You are on page 1of 5

THỜI TIỀN SỬ (KHOẢNG 500.000 NĂM CNN – NĂM 2.879 TR.

CN)
Việt Nam ở bán cầu Bắc của trái đất, nằm ngay rìa phía Đông Nam lục địa châu Á, Bắc
giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Campuchia, Đông và Nam nhìn ra biển Thái Bình.
Lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền có hình chữ S cùng với khoảng 3.000 hòn đảo và
vùng đất nổi, diện tích tổng cộng 331.590km2, thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa: một năm
có hai mùa mưa nắng với nắng ấm quanh năm.
Đất nước Việt Nam đã được hình thành từ rất lâu trước khi con người xuất hiện, tuổi địa
chất từ thời tiền Cambri cho đến Mesozoi (Trung sinh) muộn khoảng 570 - 65 triệu năm
về trước. Những biến đổi khí hậu và môi trường trong những thời kỳ dài, đặc biệt ở kỷ
thứ 3 và đầu kỷ thứ 4 (Kỷ Nhân sinh) cách ngày nay 1,6 - 0,7 triệu năm, đã là điều kiện
thuận lợi cho con người có thể sinh sống được.

THỜI ĐẠI ĐÁ CŨ (Khoảng 500.000 – 10.000 năm CNN)


Sơ kỳ đá cũ (khoảng 500.000 – 30.000 năm CNN)
Tuy nhiên, khảo cổ học mới chỉ phát hiện được dấu vết cách nay khoảng 500.000 năm -
giữa thời Pleistocen theo địa chất học - của người vượn tại hang Thẩm Khuyên, Thẩm
Hai thuộc tỉnh Lạng Sơn. Đó là những chiếc răng người vượn lẫn với các xương răng
động vật khác, tất cả đã hóa thạch nằm trong lớp bùn trầm tích. So với những phát hiện
khảo cổ học khác về thời đại đá cũ trên thế giới, dấu tích này cho thấy Việt Nam là một
trong những nơi có con người sinh sống khá sớm.
Trải hàng vạn thế hệ, qua cuộc sống bầy đàn tiến lên công xã thị tộc, với hoạt động lao
động săn bắt hái lượm để sinh tồn, người tiền sử Việt Nam đã tự hoàn thiện kỹ năng đôi
tay, năng lực tư duy, tiếng nói… đi từ sử dụng cục đá sẵn có trong tự nhiên lên trình độ
chế tác công cụ đá, từng bước có những phát minh làm thay đổi chất lượng cuộc sống.
Di tích sơ kỳ đá cũ ở Việt Nam có 2 loại tiêu biểu là:
- Di tích cổ sinh hóa thạch của người Homo Erectus (người đứng thẳng) ở hang Thẩm
Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) và người Homo Sapiens (người khôn ngoan sớm) ở Thẩm
Òm (Nghệ An) niên đại 250.000 – 140.000 năm cách ngày nay, hang Hùm (Yên Bái)
niên đại 80.000 – 70.000 năm cách ngày nay.
- Di tích cư trú, chế tác công cụ ở núi Đọ, núi Nuông, Quan Yên (Thanh Hóa), Suối
Đá, Gia Tân (Đồng Nai)…
Công cụ sơ kỳ đá cũ:
Một số loại mảnh tước, công cụ chặt thô, công cụ mũi nhọn… bằng đá gốc Bazan có dấu
vết sử dụng của người tiền sử trong việc săn bắt, xẻ thịt hoặc trong chiến đấu. Các động
tác thường được thực hiện là: chém, đâm, cắt, chặt, ném, nạo, gọt… Việc biết sử dụng
công cụ có cạnh sắc, mũi nhọn cho thấy người tiền sử đã vượt ra khỏi cuộc sống động
vật.Đây là mảnh đá tách từ một khối đá bazan, do kích thước vừa bàn tay người lại có cạnh
sắc có thể chặt, chém sát thương nên được người tiền sử chọn làm công cụ hoặc làm vũ
khí.
Hậu kỳ đá cũ (khoảng 30.000 – 10.000 năm cách ngày nay)
Công cụ đá ở thời đại này đã có dấu vết chế tác, cụ thể là người tiền sử đã tiến bộ hơn,
tìm ra kỹ thuật ghè đẽo, gia công, tu chỉnh để chế tạo công cụ ngày càng sắc bén.
