You are on page 1of 14

Bài tập trắc nghiệm 3

Phần. Kinh tế - xã hội Đông Nam Bộ thời nguyên thủy


1. Thời Nguyên Thủy, những phát hiện khảo cổ học đến nay cho thấy Đông Nam Bộ là vùng có đặc
điểm:
a. vùng cao nguyên phù sa cổ, đã từng tồn tại những nền văn hóa cổ của cư dân bản địa.
b. vùng bình nguyên phù sa cổ, đã từng tồn tại những nền văn hóa cổ của cư dân bản địa.
c vùng cao nguyên và bình nguyên phù sa cổ, đã từng tồn tại những nền văn hóa cổ của cư dân bản địa.
d. vùng bình nguyên và đồng bằng phù sa cổ, đã từng tồn tại những nền văn hóa cổ của cư dân bản địa.
2. Những phát hiện khảo cổ cho thấy việc phân bố dân cư ở Đông Nam Bộ thời kỳ đá cũ có thể chia
làm ba khu vực chính:
a. khu vực đồi đất đỏ bazan và cao nguyên đất xám phù sa cũ; khu vực hạ lưu sông Đồng Nai; khu vực
ven biển Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ
b. khu vực đồi đất đỏ bazan và cao nguyên đất xám phù sa cũ; khu vực hạ lưu sông Đồng Nai; khu vực
ven biển Đông Nam Bộ
c. khu vực đồi đất đỏ bazan và cao nguyên đất xám phù sa cũ; khu vực hạ lưu sông Đồng Nai; khu vực
ven biển Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ
d. khu vực đồi đất đỏ bazan và cao nguyên đất xám phù sa cũ; khu vực hạ lưu sông Đồng Nai, sông
Tiền; khu vực ven biển Đông Nam Bộ
3. Các di chỉ khảo cổ học khu vực đồi đất đỏ bazan và cao nguyên đất xám phù sa cũ thời kỳ đá cũ ở
Đông Nam Bộ?
a. Tiêu biểu là cụm di tích Xuân Lộc – Đồng Nai, di tích thành tròn ở Lộc Ninh – Bình Phước; Bưng
Bạc .
b. Tiêu biểu là cụm di tích Xuân Lộc – Đồng Nai, di tích thành tròn ở Lộc Ninh – Bình Phước.
c. Tiêu biểu là cụm di tích Xuân Lộc – Đồng Nai, di tích thành tròn ở Lộc Ninh – Bình Phước; Dốc
Chùa.
d. Tiêu biểu là cụm di tích Xuân Lộc – Đồng Nai, di tích thành tròn ở Lộc Ninh – Bình Phước; Phú
Chánh.
4. Các di tích khảo cổ học ở khu vực hạ lưu sông Đồng Nai thời kỳ đá cũ ở Đông Nam Bộ?
a. các di tích nổi tiếng ở đây là Cù Lao Rùa, Dốc Chùa, Bưng Sình (Bình Dương), Bình Đa, Suối Linh,
Đồi Phòng Không, Gò Me,… (Đồng Nai), An Sơn, Rạch Núi, Lộc Giang,… (Long An); các di tích
vùng bưng lầy Bà Rịa – Vũng Tàu
b. các di tích nổi tiếng ở đây là Cù Lao Rùa, Dốc Chùa, Bưng Sình (Bình Dương), Bình Đa, Suối Linh,
Đồi Phòng Không, Gò Me,… (Đồng Nai), An Sơn, Rạch Núi, Lộc Giang,… (Long An); di tích mộ
chum ở Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh)

