You are on page 1of 7

Họ và tên : Nguyễn Thị Kim Danh Thúy

MSSV : B22H0124

1.Phạm trù vật chất :

- Quan niệm vật chất của CNDV trước Mác: Thuyết ngũ
hành? Thuyết âm Dương? Heraclit? Đêmocrit? Anaximen?Talet?

Thuyết ngũ hành: Vật chất là 5 yếu tố


+ Kim (kim loại) tượng trưng cho tính chất: trắng, khô, cay, phía Tây.
+ Thuỷ (nước) tượng trưng cho tính chất: đen, mặn, phía Bắc.
+ Mộc (gỗ) tượng trưng cho tính chất: xanh, chua, phía Đông.
+ Hoả (lửa) tượng trưng cho tính chất: đỏ, đắng, phía Nam.
+ Thổ (đất) tượng trưng cho tính chất: vàng, ngọt, ở giữa.
5 yếu tố tồn tại theo 2 nguyên tắc:
+ Tương sinh (sinh hoá cho nhau):
Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ,Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh
Thổ,...
+ Tương khắc (chế ước lẫn nhau):
Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc
khắc Thổ...
Thuyết Âm-Dương
Nguồn gốc: Chưa rõ ràng
Âm và Dương: đối lập nhau, nhưng lại liên hệ tác động lẫn nhau, thống
nhất với
nhau tạo nên sự vận động phát triển của sự vật
+ Âm thịnh => Dương suy và ngược lại.
+ Âm cùng => Dương khởi; Dương cực => Âm sinh.
+ Thuần Âm vô dưỡng; thuần dương vô sinh.
+ Trong Âm có Dương và ngược lại
Heraclit
+Vật chất là Lửa
+Cánh ngôn của Heraclit: Mọi cái biến đổi thành lửa và lửa thành mọi cái
tựa như
trao đổi vàng thành hàng hóa và ngược lại.
Anaximander
+Vật chất là không khí
Democrit
+Vật chất là nguyên tử
Talet
+Vật chất là nước
- Đặc điểm của CNDV cổ đại trong quan niệm về vật chất?

Đồng nhất vật chất với vật thể hữu hình cảm tính

- Đặc điểm của CNDV cận đại Thế kỷ XV – XVIII trong quan niệm
về vật chất?

Đồng nhất vật chất với khối lượng, xem vật chất, không gian, thời
gian không có mối liên hệ nội tại với nhau

- Những phát minh khoa học quan trọng nào đã phản bác những
quan niệm máy móc, siêu hình như: đồng nhất vật chất với khối
lượng, năng lượng, trọng lượng…

Phát minh tia X - Wilhem năm 1895


Phát hiện ra hiện tượng phóng xạ - Beccoren năm 1896
Phát hiện ra điện tử - Tôm Xơ năm 1897
Chứng minh được khối lượng điện tử - Kaufman năm 1901

- Đặc điểm nổi bật nhất diễn ra xuyên suốt lịch sử triết học là gì?

Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

- Định nghĩa Vật chất của Lenin: Được thể hiện trong tác phẩm
nào? Dùng phương pháp định nghĩa gì? Thuộc tính cơ bản nhất của
Vật chất? Nội dung cơ bản của định nghĩa? Ý nghĩa phương pháp
luận của định nghĩa?

Định nghĩa Vật chất của Lenin:Vật chất là một phạm trù triết học được
dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm
giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác.
Được thể hiện trong tác phẩm: “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghiệm kinh
nghiệm phê phán”.
Phương pháp định nghĩa: lấy cái đối lập của vật chất là ý thức để định
nghĩa, lý giải vật chất.
Thuộc tính cơ bản nhất của vật chất: Thực tại khách quan (tồn tại khách
quan)
Nội dung cơ bản của định nghĩa:
+ Vật chất là phạm trù triết học ( khái niệm VC khác với khái niệm VC
thông thường)
-Phân biệt vật chất với vật thể
+Vật chất
Là cái vô hạn, rộng lớn, vô tận
Xuất hiện đầu tiên
Tồn tại vĩnh viễn không mất đi
+Vật thể:
Là cái hữu hạn
Được sinh ra
Bị mất đi
+ Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác: vật chất là cái mà
con người có thể nhận thức được.
+ Vật chất được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phả ánh: vật
chất là cái có trước, ý thức có sau.
Ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa:
+ Giải quyết 2 mặt vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm chủ nghĩa
duy vật biện chứng
+ Cung cấp những nguyên tắc thế giới quan và phương pháp luận khoa
học, đấu tranh chống mọi biểu hiện xuyên tạc và bác bỏ CNDVBC.
+ Tạo cơ sở cho sự liên kết giữa CNDVBC và CNDVLS