Di tích hậu kỳ đá cũ ở Việt Nam cũng gồm 2 loại tiêu biểu:
- Di tích cổ sinh hóa thạch của người Homo Sapiens Sapiens (người khôn ngoan hiện
đại) ở Thung Lang (Ninh Bình), Kéo Lèng (Lạng Sơn) niên đại khoảng 30.000 năm cách
ngày nay.
- Di tích cư trú, chế tác công cụ ở Mái đá Ngườm (Thái Nguyên) niên đại khoảng
30.000 – 23.000 năm cách ngày nay, ở Lung Leng (Kon Tum) niên đại 30.000 – 18.000
năm cách ngày nay, ở Sơn Vi (Phú Thọ) niên đại khoảng 23.000 – 11.000 năm cách ngày
nay.
Công cụ hậu kỳ đá cũ:
Xuất hiện kỹ nghệ Ngườm (Thái Nguyên) chế tác công cụ mũi nhọn và công cụ nạo cắt
bằng đá cuội với kỹ thuật gia công mảnh tước, ghè đẽo và tu chỉnh, cho phép người tiền
sử cải tiến năng suất lao động cao hơn.
Với việc phát minh kỹ thuật ghè đẽo, tu chỉnh đá cuội, người tiền sử đã bước đầu tự chế
được công cụ cho mình theo ý muốn, không còn lệ thuộc vào những cạnh sắc bất kỳ của
những mảnh tước như trước nữa. Công cụ Ngườm đã được ghè đẽo tạo cạnh sắc theo
chiều ngang, mở ra ý tưởng hình thành những con dao đá sau này.
Công cụ đá văn hóa Sơn Vi
Văn hóa Sơn Vi có phạm vi phân bố rộng rãi với hàng trăm di tích được phát hiện trên
các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Công cụ văn hóa Sơn Vi được chế tác từ đá cuội một cách
công phu với kỹ thuật ghè đẽo, bổ ở hai đầu hay ở rìa cạnh thành hình “múi” thực hiện
được nhiều chức năng hơn so với giai đoạn trước.
So với công cụ Ngườm, công cụ cuội Sơn Vi ghè đẽo rìa cạnh đã có hình dạng ổn định,
thuận lợi hơn trong việc sử dụng với cạnh sắc hình múi tạo vết cắt hoặc vết chém sâu hơn
mà vẫn sử dụng lực bình thường.
THỜI ĐẠI ĐÁ MỚI (Khoảng 10.000–4.000 năm CNN)
Nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật chế tác công cụ cuối hậu kỳ đá cũ, người tiền sử Việt
Nam có điều kiện sống tốt hơn nên ngày càng đông hơn, từ thị tộc đã phát triển thành bộ
lạc và từ các miền rừng núi tràn xuống đồng bằng, vùng ven biển để bắt đầu cuộc sống
định cư với các hoạt động kinh tế đa dạng: săn bắn, hái lượm theo chu kỳ của nền nông
nghiệp nguyên thủy, chăn nuôi nguyên thủy, chế tạo đồ đá, đồ gốm, đồ gỗ, đồ xương…
phát triển các loại hình đan, dệt, làm đồ trang sức… cũng như các hoạt động nghệ thuật,
tín ngưỡng, tôn giáo. Một thời đại mới đã ra đời: thời đại Đá mới.Đặc điểm quan trọng nhất
trong thời đại này là việc chế tạo công cụ đá có những tiến bộ
vượt bậc với những kỹ thuật mới như: mài, cưa, khoan… làm công cụ ngày càng hoàn
thiện, có hình dạng đẹp đẽ, vừa bền chắc vừa dễ sử dụng trong lao động, chiến đấu hoặc
dùng để chế tạo các loại công cụ khác.
