You are on page 1of 5

1.

BẠCH CẦU CẤP

1. ĐẠI CƯƠNG
Bạch cầu cấp là một nhóm bệnh máu ác tình. Đặc trƣng của bệnh là sự tăng sinh
một loại tế bào non - ác tính (tế bào blast), nguồn gốc tại tuỷ xương. Có nhiều yếu tố nguy
cơ làm tăng tỷ lệ mắc Bạch cầu cấp, như: tia xạ, hoá chất, virus HTLV1; HTLV2, yếu tố
di truyền, Bạch cầu cấp thứ phát sau hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS), hội chứng tăng
sinh tủy (MPD); sau dùng thuốc hóa chất.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Triệu chứng lâm sàng
- Hội chứng thiếu máu.
- Hội chứng xuất huyết: Thường do giảm tiểu cầu đơn thuần, xuất huyết tự nhiên,
hay gặp ở da - niêm mạc, nặng hơn có thể gặp xuất huyết nội tạng. Đông máu rải rác
trong lòng mạch (DIC), đặc biệt hay gặp trong Lơ xê mi cấp thể tiền tủy bào.
- Hội chứng nhiễm trùng: Sốt, viêm loét miệng họng, viêm phổi, nhiễm trùng da...
- Hội chứng thâm nhiễm: Gan, lách, hạch to, phí đại lợi, thâm nhiễm da, thâm
nhiễm thần kinh trung ƣơng...
- Có thể gặp triệu chứng tắc mạch do tăng bạch cầu.
- Biểu hiện toàn thân do bệnh lý ác tính: Mệt mỏi, gầy sút, suy sụp nhanh.
2.2. Triệu chứng xét nghiệm
a. Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi
- Thiếu máu bình sắc, hồng cầu kìch thƣớc bính thường, hồng cầu lưới giảm;
- Số lượng bạch cầu thường tăng, nhưng có thể bính thường hoặc giảm; gặp một tỷ
lệ tế bào non (tế bào blast) - ác tính;
- Số lượng tiểu cầu giảm.
b. Xét nghiệm tủy xương
- Tuỷ đồ là xét nghiệm quyết định chẩn đoán. Xét nghiệm tủy đồ cho thấy các tế
bào blast chiếm tỷ lệ ≥ 20% các tế bào có nhân trong tủy, các dòng hồng cầu, bạch cầu hạt
và mẫu tiểu cầu bị lấn át bởi tế bào blast.
- Sinh thiết tuỷ xƣơng đƣợc chỉ định trong trƣờng hợp chọc hút tuỷ không chẩn
đoán xác định được do tủy nghèo tế bào.
2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán
2.3.1. Chẩn đoán xác định
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh;
- Xét nghiệm tuỷ đồ thấy tế bào blast Š 20% tế bào có nhân trong tuỷ.
2.3.2. Chẩn đoán thể bệnh và xếp loại Lơ xê mi cấp
Chẩn đoán thể bệnh bạch cầu cấp dựa vào các bảng xếp loại của WHO và FAB.
a. Xếp loại Lơ xê mi cấp theo FAB 1986 có bổ sung
- Bạch cầu cấp dòng tủy: chia thành 8 thể, từ M0 đến M7.
- Bạch cầu cấp dòng lympho: chia thành 3 thể, từ L1 đến L3.
b. Xếp loại Lơ xê mi cấp dòng tủy theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) 2008
- Bạch cầu cấp dòng tuỷ có những bất thƣờng vật chất di truyền tái diễn:
+ Bạch cầu cấp dòng tủy với t(8;21)(q22;q22): Gen AML1/ETO.
+ Bạch cầu cấp dòng tủy với inv(16)(p13.1q22): Gen CBFβ/MYH11.
+ Bạch cầu cấp tiền tủy bào với t(15;17)(q22;q12): Gen PML/RARα.
+ Bạch cầu cấp dòng tủy với t(9;11)(p22;q23): Gen MLLT3/MLL.
+ Bạch cầu cấp dòng tủy với t(6;9)(p23;q34): Gen DEK/NUP214.
