất và lượng là cái khách quan vốn có bên trong của sự vật: Chất tồn tại "thuần túy" hoặc
phụ thuộc vào cảm giác chủ quan của con người như các nhà triết học duy tâm chủ quan quan
niệm. Lượng không thể chỉ diên tả bằng những con số chính xác, mà còn phải được nhận thức
bằng khả năng trừu tượng hóa.
Phân biệt giữa chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối. Có những tính quy định
trong mối quan hệ này là chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác lại biểu thị lượng của
sự vật và ngược lại. Chẳng hạn, số lượng của học sinh giỏi nhất định của một lớp sẽ nói lên
chất lượng học tập của lớp đó. Nghĩa là dù số lượng cụ thể quy định thuần túy về lượng, song
số lượng ấy cũng có tính quy định về chất của sự vật.
 
2. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất
Những thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược lại. Bởi bất kỳ sự vật
hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt lượng và tác động qua lại lẫn
nhau. Trong sự vật, quy định về lượng không bao giờ tồn tại nếu không có tính quy định về
chất và ngược lại.
Sự thay đổi về lượng và chất của sự vật diễn ra cùng với sự vận động và phát triển của sự vật.
Những sự thay đổi ấy có quan hệ chặt chẽ với nhau và không tách rời. Lượng cần đến một
giới hạn nhất định để chất có thể thay đổi. Chẳng hạn, một học sinh ôn tập trước kỳ thi, dạng
đề và bài tập học sinh ấy làm lên đến cả trăm trang, thậm chí luyện tập nhiều lần 1 dạng đề,
song năng lực của học sinh ấy vẫn chỉ nằm ở khá chưa chuyển sang dạng giỏi; chỉ khi tích lũy
đủ kiến thức thì năng lực của học sinh ấy mới có thể chuyển qua thành tích giỏi.
Từ ví dụ trên, ta hiểu: phần kiến thức được học sinh tích lũy là lượng, độ là mức kiến thức đủ
để học sinh có thể chuyển thành tích từ khá và giỏi, ranh giới giữa thành tích khá và thành
tích giỏi là điểm nút, còn bước nhảy là sự chuyển biến từ học sinh khá thành học sinh giỏi do
phần tích lũy kiến thức trước đó gây nên.
Theo triết học, các thuật ngữ ấy sẽ được khái quát như sau:
- Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng là sự vật
chưa làm thay đổi căn bản của sự vật ấy.
- Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã
đủ làm thay đổi về chất của sự vật.
- Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi
về lượng của sự vật trước đó gây nên.
Như vậy, sự phát triển của bất cứ sự vật nào cũng bắt đầu từ sự tích lũy về lượng trong độ
nhất định cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất. Song điểm nút của  quá trình ấy
không cố định mà có thể có những thay đổi. Sự thay đổi ấy do tác động của những điều kiện
khách quan và chủ quan quy định.
Ngoài ra, khi chất mới ra đời, sẽ có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Sự tác động ấy được
thể hiện qua việc: chất mới có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự
vận động và phát triển của sự vật. Chẳng hạn: Khi học sinh vượt qua điểm nút kỳ thi tốt
nghiệp, tức là đã thực hiện bước nhảy, học sinh sẽ có điểm của kỳ thi xét tuyển vào các
trường đại học. Số điểm càng cao càng giúp sinh viên có điều kiện thuận lợi để họ thay đổi
kết cấu, quy mô và trình độ tri thức, giúp họ tiến lên trình độ cao hơn.
 
3. Sự biến đổi về chất và sự biến đổi về lượng khác nhau như thế nào?
Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Trong quá
trình biến đổi sẽ có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện tượng, tuy nhiên chất
của sự vật và hiện tượng mang tính ổn định tương đối nên chưa biến đổi ngay. Khi xuất hiện
sự biến đổi về lượng đạt đến giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì
chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.
Sự biến đổi về lượng diễn ra dần dần, liên tục, khi đến giới hạn nhất định sẽ phá vỡ sự thống
nhất giữa chất và lượng, làm chất biến đổi thành chất mới. Đối với mỗi sự vật hiện tượng đều
có chất và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Do đó, khi chất mới ra đời sẽ bao hàm một lượng
mới để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.
Từ đó, có thể hiểu đơn giản sự biến đổi về chất và sự biến đổi về lượng khác nhau như sau:
- Nếu như sự biến đổi về lượng diễn ra trước, thường xuyên và theo trình tự từ từ từng ít
một thì sự biến đổi về chất diễn ra sau, diễn ra một cách nhanh chóng khi lượng biến đổi đạt
đến giới hạn.
- Nếu như sự biến đổi về lượng cần giới hạn nhất định thì chất lại cần lượng nhất định để diễn
ra sự biến đổi.
Tóm lại, sự biến đổi về chất và sự biến đổi về lượng khác nhau về bản chất và  thời điểm diễn
ra biến đổi.

Theo chủ nghĩa Mac – Lênin thì quy luật lượng chất là một trong ba quy luật cơ bản nhất
của phạm trù triết học. Quy luật lượng chất tác động đến toàn bộ quá trình hình thành,
chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội. Vạy quy luật lượng chất
làm rõ vấn đề gì là câu hỏi mà nhiều bạn đọc giả quan tâm. Tại bài viết dưới đây của Luật
Minh Khuê sẽ gửi đến bạn nội dung kiến thức lĩnh vực nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại
nhiều điều bổ ích cho bạn

1. Những vấn đề lý luận của quy luật


1.1 Khái niệm về lượng và chất
a. Khái niệm về chất
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng. Hai mặt đó thống nhất
hữu cơ với nhau trong sự vật, hiện tượng. Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định
khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng. Là sự thống nhất hữu cơ những thuộc tính cấu
thành nó, phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác.
Ví dụ: Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54 đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083đvC,
nhiệt độ sôi là 2880đvC…những thuộc tính này đã nói lên những chất riêng của đồng để phân
biệt nó với các kim loại khác.
Đặc điểm của chất:
- Chất mang tính khách quan: chất là cái vốn có, nằm bên trong sự vật hiện tượng không phụ
thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Chẳng hạn nước biển mặn tồn tại ở bên trong chứ
không phải do một lực lượng siêu nhiên, ý muốn chủ quan của con người mà có thể áp đặt
được nó.
- Chất là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, các yếu tố của sự vật.Thuộc tính là những
tính chất của sự vật, là cái vốn có của sự vật. Những thuộc tính của sự vật chỉ được bộc lộ ra
bên ngoài qua sự tác động qua lại của sự vật mang thuộc tính đó với các sự vật khác. Mỗi sự
vật, hiện tượng đều có thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới
hợp thành chất của sự vật, hiện tượng. Phụ thuộc vào những mối quan hệ cụ thể mà thuộc
tính cơ bản và không cơ bản mới được phân biệt rõ ràng. Chẳng hạn, trong mối quan hệ với
động vật thì thuộc tính cơ bản của con người là các thuộc tính có khả năng chế tạo, sử dụng
công cụ, có tư duy còn các thuộc tính không là thuộc tính cơ bản. Xong trong quan hệ giữa
con người với con người thì những thuộc tính như nhận dạng về dấu vân tay lại trở thành
thuộc tính cơ bản.Mỗi sự vật hiện tượng đều có quá trình tồn tại và phát triển qua nhiều giai
đoạn trong mỗi giai đoạn ấy nó lại có chất riêng. Như vậy mỗi sự vật hiện tượng không phải
chỉ có một chất mà rất có thể có nhiều chất. Ví dụ: những mức độ trưởng thành của cá nhân
một con người từ ấu thơ -> mầm non -> nhi đồng -> thiếu niên -> thanh niên…mỗi giai đoạn
đó là một chất.
-Chất thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng: khi nó chưa chuyển hóa thành
sự vật, hiện tượng khác thì chất của nó vẫn chưa thay đổi. Chẳng hạn như, trạng thái của
nước rắn, lỏng, khí( chất), sự thay đổi về lượng của nhiệt độ từ 40-50đvC chưa làm cho trạng
thái lỏng của nước thay đổi.
b. Khái niệm về lượng:
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy
mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.
Biểu hiện của lượng
Lượng biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng tốc độ và nhịp
điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.Bên cạnh đó lượng còn biểu hiện ở kích
thước dài hay ngắn, số lượng lớn hay nhỏ, tổng số ít hay nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ
vận động nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay nhạt. Ví dụ như đối với phân tử Carbon dioxide
(CO2). Lượng là số nguyên tử tạo thành nó, tức hai nguyên tử cacbon (C) và một nguyên tử
oxi (O)
Đặc điểm của lượng
-Lượng mang tính khách quan vì lượng là một dạng biểu hiện của vật chất, chiếm một vị trí
nhất định trong không gian và tồn tại trong thời gian nhất định.Trong sự vật hiện tượng có
nhiều loại lượng khác nhau như: có lượng là yếu tố quyết định bên trong, có lượng chỉ thể
hiện yếu tố bên ngoài của sự vật, hiện tượng; sự vật hiện tượng càng phức tạp thì lượng của
chúng cũng phức tạp theo.
- Lượng có thể được xác định bằng các đơn vị đo lường cụ thể hoặc có thể nhận thức bằng
con đường trừu tượng và khái quát hóa. Trên thực tế lượng của sự vật thường được xác định
bởi những đơn vị đo lượng cụ thể như vận tốc của ánh sáng hay một phân tử bao gồm những
nguyên tử nào. Bên cạnh đó có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái
quát như trình độ nhận thức của một người, ý thức trách nhiệm cao hay thấp của một công
dân,..
- Lượng thường xuyên biến đổi: Bản thân lượng không nói lên sự vật đó (số lượng nguyên tử
hợp thành nguyên tố hoá học, số lượng lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội hoặc chiều dài,
chiều rộng, chiều cao của sự vật) là gì, các thông số về lượng không ổn định mà thường
xuyên biến đổi cùng với sự vận động biến đổi của sự vật , đó là mặt không ổn định của sự
vật.
Như vậy, chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng hay
một qua trình nào đó trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Hai phương diện đó điều tồn tại khách
quan. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng của sự vật, hiện tượng chỉmang tính tương
đối. Có những tính quy định trong mối quan hệ này là chất nhưng trong mối quan hệ khác lại
là lượng.
 