- Phương thức tồn tại của VC là gì? Khái niệm vận động? Kể tên các
hình thức vận động theo thứ tự từ thấp đến cao? Nguồn gốc vận
động? Tính chất vận động? Phân biệt Vận động với đứng yên?

Phương thức tồn tại của vật chất là vận động


- Khái niệm vận động: Dùng để chỉ mọi sự thay đổi nói chung
- Tên các hình thức vận động theo thứ tự từ thấp đến cao:
Có 5 hình thức của quá trình vận động: Cơ, Lý, Hóa, Sinh, Xã hội
- Nguồn gốc vận động: Tự thân vận động
- Tính chất vận động: Mang tính khách quan
- Phân biệt vận động với đứng yên

+Vận động:
Là tuyệt đối, liên tục
+Đứng yên:
-Là tương đối, tạm thời
- Đứng yên là trường hợp đặc biệt của vận động (sự vật hoạt động trong
trạng thái cân bằng).

- Hình thức tồn tại của VC là gì? Không gian, thời gian là Hình thức
tồn tại gì của vật chất? Thời gian có mấy chiềuđó là chiều nào?

Hình thức tồn tại của VC là: Không gian và thời gian
- Không gian: là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quãng tính
- Thời gian: là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt trường tính
- Thời gian có một chiều: quá khứ, hiện tại, tương lai

- Tính thống nhất của thế giới theo quan điểm CNDV; CNDT; Quan
điểm Nhị nguyên?

Quan điểm CNDV: Thế giới thống nhất ở tính vật chất
- Quan điểm CNDT: Thế giới thống nhất ở tính ý thức, tinh thần
- Quan điểm Nhị nguyên: Thế giới thống nhất ở cả ý thức và vật chất

2. Phạm trù Ý thức

- Khái niệm Ý thức:

Ý Thức là toàn bộ hoạt động tinh thần của con người Tri thức, kinh
nghiệm, ý chí niềm tin, tình cảm
==> Là kết quả của quá trình phản ánh thế giới hiện thực khách quan vào
trong đầu óc của con người
- Nguồn gốc của ý thức: Theo quan
điểm CNDTKQ? CNDTCQ? CNDVSH?

CNDTKQ: ý thức là sự hồi tưởng ý niệm .


CNDTCQ: cảm giác sinh ra ý thức.
CNDVSH: đồng nhất ý thức với vật chất.

- Quan điểm nào cho rằng: “Óc tiết ra ý thức như gan tiết ra mật”

Chủ nghĩa duy vật siêu hình

- Quan điểm của CNDVBC về nguồn gốc nhận thức?


Nguồn gốc ý thức từ nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội

- Yếu tố nào được xem là “vỏ vật chất” của tư duy?

Ngôn ngữ

- Yếu tố nào được xem là Sức kích thích chủ yếu để biến bộ óc của
loài vượn thành bộ óc của con người và tâm lý động vật thành ý thức
con người?

Lao động và ngôn ngữ là sự kích thích chủ yếu làm chuyển biến dần bộ
óc của loài vượn người thành bộ óc con người và tâm lý động vật thành ý
thức con người.

- Bản chất của Ý thức?

Hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích
cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người

- Kết cấu của ý thức? Hình thức nào đóng vai trò quan trọng, định
hướng là cơ bản, cốt lõi nhất? Hình thức nào được xem là cố gắng, nỗ
lực của con người để đạt được mục đích? Yếu tố nào được xem
là mức độ phát triển cao nhất của ý thức?