1
c. các di tích nổi tiếng ở đây là Cù Lao Rùa, Dốc Chùa, Bưng Sình (Bình Dương), Bình Đa, Suối Linh,
Đồi Phòng Không, Gò Me,… (Đồng Nai), An Sơn, Rạch Núi, Lộc Giang,… (Long An); Giồng Nổi, Gò
Me.
d. các di tích nổi tiếng ở đây là Cù Lao Rùa, Dốc Chùa, Bưng Sình (Bình Dương), Bình Đa, Suối Linh,
Đồi Phòng Không, Gò Me,… (Đồng Nai), An Sơn, Rạch Núi, Lộc Giang,… (Long An)
5. Các di tích khảo cổ học khu vực ven biển Đông Nam Bộ thời kỳ đá cũ ở Đông Nam Bộ?
a. nhóm di tích mộ chum ở Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh), các di tích vùng bưng lầy Bà Rịa –
Vũng Tàu như Bưng Bạc, Bưng Thơm, Cái Vạn, Cái Lăng, Giồng Nổi, Gò Me.
b. nhóm di tích mộ chum ở Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh), các di tích vùng bưng lầy Bà Rịa –
Vũng Tàu như Bưng Bạc, Bưng Thơm, Cái Vạn, Cái Lăng, Giồng Nổi, Gò Me, An Sơn, Rạch Núi, Lộc
Giang,… (Long An)
c. nhóm di tích mộ chum ở Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh), các di tích vùng bưng lầy Bà Rịa –
Vũng Tàu như Bưng Bạc, Bưng Thơm, Cái Vạn, Cái Lăng, Giồng Nổi, Gò Me, An Sơn, Rạch Núi, Lộc
Giang,… (Long An), Dốc Chùa, Bưng Sình (Bình Dương)
d. nhóm di tích mộ chum ở Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh), các di tích vùng bưng lầy Bà Rịa –
Vũng Tàu như Bưng Bạc, Bưng Thơm, Cái Vạn, Cái Lăng, Giồng Nổi, Gò Me, An Sơn, Rạch Núi, Lộc
Giang,… (Long An), di tích Xuân Lộc – Đồng Nai.
6. Hoạt động kinh tế đầu tiên của cư dân cổ Đông Nam Bộ là?
a. loại hình tiền nông nghiệp
b. thủ công nghiệp
c. giao thương
d. săn bắt và hái lượm
7. loại hình tiền nông nghiệp của cư dân cổ Đông Nam Bộ là?
a. loại hình kinh tế tự nhiên, theo đó hầu hết hoặc tất cả các nguồn thức ăn thu được từ việc hái và lượm
lặt các loài thực vật có sẵn (thường là hái, lượm các quả hạt, đào bới các loại củ...), săn bắt các loài
động vật hoang dã hoặc thu lượm các động vật khác như nghêu, sò, ốc, hến,…
b. loại hình kinh tế săn bắt và hái lượm, theo đó hầu hết hoặc tất cả các nguồn thức ăn thu được từ việc
hái và lượm lặt các loài thực vật có sẵn (thường là hái, lượm các quả hạt, đào bới các loại củ...), săn bắt
các loài động vật hoang dã hoặc thu lượm các động vật khác như nghêu, sò, ốc, hến,…
c. loại hình kinh tế tự nhiên, theo đó hầu hết hoặc tất cả các nguồn thức ăn thu được từ việc hái và lượm
lặt các loài thực vật có sẵn (thường là hái, lượm các quả hạt, đào bới các loại củ...), săn bắt các loài
động vật hoang dã hoặc thu lượm các động vật khác như nghêu, sò, ốc, hến,…; đánh bắt thủy hải sản
d. loại hình kinh tế nông nghiệp, theo đó hầu hết hoặc tất cả các nguồn thức ăn thu được từ việc hái và
lượm lặt các loài thực vật có sẵn (thường là hái, lượm các quả hạt, đào bới các loại củ...), săn bắt các
loài động vật hoang dã hoặc thu lượm các động vật khác như nghêu, sò, ốc, hến,…;
8. Kinh tế tiền nông nghiệp khác với kinh tế nông nghiệp của cư dân Đông Nam Bộ thời nguyên thủy?
2
a. kinh tế này trái ngược với xã hội nông nghiệp nơi nguồn thực phẩm phụ thuộc chủ yếu vào các loài
động, thực vật đã thuần dưỡng (chăn nuôi và trồng trọt)
d. kinh tế khai thác nguồn thực phẩm phụ thuộc chủ yếu vào các loài động, thực vật đã thuần dưỡng
(chăn nuôi và trồng trọt)
c. kinh tế là xã hội nông nghiệp nơi nguồn thực phẩm phụ thuộc chủ yếu vào các loài động, thực vật đã
thuần dưỡng (chăn nuôi và trồng trọt)
d. kinh tế dựa hẳn vào tự nhiên, trái ngược với xã hội nông nghiệp nơi nguồn thực phẩm phụ thuộc chủ
yếu vào các loài động, thực vật đã thuần dưỡng (chăn nuôi và trồng trọt)
9. Di tích khảo cổ học phát hiên công cụ đồ đá cũ đồng bằng sớm nhất khu vực Đông Nam Bộ?
a. Di tích Vườn Dũ (Tân Uyên, Bình Dương) là nơi có công cụ đồ đá cũ đồng bằng sớm nhất khu vực
Đông Nam Bộ với số lượng khoảng 20 tiêu bản.
b. Gia Tân (Thống Nhất, Đồng Nai), Hàng Gòn (Xuân Lộc, Đồng Nai) có niên đại đá cũ ước khoảng
cách đây hơn 300.000 nghìn năm
c. Một loạt di tích công xưởng chế tác công cụ đá ở vùng rìa Đồng Nai và Bình Dương như Bình Đa,
Hàng ông Đại, Hàng Ông Đụng.
d. Di tích Vườn Dũ (Tân Uyên, Bình Dương), Gia Tân (Thống Nhất, Đồng Nai) là nơi có công cụ đồ
đá cũ đồng bằng sớm nhất khu vực Đông Nam Bộ với số lượng khoảng 20 tiêu bản
10. Sự xuất hiện sớm của hoạt động kinh tế sơ khai của cư dân tiền sử Đông Nam Bộ được thể hiện qua
những di chỉ khảo cổ học nào?
a. Di tích Vườn Dũ (Tân Uyên, Bình Dương), Gia Tân (Thống Nhất, Đồng Nai), Hàng Gòn (Xuân Lộc,
Đồng Nai)
b. Di tích Vườn Dũ (Tân Uyên, Bình Dương), Gia Tân (Thống Nhất, Đồng Nai), Hàng Gòn (Xuân Lộc,
Đồng Nai) có niên đại đá cũ ước khoảng cách đây hơn 300.000 nghìn năm; Bưng Bạc
c. Di tích Vườn Dũ (Tân Uyên, Bình Dương), Gia Tân (Thống Nhất, Đồng Nai), Hàng Gòn (Xuân Lộc,
Đồng Nai) có niên đại đá cũ ước khoảng cách đây hơn 300.000 nghìn năm; Dốc Chùa
d. Di tích Vườn Dũ (Tân Uyên, Bình Dương), Gia Tân (Thống Nhất, Đồng Nai), Hàng Gòn (Xuân Lộc,
Đồng Nai) có niên đại đá cũ ước khoảng cách đây hơn 300.000 nghìn năm; Hàng Gòn.
11. Công cụ chủ yếu sử dụng trong hoạt động kinh tế sơ khai của cư dân tiền sử Đông Nam Bộ?
a. công cụ bằng đá chủ yếu phục vụ cho việc săn bắt, hái lượm, sơ chế thức ăn,…
b. công cụ bằng gỗ chủ yếu phục vụ cho việc săn bắt, hái lượm, sơ chế thức ăn,…
c. công cụ bằng sắt chủ yếu phục vụ cho việc săn bắt, hái lượm, sơ chế thức ăn,…
d. công cụ bằng đồng chủ yếu phục vụ cho việc săn bắt, hái lượm, sơ chế thức ăn,…
12. Cư dân Đông Nam Bộ đã mở rộng địa bàn kiếm sống và định cư, cùng với đó dấu tích của một nền
kinh tế ngày càng trở nên rõ nét thể hiện qua?

