You are on page 1of 29

ACHƯƠNG 1

VĂN HÓA HỌC


VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

PHẦN 2: ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM


II. ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM
HAI LOẠI HÌNH VĂN HÓA
• Căn cứ vào nguồn gốc của hai khu vực văn
hóa, có hai loại hình văn hóa:
- Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp (nóng,
ẩm, mưa nhiều) định cư, thích hợp trồng
trọt.
- Loại hình văn hóa gốc du mục (lạnh, khô)
đồng cỏ mênh mông, thích hợp chăn nuôi.
II. ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM
HAI LOẠI HÌNH VĂN HÓA
So sánh người phương Đông và người phương Tây:
• Màu da, tóc, mắt
• Vóc dáng
• Thức ăn
• Ngôn ngữ, cách
chào
• Kinh tế truyền
thống ....
=>p.Đông khác p.Tây
II. ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM
HAI LOẠI HÌNH VĂN HÓA

Phương Tây: săn


bắt bắt bắt, chăn nuôi->
thương mại,đô thị,
thi thị, công nghiệp...

Phương Đông:
hái lượm -> trồng
t
trọt-> nông nghiệp
II. ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM
1. LOẠI HÌNH VĂN HÓA GỐC NÔNG NGHIỆP

VH gốc nông nghiệp: 4 đặc trưng


II. ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM
1. LOẠI HÌNH VĂN HÓA GỐC NÔNG NGHIỆP
1.1. Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên:
+ Nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định cư
để chờ cây cối lớn lên, ra hoa kết trái và thu hoạch;
+ Có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với
thiên nhiên (lạy trời, ơn trời, nhờ trời; trông trời…).
II. ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM
1. LOẠI HÌNH VĂN HÓA GỐC NÔNG NGHIỆP
1.1. Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên
1.2. Về mặt tư duy, nhận thức
- Tư duy tổng hợp – biện chứng: Cái mà người nông
nghiệp quan tâm không phải từng yếu tố riêng rẽ mà là
những mối quan hệ qua lại giữa chúng:
•Tổng hợp: bao quát mọi yếu tố
•Biện chứng: chú trọng đến các mối quan hệ giữa chúng.
=> Kinh nghiệm: Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa; Được
mùa lúa, úa mùa cau;…
- Coi trọng kinh nghiệm và đôi khi còn chủ quan, cảm tính
trong nhìn nhận, đánh giá vấn đề.
II. ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM
1. LOẠI HÌNH VĂN HÓA GỐC NÔNG NGHIỆP
1.1. Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên
1.2. Về mặt tư duy, nhận thức
2.3. Về mặt tổ chức cộng đồng
*** Ưa sống theo nguyên tắc trọng tình: cư xử tình
nghĩa – một bồ cái lí không bằng một tí cái tình.
 Thái độ: trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ
- Trọng đức: quý trọng đạo đức - ở có đức không có
sức mà ăn
-Trọng văn: trọng người có văn hóa – sĩ, nông…
-Trọng phụ nữ: vợ quản lí kinh tế, tài chính,..
II. ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM
1. LOẠI HÌNH VĂN HÓA GỐC NÔNG NGHIỆP
1.1. Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên
1.2. Về mặt tư duy, nhận thức
2.3. Về mặt tổ chức cộng đồng
*** Tư duy tổng hợp biện chứng + trọng tình => lối
sống linh hoạt, ứng biến, thích nghi với từng hoàn
cảnh cụ thể dẫn đến triết lí sống: ở bầu thì tròn ở ống
thì dài, đi với Phật mặc áo cà sa,…
*** Trọng tình: con người phải biết tôn trọng và cư
xử bình đẳng, dân chủ với nhau => nền dân chủ làng
mạc => tâm lí coi trọng cộng đồng, tập thể, làm gì
cũng nghĩ đến tập thể.
II. ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM
1. LOẠI HÌNH VĂN HÓA GỐC NÔNG NGHIỆP
1.1. Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên
1.2. Về mặt tư duy, nhận thức
2.3. Về mặt tổ chức cộng đồng
- Mặt trái của tính linh hoạt: Thói tùy tiện, tính tổ
chức kém: giờ cao su, thiếu tôn trọng pháp luật, nhất
quen nhì thân, tam thần, tứ thế…
- Lối sống trọng tình cũng dẫn đến nhiều tiêu cực
trong công việc, trong nhận định, đánh giá,…: Nhất
quen nhì thân,…
II. ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM
1. LOẠI HÌNH VĂN HÓA GỐC NÔNG NGHIỆP
1.1. Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên
1.2. Về mặt tư duy, nhận thức
2.3. Về mặt tổ chức cộng đồng
2.4. Về lối ứng xử với môi trường xã hội
II. ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM

2.4. Về lối ứng xử với môi


trường xã hội
Tư duy tổng hợp + phong
cách linh hoạt => thái độ
dung hợp trong tiếp nhận
(tôn giáo nào cũng thu
nhận: Nho, Phật, Đạo,
Thiên chúa giáo,…), mềm
dẻo, hiếu hòa trong đối
phó với chiến tranh xâm
lược. NHÀ THỜ
TIÊU CHÍ VĂN HOÁ GỐC NÔNG NGHIỆP

Đặc trưng Khí hậu Nắng nóng lắm, mưa ẩm nhiều

gốc Nghề chính Trồng trọt

Sống định cư, thái độ tôn trọng, ước


Ứng xử với môi trường tự nhiên
mong sống hoà hợp với thiên nhiên

Thiên về tổng hợp và biện chứng (trong


Lối nhận thức, tư duy quan hệ); chủ quan, cảm tính và kinh
nghiệm

Tổ chức Trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng


Nguyên tắc
cộng nữ

đồng Cách thức Linh hoạt và dân chủ, trọng tập thể

Dung hợp trong tiếp nhận;


Ứng xử với môi trường xã hội
mềm dẻo, hiếu hoà trong đối phó
II. ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM
2. CHỦ THỂ, THỜI GIAN VĂN HOÁ VIỆT NAM
2.1. Chủ thể văn hóa
a. Trong phạm vi của trung tâm hình thành loài người
phía Đông và
b. Trong khu vực hình thành đại chủng phương Nam
(Australoid)
=> Chủ thể Văn hóa VN: đa tộc người (54 dân tộc),
người Việt là đại diện, tạo nên tính thống nhất
trong sự đa dạng của văn hóa.
II. ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM
2. CHỦ THỂ, THỜI GIAN VĂN HOÁ VIỆT NAM
2.1. Chủ thể văn hóa
2.2. Thời gian văn hoá
*** Vào thời đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm về
trước) hình thành chủng Indonesien;
*** Từ cuối thời đá mới, đầu thời đại đồ đồng
(Khoảng 5000 năm về trước) hình thành chủng
Nam Á;
*** Hình thành các tộc người cụ thể, trong đó người
Việt (Kinh) chiếm 90% dân số cả nước – tách ra từ
khối Việt – Mường (TK VII – VIII).
II. ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM
2. CHỦ THỂ, THỜI GIAN VĂN HOÁ VIỆT NAM
2.1. Chủ thể văn hóa
2.2. Thời gian văn hoá
*** Vào thời đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm về
trước):
- Dòng người thuộc chủng Mongoloid từ dãy Himalaya thiên di
về hướng đông nam -> vùng Đông Nam Á cổ đại hợp chủng
với cư dân Melanesien bản địa (thuộc chủng Australoid) dẫn
đến sự hình thành chủng Indonesien (cổ Mã Lai, Đông Nam
Á tiền sử).
- Đặc điểm: da ngâm, tóc quăn dợn song, tầm vóc thấp,…
- Từ đây lan tỏa ra cư trú trên toàn bộ địa bàn Đông Nam Á cổ
đại: bắc tới sông Dương Tử, tây tới Ấn Độ, đông tới quần
đảo Philippin, nam tới các hải đảo Indonesia.
II. ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM
2. CHỦ THỂ, THỜI GIAN VĂN HOÁ VIỆT NAM
2.1. Chủ thể văn hóa
2.2. Thời gian văn hoá
*** Từ cuối thời đá mới, đầu thời đại đồ đồng
(Khoảng 5000 năm về trước) hình thành chủng
Nam Á
- Tại khu vực mà nay là Nam Trung Hoa và bắc Đông Dương,
Indonesien bản địa + chủng Mongoloid từ phía bắc =>
chủng Nam Á.
- Dần dần chủng Nam Á chia tách thành một loạt các dân tộc,
gọi bằng Bách Việt: Điền Việt, Dương Việt, Đông Việt, Nam
Việt,… sống khắp khu vực song Dương Tử cho tới bắc
Trung Bộ ngày nay, họp thành những khối cư dân lớn:
Môn-Khmer, Việt- Mường, Tày-Thái, Mèo- Dao.
II. ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM
2. CHỦ THỂ, THỜI GIAN VĂN HOÁ VIỆT NAM
2.1. Chủ thể văn hóa
2.2. Thời gian văn hoá
*** Hình thành các tộc người cụ thể, trong đó người
Việt (Kinh) chiếm 90% dân số cả nước – tách ra từ
khối Việt – Mường (TK VII – VIII).
=> Người Việt cùng đại bộ phận các tộc người trong
thành phần các dân tộc Việt Nam đều có chung
nguồn gốc là nhóm loại hình Indonesien. Điều này
tạo nên tính thống nhất cao- thống nhất trong sự đa
dạng- của con người và văn hóa Việt Nam và rộng
hơn là toàn vùng Đông Nam Á.
SỰ HÌNH THÀNH CÁC DÂN TỘC ĐÔNG NAM Á