- Ý thức có kết cấu phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố. Có thể phân chia kết
cấu đó thành nhiều cấp độ khác nhau: Tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí,
ý chí ... và tự ý thức, tiềm thức và vô thức
- Hình thức đóng vai trò quan trọng, định hướng là cơ bản, cốt lõi nhất
là : cơ bản, cốt lõi nhất là tự ý thức, tiềm thức và vô thức
- Hình thức được xem là cố gắng, nỗ lực của con người để đạt được mục
đích là trí thức
- Yếu tố được xem là mức độ phát triển cao nhất của ý thức là : vô thức

3. Mối Quan hệ giữa vật chất với ý thức

- Quan điểm nào Tuyệt đối hóa vai trò Ý thức, Ý thức sinh ra vật
chất?
Vai trò của ý thức có một tầm quan trọng đối với thực tiễn cuộc sống và
khẳng định vật chất là nguồn gốc khách quan, là cơ sở sản sinh ra ý thức,
còn ý thức chỉ là sản phẩm, là sự phản ánh chân thật về thế giới khách
quan. Và hành động của con người chỉ xuất phát từ những yếu tố tác động
của thế giới khách quan. Điều này đã tạo cho con người sự thông minh,
nhạy bén để có thể ứng phó kịp thời với các tác động của môi trường
xung quanh. Từ đó giúp tạo nên các giá trị thực tiễn cho đời sống xã hội,
nhiều công trình kiến trúc được tạo nên, nhiều phát minh khoa học được
hình thành do ý thức của con người dự đoán được những thiên tai, hay
những thay đổi của tương lai… Không những vậy, việc ý thức tốt về một
vấn đề nào đó giúp cho con người hạn chế được những hành vi vi phạm
pháp luật, gây ảnh hưởng hậu quả xấu đến sự phát triển của quốc gia. Các
quốc gia có thể mở rộng mối quan hệ ngoại giao với nhau về kinh tế để
cùng nhau hợp tác phát triển, xây dựng đất nước và thị trường thế giới
ngày càng phát triển hiện đại

- Quan điểm nào Tuyệt đối hóa vai trò VC, phủ nhận tính độc lập
tương đối của ý thức?

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có
sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức.

- Quan điểm nào khẳng định: VC quyết định YT; YT có tính độc lập
tương đối và tác động trở lại VC; Điều kiện VC thay đổi thì Yt phải
thay đổi

· Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc
người nên chỉ khi có con người mới có ý thức. Trong mối quan hệ
giữa con người với thế giới vật chất thì con người là kết quả quá
trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là sản phẩm của thế
giới vật chất. Kết luận này đã được chứng minh bởi sự phát triển
hết sức lâu dài của khoa học về giới tự nhiên; nó là một bằng
chứng khoa học chứng minh quan điểm: vật chất có trước, ý thức
có sau.
· Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về
thế giới vật chất nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật
chất. Sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của
ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự tác động
của môi trường sống quyết định. Những yếu tố này thuộc lĩnh vực
vật chất nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết
định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.
Ví dụ về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: Ông cha ta dạy : ”
Có Voi, đòi Tiên “. => VC biến đổi thì YT biến đổi theo

- Ý thức có thể tác động trở lại vật chất nhưng phải thông qua yếu tố
nào?

Thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

- Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo chiều
hướng nào?

Diễn ra theo 2 chiều hướng:


+ Tích cực: Ý thức có thể trở thành động lực thúc đẩy vật chất phát triển.
+ Tiêu cực: Ý thức có thể là lực cản phá vỡ sự vận động và phát triển của
vật chất khi ý thức phản ánh không đúng, làm sai lệch các quy luật vận
động khách quan của vật chất

- Con người mắc phải sai lầm gì khi trông chờ, ỷ lại, phụ thuộc vào
yếu tố khách quan?

Không sáng tạo, thụ động.

- Con người đã mắc phải căn bệnh nào của tư duy khi có thái độ “cố
đấm ăn xôi”, bất chấp khách quan trong nhận thức và hành động?

Chủ quan duy ý chí.

- Câu thơ “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” phản ánh đặc điểm
nào dưới đây của ý thức?

Chủ quan duy tình cảm.

You might also like