3
A. số lượng di tích khảo cổ được phát hiện, còn đánh dấu sự nở rộ của một loạt di tích công xưởng chế
tác công cụ đá ở vùng rìa Đồng Nai và Bình Dương như Bình Đa, Hàng ông Đại, Hàng Ông Đụng.
B. số lượng di tích khảo cổ được phát hiện, còn đánh dấu sự nở rộ của một loạt di tích công xưởng chế
tác công cụ đá ở vùng rìa Đồng Nai và Bình Dương như Bình Đa, Hàng ông Đại, Hàng Ông Đụng,
Hàng Gòn.
C. số lượng di tích khảo cổ được phát hiện, còn đánh dấu sự nở rộ của một loạt di tích công xưởng chế
tác công cụ đá ở vùng rìa Đồng Nai và Bình Dương như Bình Đa, Hàng ông Đại, Hàng Ông Đụng,
Bưng Bạc
D. số lượng di tích khảo cổ được phát hiện, còn đánh dấu sự nở rộ của một loạt di tích công xưởng chế
tác công cụ đá ở vùng rìa Đồng Nai và Bình Dương như Bình Đa, Hàng ông Đại, Hàng Ông Đụng, Dốc
Chùa.
13. Cư dân tiền sử thường chọn những địa điểm cư trú có tiềm năng để khai thác tài nguyên thiên nhiên
sẵn có mà phổ biến nhất là gần các khu vực có rừng là những động vật nào?
a. hươu, nai, bò rừng, lợn rừng, thỏ
14. Di tích khảo cổ học nào có niên đại cách đây khoảng 3.000 năm là một điển hình cho việc khai thác
tài nguyên trên cạn?
Di chỉ Dốc Chùa (Tân Uyên, Bình Dương)
15. Di chỉ khảo cổ học nào thể hiện sông suối cũng là nguồn cung cấp thức ăn phổ biến của cư dân
Đông Nam Bộ thời tiền sử?
Di chỉ Dốc Chùa (Tân Uyên, Bình Dương)
An Lộc (Lộc Ninh, Bình Phước)
16. Khu vực thềm lục địa của Đông Nam Bộ rất giàu cá và các loại hải sản nào thời tiền sử?
a. rùa, cua, sò, ốc,…
17. Di chỉ khảo cổ học nào thể hiện cư dân cổ Đông Nam Bộ thời tiền sơ sử khai thác thủy hải sản?
di chỉ Bưng Bạc (Châu Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu)
18. Sự chuyển đổi từ xã hội săn bắt nhỏ lẻ sử dụng bộ công cụ ghè đẽo kiểu đá cũ thành những làng
khai thác và trồng lúa diễn ra vào thời kỳ nào ở Đông Nam Bộ?
a. Thời kỳ đá mới
b. thời hậu kỳ đá mới
c. thời kỳ đồ đồng
d. thời kỳ đồ sắt
19. Các cộng đồng cư dân nông nghiệp ở Đông Nam Bộ từ vùng đất cao tiến xuống khai phá vùng đất
thấp trên ba địa bàn ở những độ cao khác nhau, tương ứng với ba khu vực nào?