Sơ kỳ đá mới (khoảng 10.000 – 6.000 năm CNN)
Di tích sơ kỳ đá mới xuất hiện đều khắp các vùng miền Việt Nam: vùng núi Tây Bắc
(Hòa Bình, Bắc Sơn), vùng Đông Bắc (Cái Bèo – Hải Phòng), Soi Nhụ (Quảng Ninh),
đồng bằng ven biển Quỳnh Văn (Nghệ An), Đa Bút (Thanh Hóa), Bàu Dũ (Quảng
Nam)… Di tích sơ kỳ đá mới thường gặp là các loại mộ táng có công cụ đá, công cụ
xương, mảnh gốm, tàn tích than tro, xương động vật, vỏ nhuyễn thể… đôi khi còn di cốt
Nguyên liệu để chế tác công cụ đá sơ kỳ đá mới đã phong phú hơn thời trước, ngoài đá
cuội còn có sa thạch, đá ngọc, thạch anh, phiến thạch…
Hiện vật văn hóa Hòa Bình
Văn hóa Hòa Bình là văn hóa nổi tiếng tiêu biểu cho kỹ thuật chế tác đá thời sơ kỳ đá
mới ở Việt Nam. Kỹ thuật này đã được sử dụng trong một vùng rộng lớn từ Nam Trung
Quốc đến hết khu vực Đông Nam Á và hiện nay đã trở thành một thuật ngữ khảo cổ học
quốc tế: “Hoabinhian” nghĩa là công cụ đá kiểu Hòa Bình.
Các loại công cụ đá cuội Hòa Bình với kỹ thuật ghè chung quanh và ghè hai mặt trong đó
công cụ hình đĩa nhiều cạnh sắc, các loại rìu ngắn và nhóm công cụ mài lưỡi… là loại
hình đặc trưng của văn hóa Hòa Bình. Cũng đã có dấu vết đồ gốm trong văn hóa Hòa
Bình.
Kỹ thuật ghè hai mặt với trình độ khá điêu luyện tạo ra công cụ hình đĩa có độ sắc bén
cao. Công cụ này tạo điều kiện thoải mái hơn cho người tiền sử khi sử dụng và tạo được
năng suất cao hơn.
Hiện vật văn hóa Bắc Sơn
Gồm các loại công cụ đá, mảnh gốm…trong đó đáng chú ý nhất là loại rìu mài lưỡi cho
thấy kỹ thuật mài đá đã trở nên phổ biến. Từ đó người tiền sử đã sở hữu loại công cụ sắc
bén làm tăng năng suất lao động. Một loại di vật nổi tiếng là công cụ có vết mài lõm đôi,
vết mài lõm này thường được gọi là dấu Bắc Sơn. Kỹ thuật cưa đá cũng đã thấy xuất hiện
trong văn hóa Bắc Sơn. Đồ gốm thuộc văn hóa Bắc Sơn không nhiều, phần lớn là các loại
đồ đựng có miệng loe đáy tròn, kiểu dáng thô, độ nung thấp [72, tr.174].
Chiếc rìu được chế tác bằng phương pháp ghè và phương pháp mài từ một hòn cuội. Đây
là sản phẩm có kỹ thuật cao và là công cụ khá hoàn chỉnh trong lao động của người tiền
sử.
Hậu kỳ đá mới (khoảng 6.000 – 4.000 năm CNN)
Di tích hậu kỳ đá mới đã được tìm thấy lên tới hàng ngàn di tích trên đất Việt Nam từ
vùng rừng núi Tây Bắc (văn hóa Hà Giang), Đông Bắc (văn hóa Mai Pha – Lạng Sơn),
trung du đến vùng đồng bằng ven biển (văn hóa Bàu Tró – Nghệ An), vùng Tây
Nguyên(văn hóa Biển Hồ- Gia Lai), Đông Nam Bộ (di tích Cầu Sắt – Đồng Nai) và hải đảo
(văn hóa Hạ Long – Quảng Ninh, Côn Đảo- Bà Rịa Vũng Tàu).
Di vật thuộc các di tích hậu kỳ đá mới cực kỳ phong phú: công cụ đá, đồ gốm, đồ xương,
vỏ nhuyễn thể, đồ trang sức, di cốt… trong đó công cụ đá là các loại rìu, cuốc, bôn… có
lưỡi sắc được mài nhọn, đánh bóng. Đồ trang sức là các loại vòng tay, khuyên tai, hạt
chuỗi đá…chế tác với kỹ thuật cưa, khoan, tiện và mài nhẵn, đánh bóng đẹp. Đồ gốm
gồm đồ đựng và đồ đun nấu như nồi, bát bồng, âu… có hoa văn thừng, khắc vạch hoặc
trổ thủng được sản xuất rất nhiều. Sự phát triển của các loại đồ đựng bằng gốm đảm bảo
việc lưu trữ đồ ăn thức uống, đã góp phần giải phóng cư dân Việt cổ khỏi các mối lo tìm
kiếm lương thực hàng ngày để có thể tập trung vào những công việc sản xuất khác làm ra
nhiều sản phẩm cho xã hội.