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
Sự thống nhất giữa chất và lượng : Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất
giữa mặt chất và mặt lượng, chúng tác động qua lại lẫn nhau, chúng tồn tại trong tính quy
định lẫn nhau: tương ứng với một loại lượng nhất định thì cũng có một loại chất tương ứng và
ngược lại.Ví dụ như tương ứng với cấu tạo H - 0 - H (cấu tạo liên kết nguyên tử hyđrô và 1
nguyên tử ôxy) thì 1 phân tử nước (H20) được hình thành với tập hợp các tính chất cơ bản,
khách quan, vốn có của nó là: không màu, không mùi, không vị, có thể hoà tan muối, axít,
…“Chất” và “lượng” luôn thống nhất hữu cơ với nhau, không tách rời nhau, tác động lẫn
nhau một cách biện chứng. Khi sự vật đang tồn tại, sự thống nhất giữa chất và lượng luôn ở
trong một độ nhất định. Bất cứ sự thay đổi nào về lượng cũng sẽ dẫn tới sự thay đổi nhất định
về “chất” của sự vật, hiện tượng. Sự thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất: Bất
kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng. Khi sự vật vận động và phát triển, chất và
lượng của nó cũng vận động, biến đổi, thay đổi. Sự thay đổi của lượng và của chất không
diễn ra độc lập với nhau mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.  Khi lượng của sự vật,
hiện tượng được tích lũy vượt quá giới hạn nhất định, thì chất cũ sẽ mất đi, chất mới thay thế
chất cũ. Không giới hạn đó gọi là độ. Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn
trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. Có
nghĩa là độ chỉ tính quy định, mối liện hệ thống nhất giữa chất và lượng, độ là khoảng giới
hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ khi ta nung một thỏi thép ở trong lò, nhiệt độ của lò nung có thể lên tới hàng nghìn độ
song thỏi thép vẫn ở trạng thái rắn chứ chưa chuyển sang trạng thái lỏng. Khi lượng thay đổi
đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là
điểm nút. Theo triết học Mác-Lênin, điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn
mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Chúng ta có thể hiểu,
điểm nút là thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật.
Sự vật tích lũy đủ về lượng tại điểm nút sẽ làm cho chất mới của nó ra đời. Lượng mới và
chất mới của sự vật thống nhất với nhau tạo nên độ mới và điểm nút mới của sự vật đó, quá
trình này diễn ra liên tếp trong sự vật và vì vậy sự vật luôn phát triển chừng nào nó còn tồn
tại. Sự vật tích luỹ đủ về lượng tại điểm nút sẽ tạo ra bước nhảy, chất mới ra đời.  Bước nhảy
là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng
của sự vật trước đó gây nên. Sự giới hạn về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện
nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Đây chính là bước nhảy trong quá trình
vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động,
phát triển và là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới. Có thể nói, trong quá trình phát triển
của sự vật, sự gián đoạn là tiền đề cho sự liên tục và sự liên tục là sự kế tiếp của hàng loạt sự
gián đoạn. Để hiểu rõ hơn về cái khái niệm ta cùng xét một ví dụ: Xét “nước” nguyên chất,
trong điều kiện atmotphe ở trạng thái thể lỏng (chất) được quy định bởi lượng nhiệt độ
(lượng) từ 0°C đến 100°C (độ). Khi lượng nhiệt độ biến thiên nằm ngoài khoảng giới hạn
0°C hoặc 100°C đó (điểm nút) thì tất yếu xảy ra quá trình biến đổi trạng thái của nước từ
trạng thái lỏng sang trạng thái rắn hoặc khí (bước nhảy).  Như vậy sự phát triển của bất cứ
của sự vật nào cũng bắt đầu từ sự tích luỹ về lượng trong độ nhất định cho tới điểm nút để
thực hiện bước nhảy về chất. Song điểm nút của quá trình ấy không cố định mà có thể có
những thay đổi do tác động của những điều kiện khách quan và chủ quan quy định.
Các hình thức cơ bản của bước nhảy: 
+ Căn cứ vào thời gian thực hiện bước nhảy của bản thân sự vật có thể chia thành bước nhẩy
đột biến và bước nhảy dần dần:
Bước nhảy đột biến: là bước nhảy được thực hiện trong một thời gian rất ngắn làm thay đổi
chất của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật. Ví dụ như khối lượng Uranium 235(Ur 235) được
tăng đến khối lượng tới hạn thì sẽ xảy ra vụ nổ nguyên tử trong chốc lát. Bước nhảy dần dần
là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng bước bằng cách tích luỹ dần dần những nhân tố của
chất mới và những nhân tố của chất cũ dần dần mất đi.
Ví dụ quá trình cách mạng đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu quá độ lên chủ
nghĩa xã hội là một thời kỳ lâu dài qua nhiều bước nhảy dần dần.Vì là một quá trình phức tạp,
trong đó có cả sự tuần tự lẫn những bước nhảy diễn ra ở từng bộ phận của sự vật ấy.
+ Căn cứ vào quy mô thực hiện bước nhảy của sự vật có bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục
bộ: Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt, các yếu tố cấu
thành sự vật.  Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi chất của từng mặt, những yếu tố
riêng lẻ của sự vật.
Ví dụ như trong hiện thực, các sự vật có thuộc tính đa dạng, phong phú nên muốn thực hiện
bước nhảy toàn bộ phải thông qua những bước nhảy cục bộ. Sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta đang diễn ra từng bước nhảy cục bộ để thực hiện bước nhảy toàn bộ, tức là chúng ta
đang thực hiện những bước nhảy cục bộ ở lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực chính trị, lĩnh vực xã hội
và lĩnh vực tinh thần xã hội để đi đến bước nhảy toàn bộ - xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội trên đất nước ta.
Chất mới ra đời tác động trở lại lượng của sự vật:
Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một cách thụ động mà có sự tác động trở lại đối với
lượng, được biểu hiện ở chỗ: chất mới sẽ tạo ra một lượng mới phù hợp với nó để có sự thống
nhất mới giữa chất và lượng. Sự tác động ấy thể hiện: chất mới có thể làm thay đổi kết cấu,
quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Chẳng hạn
như, khi học sinh vượt qua điểm nút là kỳ thi tốt nghiệp THPT, tức là thực hiện bước nhảy để
trở thành sinh viên. Trình độ văn hoá của học sinh đã cao hơn trước và sẽ tạo điều kiện cho
họ thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ tri thức, giúp họ tiến lên trình độ cao hơn.
Như vậy, không chỉ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất mà những thay
đổi về chất cũng đã dẫn đến những thay đổi về lượng. Từ những sự phân tích ở trên có thể rút
ra kết luận: Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần dần
về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua
bước nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng.Quá trình tác động đó
diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng phát triển.
 
3. Ý nghĩa phương pháp luận
+ Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy
định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau do đó trong thức tiễn và nhận thức phải
coi trọng cả hai phương diện chất và lượng.
+ Những sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất trong điều kiện nhất định và
ngược lại do đó cần coi trọng quá trình tích lũy về lượng để làm thay đổi chất của sự vật đồng
thời phát huy tác động của chất mới để thúc đẩy sự thay đổi về lượng của sự vật.
+ Sự thay đổi về lượng chỉ làm thay đổi chất khi lượng được tích lũy đến giới hạn điểm nút
do đó trong thực tiễn cần khắc phục bệnh nôn nóng tả khuynh, bảo thủ trì trệ.
+ Bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú do vậy cần vận dụng linh
hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Đặc biệt trong đời sống
xã hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc
vào nhân tố chủ quan của con người. Do đó, cần phải nâng cao tính tích cực chủ động của các
chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách hiệu quả nhất.
 
4 Liên hệ thực tiễn
4.1. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng trong quá trình tích lũy kiến
thức của học sinh, sinh viên
Quá trình học tập của mỗi học sinh là một quá trình dài, khó khăn và cần sự cố gắng không
biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân mỗi học sinh. Quy luật chuyển hóa từ sự thay
đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: mỗi học sinh tích lũy lượng (kiến
thức) cho mình bằng việc nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách
tham khảo,…thành quả của quá trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra,
những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp. Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết, học sinh
sẽ được chuyển sang một cấp học mới cao hơn.
Như vậy, quá trình học tập, tích lũy kiến thức là độ, các bài kiểm tra, các kì thi là điểm nút và
việc học sinh được sang một cấp học cao hơn là bước nhảy. Trong suốt 12 năm học, học sinh
phải thực hiện nhiều bước nhảy khác nhau. Trước hết là bước nhảy để chuyển từ một học
sinh trung học lên học sinh phổ thông và kỳ thi lên cấp 3 là điểm nút, đồng thời nó cũng là
điểm khởi đầu mới trong việc tích lũy lượng mới (tri thức mới) để thực hiện một bước nhảy
vô cùng quan trọng trong cuộc đời: vượt qua kì thi đại học để trở thành một sinh viên. Trong
suốt 12 năm học phổ thông, mỗi học sinh đều phải tích lũy đủ khối lượng kiến thức và vượt
qua những điểm nút khác nhau, nhưng điểm nút quan trọng nhất, đánh dấu bước nhảy vọt về
chất và lượng mà học sinh nào cũng muốn vượt qua đó là kì thi đại học. Vượt qua kì thi tốt
nghiệp cấp 3 đã là một điểm nút quan trọng, nhưng vượt qua được kì thi đại học lại còn là
điểm nút quan trọng hơn, việc vượt qua điểm nút này chứng tỏ học sinh đã có sự tích lũy đầy
đủ về lượng, tạo nên bước nhảy vọt, mở ra một thời kì phát triển mới của lượng và chất, từ
học sinh chuyển thành sinh viên.
Sau khi thực hiện dược bước nhảy trên, chất mới trong mỗi người được hình thành và tác
động trở lại lượng. Sự tác động đó thể hiện trong lối suy nghĩ cũng như cách hành động của
mỗi sinh viên, đó là sự chín chắn, trưởng thành hơn so với một học sinh trung học hay một
học sinh phổ thông. Và tại đây, một quá trình tích lũy về lượng (tích lũy kiến thức) mới lại
bắt đầu, quá trình này khác hẳn so với quá trình tích lũy lượng ở bậc trung học hay phổ
thông. Bởi đó không đơn thuần là việc lên giảng đường để tiếp thu bài giảng của thầy cô mả
phần lớn là sự tự nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy kiến thức, bên cạnh những kiến thức trong sách
vở là những kiến thức xã hội từ các công việc làm thêm hoặc từ các hoạt động trong những
câu lạc bộ. Sau khi đã tích lũy được một lượng đầy đủ, các sinh viên sẽ thực hiện một bước
nhảy mới, bước nhảy quan trọng nhất trong cuộc đời, đó là vượt qua kì thi tốt nghiệp để nhận
được tấm bằng cử nhân và tìm được một công việc. Cứ như vậy, quá trình nhận thức (tích lũy
về lượng) liên tục diễn ra, tạo nên sự vận động không ngừng trong quá trình tồn tại và phát
triển của mỗi con người, giúp con người ngày càng đạt đến trình độ cao hơn, tạo động lực
cho xã hội phát triển.
 