4
a. Khu vực 1: vùng trung du đất đỏ; Khu vực 2: vùng đất ven bờ hạ lưu sông Đồng Nai,; Khu vực 3:
vùng đất thấp
b. Khu vực 1: vùng trung du đất đỏ; Khu vực 2: vùng đất ven bờ hạ lưu sông Thị Vải,; Khu vực 3: vùng
đất thấp
c. Khu vực 1: vùng trung du đất đỏ; Khu vực 2: vùng đất ven bờ hạ lưu sông Vàm Cỏ,; Khu vực 3:
vùng đất thấp
d. Khu vực 1: vùng trung du đất đỏ; Khu vực 2: vùng đất ven bờ hạ lưu sông Sài Gòn,; Khu vực 3:
vùng đất thấp
20. Cách đây 5000 năm, các cộng đồng cư dân nông nghiệp ở Đông Nam Bộ đã khai thác khu vực nào?
a. vùng trung du đất đỏ, có độ cao khoảng 50-150 m trên mục nước biển. Ở khu vực này, dấu vết cư trú
xuất hiện rất sớm, vào 5.000 năm trước đã có hoạt động nông nghiệp phát triển, thể hiện qua hàng loạt
công cụ dao hái ở di chỉ Cầu Sắt
b. vùng trung du và ngập mặn đất đỏ, có độ cao khoảng 50-150 m trên mục nước biển. Ở khu vực này,
dấu vết cư trú xuất hiện rất sớm, vào 5.000 năm trước đã có hoạt động nông nghiệp phát triển, thể hiện
qua hàng loạt công cụ dao hái ở di chỉ Cầu Sắt
c. vùng trung du và đồng bằng đất đỏ, có độ cao khoảng 50-150 m trên mục nước biển. Ở khu vực này,
dấu vết cư trú xuất hiện rất sớm, vào 5.000 năm trước đã có hoạt động nông nghiệp phát triển, thể hiện
qua hàng loạt công cụ dao hái ở di chỉ Cầu Sắt
d. vùng đồng bằng đất đỏ, có độ cao khoảng 50-150 m trên mục nước biển. Ở khu vực này, dấu vết cư
trú xuất hiện rất sớm, vào 5.000 năm trước đã có hoạt động nông nghiệp phát triển, thể hiện qua hàng
loạt công cụ dao hái ở di chỉ Cầu Sắt
21. Cách đây 3000 năm, các cộng đồng cư dân nông nghiệp ở Đông Nam Bộ đã khai thác khu vực nào?
a. vùng đất ven bờ hạ lưu sông Đồng Nai, giữ vị trí trung gian giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ,
vùng tiếp giáp giữa cao nguyên đất đỏ và đồng bằng thấp, có độ cao trung bình 10-50 m so với mực
nước biển
b. vùng đất ven bờ hạ lưu sông Thị Vải, giữ vị trí trung gian giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ,
vùng tiếp giáp giữa cao nguyên đất đỏ và đồng bằng thấp, có độ cao trung bình 10-50 m so với mực
nước biển
c. vùng đất ven bờ hạ lưu sông Vàm Cỏ, giữ vị trí trung gian giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ,
vùng tiếp giáp giữa cao nguyên đất đỏ và đồng bằng thấp, có độ cao trung bình 10-50 m so với mực
nước biển
d. vùng đất ven bờ hạ lưu sông Cần Giờ, giữ vị trí trung gian giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ,
vùng tiếp giáp giữa cao nguyên đất đỏ và đồng bằng thấp, có độ cao trung bình 10-50 m so với mực
nước biển
22. Tiến trình hình thành các làng sản xuất không những thể hiện khả năng làm khả năng chinh phục và
làm chủ hoạt động sản xuất ở các dạng địa hình khác nhau mà còn?

5
a. thể hiện tính hướng biển trong quá trình phát triển kinh tế của cư dân Đông Nam Bộ thời nguyên
thủy
b. thể hiện tính hướng núi trong quá trình phát triển kinh tế của cư dân Đông Nam Bộ thời nguyên thủy
c. thể hiện tính hướng đông trong quá trình phát triển kinh tế của cư dân Đông Nam Bộ thời nguyên
thủy
d. thể hiện tính hướng đồng bằng trong quá trình phát triển kinh tế của cư dân Đông Nam Bộ thời
nguyên thủy
23. Cư dân nông nghiệp thường lập làng theo hình thái làng nào?
a. “làng khô” và làng ướt truyền thống trên các cù lao, doi cồn, giồng cao dọc theo sông hay dọc theo
bờ biển, dọc, dọc bờ đầm vịnh
b. “làng khô” truyền thống trên các cù lao, doi cồn, giồng cao dọc theo sông hay dọc theo bờ biển, dọc,
dọc bờ đầm vịnh
c. “làng khô”, làng cạn và làng nổi truyền thống trên các cù lao, doi cồn, giồng cao dọc theo sông hay
dọc theo bờ biển, dọc, dọc bờ đầm vịnh
d. “làng ướt” truyền thống trên các cù lao, doi cồn, giồng cao dọc theo sông hay dọc theo bờ biển, dọc,
dọc bờ đầm vịnh
24. Cư dân thời tiền sử Ở Đông Nam Bộ còn có mấy làng?
a. làng khô và làng ướt còn có kiểu làng “làng ướt” (làng nổi), làng biển
b. làng khô và làng ướt còn có kiểu làng “làng ướt” (làng nổi), làng sông
c. làng khô và làng ướt còn có kiểu làng “làng ướt” (làng nổi), làng suối
d. làng khô và làng ướt còn có kiểu làng “làng ướt” (làng nổi)
25. Kiểu làng “làng ướt” (làng nổi) Ở Đông Nam Bộ?
a. gắn với địa thế doi cồn như trên nhưng ở những vùng chịu ảnh hưởng của thủy triều hay mùa nước lũ
b. gắn với địa thế núi cao như trên nhưng ở những vùng chịu ảnh hưởng của thủy triều hay mùa nước lũ
c. gắn với địa thế đồng bằng như trên nhưng ở những vùng chịu ảnh hưởng của thủy triều hay mùa
nước lũ
d. gắn với địa thế vùng trũng như trên nhưng ở những vùng chịu ảnh hưởng của thủy triều hay mùa
nước lũ
26. Di chỉ Bưng Bạc là tiêu biểu làng nào ở vùng Đông Nam Bộ thời nguyên thủy?
a. Làng ướt
b. làng khô
c. làng khô và làng ướt

