You are on page 1of 4

1.

Phạm trù Vật chất


- Quan niệm vật chất của CNDV trước Mác: Thuyết ngũ hành? Thuyết âm Dương?
Heraclit? Đêmocrit? Anaximen?Talet?
+ Thuyết ngũ hành: Vật chất gồm 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ
+ Thuyết âm Dương: Vật chất gồm 2 yếu tố: Âm-Dương
+ Heraclit: Vật chất là lửa
+ Đêmocrit: Vật chất là nguyên tử
+ Anaximen: Vật chất là không khí
+ Talet: Vật chất là nước
- Đặc điểm của CNDV cổ đại trong quan niệm về vật chất?
+ Đồng nhất vật chất với vật thể hữu hình cảm tính
- Đặc điểm của CNDV cận đại Thế kỷ XV – XVIII trong quan niệm về vật chất?
+ Đồng nhất vật chất với khối lượng, xem vật chất, không gian, thời gian không có
mối liên hệ nội tại với nhau
- Những phát minh khoa học quan trọng nào đã phản bác những quan niệm máy
móc, siêu hình như: đồng nhất vật chất với khối lượng, năng lượng, trọng lượng...
+ Phát minh tia X - Wilhem năm 1895
+ Phát minh ra hiện tượng phóng xạ - Beccoren năm 1896
+ Phát minh ra điện tử - Tôm Xơ năm 1897
+ Chứng minh được khối lượng điện tử - Kaufman năm 1901
- Đặc điểm nổi bật nhất diễn ra xuyên suốt lịch sử triết học là gì?
+ Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
- Định nghĩa Vật chất của Lenin:
+ Vật chất là một phạm trù triết học được dùng để chỉ thực tại khách quan, được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
- Được thể hiện trong tác phẩm nào?
+ Được trình bày ở tác phẩm: “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghiệm kinh nghiệm phê
phán”
- Dùng phương pháp định nghĩa gì?
+ Lấy cái đối lập của vật chất là ý thức để định nghĩa, lý giải vật chất
- Thuộc tính cơ bản nhất của Vật chất?
+ Thực tại khách quan (tồn tại khách quan)
- Nội dung cơ bản của định nghĩa?
+ Vật chất là phạm trù triết học
+ Vật chất đem lại cho con người trong cảm giác: vật chất là cái mà con người có
thể nhận thức được
+ Vật chất được cảm giác của con người chép lại phản ánh: vật chất là cái có trước,
ý thức có sau
- Ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa?
+ Giải quyết 2 mặt vấn đề của triết học trên quan điểm chủ nghĩa duy vật biện
chứng
+ Cung cấp những nguyên tắc thế giới quan và phương pháp luận khoa học, đấu
tranh chống mọi biểu hiện xuyên tạc, bác bỏ CNDVBC
+ Tạo cơ sở cho sự liên kết giữa CNDVBC và CNDVLS
- Phương thức tồn tại của VC là gì?
+ Phương thức tồn tại của VC là vận động
- Khái niệm vận động?
+ Dùng để chỉ mọi sự thay đổi nói chung
- Kể tên các hình thức vận động theo thứ tự từ thấp đến cao?
+ Có 5 hình thức của quá trình vận động: Cơ, Lý, Hóa, Sinh, Xã hội
- Nguồn gốc vận động?
+ Tự thân vận động
- Tính chất vận động?
+ Mang tính khác quan
- Phân biệt Vận động với đứng yên?
+ Vận động: là tuyệt đối, liên tục
+ Đứng yên: là tương đối, tạm thời; đứng yên là trường hợp đặc biệt của vận động
(sự vật hoạt động trong trạng thái cân bằng)
- Hình thức tồn tại của VC là gì?
+ Không gian và thời gian
- Không gian, thời gian là Hình thức tồn tại gì của vật chất?
+ Không gian: là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quãng tính
+ Thời gian : là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt trường tính
-Thời gian có mấy chiềuđó là chiều nào?
+ Thời gian có một chiều: quá khứ, hiện tại, tương lai