4.2. Vận dụng quy luật trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên hiện
nay.
Sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và Đại Học Lượng kiến thức ở bậc
đại học tăng lên đáng kể so với học ở bậc trung học phổ thông.
Ví dụ đơn giản, nếu ở cấp 3, một môn học kéo dài một năm thì ở đại học, một môn học sẽ chỉ
kéo dài khoảng 1 đến 2 tháng. Rõ ràng, lượng kiến thức tăng lên đáng kể sẽ mang đến những
khó khăn cho tân sinh viên. Không chỉ chênh lệch về lượng kiến thức mà còn có sự đa dạng
về kiến thức ở bậc đại học và trung học phổ thông. Không giống như phong cách học tập thụ
động của trường trung học, sinh viên đại học tham gia vào nhiều hoạt động nhóm, thuyết
trình, hoạt động ngoại khóa, v.v. Chính những thay đổi về lượng kiến thức, thời gian và cách
học đã khiến nhiều tân sinh viên khó thích nghi với môi trường học tập và giáo dục mới. Sự
khác biệt lớn nhất giữa trung học và đại học có lẽ là nhiệm vụ học tập. Việc lên lớp đối với
bậc trung học chỉ là hoàn thành các mục tiêu mà giáo viên đề ra nhưng đối với sinh viên Đại
học, điều họ đang đối mặt không chỉ là những nhiệm vụ đơn thuần trên lớp mà họ còn phải
thực hiện các kì thực tập, phải bắt đầu đặt ra mục tiêu cho tương lai của họ. Ngoài ra, khi lên
Đại học, ý thức tự giác là yếu tố quan trọng nhất, không còn sổ liên lạc hay họp phụ huynh
như bậc trung học, tinh thần tự học sẽ được phát huy rõ rệt. Có thể nới sự chuyển đổi từ phổ
thông lên Đại học cũng giống như quá trình biến đổi từ lượng thành chất. Chính vì vậy mà
mỗi sinh viên cần phải thích nghi, thay đổi nếp sống mới sao cho phù hợp với môi trường đại
học để đạt được những thành tích cao trong quá rình học tập và nghiên cứu của mình.
Từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ.
Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diến ra bằng cách
tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất
và việc học tập của sinh viên cũng vậy. Để có một tầm bằng Cử nhân yêu cầu mỗi sinh viên
cần phải tích lũy đủ số lượng các tín chỉ của các môn học. Có thể coi học tập là quá trình tích
lũy về lượng, điểm nút là các kỳ thi, thi cử là bước nhảy. Do đó, trong hoạt động nhận thức,
học tập của sinh viên phải biết từng bước tích lũy về lượng ( tri thức) làm biến đổi về chất
(kết quả học tập) theo quy luật.. Hàng ngày, sinh viên đều phải đến trường để học tập, tiếp
thu những kiến thức mới. Qua quá trình rèn luyện tích luỹ kiến thức của sinh viên trong 4
năm trên giảng đường, từ thầy cô hay các kì thực tập( lượng)…và tốt nghiệp Đại học đạt kết
quả cao, cầm tấm bằng Cử nhân, đảm bảo về chuyên môn cho mỗi sinh viên ra trường làm
việc. Nói cách khác chất đã thay đổi và biến đổi sang chất mới.
Sinh viên phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm túc, trung thực
Cuộc sống vẫn luôn vận hành và phát triển không ngừng theo thời gian, và con người cũng
phải chạy đua để theo kịp thời gian. Là một sinh viên, chúng ta cũng cần cải thiện bản thân
phấn đấu không ngừng nghỉ. Ai trong chúng ta sinh ra đều có sứ mệnh là sống và làm việc,
thành công hay không dựa trên sự nỗ lực của mỗi người. Chính vì vậy, việc tự học, tự nghiên
cứu trau dồi kiến thức của mỗi sinh viên là hết sức cần thiết. Trong đời sống con người, muốn
có bất kì sự thay đỏi về chất nào cũng đều phải có sự tích luỹ về lượng, dưới sự giúp đỡ nào
của bất kì ai thì đều không có sự biến đổi nào về chất. Như trong thi cử, sinh viên có thể gian
lận để vượt qua kì thi , nhưng bản chất thì vẫn chưa sự tích luỹ nào để làm biến đổi về chất.
Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy giai
đoạn
Từ quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược
lại có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa phương pháp luận trong việc học tập và rèn luyện
của sinh viên như sau: để có thể cầm được tấm bằng Cử nhân, sinh viên phải tích luỹ đủ số
lượng các tín chỉ môn học; để môn học có kết quả tốt, sinh viên phải tích luỹ đủ số lượng tiết
của các môn học. Có thể coi thời gian học là độ, các bài kiểm tra là các điểm nút và điểm số
đạt yêu cầu là bước nhảy. Khi kết quả thi (bước nhảy) đạt kết quả tốt phản ánh sự kết thúc
môt giai đoạn tích luỹ kiến thức trong quá trình học tập rèn luyện của sinh viên. Vì vậy, trong
việc học tập và các hoạt động học thuật khác, sinh viên phải từng bước tích luỹ kiến thức
(lượng) để làm thay đổi kết quả học tập (chất) theo quy luật. Trong quá trình học tập và rèn
luyện, sinh viên cần tránh tư tưởng nhảy cấp. Nghĩa là sau khi hoàn thành kiến thức cơ bản,
tức đã có sự biến đổi về chất thì sinh viên mới có thể tiếp tục nghiên cứu những kiến thức khó
hơn. Ví dụ như trước khi lên Đại học sinh viên phải vượt qua kì thi tốt nghiệp THPT trước,
nếu không, tình trạng mất gốc sẽ xảy ra. Hay trong quá trình học tập và nghiên cứu, sinh viên
luôn bị xao nhãng bởi những chuyện ngoài lề. Cho đến khi giai đoạn thi đến gần mới bắt đầu
học lại từ đầu, đó là giai đoạn ôn thi chứ không phải giai đoạn học lại kiến thức mới. Chính vì
vậy, dù sinh viên có chăm học cũng không thể đảm bảo đủ lượng kiến thức để vượt qua kì
thi. Tóm lại, muốn tiếp thu được nhiều kiến thức và có kết quả cao trong các kì thi, sinh viên
phải học dần mỗi ngày, từ kiến thức cơ bản đến nâng cao. Từ đó, sự biến đổi về lượng sẽ dẫn
đến sự biến đổi về chất theo hướng tích cực
Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan
Để có thể bước ra ngoài xã hội khắc nghiệt, những sinh viên cần trang bị cho mình từ những
điều đơn giản nhất như kĩ năng giao tiếp, ngôn ngữ,… cho đến những kiến thức to lớn, thành
tựu trong cuộc sống về các lĩnh vực khoa học – nghệ thuật. Việc trải qua hơn 12 năm học tập
là khoảng thời gian bước đệm cho hành trình tích luỹ ấy. Không những thế, chúng ta vẫn phải
tiếp thu những kỹ năng mềm cho cuộc sống mai sau. Trong quá trình liên tục phấn đấu học
tập ấy,quá trình chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại
được thể hiện ở việc sinh viên tích luỹ kiến thức. Áp dụng quy luật lượng chất, sinh viên liên
tục phấn đấu học tập, tìm kiếm những thông tin, mang về những “lượng” tốt, có cơ sở và đầy
đủ. Từ đó, làm biến đổi “chất” tốt hơn, tạo nên các thành tích, thành tựu tương ứng cho sự nỗ
lực ấy. Ở trường Đại học, ngoài các bài giảng trên lớp, sinh viên còn tự tìm tòi, nghiên cứu ở
thư viện, giáo trình, luận văn, luận án, thầ cô, bạn bè,… tích luỹ và học hỏi những kĩ năng
mềm thiết yếu cho mai sau. Được tự do sáng tạo và trau dồi những “lượng” ở mức tối ưu
nhất, sinh viên luôn đạt được những thứ “chất” lượng nhất: tấm bằng cử nhân, những học
bổng,… và tự tin bước ra đời. Cứ như vậy, quá trình chuyển đổi giữa chất lượng liên tục diễn
ra không ngừng nghỉ trong sự phát triển, liên tục phấn đấu không ngừng ở mỗi sinh viên, giúp
họ tự tin vững bước trong hành trang cuộc đời mình. Khi ấy, nhiệm vụ của sinh viên là khai
phá hết tiềm năng tri thức, kho dữ liệu và ứng dụng vào thực tiễn và tiếp tục mở rộng con
đường khoa học – nghệ thuật, tránh bị tư tưởng bảo thủ và chủ quan nghĩ rằng mình đã làm
hết sức có thể.
Rèn luyện ý thức học tập của sinh viên
Đầu tiên, trong sự vận động và phát triển phải biết tích luỹ về lượng dẫn đến sự thay đổi về
chất; không được nôn nóng cũng như không được bảo thủ. Quá trình học tập phải được tích
luỹ từ từ, đầy đủ kiến thức, hoàn thiện kỹ năng; không được bỏ qua kiến thức cơ bản. Việc bỏ
bước trong tích luỹ sẽ dẫn đến sự không hoàn thiện về độ, việc thực hiện bước nhảy sẽ không
thành công và không thể hình thành chất mới. Ví dụ, nếu bạn hỏng kiến thức cơ bản ở bậc
tiểu học, bạn sẽ không thể thực hiện bước nhảy để được học ở cấp trung học. Nếu bạn cố thực
hiện bước nhảy, tức là bạn vượt qua điểm nút một cách ép buộc, chất mới được hình thành
nhưng nó không là vận dụng theo quy luật lượng – chất. Những sự thay đổi về chất do thực
hiện bước nhảy gây nên chỉ xảy ra khi lượng đã thay đổi đến nút, độ được hoàn thiện từ sự
tích luỹ đầy đủ về chất. Bên cạnh, dù rằng sự phát triển và vận động của sự vật, hiện tượng là
việc liên tục thực hiện các bước nhảy, bạn phải chú ý đến độ trong quá trình thay đổi của
lượng, không vội vàng mà bỏ bước. Tư tưởng bảo thủ ngăn bạn không dám vượt qua điểm
nút. Như là một kỳ thi học sinh giỏi, mặc dù bạn có đủ kiến thức được tích luỹ để tham gia kỳ
thi, nhưng lại không đủ tự tin để thực hiện bước nhảy, thì quá trình tích luỹ đó chỉ được xem
là tích luỹ về lượng mà không có sự thay đổi về chất. Bạn phải nhận thức được mối liên kết
giữa các yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng để lựa chọn phương pháp tích luỹ phù hợp, đẩy
nhanh tiến độ tích luỹ, kèm theo chất lượng của độ. Vận dụng được mối liên kết đó sẽ giúp
bạn hiểu rõ bản chất, quy luật của chất, nâng cao chất lượng của độ

Trong bất kỳ một phương thức sản xuất nào, quan hệ sản xuất cũng phải phù hợp với lực
lượng sản xuất. Sự tác động qua lại và mối quan hệ giữa chúng luôn tồn tại và phải hài
hòa, chặt chẽ. Vậy, mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
như thế nào?
Lực lượng sản xuất được hiểu là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được hình thành
trong quá trình sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở thể hiện ở trình độ khống
chế tự nhiên của con người. Đó là kết quả năng lực thực tiễn của con người tác động vào tự
nhiện để tạo ra của casit vật chất nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển của con người.
Các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, chủ yếu bao gồm hai yếu tố sau đây:
 Tư liệu sản xuất;
 Lực lượng con người
Trong đó, tư liệu sản xuất đóng vai tròng là một khách thể, còn con người luôn là chủ thể. 
Cụ thể, Lực lượng sản xuất bao gồm: tư liệu sản xuất do xã hội tạo ra, trước hết là công cụ
lao động. Người lao động với những kinh nghiệm sản xuất théo quen lao động, biết sử dụng
tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất. Theo đó, tư liệu sản xuất bao gồm đối tượng lao
động, tư liệu lao động (công cụ lao động) và những tư liệu lao động khác.Trong đó, đối
tượng lao động không phải là toàn bộ giới tự nhiên, mà chỉ là một bộ phận của giới tự nhiên
được đưa vào sản xuất, con người không chủ chỉ trong giới tự nhiên những đối tượng lao
động có sẵn, mà còn sáng tạo ra bản thân đối tượng lao động.
Mối quan hệ giữa tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tư liệu lao động là vật thể hay
phức hợp vật thể mà con người đặt giữa mình với đối tượng lao động, chúng dẫn chuyển sự
tác động của con người vào đối tượng lao động. Đối tượng lao động  và tư liệu lao động là
những yếu tố vật chất của quá trình lao động sản xuất hợp thành tư liệu sản xuất. Đối với mỗi
thế hệ mới tư liệu lao động do thế hệ trước để lại và trở thành điểm xuất phát cho thế hệ
tương lai. Vì vậy, những tư liệu lao động đó là cơ sở sự kế tục của lịch sử, Tư liệu lao đọng
chỉ trở thành lực lượng tích cực cải biên đối tượng lao động khi chúng kết hợp với đời sống.
Tư liệu lao động dù có ý nghĩa lơn lao đống đêu nhưng nếu tách khỏi người lao động thì cũng
không thể phát huy được tác dụng, không thể trở thành lực lượng sản xuất của xã hội.
Ý nghĩa của lực lượng sản xuất, cụ thể như sau:
 Lực lượng sản xuất tạo ra tiền đề vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Nó cũng là tiêu chí cơ bản để đánh giá sự tiến bộ xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định.
Chính vì cậy, trong tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức", C. Mác khẳng định : "Lịch sử chẳng qua
chẳng qua là sự tiếp nối của những thể hệ riêng lẽ trong đó mỗi thế hệ đều khai thác những
vật liêu, những tư bản, những lực lượng sản xuất do tất cả những hế hệ trước để lại. Do đó,
mỗi thế hệ một mặt tiếp tục hoạt động được truyền lại, trong những hoàn cảnh đã thay đổi,
và mặt khác, lại biến đổi những hoàn cảnh cũ bằng một hoạt động hoàn toàn thay đổi";
 Các yếu tố hợp thành lực lượng sản xuất thường xuyên có quan hệ chặt chẽ với nhua, Trong
sự phát triển của hệ thống công cụ lao động và trình độ khoa học - kỹ thuật, kỹ năng lao
đọng của con người đóng vai trò quyết định. Con người là nhân tố trung tâm, và là mục đích
của nền sản xuất xã hội. Lê nin viết "Lực lượng sản xuất hàng đầu là toàn thể nhân loại
công nhân, là người lao động";
 Người lao động với tư cách là một bộ phận lực lượng sản cuất xã hội phải là người có thể
lực, có tri thức văn hóa, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm và thói
quen tốt, phẩm chất tư cách lành mạnh, lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm cao trong
công việc. Trước đây do chưa chú trọng đúng mức đến vị trí của người lao động, chúng ta
chưa biết khai thác phát huy mọi sức mạnh của nhân tố con người. Mặc dù năng lực sản
xuất và kinh nghiệm sản xuất của con người còn phụ thuộc vào những tư liệu sản xuất đang
có mà họ đang sử dụng. Nhưng sự tích cực sáng tọa của người lao động đã thúc đẩy sự phát
triển kinh tế;
 Nước ta là một nước giàu tài nguyên nhiên nhiê, có nhiều nơi mà con người chưa từng đặt
chân đến nhưng nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và quá trinh công nghệ tiên tiến, con
người có thể tạo ra được những sản phẩm mới có ý nghãi quyết định tới chất lượng cuộc
sống và giá trị của nền văn minh nhân loại. Chính việc tìm kiếm ra các đối tượng lao động
mới sẽ trở thành động lực cuốn hút mọi hoạt động của con người.
Tóm lại, lực lượng sản xuất là toàn bộ những năng lực thực tiễn được sử dụng trong quá trình
sản xuất của xã hội qua các thời kỳ nhất định. Về mặt cấu trúc thì lực lượng sản xuất bao gồm
hệ thống những tư liệu sản xuất và sức lao động được dùng cho việc sản xuất. Trong đó:
 Người lao động là chủ thể của quá trình lao động và sản xuất, Với sức mạnh, kỹ năng của
bản thân, họ sử dụng các tư liệu lao động để tác động vào đối tượng và sản xuất ra của cải
vật chất. Đây chính là yếu tố có vai trò quan trọng;
 Tư liệu sản xuất chính là điều kiện vật chất cần thiết để có thể tổ chức sản xuất, bao gồm tư
liệu lao động và đối tượng lao động. Đối tượng lao động là yếu tố vật chất của sản xuất mà
con người dùng tư liệu lao động để tác động lên, nhằm biến đổi chúng sao cho phù hợp với
mục đích sử dụng nhất, Tư liệu lao động là yếu tố vật chất mà con người dùng để tác
động trực tiếp lên đối tượng lao động. Tư liệu lao động gồm có công cụ lao động và phương
tiện lao động.
Trong bất cứ một xã hội nào để có thể tạo ra của cải, vật chất không chỉ có các yếu tố về
người lao động mà còn phải kết hợp thêm cả tư liệu sản xuất nữa. Bở lẽ nếu không có công
cụ lao động phục vụ cho quá trình lao động thì con người sẽ không thể tác động được lên đối
tượng lao động để tạo ra của cải vật chất.
 