Di vật di tích Cầu Sắt (Đồng Nai)
Rìu có kích thước nhỏ, chủ yếu sử dụng trong việc gọt, nạo, cắt, bổ… Người tiền sử
Đồng Nai - Nam Bộ dùng kỹ thuật cưa và mài để chế tác chiếc rìu này.
3 Vị Thần Brahma, Vishnu, Shiva
- Đạo Bà La Môn là một tôn giáo đa thần.
- Cao nhất là Brahma, là thần sáng tạo thế giới, là sức mạnh thần kỳ, chí công vô tư và
là chỗ dựa quyền lực của giới tu sĩ Bà La Môn.
- Bất mãn vì quyền lực tinh thần thấp kém, giới quý tộc võ sĩ đề cao thần Vishnu.
- Giới tăng lữ Bà La Môn đặt ra quan niệm thần sáng tạo thế giới Brahma, thần bảo tồn
Vishnu và hủy diệt Shiva.
- “Tam vị nhất thể ’’ tuy ba nhưng một gọi là(Trimurti) tượng trưng cho sự hài hòa giữa
đời sống xã hội và tinh thần.
 Brhama - thần sáng tạo:
- Vật cưỡi: con ngỗng, là biểu tượng trong sự hỏa táng của Hindu giáo, đưa linh hồn
người chết qua sông Hằng, là biểu tưởng cho sức mạnh.
- Brahma( Phạm Thiên): người sáng tạo, tàu lái vũ trụ, là cha của các thần và của cả
loài người.
- Vishnu và Shiva là hai thế lực đối lập còn Brahma là thế cân bằng.
- Trong hình tượng: 4 mặt quay về 4 hướng thể hiện thần có mặt ở khắp nơi, là 4 cuốn
kinh Veda, 4 cánh tay tượng trưng cho 4 hướng. Tay cầm một số thứ như tràng hạt, 1
bình nước, 1 cuốn kinh Veda cũng có thể là một cây quyền trượng, một cây cung hay
một bông sen.
- Brahma tạo ra nữ thần Satarupa từ chính cơ thể của mình.
 Vishnu - thần bảo hộ:
- Vishnu là vị thần bảo hộ trong Ấn Độ và Bà La Môn giáo.
- Vật cưỡi của thần là con chim thần huyền thoại Garuda, đầu chim mình người, biểu
tượng trong các họa táng của Hindu, đưa linh hồn người chết qua sông Hằng, hoa văn
trang trí hình ngọn lửa.
- Theo truyền thuyết, Vishnu nằm trên bình sữa trên mình con rắn vũ trụ nhiều đầu
Anata hay Sesha. Trong lúc ngủ, một hoa sen từ lỗ rốn thần mọc ra trên một cuống dài
do thần gió Vayu nắm giữ. Trên hoa sen là thần Brahma bắt đầu công việc sáng tạo và
thần đội mũ hình trụ.
- Thần Vishnu ngủ trong các khoảng thời gian giữa những đợt sáng tạo nối tiếp này.
Trong lúc ngủ, thần sẽ biến thành một hóa thân khác xuất hiện trong các chu kỳ sáng
tạo đó. Theo thần thoại Ấn Độ, Vishnu có tất cả 10 hóa thân, nhưng hóa thân thứ 10
chưa xuất hiện trên thế giới này.
- Vishnu được mô tả với hình dáng chàng trai tuấn tú, màu xanh cam, có 4 tay, mỗi cây
cầm mỗi vật biểu trưng: cây chùy biểu tưởng cho sức mạnh của kiến thức, vỏ ốc tù và
là nguồn gốc của sự sống, bánh xe là quyền năng sáng tạo và hủy diệt, cuối cùng là
hoa sen biểu tưởng cho mặt trời và liên qua đến cây đời sống mọc ra từ lỗ rốn của
thần, con ốc.
- Các hóa thân của thần là những hiện thân của thần ở thế giới này để cứu loài người:
Mastya: con cá từng bảo vệ cho Manu, thủy tộ của loài người trong cơn đại hồng
thủy.