6
d. làng ướt, làng khô và làng biển
27. Loài lúa cổ xưa nhất được trồng ở Đông Nam Bộ?
a. có thể là giống Oriza Sativa
b. có thể là giống lúa mì
c. có thể giống lúa khô
d. có thể giống lúa nước
28. dấu tích của lúa của cư dân cổ thời tiền sử ở Đông Nam Bộ được phát hiện?
a. thường được phát hiện dưới dạng than cháy trong các bếp lửa, dưới dạng phôi gốm hoặc trong đồ
đựng và kiến trúc gỗ.
b. thường được phát hiện dưới dạng than cháy trong các bếp lửa, dưới dạng phôi gốm hoặc trong đồ
đựng và kiến trúc gỗ, mộ đá.
c. thường được phát hiện dưới dạng than cháy trong các bếp lửa, dưới dạng phôi gốm hoặc trong đồ
đựng và kiến trúc gỗ, mộ chum.
d. thường được phát hiện dưới dạng than cháy trong các bếp lửa, dưới dạng phôi gốm hoặc trong đồ
đựng và kiến trúc gỗ, mộ táng thổ.
29. giống Oriza Sativa của cư dân Đông Nam Bộ có đặc tính?
a. Giống này mang tính chất trung gian của lúa cạn và lúa nước, có thể trồng ở đất khô hạn, quy mô hạt
cực nhỏ và ngắn
b. Giống này mang tính chất trung gian của lúa cạn và lúa nước, lúa trời có thể trồng ở đất khô hạn, quy
mô hạt cực nhỏ và ngắn
c. Giống này mang tính chất trung gian của lúa cạn và lúa nước, lúa núi có thể trồng ở đất khô hạn, quy
mô hạt cực nhỏ và ngắn
d. Giống này mang tính chất trung gian của lúa cạn và lúa nước, lúa chiêm có thể trồng ở đất khô hạn,
quy mô hạt cực nhỏ và ngắn
30. Kỹ thuật canh tác nương rẫy sử dụng chủ yếu của cư dân cổ ở Đông Nam Bộ?
a. “phát – đốt”
b. phát
c. làm đất
d. cày bừa
31. trong thời kỳ đá mới các công cụ ở Đông Nam Bộ?
a. nhiều công cụ bằng đá mài trình độ trung bình, mang hình dáng khá rõ nét của các loại công cụ như
rìu bôn, cuốc mai,… báo hiệu khả năng chuyên môn hóa trong trồng trọt

7
b. nhiều công cụ bằng đá mài trình độ sơ khai, mang hình dáng khá rõ nét của các loại công cụ như rìu
bôn, cuốc mai,… báo hiệu khả năng chuyên môn hóa trong trồng trọt
c. nhiều công cụ bằng đá mài trình độ cao, mang hình dáng khá rõ nét của các loại công cụ như rìu bôn,
cuốc mai,… báo hiệu khả năng chuyên môn hóa trong trồng trọt
d. nhiều công cụ bằng đá mài trình độ chưa phát triển, mang hình dáng khá rõ nét của các loại công cụ
như rìu bôn, cuốc mai,… báo hiệu khả năng chuyên môn hóa trong trồng trọt
32. Các bộ lạc nông nghiệp ở lưu vực sông Đồng Nai trong giai đoạn này đã làm đất bằng những?
a. chiếc cuốc đá mài nhẵn.
b. rìu đá mài nhẵn
c. trang sức
d. liềm đá mài nhẵn
33. những chiếc cuốc đá mài nhẵn của cư dân lưu vực sông Đông Nai thời kỳ đá mới như thế nào?
a. Những chiếc cuốc này thường có kích thước lớn, thân cong về phía mặt trước, có chuôi để tra cán.
Họ còn có thể đã dùng những dao đá hình bán nguyệt như của chiếc “lưỡi hái” trong việc gặt lúa
b. Những chiếc cuốc này thường có kích thước lớn, thân cong về phía mặt trước, có chuôi để tra cán.
Họ còn có thể đã dùng những dao đá hình bán nguyệt như của chiếc “rìu hái” trong việc gặt lúa
c. Những chiếc cuốc này thường có kích thước lớn, thân cong về phía mặt trước, có chuôi để tra cán.
Họ còn có thể đã dùng những dao đá hình bán nguyệt như của chiếc “dao hái” trong việc gặt lúa
d. Những chiếc cuốc này thường có kích thước lớn, thân cong về phía mặt trước, có chuôi để tra cán.
Họ còn có thể đã dùng những dao đá hình bán nguyệt như của chiếc “cưa” trong việc gặt lúa
34. Chiếc liềm đồng của cư dân cổ Đông Nam Bộ được phát hiện ở di chỉ khảo cổ học nào?
a. Dốc Chùa
b. Bưng Bạc
c. Bưng Điền
d. Bưng Cầu
35. cư dân cổ Đông Nam Bộ thời tiền sơ sử đã biết thuần dưỡng những loại động vật nào?
a. còn thuần dưỡng được động vật như trâu, bò, heo, gà,…
b. còn thuần dưỡng được động vật như trâu, bò, heo, gà, thỏ,…
c. còn thuần dưỡng được động vật như trâu, bò, heo, gà, hươu, nai,…
d. còn thuần dưỡng được động vật như trâu, bò, heo, gà, nai, thỏ, dê,…
36. Chăn nuôi nguyên thủy ở Đông Nam Bộ đã xuất hiện có tác dụng?