2. Quan hệ sản xuất là gì?
Quan hệ sản xuất xã hội được hiểu là quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình
sản xuất và tái sản xuất xã hội: SẢN XUẤT - PHÂN PHỐI - TRAO ĐỔI - TIÊU DÙNG.
Theo đó, Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ kinh tế - xã hội và quan hệ kinh tế tổ chức. Quan
hệ sản xuất thuộc lĩnh vực đời sông vật chất xã hội, nó tồn tại khách quan, độc lập với ý thức 
của con người. Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế cơ bản của một hình thái kinh tế - xã hội.
Đây là một kiểu quan hệ tiêu biểu cho bản chất kinh tế - xã hội nhất định.
Nội dung cơ bản của quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất bao gồm những nội dung cơ bản
dưới đây:
 Quan hệ giữa người với người  đổi việc về tư liệu sản xuất;
 Quan hệ giữa người với người đổi việc tổ chức quản lý;
 Quan hệ giữa người với người đổi việc phân phố sản phẩm lao động.
Có thể nói ba mặt nói trên có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó quan hệ thứ nhất có ý
nghĩa quyết định đối với tất cả những mối quan hệ khác. Bản chất của bất kỳ quan hệ sản
xuất nào cũng đều phụ thuộc vào vấn đề những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội được
giải quyết như thế nào.
Đối với quan hệ sản xuất, có hai hình thức sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất, đó là: sở hữu tư
nhân và sở hữu xã hội. Những hình thức sở hữu này là những quan hệ kinh tế hiện thực giữa
người với người trong xã hội. Đương nhiên để cho tư liệu sản xuất không trở thành "vô chủ"
phải có chính sách và cơ chế rõ ràng để xác ddingj chủ thể sở hữu và sử dụng đối với những
tư liệu sản xuất nhất định.
Ý nghĩa của quan hệ sản xuất bao gồm những mặt sau đây:
 Trong quá trình tổ chức sản xuất xuât hiện các quan hệ kinh tế, Nó vừa biểu hiện quan hệ
giữa người với người, vừa biểu hiện trạng thái tự nhiên kỹ thuật của nền sản xuất. Quan hệ
kinh tế tổ chức phản ánh trình độ phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa và hợp tác
hóa sản xuất. Nó do tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quy định;
 Trong sự tác động lẫn nhau của các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất, quan hệ tổ chức
quản lý và quan hệ phân phối có vai trò quan trọng. Những quan hệ này có thể góp phần
củng cố quan hệ sở hữu và cũng có thể làm biến dạng qun hệ sở hữu. các hệ thống quan hệ
sản xuất ở mỗi giai đoạn lịch sử đều tồn tại trong một phương thức sản xuất nhất định. Hệ
thống quan hệ sản xuất thống trị mõi hình thái kinh tế - xã hội ấy, Vì vậy, khi nghiên cứu,
xem xét tính chất của một hình thái xã hội thì không thể nhìn ở trình độ của lực lượng sản
xuất mà còn phải xem xét đến tính chất của quan hệ sản xuất.
Tóm lại, quan hệ sản xuất chính là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất
ra của cải, vật chất. Quan hệ sản xuất chính là do con người tạo ra. Nhưng nó lại hình thành
một cách khách quan trong quá trình sản xuất và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
con người. Trong ba mặt của quan hệ sản xuất đã trình bày ở trên thì quan hệ sở hữu về tư
liệu sản xuất chính là quan hệ đặc trưng cho quan hệ sản xuất ở trong từng xã hội, Quan hệ sở
hữu tư liệu sản xuất luôn quyết định quan hệ tổ chức quản lý và sản xuấ, quan hệ phân
phối sản phẩm cũng như những quan hệ xã hội khác nữa. Do đó, các mối quan hệ sản xuất có
mối liên hệ tương quan và tác động trực tiếp với nhau.
 
3. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất,, chúng tồn tại
không tách rời nhau mà tác động biện chứng lẫn nhau hình thành quy luật phổ biến của toàn
bộ lịch sử loài người, quy luật về sự ohuf hợp quan hệ sản xuất với tình chất và trình độ của
lực lượng sản xuất. Quy luật này vạc rõ tính chất phụ thuộc khác quan của quan hệ sản xuất
và phát triển của lực lượng sản xuất.
Thực tiễn cũng đã làm rõ mối quan hệ của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất từ đó
khẳng định sự tồn tại của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất tạo động lực cho nền kinh tế phát triển. Lực lượng sản xuất phát triển đòi hỏi
phải có quan hệ sản xuất phù hợp. Ví dụ như chủ nghĩa tư bản ra đời trên cơ sở phát triển
mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và chính sản xuất hàng hóa với quy mô lơn và quan hệ thị
trường đã phá vỡ quan hệ sản xuất phong kiến và hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa, Trong tuyên ngôn của đảng cộng sản (2 - 1948), C. Mác và PH. Ănggghen nêu rõ:
"Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chứ đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực
lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại".
- Lực lượng sản xuất tác động đến quan hệ sản xuất, cụ thể như sau:
 Quan hệ sản xuất được hình thành, biến đổi và phát triển đều do lực lượng sản xuất quyết
định;
 Sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất đã quyết định, làm thay đổi các quan hệ
sản xuất sao cho phù hợp với nó. Khi một phương thức sản xuất mới ra đời thì quan hệ sản
xuất sẽ phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đó;
 Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định sẽ làm cho quan hệ sản xuất
từ phù hợp trở thành không phù hợ với sự phát triển này. Yêu cầu khách quan của sự phát
triển lực lượng sản xuất tất yếu này dẫn đến sự thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng một quan
hệ sản xuất mới sao cho phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất để thúc
đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản
xuất mới thì phương thức sản xuất mới ra đời thay thế cho cái cũ.
- Quan hệ sản xuất tác động đến lực lượng sản xuất, cụ thể như sau:
 Sự hình thành, biến đổi, phát triển của quan hệ sản xuất phụ thuộc vào tính chất và trình độ
của lực lượng sản xuất;
 Lực lượng sản xuất sẽ có quyết định quan hệ sản xuất. Nhưng quan hệ sản xuất cũng có tính
độc lập tương đối và tác động ngược trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất;
 Quan hệ sản xuất quy định mục đích, cách thức của sản xuất và phân phố. Do đó sự trực
tiếp gây ảnh hưởng đến thái độ của người lao động, chất lượng và hiệu quả của quá trình
sản xuất, cải tiến công cụ lao động. Sự tác động của quan hệ sản xuất lên lực lượng sản xuất
diễn ra theo hai hướng là tích cực hoặc tiêu cực. Tích cực là thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển nếu nó phù hợp, còn tiêu cực là kìm hãm lực lượng sản xuất khi nó không còn
phù hợp.
 Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó trở thành
động lực cơ bản thúc đẩy mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại, quan hệ
sản xuất lỗi thời không còn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, bộc lộ
mâu thuẫn gay dắt với lực lượng sản xuất thì trở thành chướng ngại kìm hãm sự phát triển
của lực lượng sản xuất. Song sự tác dụng kìm hãm đó chỉ là tạm thời, theo tính chất tất yếu
khách quan thì nó srx bị thay thế bằng kiểu quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và
trình độ của lực lượng sản xuất.;
 Quan hệ sản xuất có tác động mạnh mẽ đối với lực lượng sản xuất vì nó quy định mục đích
của sản xuất, quy định hệ thống của tổ chức, quản lý xã hội, quy định phương thức phân
phối của cải ít hay nhiều mà người lao động được hưởng. Do đó nó ảnh hưởng đến thái độ
của lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội, nó tạo ra những điều kiện hoặc kích thúc hoặc
hạn chế việc cải tiến công cụ lao động, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, hợp tác và phân công lao động. Mỗi kiểu quan hệ sản xuất là một hệ thống, một chỉnh
thể hữu cơ gồm ba mặt: quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối. Chỉ trong
chỉnh thể đó quan hệ sản xuất mới trở thành động lực thúc đẩy hành động nhằm phát triển
sản xuất. 
- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất qua sự tác động lẫn nhau, cụ thể
như sau:
 Sự thống nhất và tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội hợp
thành phương thức sản xuất. Trong sự thống nhất biện chứng này, sự phát triển của lực
lượng sản xuất đóng vai trò quýêt định đối với quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất phải phù
hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất thường
xuyên vận động, phát triển nên qun hệ sản xuất cũng luôn luôn thay đổi nhằm đáp ứng yêu
cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Từ mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất làm hình hành quy luật quan hệ sản xuất phải phfu hợp với tính chất và
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất;
 Đây là quy luật kinh tế chung của mọi phương thức sản xuất, Quy luật về sự phù hợp của
quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản của sự
phát triển loài người. Sự tác động của nó trong lịch sử làm cho xã hội chuyển từ hình thái
kinh tế xã hội thấp lên hình thái xã hội cao hơn.
Như vậy, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất chính là hai mặt của phương thức sản xuất,
chúng tồn tại và không tách rời nhau. Hai yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau để tạo thành
một quy luật phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Đây chính là quy luật cơ bản của sự vận động và phát triển xã hội.

Nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất từ thực tiễn Việt Nam
(LLCT) - Thời kỳ trước đổi mới, do nhận thức và hành động giản đơn, chủ quan, duy ý
chí, không xuất phát từ thực tiễn khách quan nên nhiều quy luật của thời kỳ quá độ, trong
đó có quy luật về quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lực lượng
sản xuất chưa được Đảng ta nhận thức và vận dụng đúng đắn trong thực tiễn dẫn đến
khủng hoảng kinh tế- xã hội. Từ 1986 đến nay, Đảng ta đã có nhận thức mới về các quy
luật khách quan của thời kỳ quá độ; từng bước làm rõ các đặc trưng, đặc điểm các mối
quan hệ của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó có quan hệ “giữa phát
triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất XHCN”.
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất
Trong lịch sử loài người, tất yếu diễn ra hoạt động lao động sản xuất, làm ra của cải vật chất để
duy trì cuộc sống con người và thúc đẩy xã hội phát triển. Đó là hoạt động căn bản bảo đảm cho
sự phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa định hình các hình thái kinh tế-xã hội. Xét về
phương diện sản xuất, lịch sử đã trải qua các phương thức sản xuất xã hội khác nhau như
những nấc thang phát triển văn minh: văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp. Thế giới
cũng chứng kiến các cuộc cách mạng công nghiệp: Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (chế
tạo máy cơ khí); Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (điện khí hóa); Cách mạng công nghệ
thông tin và hiện nay là Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển trí tuệ nhân tạo
(4.0). Trong quá trình lao động sản xuất đòi hỏi không ngừng phát triển lực lượng sản xuất
(trước hết là công cụ lao động), phát triển khoa học, kỹ thuật, trình độ người lao động. Cũng
trong quá trình ấy hình thành quan hệ con người với nhau trong lao động sản xuất trên các vấn
đề sở hữu tư liệu sản xuất, cách thức quản lý và trao đổi, phân phối sản phẩm, đó là quan hệ
sản xuất.
Thực tiễn cũng đã làm rõ mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất từ đó khẳng
định sự tồn tại của quy luật: quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất tạo động lực cho kinh tế phát triển. Lực lượng sản xuất phát triển đòi hỏi có quan hệ sản
xuất phù hợp. Chủ nghĩa tư bản ra đời trên cơ sở phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và
chính sản xuất hàng hóa với quy mô lớn và quan hệ thị trường đã phá vỡ quan hệ sản xuất
phong kiến hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng
sản (2-1948), C.Mác và Ph.Ăngghen nêu rõ:
“Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực
lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp
lại”(1).
Chính sự phát triển của đại công nghiệp tức lực lượng sản xuất hiện đại và mở rộng thị trường
“đã đem lại một sự phát triển mau chóng cho yếu tố cách mạng trong xã hội phong kiến đang tan
rã” tức là thay thế quan hệ sản xuất phong kiến bằng quan hệ sản xuất tư bản. C.Mác và
Ph.Ăngghen nhấn mạnh:
“Tổ chức công nghiệp theo lối phong kiến hay phường hội trước kia không còn có thể thỏa mãn
những nhu cầu luôn luôn tăng theo sự mở mang những thị trường mới. Công trường thủ công
thay cho tổ chức cũ ấy. Tầng lớp kinh doanh công nghiệp trung đẳng thay cho thợ cả phường
hội; sự phân công lao động giữa các phường hội khác nhau đã nhường chỗ cho sự phân công
lao động bên trong từng xưởng thợ”(2).
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước định hình cả về sở hữu, quản lý, phân công lao
động và phân phối lợi ích và phát triển theo sự lớn mạnh của lực lượng sản xuất của đại công
nghiệp. Rõ ràng có sự hiện hữu của quy luật về quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất. Quy luật đó vẫn đúng khi giai cấp vô sản lớn mạnh tiến hành cuộc
cách mạng vô sản đánh đổ chủ nghĩa tư bản để xây dựng chế độ xã hội mới là chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản.
Cách mạng tư sản xóa bỏ chế độ phong kiến khởi đầu bằng luồn sâu quan hệ sản xuất vào
trong lòng xã hội phong kiến làm tan rã quan hệ kinh tế phong kiến và cuối cùng bằng cuộc cách
mạng chính trị đánh đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến. Cách mạng vô sản, do đặc điểm
riêng là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không hình thành trong lòng xã hội tư bản, nên phải
trước hết làm cuộc cách mạng về chính trị “giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy
chính quyền”. Tiếp đó, sử dụng bộ máy chính quyền nhà nước để tổ chức xây dựng nền kinh tế
với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp.
C.Mác và Ph.Ăngghen nêu rõ:
“Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư
bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà
nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị và để tăng thật
nhanh số lượng những lực lượng sản xuất”(3).
Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi (7-11-1917) mở ra thời đại của cách mạng XHCN và xây
dựng CNXH. Nước Nga khi đó còn ở tình trạng lạc hậu so với các nước tư bản châu Âu. Muốn
bảo đảm cho thắng lợi của CNXH, V.I.Lênin và Đảng Bônsêvích nhận thức rõ vai trò của Nhà
nước Xô viết trong việc thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển để tạo ra năng suất lao động cao.
Trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đại (6-1919), V.I.Lênin nêu rõ:
“Xét đến cùng, thì năng suất lao động là cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất cho thắng lợi của chế
độ xã hội mới. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một năng suất lao động chưa từng thấy dưới chế độ
nông nô. Chủ nghĩa tư bản có thể bị đánh bại hẳn, và sẽ bị đánh bại hẳn, vì chủ nghĩa xã hội tạo
ra một năng suất lao động mới, cao hơn nhiều. Đó là sự nghiệp rất khó khăn và rất lâu dài,
nhưng sự nghiệp đó đã bắt đầu và đây là điều chủ yếu”(4).
Lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga và từ 30-12-1922 ở Liên Xô,
V.I.Lênin đặc biệt chú trọng vai trò của lực lượng sản xuất, phát triển đại công nghiệp. Đó là thời
kỳ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai với vai trò của điện năng. V.I.Lênin từng nêu
khẩu hiệu: Chủ nghĩa cộng sản bằng chính quyền Xô viết cộng với điện khí hóa toàn quốc.
Trong lực lượng sản xuất phải đặc biệt chú ý vai trò của con người. Vì vậy, phải không ngừng
học tập, đào tạo con người mà ngày nay ta gọi là xây dựng nguồn nhân lực. Xây dựng CNXH,
theo V.I.Lênin phải dựa trên học vấn cao. Những người đang tạo dựng xã hội mới “Họ phải hiểu
rằng điều đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở một nền học vấn hiện đại và nếu họ không có
nền học vấn đó, thì chủ nghĩa cộng sản vẫn chỉ là một nguyện vọng mà thôi”(5).
Lực lượng xây dựng CNXH là những người lao động, công nhân, nông dân, trí thức phải được
giáo dục, đào tạo trở thành những người có học vấn tạo ra năng suất lao động và hiệu quả công
việc. Đảng tiền phong lãnh đạo tức những người cộng sản, theo V.I.Lênin, phải biết làm giàu trí
tuệ của mình bằng tổng số những tri thức mà nhân loại đã tạo ra. Quá trình xây dựng CNXH ở
Liên Xô hơn 70 năm (1917-1991) với đường lối công nghiệp hóa và phát triển khoa học, kỹ thuật
của Đảng Cộng sản đã tạo ra được lực lượng sản xuất rất phát triển không thua kém nhiều so
với các nước tư bản đã trải qua mấy thế kỷ xây dựng. Liên Xô cùng với Mỹ là hai siêu cường
của thế giới, không chỉ ở sức mạnh quân sự mà còn ở trình độ phát triển của khoa học, công
nghệ. Ở các nước XHCN khác cũng đã coi trọng phát triển lực lượng sản xuất bao gồm cả khoa
học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực.
2. Quá trình nhận thức và vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tại Việt Nam
Ở Việt Nam, sau khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH (1954), Đại hội III của Đảng
(9-1960) đã đề ra đường lối cách mạng XHCN mà nội dung chủ yếu là tiến hành đồng thời 3
cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất; cách mạng khoa học, kỹ thuật; cách mạng tư
tưởng, văn hóa; trong đó cách mạng khoa học, kỹ thuật là then chốt; coi công nghiệp hóa XHCN
là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ. Xây dựng công nghiệp hiện đại, nông nghiệp
hiện đại, văn hóa và khoa học tiên tiến. Ra đời các khu công nghiệp Thái Nguyên, Việt Trì,
Thượng Đình, Nhà máy Thủy điện Thác Bà. Khi đất nước thống nhất (30-4-1975), Đại hội IV của
Đảng (12-1976), trong đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa trên cả nước đã tiếp tục phát triển
quan điểm đó, nhấn mạnh mục tiêu, nhiệm vụ công nghiệp hóa XHCN và cách mạng khoa học,
kỹ thuật để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Chú trọng phát triển nguồn năng lượng, điện
lực phải đi trước một bước (xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, Trị An và các nhà máy
nhiệt điện). Phát triển công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp hóa chất, vật liệu xây dựng.
Rất coi trọng các ngành công nghiệp nặng.
Việt Nam và các nước XHCN trước đây khi bắt đầu nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên CNXH đều
tập trung vào xây dựng quan hệ sản xuất XHCN mà vấn đề hàng đầu là xóa bỏ chế độ tư hữu
về tư liệu sản xuất, thiết lập chế độ công hữu dưới hai hình thức quốc doanh (nhà nước) và tập
thể. Tiếp đó là xác lập cơ chế kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân, quản lý tập trung trong tay
Nhà nước, hạn chế yếu tố thị trường tự do; thực hiện chế độ phân phối theo lao động mà thực
chất là phân phối bình quân, bao cấp. Các yếu tố (nội dung) đó của quan hệ sản xuất dần dần
bộc lộ sự hạn chế, nhất là không tạo ra động lực cho sự phát triển, không có sự sáng tạo. Có
thể thấy rõ điểm nghẽn của sự phát triển ở chính quan hệ sản xuất với nhiều yếu tố không hợp
lý.
Vấn đề xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đã không được nhận thức đúng. Các nước
XHCN đều xóa bỏ ngay lập tức chế độ sở hữu tư nhân và coi công hữu về tư liệu sản xuất là
thước đo trình độ và là bản chất của CNXH. Trong tác phẩm Những nguyên lý của chủ nghĩa
cộng sản (10-1847), Ph.Ăngghen trả lời câu hỏi thứ 17: Liệu có thể thủ tiêu chế độ tư hữu ngay
lập tức được không?, đã nêu rõ:
“Không, không thể được, cũng y như không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên
ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng nền kinh tế công hữu. Cho nên, cuộc cách mạng
của giai cấp vô sản đang có tất cả những triệu chứng là sắp nổ ra, sẽ chỉ có thể cải tạo xã hội
hiện nay một cách dần dần, và chỉ khi nào đã tạo nên được một khối lượng tư liệu sản xuất cần
thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu”(6).
Chỉ dẫn trên đây của Ph.Ăngghen là dựa trên cơ sở khoa học và hiện thực và có giá trị sâu sắc.
Sau này, V.I.Lênin nêu ra những đặc trưng của thời kỳ quá độ trong đó có đặc trưng về sự tồn
tại lâu dài của nhiều thành phần kinh tế và sở hữu tư nhân. Rất tiếc, nguyên lý và những đặc
trưng đó đã không được nhận thức và vận dụng đúng đắn ở các nước XHCN trước đây. Cuối
những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Các nước XHCN lâm vào khủng hoảng, trì trệ
về phát triển kinh tế dẫn tới sự bất ổn chính trị ở một số nước.
Việt Nam cũng rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội từ năm 1979. Yêu cầu khách quan là phải
tìm con đường đổi mới. Trải qua khảo nghiệm thực tiễn kết hợp với nhận thức lại các quy luật
khách quan của thời kỳ quá độ, Đại hội VI Đảng (12-1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện,
trước hết là đổi mới các chính sách kinh tế. Đường lối đổi mới dựa trên cơ sở đổi mới tư duy lý
luận và tổng kết thực tiễn mấy chục năm xây dựng CNXH ở Việt Nam, với tinh thần nhìn thẳng
vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, tự phê bình nghiêm túc về căn bệnh chủ
quan, duy ý chí, nóng vội, nhận thức và hành động một cách giản đơn và cả căn bệnh bảo thủ,
trì trệ, giáo điều. Đại hội VI đã nêu ra những bài học cần thiết, trong đó có bài học: “Đảng phải
luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận
thức và hành động theo quy luật là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng”(7).
Có nhiều quy luật của thời kỳ quá độ chưa được nhận thức và vận dụng đúng đắn, không thúc
đẩy mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển, trong đó có quy luật về quan hệ sản xuất phải
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trong khi lực lượng sản xuất còn rất kém
phát triển do điểm xuất phát của Việt Nam ở trình độ rất thấp, lại tập trung xây dựng hoàn thiện
quan hệ sản xuất ở trình độ cao, muốn dùng quan hệ sản xuất tiên tiến để mở đường cho lực
lượng sản xuất phát triển. Đó là nhận thức và hành động không đúng, nếu không nói là làm trái
quy luật. Đại hội VI của Đảng đã nêu rõ:
“Theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và tính chất và trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa phải có bước đi và hình thức thích hợp. Kinh
nghiệm thực tế chỉ rõ: lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản
xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa
so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”(8).
Đại hội VI chủ trương thực hiện nhất quán, lâu dài, chính sách phát triển nhiều thành phần kinh
tế, trong đó có cả kinh tế tư bản tư nhân, cá thể, tiểu chủ, thừa nhận sự tồn tại của sở hữu tư
nhân. Đó là sự điều chỉnh rất quan trọng về quan hệ sản xuất. Yếu tố đi quá xa chính là tuyệt đối
hóa và chỉ thừa nhận chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, không thừa nhận sở hữu tư nhân
trước đó.
Trong sự nghiệp đổi mới từ năm 1986 đến nay, Đảng lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế làm trung
tâm. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự
quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Có rất nhiều quy luật, đặc trưng, đặc điểm các
mối quan hệ của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tiếp tục được nhận thức và xử lý
trong thực tế dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn. Quy luật và cũng là quan
hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vẫn là vấn đề cơ bản chỉ đạo trong khi đề ra các
chính sách kinh tế.
Đảng và Nhà nước tập trung phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất theo đường lối công nghiệp
hóa, hiện đại hóa được đề ra từ Nghị quyết Trung ương 7 khóa VII (1994), và từ 1996, Việt Nam
hoàn thành nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu tiên chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặt chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, chiến lược
giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu tại Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (1996). Lực
lượng sản xuất đã phát triển đáng kể và đang phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Việc phát triển công nghệ thông tin và nhất là ứng
dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, cho phép
phát triển lực lượng sản xuất với quy mô lớn, chất lượng, hiệu quả cao hơn.
Khi phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, điều tất yếu đặt ra là xây dựng, hoàn thiện quan hệ
sản xuất như thế nào cho phù hợp cả về sở hữu, quản lý và phân phối. Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội VII (6-1991) đã
nêu ra mô hình CNXH ở Việt Nam với 6 đặc trưng. Đặc trưng thứ hai là: “Có một nền kinh tế
phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ
yếu”(9). Ở đây chế độ công hữu về tư liệu sản xuất vẫn được đặc biệt chú trọng.
Từ thực tiễn của công cuộc đổi mới với vai trò của kinh tế tư nhân ngày càng phát triển gắn với
sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, Cương lĩnh của Đảng (bổ sung và phát triển năm 2011) đã
nêu ra mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với 8 đặc trưng. Đặc trưng thứ ba là: “Có nền kinh
tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”(10).
Cương lĩnh 2011 nhấn mạnh việc nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn, trong đó có
quan hệ “giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa”. Đại hội XII của Đảng (1-2016) tiếp tục nhấn mạnh các mối quan hệ lớn,
làm rõ quan hệ “giữa nhà nước và thị trường”, tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa phát triển lực
lượng sản xuất và xây dựng hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất. Khẳng định các thành
phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế vốn đầu tư nước ngoài
(FDI). Trong các thành phần kinh tế đó, kinh tế nhà nước là chủ đạo.
Khi đề cập đến vai trò của kinh tế nhà nước là gắn liền với chế độ sở hữu nhà nước là chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất mà các doanh nghiệp nhà nước là đại diện, trong phát biểu của
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XII (5-2017) nêu rõ: “Từ chỗ cả
nước có hơn 12.000 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, đến năm 2001 giảm xuống còn 5.655
doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, và đến thời điểm tháng 10 năm 2016 chỉ còn 718 doanh
nghiệp 100% vốn Nhà nước. Tuy nhiên, đến nay doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa thực hiện
được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước; chưa thực hiện được nhiệm vụ dẫn
dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế. Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh và đóng góp
của phần lớn doanh nghiệp nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu
tư. Không ít doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với những
dự án đầu tư hàng nghìn tỷ đồng “đắp chiếu”, làm trầm trọng thêm nợ xấu ngân hàng và nợ
công quốc gia, gây bức xúc trong nhân dân”(11). Thực trạng đó đặt ra nhiệm vụ xây dựng, hoàn
thiện quan hệ sản xuất XHCN như thế nào cả về chế độ sở hữu, chế độ và cách thức quản lý
sao cho có kết quả, hiệu quả cao nhất và phân phối trong khu vực kinh tế nhà nước.
Hội nghị Trung ương 5 khóa XII ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một
động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế tư nhân
gắn liền với sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Năm 2019, kinh tế tư nhân đóng góp trên 42%
tổng GDP của cả nước và sẽ ngày càng tăng lên (kinh tế nhà nước khoảng 28 GDP). Vai trò
quản lý của Nhà nước với kinh tế tư nhân như thế nào để bảo đảm đúng định hướng XHCN. Về
lý luận và thực tiễn cần thiết phải làm rõ quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất. Trong quan hệ sản xuất, vấn đề chế độ quản lý trong từng doanh nghiệp
và vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước là vấn đề lớn cả về lý luận và thực tiễn. Mối quan hệ
giữa Nhà nước và thị trường cũng là một nội dung cần làm sáng tỏ trong quan hệ sản xuất.
Đảng và Nhà nước đã sớm xác định các đột phá chiến lược: hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN và cải cách hành chính; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại. Các đột phá chiến
lược đó như những điểm nhấn trong phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện quan
hệ sản xuất. Chỉ có nguồn nhân lực chất lượng cao mới có thể bảo đảm làm chủ khoa học, công
nghệ trong thời đại cách mạng 4.0, bảo đảm tăng năng suất lao động. Quan hệ biện chứng giữa
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là quy luật và cũng là vấn đề cơ bản trong nhận thức về
CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng


tầng? Sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở nước ta hiện
nay?

Cơ sở hạ tầng là kết cấu kinh tế đa thành phần trong đó có thành phần


kinh tế quốc doanh, tập thể và nhiều thành kinh tế khác nhau. Đây là một
kết cấu kinh tế năng động, phong phú được phản chiếu trên nền kiến trúc
thượng tầng và đặt ra đòi hỏi khách quan là nền kiến trúc thượng tầng
cũng phải đổi mới để đáp ứng đòi hỏi của cơ sở kinh tế. Do đó, trong quá
trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội ở
nước ta, cần vận dụng và quán triệt quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng.

Theo chủ nghĩa Mác- Lê nin,“ Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có
quan hệ biện chứng không tách rời nhau, trong đó có cơ sở hạ tầng giữ vai
trò quyết định kiến trúc thượng tầng. Còn kiến trúc thượng tầng là phản
ánh cơ sở hạ tầng, nhưng nó có vai trò tác động trở lại to lớn đối với cơ sở
hạ tầng đã sinh ra nó.” Vì thế, em xin chọn đề tài “Sự vận dụng mối quan
hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của Đảng
Cộng sản Việt Nam ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài để
nghiên cứu.

Với trình độ kiến thức còn hạn chế, nên trong bài em còn nhiều sai xót, rất
mong thầy cô thông cảm và sửa chữa để giúp em hoàn thiện kiến thức
hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

1. Cơ sở hạ tầng là gì? Kiến trúc thượng tầng là gì?


– Cơ sở hạ tầng (CSHT): là toàn bộ những quan hệ sản xuất (QHSX) hợp
thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế- xã hội nhất định.

Khái niệm CSHT phản ánh chức năng xã hội của các QHSX với tư cách là
cơ sở kinh tế của các hiện tượng xã hội. CSHT của một xã hội cụ thể bao
gồm những CSHT thống trị, những QHSX tàn dư của xã hội trước và
những QHSX là mầm mống của xã hội sau. Trong một CSHT có nhiều
thành phần kinh tế, nhiều QHSX thì kiểu QHSX thống trị bao giờ cũng giữ
vai trò chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế và các kiểu QHSX khác; nó
quy định và tác động trực tiếp đến xu hướng chung của toàn bộ đời sống
kinh tế xã hội. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, tính giai cấp của cơ sở
hạ tầng là do kiểu QHSX thống trị quy định. Tính chất đối kháng giai cấp và
sự xung đột giai cấp và sự xung đột giai cấp bắt nguồn từ ngay trong
CSHT.

– Kiến trúc thượng tầng (KTTT): là toàn bộ những quan điểm tư tưởng xã
hội, những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của thượng tầng
hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

KTTT của xã hội có đối kháng giai cấp bao gồm: hệ tư tưởng và thể chế
giai cấp thống trị, tàn dư của các quan điểm của xã hội trước để lại; quan
điểm và tổ chức của các giai cấp trung gian. Tính chất hệ tư tưởng của giai
cấp thống trị quyết định tính chất cơ bản của KTTT trong một hình thái xã
hội nhất định. Trong đó bộ phận mạnh nhất của KTTT là nhà nước- công
cụ của giai cấp thống trị tiêu biểu cho chế độ xã hội về mặt chính trị, pháp
lý. Chính  nhờ có nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới thống
trị được toàn bộ đời sống xã hội.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và


kiến trúc thượng tầng:
Mỗi hình thái kinh tế-xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của
nó. Do đó, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mang tính lịch sử cụ
thể, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ
tầng giữ vai trò quyết định.

2.1. Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng:

Cơ sở hạ tầng nào sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy. Giai cấp nào chiếm
địa vị thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị trong đời sống tinh
thần. Quan hệ sản xuất nào thống trị thì tạo ra kiến trúc thượng tầng chính
trị tương ứng. Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định tính chất mâu
thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng.
Do đặc điểm nói trên, bất kỳ hiện tượng nào thuộc kiến trúc thượng tầng:
nhà nước, pháp luật, đảng phái chính trị, triết học, đạo đức,.. đều không
thể giải thích từ chính nó, bởi vì, chúng đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ
thuộc vào cơ sở hạ tầng và do cơ sở hạ tầng quyết định.

Những biến đổi căn bản trong cơ sở hạ tầng sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự
biến đổi căn bản trong kiến trúc thượng tầng. Sự biến đổi đó diễn ra trong
từng hình thái kinh tế-xã hội và rõ rệt hơn khi chuyển từ hình thái kinh tế-xã
hội này sang hình thái kinh tế-xã hội khác. Sự biến mất của một kiến trúc
thượng tầng không diễn ra một cách nhanh chóng, có những yếu tố của
kiến trúc thượng tầng cũ còn tồn tại dai dẳng sau khi cơ sở kinh tế của nó
đã bị tiêu diệt. Có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũ được giai cấp
cầm quyền mới sử dụng để xây dựng kiến trúc thượng tầng mới.

