You are on page 1of 4

TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC

1) Triết học- hạt nhân của thế giới quan:


** Thế giới quan:
Là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tư tưởng, niềm tin, lý tưởng xác định
về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó
 Con người là chủ thể của quá trình nhận thức
Cấu trúc: tri thức -> niềm tin-> lý tưởng-> TGQ
+) Tri thức là cơ sở trực tiếp-> là kết quả của quá trình nhận thức
+) Lý tưởng là trình độ phát triển cao nhấtd của TGQ
Vd: TGQ: mục tiêu loại giỏi
1. Tích lũy tri thức
2. Cần có niềm tin: niềm tin vào bản thân, Đảng, tôn giáo
3. Có lý tưởng, mẫu hình, mục tiêu hướng tới
Hình thái: +) TGQ huyền thoại
+) TGQ tôn giáo( hư ảo, niềm tin)
+) TGQ triết học( khoa học)
** Nhân sinh quan: là quan niệm con người về đời sống với các nguyên tắc, thái độ và định
hướng giá trị của hoạt động con người
** Hạt nhân lý luận của TGQ:
Triết học là hạt nhân của thế giới quan bởi:
- Bản thân triết học là thế giới quan
- Trong các thế giới quan khác như TGQ của các khoa học cụ thể, TGQ của các dân tộc...
Triết học bao giờ cũng là thành phần quan trọng, đóng vai trò là nhân tố cốt lõi.( “ khoa
học của khoa học”)
- Với các loại TGQ tôn giáo, TGQ kinh nghiệm hay TGQ thông thường.... Triết học bao
giờ cũng có ảnh hưởng và chi phối, dù có thể không tự giác
( vd: mặt trời mọc lặn theo chu kỳ-> triết học đã chứng minh, chi phối TGQ tôn giáo)
- TGQ triết học như thế nào sẽ quy định các TGQ và các quan niệm khác như thế. ( Triết
học là nền tảng, từ những tri thức ban đầu -> tiền đề cho sự nghiên cứu)
 Kết luận:
1. Tất cả những vấn đề đc triết học đặt ra và tìm lời giải đáp là những vấn đề thuộc” TGQ”
2. TGQ là tiền đề quan trọng để xác lập:
- Thái độ
- Cách thức hoạt động
- Nhân sinh quan( quan niệm về sự sống)
3. Triết học với tính cách là hạt nhân lý luận chi phối” mọi TGQ”
 Triết học chi phối mọi TGQ, dù cho người ta có chú ý và thừa nhận điều đó hay không.
2) Vấn đề cơ bản của triết học
Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề mối quan hệ giữa tư duy vs tồn tại và giữa vật chất với ý
thức.
Vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt, trả lời cho 2 câu hỏi lớn:
Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái
nào? ( CNDV& CNDT)
Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?( thuyết khả tri& thuyết
bất khả tri)
3) Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
a) Chủ nghĩa duy vật:
Có 3 hình thức cơ bản:
+) CNDV chất phát: nặng tính trực quan( quan sát trực tiếp), ngây thơ, chất phác. Lấy bản thân
thế giới tự nhiên để giải thích thế giới
+) CNDV siêu hình: thế giới như một cỗ máy mà mỗi bộ phận ở trạng thái biêt lập và tĩnh tại
Vd: thầy bói xem voi, con voi gồm nhiều bộ phận nhưng nó liên kết với nhau. Tuy nhiên con
người lại xem nó bằng trực quan, một cách riêng rẽ, phiến diện, tách rời, không liên hệ với nhau
+) CNDV biện chứng: đỉnh cao trong sự phát triển của CNDV
CNDV biện chứng CNDV siêu hình
Luôn vận động Đứng yên
Có mối liên hệ Riêng rẽ
Vd: đang ngồi yên, Vd: đang ngồi yên,
+) vẫn có sự vân động trao đổi chất của các +) chỉ xét ở trạng thái tĩnh, không vận động
cơ quan +) không có mối liên hệ với mọi thứ xung
+) có mối liên hệ giữa bàn, mặt đất quanh

b) Chủ nghĩa duy tâm:


- Có 2 hình thức cơ bản:
+) CNDT khách quan: tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người( ý
niệm, tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới)
Bản nguyên của Tg là ý thức
Cái nhìn không phụ thuộc vào trình độ, năng lượng, tình cảm
+) CNDT chủ quan: phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực. Khẳng định mọi sư vật,
hiện tượng chỉ là phức hợp của những cảm giác -> phụ thuộc vào trình độ, năng lực, ước
muốn, tính chất của con người.
- Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức, tinh thần là cái có trước và sản sinh ra giới tự
nhiên( là TGQ của giai cấp thống trị và các lực lượng XH)
** Sai lầm của CNDV về nhận thức
- Cảm giác là cái có trước, còn các SVHT bên ngoài chỉ là phức hợp của những cảm giác
- Coi vai trò năng động của ý thức( bởi vì bản chất của ý thức là sự phản ứng năng động,
sáng tạo)
 Không thấy được vai trò của ý thức với vật chất. Mà đi đến việc phủ nhận, cho rằn
 YT sản sinh ra VC và quyết định VC
 ĐÂY LÀ QUAN NIỆM SAI LẦM THỨ 1
+) Xem xét sự vật một cách SH- phiến diện
+) Đã tuyêt đối hóa một trong những mặt, những đặc trưng của nhận thức
+) Tách rời ý thức ra khỏi:
 Vật chất
 Giới tự nhiên
 Hiện tượng xã hội
 Nghĩa là: đúng “ cảm giác” là nguồn gốc của ý thức, của mọi sự hiểu biết của con người
về thế giới
** Sai lầm củaCNDV về xã hội:
- Do sự phân chia xã hội thành giai cấp
- Lao động trí óc trở thành đặc quyền của giai cấp thống trị ( giai cấp bóc lột)
Do đó: họ xem thường lao động chân tay và ảo tưởng khi cho rằng” tư tưởng, lực lượng tri thức
là lực lượng quyết định. Còn SXVC là lĩnh vực thứ yếu thấp hèn”
 Kết luận về chủ nghĩa duy tâm:
Như vậy:
CNDT xét đến cùng bằng cách này hay cách khác họ cr: có một thực tế sinh ra xã hội- thế
giới đó là thực thể tinh thần. (kể cả CNDT chủ quan và CNDT khách quan) => ĐÂY LÀ SAI
LẦM THỨ 2
c) Nhất nguyên luận và nhị nguyên luận:
- Học thuyết triết học nào chỉ thừa nhận một trong hai thực thể ( vật chất hoặc tinh thần) là
bản nguyên( nguồn gốc) của thế giới, quyết định sự vận động của thế giới được gọi là
nhất nguyên luận( nhất nguyên luận duy vật hoặc nhất nguyên luận duy tâm)
- Giải thích thế giới bằng cả 2 bản nguyên vật chất và tinh thần, xem vật chất và tinh thần
là 2 bản nguyên có thể cùng quyết định nguồn gốc và sự vận động của thế giới đgl nhị
nguyên luận
4) Thuyết khả tri và thuyểt bất khả tri:
a) Khả tri luận:
- Khẳng định con người về nguyên tắc” có thể” hiểu đc bản chất sự vật
- Những cái mà con người biết
- Về nguyên tắc là phù hợp với chính sự vật
 Con người có thể hiểu đc bản chất sự vật. Nói cách khác, cảm giác, biểu tượng, quan
niệm và nói chung ý thức mà con người có được về sự vật về nguyên tắc là phù hợp với
bản thân sự vật
b) Bất khả tri luận:
- Con người“không thể” hiểu được bản chất thật sự của đối tượng
- Các hiểu biết của con người về tính chất, đặc điểm của đối tượng mặc dù có tính xác thực
- Cũng không cho phép con người đồng nhất chúng với đối tượng vì nó không đáng tin cậy
5) Biện chứng và siêu hình:
a) Khái niệm:
Biện chứng Siêu hình
Có mối quan hệ với nhau Độc lập, riêng rẽ, không có mối quan hệ
Luôn luôn vận động, phát triển Đứng yên
Thấy được sự phát triển, tiêu vong Không dự đoán được tương lai
Vd: có 1 ngành nghề đang hot Vd: 1 ngành nghề đang hot
Thế giới sẽ luôn luôn vận động, phát triển -> Ngành nghề đó sẽ mãi phát triển, không có sự
ngành nghề có thể bị mất vị thế thay đổi bởi những yếu tố khác-> mãi đứng
yên ở vị trí đó
b) Các hình thức của phép biện chứng trong lịch sử:
- Biện chứng tự phát: trực kiến, chưa có kết quả nghiên cứu và thực nghiệm khoa học minh
chứng
- Biện chứng duy tâm:
+) phương pháp luận: biện chứng
+) thế giới quan: duy tâm
- Biện chứng duy vật:
+) phương pháp luận: biện chứng
+) thế giới quan: duy vật

You might also like