8
a. một mặt làm phong phú nguồn thực phẩm, mặt khác cung cấp thêm bằng chứng cho việc cuộc sống
của cư dân Đông Nam Bộ đã dần đi vào ổn định.
b. một mặt làm phong phú nguồn thực phẩm
c. cung cấp thêm bằng chứng cho việc cuộc sống của cư dân Đông Nam Bộ đã dần đi vào ổn định.
d. một mặt làm phong phú nguồn thực phẩm, mặt khác cung cấp thêm bằng chứng cho việc cuộc sống
của cư dân Đông Nam Bộ đã có giai cấp.

37. Nghề thủ công đầu tiên của cư dân cổ Đông Nam Bộ?
a. Làm gốm là một trong những nghề thủ công đầu tiên và có vị trí quan trọng trong đời sống của các
cộng đồng cư dân Nam Bộ.
b. Làng chế tác đá
c. Làng kim hoàn
d. Nghề mộc
38. Loại hình gốm được phát hiện thời tiền sử ở Đông Nam Bộ?
a. Những mảnh gốm thu được từ các loại hình tô, bát, chén, chum vò các loại.
b. Những mảnh gốm thu được từ các loại hình tô, bát, chén, chum vò các loại, đồ trang sức.
c. Những mảnh gốm thu được từ các loại hình tô, bát, chén, chum vò các loại, đô tùy táng.
d. Những mảnh gốm thu được từ các loại hình tô, bát, chén, chum vò các loại, đồ trang sức và đồ tùy
táng.
39. Gốm thời tiền sử của cư dân Đông Nam Bộ được làm như thế nào?
a. Gốm được làm từ đất sét pha cát có trộn bả thực vật, cấu thành các loại gốm thô, mịn và gốm pha bả
thực vật.
b. Gốm được làm từ đất đỏ pha cát có trộn bả thực vật, cấu thành các loại gốm thô, mịn và gốm pha bả
thực vật
c. Gốm được làm từ đất nâu pha cát có trộn bả thực vật, cấu thành các loại gốm thô, mịn và gốm pha bả
thực vật
d. Gốm được làm từ đất đen pha cát có trộn bả thực vật, cấu thành các loại gốm thô, mịn và gốm pha bả
thực vật
40. Muốn làm cho xương gốm có màu đen hoặc màu xám, cư dân cổ Đông Nam Bộ đã dung bằng
phương pháp gì?
a. pha một ít bả thực vật
b. pha đất đỏ

9
c. pha đất sét
d. pha các loại màu
41. Gốm cư dân cổ đông nam Bộ thường có màu gì?
a. Gốm xám và đen.
b. Gốm xám và đen, đỏ
c. Gốm xám và đen, nâu
d. Gốm xám và đen, vàng
42. Gốm mịn được cư dân Đông Nam sản xuất như thế nào?
a. là loại gốm được cấu tạo từ khoáng sét đã tiến hành khâu lọc rửa nguyên liệu, chất liệu này dùng để
chế tạo các loại hiện vật có đường kính nhỏ như bình, bát, dĩa
b. là loại gốm được cấu tạo từ khoáng sét đã tiến hành khâu lọc rửa nguyên liệu, chất liệu này dùng để
chế tạo các loại hiện vật có đường kính nhỏ như bình, bát, dĩa, đồ tùy táng
c. là loại gốm được cấu tạo từ khoáng sét đã tiến hành khâu lọc rửa nguyên liệu, chất liệu này dùng để
chế tạo các loại hiện vật có đường kính nhỏ như bình, bát, dĩa, đồ trang trí
d. là loại gốm được cấu tạo từ khoáng sét đã tiến hành khâu lọc rửa nguyên liệu, chất liệu này dùng để
chế tạo các loại hiện vật có đường kính nhỏ như bình, bát, dĩa, đồ trang trí à đồ tùy táng.
43. Gốm pha bả thực vật được cấu tạo từ khoáng sét phù sa sông, nhiều vôi và bả thực vật được phát
hiện ơ di chỉ khảo cổ học nào?
a. nhiều ở một số địa điểm khảo cổ học như vùng cận biển như Cái Vạn, Bưng Bạc
b. nhiều ở một số địa điểm khảo cổ học như vùng cận biển như Cái Vạn, Bưng Bạc, Cù Lao Rùa
c. nhiều ở một số địa điểm khảo cổ học như vùng cận biển như Cái Vạn, Bưng Bạc, Hàng Gòn
d. nhiều ở một số địa điểm khảo cổ học như vùng cận biển như Cái Vạn, Bưng Bạc, Phú Chánh
44. Về kỹ thuật, gốm cổ Đông Nam Bộ có nhiều cách chế tạo khác nhau?
a. nặn bằng tay, bàn xoay và được trang trí các loại văn in, văn khắc vạch, văn đắp nổi, văn tô màu và
văn vẽ màu
b. nặn bằng tay và được trang trí các loại văn in, văn khắc vạch, văn đắp nổi, văn tô màu và văn vẽ màu
c. bàn xoay và được trang trí các loại văn in, văn khắc vạch, văn đắp nổi, văn tô màu và văn vẽ màu
d. nặn bằng tay, bàn xoay và được trang trí các loại văn in, văn khắc vạch
45. Các mô-típ hoa văn trên có mặt trên đồ gốm ở các địa điểm khảo cổ học nào ở Đông Nam Bộ?
a. Cầu Sắt, Suối Linh, Suối Chồn, Bình Đa, Cù Lao Rùa, Mỹ Lộc
b. Cầu Sắt, Suối Linh, Suối Chồn, Bình Đa, Cù Lao Rùa, Mỹ Lộc, Hàng Gòn