Do đó, tính quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng diễn
ra rất phức tạp trong quá trình chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội này sang
hình thái kinh tế-xã hội khác.

2.2. Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng:

Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng được
thể hiện ở chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ, duy trì,
củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó, đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng cũ.

Trong xã hội có giai cấp đối kháng, kiến trúc thượng tầng bảo đảm sự
thống trị chính trị và tư tưởng của giai cấp giữ địa vị thống trị trong kinh tế.

Trong các bộ phận của kiến trúc thượng tầng, nhà nước giữ vai trò đặc
biệt quan trọng, có tác dụng to lớn đối với cơ sở hạ tầng. Nhà nước không
chỉ dựa vào hệ tư tưởng mà còn dựa vào chức năng kiểm soát xã hội để
tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp thống trị. Ăngghen viết: “bạo lực
(nghĩa là quyền lực nhà nước) cũng là một lực lượng kinh tế”. Các bộ phận
khác của kiến trúc thượng tầng như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật
cũng tác động đến cơ sở hạ tầng, nhưng thường thường phải thông qua
nhà nước, pháp luật.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định, chỉ có kiến trúc thượng tầng tiến bộ
nảy sinh trong quá trình của cơ sở kinh tế mới – mới phản ánh nhu cầu
của sự phát triển kinh tế, mới có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội.
Nếu kiến trúc thượng tầng là sản phẩm của cơ sở kinh tế đã lỗi thời thì gây
tác dụng kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội. Tất nhiên sự kìm hãm chỉ là
tạm thời, sớm muộn nó sẽ bị cách mạng khắc phục.
3. Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng ở nước ta hiện nay:
Dưới chủ nghĩa xã hội hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng và kiến thức thượng tầng
thuần nhất và thống nhất. Vì cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa không có tính
chất đối kháng, không bao hàm những lợi ích kinh tế đối lập nhau. Hình
thức sở hữu bao trùm là sở hữu toàn dân và tập thể, hợp tác tương trợ
nhau trong quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm theo lao động, không
còn chế độ bóc lột.

Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến
cách mạng sâu sắc và triệt để, là một giai đoạn lịch sử chuyền tiếp nó.Bởi
vì, cơ sở hạ tầng mang tính chất quá độ với một kết cấu kinh tế nhiều
thành phần đan xen của nhiều loại hình kinh tế xã hội khác nhau. Còn kiến
trúc thượng tầng có sự đối kháng về tư tưởng và có sự đấu tranh giữa giai
cấp vô sản và giai cấp tư sản trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá.

Bởi vậy công cuộc cải  cách kinh tế và đổi mới thể chế chính trị là một quá
trình mang tính cách mạng lâu dài. Cơ sở hạ tầng thời kỳ quá độ ở nước ta
bao gồm các thành phần kinh tế như: kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác,
kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, cùng các
kiểu quan hệ sản xuất gắn liền với hình thức sở hữu khác nhau, thậm chí
đối lập nhau cùng tồn tại trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất

Kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa phản ánh cơ sở hạ tầng của xã hội
chủ nghĩa, vì vậy mà có sự thống trị về chính trị và tinh thần Nhà nước
phải thực hiện biện pháp kinh tế có vai trò quan trọng  nhằm từng bước xã
hội hoá nền sản xuất với hình thức và bước đi thích hợp theo hướng như :
kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển vươn lên giữ vai trò chủ
đạo, kinh tế tập thể dưới hình thức thu hút phần lớn những người sản xuất
nhỏ trong các ngành nghề, các hình thức xí nghiệp , công ty cổ phần phát
triển mạnh, kinh tế tư nhân và gia đình phát huy được mọi tiềm năng để
phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở kinh tế hợp lý. Các thành
phần đó vừa khác nhau về vai trò, chức năng, tính chất, vừa thống nhất
với nhau trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất mà còn cạnh tranh
nhau, liên kết và bổ xung cho nhau.

Để định hướng xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế này, nhà
nước phải sử dụng tổng thể các biện pháp kinh tế hành chính và giáo dục,
trong dó thì biện pháp kinh tế là quan trọng nhất nhằm từng bước xã hội
hóa nền sản xuất với hình thức và thích hợp theo hướng kinh tế quốc
doanh được củng cố và phát triển vươn lên giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập
thể dưới hình thức thu hút phần lớn những người sản xuất nhỏ trong các
ngành nghề, các hình thức xí nghiệp, công ty cổ phần phát triển mạnh,
kinh tế tư nhân và gia đình phát huy được mọi tiềm năng để phát triển lực
lượng sản xuất, xây dựng kinh tế hợp lý.

Về kiến trúc thượng tầng, Đảng ta khẳng định: Lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động của toàn
Đảng, toàn dân ta. Nội dung cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh là tư tưởng về sự giải phóng con người khỏi chế độ bóc lột
thoát khỏi nỗi nhục của mình là đi làm thuê bị đánh đập, lương ít.Trong
cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng
ghi rõ : ”xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa , nhà nước của dân, do dân
và vì dân, liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp
trí thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo”.

KẾT LUẬN

Những  thành  tựu  mà  Đảng Cộng sản Việt Nam đã đem lại một lần nữa
chứng minh một sự đúng đắn của mối  quan  hệ  biện chứng  giữa  cơ  sở
hạ  tầng  và  kiến  trúc  thượng tầng. Không thể nào có được một đất nước
mà cơ sở hạ tầng phát triển song kiến trúc thượng tầng, ngược lại không
có sự phát triển thích ứng với cơ sở hạ tầng và cũng như không có được
một kiến trúc thượng tầng được coi là hoàn hảo mà lại đứng trên một cơ
sở hạ tầng lạc hậu thấp kém, ta không thể coi đó như là một sự phát triển
bình thường mà là một sự phát triển sai lệch què cụt.

Mỗi chúng ta tự hào về công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh
đạo. Song chúng ta hiểu rõ rằng vẫn còn nhiều thiếu sót mà chưa giải
quyết hết được. Đó là những tác động tiêu cực của chủ nghĩa quan liêu,
của chế độ quan liêu bao cấp đã xâm nhập vào tổ chức bộ máy và hoạt
động của nhà nước trong một thời gian dài. Đặc quyền, đặc lợi, tham
nhũng ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, nhân viên… gây nên những tổn
thất nặng nề về kinh tế và văn hoá, ảnh hưởng xấu về chính trị, tinh thần
và đạo đức trong xã hội ta.

Cho dù đâu đó vẫn còn những thiếu sót mà chúng ta chưa  làm được,
song chúng ta tin rằng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà Nước ta
mà nền tảng của nó là chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
chúng ta sẽ thành công. Bởi chúng ta có niềm tin và biết vận dụng linh hoạt
đúng đắn quy luật phát triển của xã hội mà Mác  – Lê Nin là những người
tiên phong vạch ra con đường đi theo nhân loại
Câu hỏi: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ
sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng? Sự vận dụng
mối quan hệ này trong công cuộc đổi mới ở nước ta?
Trả lời:
     Trong quá trình nghiên cứu xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen không chỉ
nghiên cứu xã hội thông qua mối quan hệ biện chứng của lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất mà còn nghiên cứu cả những quan hệ khác.
Trong đó mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng cũng được xem là một quy luật chung chi phối sự vận động và phát
triển của xã hội loài người.

1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng


a) Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành kết cấu kinh
tế của một xã hội nhất định.
     Trong một xã hội, có thể tồn tại nhiều loại hình quan hệ sản xuất khác
nhau, bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã
hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của một xã hội tương lai. Cơ sở hạ
tầng chính là sự tổng hợp của các quan hệ sản xuất ấy, trong đó quan hệ
sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ
sản xuất khác. Do đó, cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể, bên cạnh những
quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống thì quan hệ sản
xuất thống trị vẫn là đặc trưng cơ bản của xã hội ấy.
b) Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp
quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, v.v. cùng với những thể chế
xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội,
v.v. được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
     Khi xã hội đã phân chia giai cấp thì kiến trúc thượng tầng cũng mang
tính giai cấp. Đó chính là cuộc đấu tranh về chính trị - tư tưởng của các
giai cấp đối kháng, trong đó nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng, nó là
sự biểu hiện rõ nét nhất cho chế độ chính trị của một xã hội nhất định.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc


thượng tầng
     Mỗi một xã hội đều có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nó,
đây là hai mặt của đời sống xã hội và được hình thành một cách khách
quan, gắn liền với những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể. Không như các
quan niệm duy tâm giải thích sự vận động của các quan hệ kinh tế bằng
những nguyên nhân thuộc về ý thức, tư tưởng hay thuộc về vai trò của nhà
nước và pháp quyền, trong Lời tựa tác phẩm Góp phần phê phán khoa kinh
tế chính trị, C.Mác đã khẳng định: “không thể lấy bản thân những quan hệ
pháp quyền cũng như những hình thái nhà nước, hay lấy cái gọi là sự phát
triển chung của tinh thần của con người, để giải thích những quan hệ và
hình thái đó, mà trái lại, phải thấy rằng những quan hệ và hình thái đó bắt
nguồn từ những điều kiện sinh hoạt vật chất”(1). 
•   Trong mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng thì cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng.
Vai trò quyết định đó được thể hiện:
- Tính chất của kiến trúc thượng tầng do tính chất của cơ sở hạ tầng quy
định. Các mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế, xét đến cùng, nó sẽ quyết định
các mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị - tư tưởng. Tất cả các yếu tố của
kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn
giáo, nghệ thuật v.v. đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ
tầng và do cơ sở hạ tầng quy định.
- Cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn kiến trúc thượng tầng cũng
phải thay đổi theo. C.Mác viết:  “Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái
kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng”(2).
- Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng không
chỉ biểu hiện trong giai đoạn chuyển đổi từ hình thái khinh tế - xã hội này
sang hình thái kinh tế - xã hội khác, mà còn diễn ra ngay trong một hình
thái kinh tế - xã hội nhất định. Khi có sự biến đổi căn bản trong cơ sở hạ
tầng thì cũng sẽ dẫn đến sự biến đổi căn bản trong kiến trúc thượng tầng.
• Trong quan hệ bịên chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thì
cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định như đã phân tích ở trên. Song, đến
lượt nó, các yếu tố cấu thành của kiến trúc thượng tầng cũng có tính độc
lập tương đối trong quá trình vận động, phát triển của nó và tác động mạnh
mẽ đến cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, mỗi yếu tố khác nhau có vai trò khác
nhau, có cách thức tác động khác nhau, ví dụ: trong xã hội có giai cấp thì
nhà nước, pháp quyền là yếu tố tác động mạnh nhất đối với cơ sở hạ tầng.
Còn các yếu tố khác như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật v.v. cũng
đều có sự tác động đến cơ sở hạ tầng, nhưng chúng đều bị nhà nước và
pháp quyền chi phối. Song, sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với
cơ sở hạ tầng luôn diễn ra theo hai khuynh hướng khác nhau. Nếu kiến
trúc thựơng tầng phản ánh đúng, phù hợp với cơ sở hạ tầng, với các quy
luật kinh tế thì nó sẽ trở thành động lực thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh
hơn; ngược lại, nếu cơ sở hạ tầng phản ánh sai, không phù hợp với các quy
luật kinh tế thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế và phát triển xã hội.
     Tuy kiến trúc thượng tầng có sự tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển
kinh tế, nhưng xét cho đến cùng nhân tố kinh tế vẫn đóng vai trò quyết
định đối với kiến trúc thượng tầng.