- Tính thống nhất của thế giới theo quan điểm CNDV; CNDT; Quan điểm Nhị
nguyên?
+ Quan điểm CNDV: Thế giới thống nhất ở tính vật chất
+ Quan điểm CNDT: Thế giới thống nhất ở tính ý thức, tinh thần
+ Quan điểm Nhị nguyên: Thế giới thống nhất ở cả ý thức và vật chất
2. Phạm trù Ý thức
- Khái niệm Ý thức:
+ Là tòan bộ hoạt động tinh thần của con người
+ Là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc của
con người
- Nguồn gốc của ý thức: Theo quan điểm CNDTKQ? CNDTCQ? CNDVSH?
+ CNDTKQ: ý thức là sự hội tưởng ý niệm
+ CNDTCQ: cảm giác sinh ra ý thức
+ CNDVSH: đồng nhất ý thức với vật chất
- Quan điểm nào cho rằng: “Óc tiết ra ý thức như gan tiết ra mật”
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình
- Quan điểm của CNDVBC về nguồn gốc nhận thức?
+ Nguồn gốc ý thức từ nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội
+ Nguồn gốc tự nhiên: bộ óc của con người, TGKQ, sự phản ánh của HTKQ
+ Nguồn gốc xã hội: lao động và ngôn ngữ vì đây là 2 yếu tố kích thích bộ não
phát triển, hình thành ý thức
- Yếu tố nào được xem là “vỏ vật chất” của tư duy?
+ Ngôn ngữ được xem là “vỏ vật chaasrt” của tư duy
- Yếu tố nào được xem là Sức kích thích chủ yếu để biến bộ óc của loài vượn thành
bộ óc của con người và tâm lý động vật thành ý thức con người?
+ Lao động và ngôn ngữ
- Bản chất của Ý thức?
+ Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan (ý thức là hình ảnh của vật
chất)
+ Ý thức là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc
người
+ Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của con người
- Kết cấu của ý thức?
+ Yếu tố hợp thành: tri thức (đóng vai trò quan trọng, định hướng, cốt lõi, cơ bản),
tình cảm, ý chí
+ Chiều sâu nội tâm: tự ý thức (mức độ phát triển cao nhất), tiềm thức, vô thức
- Hình thức nào đóng vai trò quan trọng, định hướng là cơ bản, cốt lõi nhất?
+ Tri thức
- Hình thức nào được xem là cố gắng, nỗ lực của con người để đạt được mục đích?
+ Ý chí
- Yếu tố nào được xem là mức độ phát triển cao nhất của ý thức?
+ Tự ý thức
3. Mối Quan hệ giữa vật chất với ý thức
- Quan điểm nào Tuyệt đối hóa vai trò Ý thức, Ý thức sinh ra vật chất?
+ Quan điểm chủ nghĩa duy tâm
- Quan điểm nào Tuyệt đối hóa vai trò VC, phủ nhận tính độc lập tương đối của ý
thức?
+ Quan điểm chủ nghĩa duy vật siêu hình
- Quan điểm nào khẳng định: VC quyết định YT; YT có tính độc lập tương đối và
tác động trở lại VC; Điều kiện VC thay đổi thì Yt phải thay đổi
+ Quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Ý thức có thể tác động trở lại vật chất nhưng phải thông qua yếu tố nào?
+ Thông qua hoạt động thực tiễn của con người
- Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo chiều hướng nào?
+ Theo 2 chiều hướng: tích cực và tiêu cực
+ Tích cực: thúc đẩy vật chất phát triển
+ Tiêu cực: kiềm hãm vật chất phát triển
- Con người mắc phải sai lầm gì khi trông chờ, ỷ lại, phụ thuộc vào yếu tố khách
quan?
+ Không sáng tạo, thụ động
- Con người đã mắc phải căn bệnh nào của tư duy khi có thái độ “cố đấm ăn xôi”,
bất chấp khách quan trong nhận thức và hành động?
+ Chủ quan duy ý chí
- Câu thơ “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” phản ánh đặc điểm nào dưới đây
của ý thức?
+ Chủ quan duy tình cảm

You might also like