+ Bạch cầu cấp dòng tủy với inv(3)(q21;q26.2): Gen RPN1/EVI1.
+ Bạch cầu cấp dòng tủy (dòng mẫu tiểu cầu) với t(1;22)(p13;q13): Gen RBM15-
MKL1.
+ Bạch cầu cấp dòng tủy có biến đổi gen NPM1.
+ Bạch cầu cấp dòng tủy có biến đổi gen CEBPA.
- Bạch cầu cấp dòng tuỷ có liên quan với hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS hoặc
MPD/MDS).
- Bạch cầu cấp dòng tuỷ có liên quan đến điều trị.
- Bạch cầu cấp dòng tuỷ không xếp loại được theo các cách khác (tƣơng tự xếp loại
theo FAB).
- Sarcoma tủy.
- Tăng sinh dòng tủy có liên quan đến hội chứng Down.
- Tân sản tế bào tua non dạng tương bào.
2.3.3. Chẩn đoán phân biệt
Lơ xê mi cấp cần được chẩn đoán phân biệt với phản ứng giả bạch cầu gặp trong
nhiễm trùng, ung thư di căn tủy xƣơng, hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS), hội chứng tăng
sinh tủy mạn ác tình (MPD)…
3. ĐIỀU TRỊ BẠCH CẦU CẤP
- Điều trị Lơ xê mi cấp là một phương pháp điều trị chuyên khoa sâu. Do đó, việc
điều trị chỉ có thể đƣợc thực hiện ở các cơ sở chuyên ngành huyết học, do bác sĩ được đào
tạo chuyên ngành huyết học và có kinh nghiệm điều trị hóa chất/ ghép tế bào gốc tạo máu thực hiện.
- Chống thiếu máu, xuất huyết bằng các chế phẩm máu.
- Dự phòng và điều trị nhiễm trùng bằng kháng sinh và yếu tố kích thích sinh máu.
4. QUY TRÌNH NHỔ RĂNG CHO NGƯỜI LỚN TUỔI BỊ BẠCH CẦU CẤP.
4.1. Chuẩn bị bệnh nhân trước khi nhổ răng:
- Chuẩn bị tâm lý cho bệnh nhân.
- Dặn dò bệnh nhân không sử dụng chất kích thích, nghỉ ngơi, ngủ sớm trước ngày hẹn có
lịch nhổ rang,
- Bệnh nhân phải có người nhà đi kèm.
- Đo huyết áp, nhịp tim bằng máy đo huyết áp, monitor…
- Thông báo lại kết quả xét nghiệm máu, kết quả thăm khám chuyên khoa cho bác sĩ.
4.2. Chuẩn bị dụng cụ trước khi nhổ răng:
- Bộ dụng cụ khám: 1 thám trâm, 1 gương, 1 kẹp gấp
-Silant gây tê, kim gây tê vô khuẩn, thuốc tê có chất co mạch, thuốc tê không có chất co
mạch
-Dao phẫu thuật, cán dao phẫu thuật, kim khâu phẫu thuật, chỉ khâu phẫu thuật.
-Kềm kẹp kim, forcep có mấu hoặc không mấu, kéo cắt chỉ.
-Bông, gạc.
-Nạy, kềm nhổ răng.
-Vật liệu cầm máu: Spongel, surgigel, …
4.3.Chuẩn bị bệnh nhân ngay trước khi nhổ răng.
- Hỗ trợ bệnh nhân ngồi xuống ghế, chỉnh lại trang phục.
-Điều chỉnh ghê máy nha khoa.
-Khăn choàng ngực, cổ.
-Lau sạch son môi của bệnh nhân nếu có.
4.4.Chuẩn bị cho bác sĩ trước khi nhổ răng.
-Chuẩn bị găng tay vô khuẩn, áo choàng vô khuẩn.
-Hỗ trợ buộc áo choàng vô khuẩn cho bác sĩ.
4.5.Chăm sóc bệnh nhân sau khi nhổ răng.
-Cho bệnh nhân cắn gạc, bông gòn theo hướng dẫn của bác sĩ.
-Để bệnh nhân ngồi trên ghế nha khoa 10-15 phút.
-Gọi người nhà, dặn dò lại cho người nhà cắn gạc, bông gòn theo hướng dẫn của bác sĩ.
-Giúp đỡ, hỗ trợ đưa bệnh nhân rời khỏi ghế máy nha khoa.

You might also like