3. Sự vận dụng mối quan hệ này trong công cuộc đổi mới ở
nước ta
     Ở nước ta, trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta không chỉ quán triệt và vận
dụng mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất,
mà còn phải quán triệt và vận dụng một cách khoa học và sáng tạo mối
quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
     Cơ sở hạ tầng kinh tế của nước ta hiện nay là một kết cấu kinh tế nhiều
thành phần với nhiều hình thức sở hữu đan xen lẫn nhau. Thừa nhận sự tồn
tại của một kết cấu kinh tế với nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần
kinh tế cùng tồn như vậy là một tất yếu khách quan. Bởi lẽ, trình độ lực
lượng sản xuất của chúng còn thấp và chưa đồng đều. Song, đây lại là một
nền kinh tế năng động, phong phú. Chính tính chất đan xen của kết cấu
kinh tế ấy nó đặt ra nhu cầu khách quan là kiến trúc thượng tầng cũng phải
được đổi mới để đáp ứng đòi hỏi của cơ sở kinh tế. Lẽ dĩ nhiên, không
phải với nền kinh tế nhiều thành phần và nhiều hình thức sở hữu khác
nhau thì nhất thiết phải đa đảng và đa nguyên về chính trị, nhưng nhất thiết
phải đổi mới kiến trúc thượng tầng theo hướng: đổi mới tổ chức, đổi mới
bộ máy hành chính nhà nước, đổi mới con người, đổi mới phong cách lãnh
đạo, đa dạng hoá các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, mở rộng dân chủ (đặc
biệt là dân chủ cơ sở), tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc… nhằm tập
trung sức mạnh của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam.
     Đổi mới kinh tế là cơ sở, tiền đề cho đổi mới chính trị. Song, muốn đổi
mới kinh tế phải đổi mới chính trị để tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới
kinh tế. Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là hai quá trình gắn bó hữu cơ
với nhau trên tinh thần ổn định chính trị để đổi kinh tế một cách toàn diện
và có hiệu quả trong sự nghiệp đổi mới.

Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã


hội và ý thức xã hội?
Xã hội là từ ngữ được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Xã hội và con người có
mối quan hệ mật thiết với nhau, có con người mới có xã hội; mặt khác xã hội tồn tại và
phát triển theo sự tồn tại và phát triển của con người. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội có
mối quan hệ biện chứng .

Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội là gì? Bài viết dưới đây, Luật
Minh Khuê sẽ gửi tới khách hàng bài phân tích mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã
hội.
 
1. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật
chất của xã hội, là mối quan hệ vật chất- xã hội giữa con người với tự nhiên và giữa con
người với nhau; trong đó quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hê vật chất, kinh tế
giữa con người với nhau là quan hệ cơ bản. Những mối quan hệ này xuất hiện trong quá trình
hình thành xã hội loài người và không phụ thuộc vào ý thức xã hội. Tồn tại xã hội gồm các
thành phần chính như: phương thức sản xuất vật chất; điều kiên tự nhiên- môi trường địa lý;
dân số và mật độ dân số.. trong đó phương thức sản xuất vật chất là thành phần cơ bản nhất. 
Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tình cảm, tập quán, truyền thống,
quan điểm, tư tưởng, lý luận,... nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tai xã hội trong
những giai đoạn phát triển khác nhau. Hiểu đơn giản, ý thức xã hội là những quan hệ tinh
thần giữa con người với nhau, là mặt tinh thần trong quá trình lịch sử. ý thức xã hội có cấu
trúc bên trong xác định, bao gồm những mức độ khác nhau( ý thức xã hội thông thường và ý
thức lý luận( khoa học); tâm lý xã hội và hệ tư tưởng) và các hình thái của ý thức xã hội.( ý
thức chính trị, xã hội, đạo đức, tôn giáo, nghê thuật, triết học, khoa học...)
 
2. Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
 Thứ nhất: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Theo quan điểm thế giới quan duy vật thì vật chất có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức.
Trong lĩnh vực xã hội thì quan hệ này đươc biểu hiện là: tồn tại xã hội có trước, nó sinh ra và
quyết định ý thức xã hội, điều đó được thể hiện cụ thể là:
- Tồn tại xã hội nào thì sinh ra ý thức xã hội ấy. Tức là người ta không thể tìm nguồn gốc tư
tưởng ấy trong đầu óc con người, mà phải tìm nó trong chính tồn tại xã hội. Do đó, tồn tại xã
hội để lý giải cho ý thức xã hội. 
- Khi tồn tại xã hội thay đổi một cách căn bản, nhất là khi phương thức sản xuất đã thay đổi
thì sớm hay muộn ý thức xã hôi cũng phải thay đổi theo.
Thứ hai: Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội
Lịch sử cho thấy nhiều khi xã hội cũ mất đi thậm chí đã mất rất lâu, nhưng ý thức xã hội cũ
đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng. Tính độc lập tương đối này biểu hiện đặc biêt rõ trong lĩnh
vực tâm lý xã hội như trong truyền thống, tập quán, thói quen.
Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội do những nguyên nhân sau đây:
- Sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của những
hoạt động thực tiễn của con người; thường diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội có thể
không phản ánh kịp thời và trở nên lạc hậu. Hơn nữa, ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã
hội nên nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội. 
- Do sức mạnh của thói quen truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ của
một số hình thái xã hội.
- Ý thức xã hội luôn gắn với những lợi ích nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp nhất
định trong xã hội.
Thứ ba: Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội 
Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người đặc biệt là những tư tưởng khoa
học tiên tiến, có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai, và có
tác dụng tổ chứ chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào hướng
giải quyết những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất mà xã hội
đặt ra.
Thứ tư: Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hóa vai trò
của ý thức xã hội, mà còn bác bỏ quan niệm duy vật tầm thường hay chủ nghĩa duy vật kinh
tế, phủ nhận tác dụng tích cực của ý thức xã hội trong đời sống xã hội. Mức độ ảnh hưởng
của tư tưởng đối với sự phát triển của xã hội phụ thuộc vào những điều kiện lich sử cụ thể,
vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà tư tưởng đó sinh ra.
 
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biện chứng của đời sống xã hội.
Vì vây, công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hôi mới phải được tiến hành đồng thời trên
cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Cần quán triệt rằng thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã hội.
Quán triêt nguyên tắc phương pháp luận này luôn trong sự nghiệp cách mạng của nước ta.
Một mặt phải coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa, phát huy vai trò tác động tích cực
của đời sống xã hội tinh thần xã hội đối với quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện
đại háo đất nước.

Nội dung cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả?


Cho ví dụ và phân tích ý nghĩa

Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ
nghĩa Mác - Lênin. Phương pháp này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nghiên
cứu, đặc biệt trong lĩnh vực hình sự. Bài viết này sẽ tìm hiểu về cặp phạm trù nguyên
nhân và kết quả theo chủ nghĩa Mác - Leenin.

1. Quan hệ nhân quả là gì?


Quan hệ nhân quả là quan hệ giữa hành vi và hậu quả mà trong đó hành vi phải xảy ra trước
và có mối quan hệ nội tại, tất yếu với hậu quả.
Quan hệ nhân quả tiếng Anh là: "Causality"
 
2. Nội dung cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân và kết quả là gì?
Trước khi đi làm rõ Nội dung cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả, cùng tìm hiểu về các
khái niệm nguyên nhân, kết quả.
Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật
với nhau gây ra một hoặc hơn sự biến đổi nhất định. Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự
tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
Trong hai khái niệm này, chúng ta cần lưu ý đối với khái niệm nguyên nhân và nguyên cơ, để
không có sự nhầm lẫn về khái niệm.
Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả. Nguyên cớ
có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngoài, không bản chất.
Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc và nguyên nhân nhưng có tác động
đối với việc sinh ra kết quả.
Các điều kiện này cùng với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây ra kết quả
được gọi là hoàn cảnh.
Nội dung cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết quả có mối liên hệ
qua lại, cụ thể:
Thứ nhất: Nguyên nhân sản sinh ra kết quả
- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Còn kết quả chỉ
xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động. Tuy nhiên, không phải sự nối
tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng cũng đều biển hiểu hiện mối liên hệ nhân quả.
- Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ
thể. Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau tác
động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì sẽ làm suy yếu, thậm trí triệt tiêu các tác dụng
của nhau.
- Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có thể phân
loại nguyên nhân thành:
+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.
+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân chủ quan
Thứ hai: Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.
- Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ
động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực trở lại đối với nguyên nhân.
Thứ ba: Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả
- Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác nhau. Một
hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là kết
quả và ngược lại.
- Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình sẽ trở
thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba... Và quá trình này tiếp tục mãi không bao giờ
kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận. Trong chuỗi đó không có khâu nào là bắt
đầu hay cuối cùng.
 
3. Ví dụ về cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả trong thực tiễn
Đối với những mối liên hệ nhân - quả trong tự nhiên, con người càng nghiên cứu được càng
nhiều càng tốt. Nhờ biết được những hậu quả do các tác động lẫn nhau giữa các sự vật hiện
tượng trong tự nhiên, con người ta có thể lợi dụng được những nguồn năng lượng lớn đề phục
vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu con người.
Ví dụ: Biết được về hiện tượng của thủy triều là sức hút của mặt trăng tạo nên làm cho nước
biển bị cuốn theo gây nên những đợt thủy triều tràn vào đất liền, người ta có thể lợi dụng nó
để tạo ra nguồn điện.
Đồng thời người ta sử dụng mối quan hệ nhân - quả của các hiện tượng tự nhiên để thấy được
những tác hại mà các hiện tượng đó gây ra.
Mối liên hệ nhân - quả ở trong lĩnh vực xã hội, tức là lĩnh vực hoạt động của con người phức
tạp hơn rất nhiều. Mối quan hệ nhân - quả này có đặc điểm trước hết là nó chỉ xuất hiện khi
có hoạt động của con người. Đặc điểm này có thể đúng, không đúng ở trong những lĩnh vực
khác nhau. Có những hoạt động được coi là hoạt động có ý thức của cá nhân, nhưng lại là
hoạt động vô ý thức đối với cộng đồng. Chủ thể hoạt động bao giờ cũng xuất phát từ lợi ích
của chính bản thân mình, nhưng tác động của nó tới đời sống xã hội còn tùy thuộc vào những
mối liên hệ và những hậu quả xã hội mà nó gây ra.
Ví dụ, lợi nhuận buôn bán ma túy là rất cao, cho nên những người buôn bán ma túy không từ
bỏ một hành vi nào thúc giục việc buôn bán ma túy để kiếm lợi. Xét từ phía cộng đồng, đó là
hành động rất có hại, hành động đó có thể nói là một hành động tự sát. Tuy nhiên, những tác
động đó người ta không thể ngăn chặn một sớm một chiều, nếu không nghiên cứu những
quan hệ lợi ích tác động vào quan hệ nhân - quả.
Do đó nghiên cứu mối quan hệ nhân - quả ở trong đời sống xã hội cũng chính là nghiên cứu
mối quan hệ tác ddoonhj về mặt lợi ích. Những lợi ích nào được sinh ra từ những tác động
nào, nó đưa lại những hậu quả nào, đó chính là mục tiêu để nghiên cứu mối quan hệ nhân -
quả trong đời sống cộng đồng.
Tóm lại, mối quan hệ nhân - quả dược thể hiện ở rất nhiều lĩnh vực. Nhưng dù ở lĩnh vực nào
thì con người cũng phải luôn tìm hiểu, nghiên cứu khắc phục, tránh những hậu quả xấu do
các tác động gây ra. Ngược lại, cũng có thể lợi dụng mối quan hệ nhân - quả này để phục vụ
cho cuộc sống của mình.
 
4. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
- Mối liên hệ nhân quả có tính chất khách quan và tính phổ biên, nghĩa là không có sự vật,
hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nhưng không phải con
người có thể nhận thức ngay được nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải
tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được
những hiện tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản
thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ
đầu óc con người, tách rời với thế giới hiện thực.
- Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào
đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện.
Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vai trò khác
nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn của chúng ta cần phân
loại nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân khách quan,... Đồng thời phải
nắm bắt được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo
điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế sự hoạt động của
nguyên nhân có tác động tiêu cực.

You might also like