CHỦNG INDONÉSIEN
(= Cổ Mã Lai, Đông Nam Á tiền sử)

AUSTRONÉSIEN CHỦNG NAM Á


( Nam Đảo) ( = Austrosiatic, Bách Việt)

Nhóm Chàm Nhóm Môn- Nhóm Việt- Nhóm Tày- Nhóm Mèo-
Khmer Mường Thái Dao
Chăm
Raglai M nông Việt Tày H’ mông
Ê đê Khmer Mường Thái (Mèo)
Chru Kơho Thổ Nùng Dao
Xtiêng Chứt Cao Lan Pà Thẻn
II. ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM
3. KHÔNG GIAN VĂN HOÁ VIỆT NAM
Phạm vi không gian: Thuộc không gian Đông Nam Á
II. ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM
3. KHÔNG GIAN VĂN HOÁ VIỆT NAM
Phạm vi không gian: Thuộc không gian Đông Nam Á
- Ở phạm vi hẹp, không gian gốc: khu vực cư trú của
người Bách Việt.
-> Đây là cái nôi của nghề nông nghiệp lúa nước, nghệ
thuật đúc đồng.
-> Đây cũng là bờ cõi đất nước của họ Hồng Bàng theo
truyền thuyết.
- Ở phạm vi rộng hơn: khu vực cư trú của người
Indonesien lục địa.
II. ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM
3. KHÔNG GIAN VĂN HOÁ VIỆT NAM
Phạm vi không gian: Thuộc không gian Đông Nam Á
- Xét từ trong cội nguồn: được định hình trên nền
không gian văn hóa khu vực Đông Nam Á nên hội tụ
đầy đủ mọi đặc trưng của văn hóa khu vực.
-> Tạo nên sự thống nhất cao độ của vùng văn hóa
ĐNA.
-> Việt Nam là nơi hội tụ đầy đủ nhất mọi đặc trưng
của văn hóa khu vực.
-> Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ (các nhà
Đông Nam Á học nhận được).
4. HOÀN CẢNH ĐỊA LÍ
- Khí hậu: nhiệt đới ẩm, mưa nhiều => thuận lợi
cho nghề nông.
- Địa hình: có nhiều sông ngòi, kênh rạch =>
nền văn hóa nông nghiệp lúa nước.
- Vị trí địa lý: là giao điểm của các nền văn hóa,
văn minh.
5. CÁC
VÙNG
VĂN
HÓA
VIỆT
NAM:
6 vùng
6. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI CỦA
VĂN HÓA VIỆT NAM
Với vị trí địa lí giao điểm của các luồng văn hóa, quá
trình phát triển lịch sử - xã hội của Việt Nam bị chi
phối mạnh mẽ bởi các quan hệ giao lưu văn hoá với
Đông Nam Á, Trung Hoa, Ấn Độ và phương Tây.
Trong đó, quan hệ với văn hóa Trung Hoa để lại dấu
ấn sâu đậm hơn cả.
=> Có định kiến cho rằng: văn hóa Việt Nam là sản
phẩm, là bộ phận của văn hóa Trung Hoa.
Tuy nhiên, về cơ bản, văn hóa Việt Nam khác văn
hóa Trung Hoa rất nhiều.
6. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI CỦA
VĂN HÓA VIỆT NAM

VĂN HÓA LƯU VỰC VĂN HÓA LÚA


VĂN HOÁ
TRUNG HOA
= SÔNG HOÀNG HÀ
Văn hóa du mục TB +
+ NƯỚC ĐNA

văn hóa nông nghiệp khô Bách Việt

Du mục
Tây Bắc Nông nghiệp lúa
nước phía Nam
Nông nghiệp khô
sông Dương Tử
Trung Nguyên
6. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI CỦA
VĂN HÓA VIỆT NAM

VĂN HOÁ VĂN HÓA PHƯƠNG BẮC CỔ ĐẠI


TRUNG HOA = VĂN HÓA LƯU VỰC SÔNG HOÀNG HÀ

VĂN HÓA LÚA NƯỚC


Bách Việt (Đông Nam Á)

VĂN HOÁ VĂN HÓA MIỀNTRUNG VÀ


VIỆT NAM
= ĐỒNG BẰNG SÔNG MÊKONG
6. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI CỦA
VĂN HÓA VIỆT NAM
1. Về địa bàn
- VN ở vùng Đông Nam;
- TQ ở vùng Tây Bắc.
2. Về nguồn gốc
- VN mưa nhiều – trồng lúa nước – VH nông nghiệp;
- TQ khô – trồng kê, lúa mạch – VH du mục.
3. Đặc trưng
- VN có cái nhìn tổng hợp;
- TQ có cái nhìn phân tích.
*** TQ và VN có nhiều chỗ giao thoa VH (vùng phía Nam
sông Dương Tử).
-> VHVN không phải là sản phẩm của VH Trung Hoa

You might also like