10
c. Cầu Sắt, Suối Linh, Suối Chồn, Bình Đa, Cù Lao Rùa, Mỹ Lộc, Bưng Bạc
d. Cầu Sắt, Suối Linh, Suối Chồn, Bình Đa, Cù Lao Rùa, Mỹ Lộc, Bưng Bạc, Bưng Cầu
46. Gốm màu xuất hiện ở đâu?
a. Bưng Bạc, Bưng Thơm
b. Bưng Bạc
c. Bưng Thơm
Bưng Bạc, Bưng Thơm, Dốc Chùa
47. nghề dệt phát hiện ở di chỉ khảo cổ học nào?
a. trăm chiếc doi xe được phát hiện ở Dốc Chùa, Gò Ô Chùa
b. trăm chiếc doi xe được phát hiện ở Dốc Chùa, Gò Ô Chùa, Phú Chánh
c. trăm chiếc doi xe được phát hiện ở Dốc Chùa, Gò Ô Chùa, Hàng Gòn
d. trăm chiếc doi xe được phát hiện ở Dốc Chùa, Gò Ô Chùa, Hàng Gòn, Phú Chánh
48. kiểu dệt bằng khung dệt ngồi gấp gối của cư dân cổ Đông Nam bộ được phát hiện ở đâu?
a. di tích khảo cổ học Phú Chánh có niên đại khoảng một vài thế kỷ đầu công nguyên
b. Dốc Chùa
c. Gò Ô Chùa
d. Hàng Gòn
49. nghề thủ công của cư dân cổ Đông Nam Bộ thời nguyên thủy?
a. làm gốm, nghề dệt, chế tác đá, kim hoàn, làm mộc, thủy tinh
b. làm gốm, nghề dệt, chế tác đá, kim hoàn
c. làm gốm, nghề dệt, chế tác đá, kim hoàn, làm mộc
d. làm gốm, nghề dệt, chế tác đá
50. Dấu tích của nghề mộc được phát hiện tại nhiều địa điểm ở Đông Nam Bộ?
a. Cù lao rùa, Bưng bạc, cư dân Bái Lăng (nhơn trạch, đồng nai), Hàng Gòn
b. Cù lao rùa, Bưng bạc, cư dân Bái Lăng (nhơn trạch, đồng nai), Hàng Ông Đại
c. Cù lao rùa, Bưng bạc, cư dân Bái Lăng (nhơn trạch, đồng nai),
d. Cù lao rùa, Bưng bạc, cư dân Bái Lăng (nhơn trạch, đồng nai), Phú Chánh
51. cư dân sử dụng nhiều dụng cụ như rìu, đục để gia công gỗ làm nhà và các dụng cụ gần thiết trong
sinh hoạt ở di tích khảo cổ học nào?
a. Tại Cù Lao Rùa
11
b. Ở Bưng Bạc,
c. Cư dân Cái Lăng (Nhơn Trạch, Đồng Nai)
d. Tại Cù Lao Rùa, Ở Bưng Bạc,
52. cộng đồng sống thành làng, dựng nhà sàn bằng gia công đẽo gọt gỗ, lắp ghép sườn gỗ bằng ngàm,
rãnh và lỗ mộng; di tích kiến trúc gỗ ở đây rất phong phú như cọc, cột, kèo, xà, ván?
a. Tại Cù Lao Rùa
b. Ở Bưng Bạc,
c. Cư dân Cái Lăng (Nhơn Trạch, Đồng Nai)
d. Tại Cù Lao Rùa, Ở Bưng Bạc
53. Cư dân Đông Nam Bộ dựng nhà sàn bằng gỗ, ở đây còn phát hiện một loại thuổng đào đất bằng gỗ?
a. Tại Cù Lao Rùa
b. Ở Bưng Bạc,
c. Cư dân Cái Lăng (Nhơn Trạch, Đồng Nai)
d. Tại Cù Lao Rùa, Ở Bưng Bạc
54. Cộng đồng chế tác đá sớm và điêu luyện?
a. Cư dân Đông Nam Bộ
b. Cư dân Tây Nam Bộ
c. Cư dân Nam Trung Bộ
d. Cư dân Bắc Trung Bộ
54. Nghề chế tác đá ở Đông Nam Bộ?
a. có sự góp mặt của hầu hết các kỹ thuật cơ yếu của kỹ nghệ chế tác đá tiền sử như tách đập, bổ chặt,
ghè đẽo trực tiếp và gián tiếp, tu chỉnh một hay nhiều lần, mài phá và trau chuốt, sửa chữa, cải biến để
tận dụng phế phẩm, cưa và khoan.
b. có sự góp mặt của hầu hết các kỹ thuật cơ yếu của kỹ nghệ chế tác đá tiền sử như tách đập, bổ chặt,
ghè đẽo trực tiếp và gián tiếp, tu chỉnh một hay nhiều lần.
c. có sự góp mặt của hầu hết các kỹ thuật cơ yếu của kỹ nghệ chế tác đá tiền sử như tách đập, bổ chặt,
ghè đẽo trực tiếp và gián tiếp, tu chỉnh một hay nhiều lần, mài phá và trau chuốt, sửa chữa, cải biến để
tận dụng phế phẩm, cưa và khoan; dùi và mài
d. có sự góp mặt của hầu hết các kỹ thuật cơ yếu của kỹ nghệ chế tác đá tiền sử như tách đập, bổ chặt,
ghè đẽo trực tiếp và gián tiếp, tu chỉnh một hay nhiều lần, mài phá và trau chuốt, sửa chữa, cải biến để
tận dụng phế phẩm, cưa và khoan; sử dụng kim loại chế tác đá.
55. Nguyên liệu để chế tác thường được khai thác tại chỗ?