Con rùa Kurina( Kurma): chở hòn núi Mandara trên lưng trong khi khuấy đảo biển
sữa.
Varaha: con heo rừng đã cứu cả trái đất.
Narasimha: hóa thân sư tử vương giết chết con quỷ Hiranya Kashipu - hiện thân
của Ravana.
Chàng lùn Vamana: cứu thế giới khỏi tay con quỷ Bali.
Parasurama
Hoàng tử Rama: cứu thế giới khỏi sự đen tối của quỷ vương Ravama. Thần Kisna: vị
thần tài năng với cây sáo mê hồn.
Sakya Muni( Đức Phật): cứu những kẻ xấu lầm đường lạc lối trở về đường tốt.
Kalkin( Kali Yuga): hóa thân thứ 10 này sẽ hiện ra kỷ nguyên hiện tại để lập ra kỷ
nguyên mới.
 Shiva - thần hủy diệt
- Vật cưỡi của thần là con bò Nandin hoặc ngồi trên tấm da hổ, quấn quanh cổ là những
con rắn hổ mang.
- Shiva có 3 mắt và con mắt thứ 3 trên trán, con mắt này luôn nhắm và chỉ mở khi cần
hủy diệt. Trên mái tóc tết lại của Shiva có nữ thần sông Hằng đang phun nước xuống
và một vầng trăng khuyết giắt trong tóc của Shiva.
- Shiva có nước da sáng màu nhưng cổ họng lại màu xanh do nuốt đọc của con rắn khi
các thần đang khuấy biển sữa tìm thuốc trường sinh.
- Thần có 2 hoặc 4 tay, tay cầm đinh ba, tay cầm cái trống,... thần đeo tràng hạt bằng sọ
người và được coi là vị thần của bãi hỏa táng.
- Tư thế luôn đứng và nằm.
- Trái ngược với vị thần bảo vệ từ tâm Vishnu, Shiva tượng trưng cho hủy diệt, khổ
hạnh và những dục tính mạnh mẽ, thần mang trong mình cùng lúc sức mạnh hủy diệt
và tái tạo, được gọi là Đấng Toàn Năng ( Mahadeva).
- Vai trò tái tạo được thể hiện trong đền thờ qua ngẫu tưởng Linga của Shiva.
- Shiva còn được biết đến qua điệu múa Nataraya, vũ điệu làm rung chuyển vũ trụ, đập
tan thế giới cũ và tái tạo một thế giới mới. Bức tượng này thường được làm bằng đồng
đen hoặc kim loại, thần Shiva 4 tay đang nhảy múa trong vòng tròn lửa, chân giẫm lên
con quỷ lùn, hiện thân của sự ngu dốt.
- Vì sự hủy diệt này là để hướng đến khai sáng, đến trí tuệ thực sự và giải thoát.
Lịch sử hình thành Hindu Giáo
- Hindu giáo, bắt đầu từ khoảng năm 3.000 TCN. Là một trong những tôn giáo cổ xưa
nhất trên trái đất còn tồn cho đến ngày nay. Bắt đầu từ Ấn Độ, với trên 80% dân số có
mặt ở hầu hết các bang ở Ấn Độ.- Khác với các tôn giáo của thế giới như Phật giáo, Thiên
Chúa giáo, Hồi giáo, Đạo
Hindu là sự tổng hợp các hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng, triết học và nó được hình
thành và hoàn thiện trong suốt quá trình phát triển lịch sử Ấn Độ.
- Trong xã hội Ấn Độ, Đạo Hindu là một tôn giáo trục, tôn giáo mẹ, mang đậm bản sắc
của văn hóa Ấn Độ.
- Đó là một tôn giáo không có người sáng lập, không có hệ thống giáo đường, chỉ dựa
vào các đạo sĩ. Hindu giáo thể hiện sự dung hợp giữa các mặt đối lập “ vừa khắc kỷ
vừa túng dục, vừa là tôn giáo của thầy tu, vừa là tôn giáo của các vũ nữ”( K. Marx).
- “ Con sông Hằng huyền bí” đã gắn liền với sự hình thành và phát triển của Hindu
ngay từ những ngày sơ khai “ thời kỳ kinh Veda” có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống
chính trị và văn hóa tinh thần của con người Ấn Độ.

You might also like