12
a. phổ biến nhất là đá sừng hoặc phiến sừng và một số loại khác như đá basalt, sa thạch
b. phổ biến nhất là đá sừng hoặc phiến sừng và một số loại khác như đá basalt, sa thạch, đất sét
c. phổ biến nhất là đá sừng hoặc phiến sừng và một số loại khác như đá basalt, sa thạch, đất đen
d. phổ biến nhất là đá sừng hoặc phiến sừng và một số loại khác như đá basalt, sa thạch, đá granít
56. Sản phẩm đồ đá Đông Nam Bộ rất đa dạng?
a. các loại rìu, đục, dao hái, bàn mài, vòng tay,…
b. các loại rìu, đục, dao hái, bàn mài, vòng tay, vòng chân,…
c. các loại rìu, đục, dao hái, bàn mài, vòng tay, vòng chân, khuyên tai,…
d. các loại rìu, đục, dao hái, bàn mài, vòng tay, khuyên tai, răng,…
57. Người Bưng Bạc chế tác rất nhiều trang sức bằng mà chủ yếu là?
a. vòng đá
b. cối đá
c. khuôn đúc đá
d. chày đá
58. Cư dân nào được coi là một trong những người thợ tiên phong trong việc tạo ra những vòng đá
bằng phương pháp khoan tách lõi ở Nam Bộ?
a. người tiền sử ở Bưng Bạc.
b. người tiền sử ở Hàng Gòn
c. người tiền sử ở Phú Chánh
d. người tiền sử ở Dốc Chùa
59. Việc chế tác đá dần dịch chuyển theo chiều hướng vừa phát triển vừa suy thoái của cư dân Đông
Nam Bộ?
a. cộng đồng này chuyển mạnh vào chế tác kim loại
b. cộng đồng này chuyển mạnh vào chế tác đá
c. cộng đồng này chuyển mạnh vào làm gốm
d. cộng đồng này chuyển mạnh vào làm kim hoàn.
60. Nghề luyện kim đúc đồng đã đòi hỏi kỹ thuật cao đã có ảnh hưởng như thế nào đến cư dân Đông
Nam Bộ?
a. Tạo ra quy trình phân công lao động phải chặt chẽ hơn thì các sản phẩm ra đời mới đáp ứng nhu cầu
sử dụng của cộng đồng
b. kết nối cộng đồng
13
c. phân công lao động ở trình độ cao
d. sự tan rã của xã hội nguyên thủy
61. Kỹ thuật đúc đồng lưu lại dấu tích phổ biến trong hàng chục di tích thông qua sự xuất hiện của các
khuôn đúc kim loại tại?
a. Cái Vạn, Đồi Trảng Quân, Cù Lao Rùa, Bưng Bạc, Bưng Thơm và di tích Dốc Chùa
b. Cái Vạn, Đồi Trảng Quân, Cù Lao Rùa, Bưng Bạc, Bưng Thơm
c. Cái Vạn, Đồi Trảng Quân, Cù Lao Rùa
d. Cái Vạn, Đồi Trảng Quân, Cù Lao Rùa, Bưng Bạc
62. Việc phát hiện dấu tích của nghề đúc đồng với 79 tiêu bản khuôn bằng sa thạch, là một di tích minh
chứng cho đỉnh cao phát triển trong kỹ thuật thời kim khí của nền văn hóa Đồng Nai? A. Dốc Chùa
B. Cái Vạn
C. Đồi Trảng Quân
D. Cù Lao Rùa
63. Sản phẩm đúc đồng rất phong phú của cư dân Đông Nam Bộ thời nguyên thủy?
A. từ công cụ sản xuất, vũ khí đến đồ trang sức, nhạc cụ,…
B. từ công cụ sản xuất, vũ khí đến đồ trang sức,…
C. từ công cụ sản xuất, vũ khí
D. Công cụ sản xuất
64. Bên cạnh đúc đồng, kỹ thuật rèn sắt của cư dân Đông Nam Bộ đã xuất hiện thông qua dấu tích
trong?
a. các khu mộ lớn
b. Mộ chum
c. Mộ thổ tang
d. xưởng chế tác đá
65. Đồ sắt Đông Nam Bộ rất đa dạng về chủng loại đồ thông dụng?
a. rìu, cuốc, dao hái (liềm), lưỡi câu, vòng trang sức và một số loại vũ khí như dao găm, kiếm, lưỡi qua
b. rìu, cuốc, dao hái (liềm), lưỡi câu, vòng trang sức và một số loại vũ khí như dao găm
c. rìu, cuốc, dao hái (liềm), lưỡi câu, vòng trang sức
d. vòng trang sức và một số loại vũ khí như dao găm, kiếm, lưỡi qua

14

You might also like