You are on page 1of 5

CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

BÀI 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC

I. CON NGƯỜI - CHỦ/KHÁCH THỂ CỦA VĂN HÓA


- Một trong những khía cạnh cần xem xét của vấn đề: QUAN HỆ
GIỮA CON NGƯỜI – VĂN HÓA
- Mối quan hệ được thể hiện ở 3 mặt:
+ Con người với tư cách là chủ thể sáng tạo của văn hóa
+ Con người cũng là sản phẩm của văn hóa
+ Con người là đại biểu mang giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra
 Con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của văn hóa
1. Những định nghĩa khác nhau về con người
- Trong tư tưởng phương Đông, con người là vũ trụ thu nhỏ, con người
là sự thống nhất của không gian và thời gian.
- Theo mô hình tam phân (thuyết Tam Tài), con người là một trong ba
ngôi ba thế lực của vũ trụ: Thiên - Địa – Nhân. Người nối liền trời với
đất, dung hòa 2 cực đối lập ấy để đạt đc sự hài hòa hợp lý (thiên thời -
địa lợi – nhân hòa)
- Theo Phật giáo, người và muôn loài là bình đẳng, khác với quan niệm
phương Tây cổ truyền cho con người là trung tâm vũ trụ, chúa tể
muôn loài.
- CNDVBC và CNDVLS nhìn con người như 1 thành tố đã tồn tại
trong nhiều mối quan hệ xã hội: “Trong tính thực tiễn của nó, con
người là sự tổng hòa các quan hệ xã hội” – Các Mác.
- Trong thời đại tin học, ngta hay sử dụng khái niệm “con người nhiều
chiều” => thể hiện quan điểm của Các Mác => có thể hiểu là con
người trong các chiều hướng tự nhiên – xã hội, gia đình – xã hội, hành
động – tâm linh, con người – chính mình
- Trong khoa học sinh thái, con người là thành viên đặc biệt trong sinh
quyển, do bản chất sinh vật phát triển, hoàn hảo nhất và do bản thân
văn hóa chỉ có ở con người.
- XVIII, Franklin định nghĩa con người là “động vật làm ra công cụ”
2. Sự nhìn nhận vai trò của con người
II. CON NGƯỜI VIỆT NAM, CHỦ - KHÁCH THỂ CỦA VĂN HÓA
VIỆT NAM
III. KHÁI NIỆM VĂN HÓA VÀ CÁC KHÁI NIỆM KHÁC
IV. ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA CỦA UNESCO
CHƯƠNG II: NHỮNG NỀN TẢNG HÌNH THÀNH VĂN HÓA VIỆT NAM
TRUYỀN THỐNG

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN SINH THÁI VỚI VẤN ĐỀ BẢN SẮC VĂN HÓA
VIỆT NAM
1. Đặc điểm tự nhiên sinh thái
- Điều kiện tự nhiên:
- Sông ngòi:
+ khoảng 2360 sông >10km
+ Trung bình 20km/1 cửa sông
+ Đường bờ biển: 3260km
+ Nhiều hồ, ao, đầm, phá, kênh, mương
- Khí hậu:
+ >200 ngày nắng
+ Cân bằng bức xạ quanh năm dương
+ Nhiệt độ trung bình: 22-27 độ C
+ Tổng nhiệt độ hoạt động: 8000 – 10.000 độ C
+ Lượng mưa TB: 500 – 2000mm
+ Độ ẩm: >80%
- Việt Nam có hệ sinh thái phồn tạp:
+ Chỉ số đa dạng giữa giống loài và số cá thể rất cao, thực vật phát triển hơn
động vật (động vật thiếu hụt những động vật ăn cỏ => thiếu thịt => ảnh
hưởng đến văn hóa)
+ Thời kinh tế hái lượm: hái lượm vượt trội săn bắn (do sự khác nhau về
mặt sức khỏe => có sự phân công: nữ hái lượm, nam săn bắn => hái lượm
thu hoạch được nhiều hơn săn bắn => phụ nữ: đối tượng chịu trách nhiệm
chính)
+ Thời kinh tế nông nghiệp: trồng trọt vượt trội chăn nuôi
- Hai tính trội của văn hóa Việt Nam: tính thực vật – tính (sông) nước
2. Dấu ấn của ĐKTN trong văn hóa Việt Nam truyền thống
- Ăn uống:
+ Nguyên liệu: thực vật (chính), cá, động vật nhỏ
+ Cơ cấu bữa ăn: cơm, rau, cá
+ Cách chế biến: luộc, làm khô, muối lên men
+ Mùi vị: thanh đạm
+ Cách ăn: cả nước lẫn cái
- Trang phục:
+ Chất liệu: nguồn gốc thực vật, mỏng, nhẹ, thấm mồ hôi
+ Cách mặc truyền thống: giản dị, gọn gàng, màu trầm, nam: ở trần, đóng
khố, đi đất; nữ: yếm, váy
- Nhà ở:
+ Nhà ở truyền thống: nhà sàn, nhà đất
+ Chất liệu: gỗ, thảo mộc, đất, đá
+ Hình thức: nhà cao, cửa rộng => thoáng đãng, điều hòa ko khí => cửa
rộng: cửa cao thì nắng xiên, mưa hắt => cửa rộng để tránh điều đó
+ Khá kiên cố, bền chắc, kết cấu vì kèo, “mộng”
+ Hướng: nam, đông nam => mát mùa hè, ấm mùa đông => tránh nóng,
tránh bão => đón gió mát
+ Ngói vẩy cá, mái cong, nhà thuyền, nhà bè, tên gọi các bộ phận gỗ: tàu
mái, mũi tàu, dạ tàu, then tàu, câu tàu, bệ tàu…
- Giao thông:
+ Đường bộ kém phát triển
+ Đường thủy phát triển mạnh:
 Phong phú về phương tiện
 Giỏi đi trên sông nước, giỏi bắc cầu, giỏi thủy chiến, vẽ mắt cho thuyền
 Quan hệ giao thương diễn ra nơi bến sông
 Đô thị là những thương cảng ven sông, ven biển
- Tín ngưỡng:
+ Thờ cây, thờ lúa
+ Lễ Tịch điền, lễ Lồng tồng (xuống đồng)
+ Thờ nước
+ Thờ loài sống ở vùng sông nước (rắn, chim…)
- Lễ Tết, lễ hội:
+ Phong phú
+ Theo mùa vụ lúa nước,
+ Nghi lễ và trò chơi liên quan đến nước, nông nghiệp
- Trong tang ma: Lễ phạn hàm; Chèo đò; Bắc cầu; Mộ thuyền
- Trong ngôn từ: dùng nhiều hình ảnh liên quan đến thực vật, nông nghiệp và
sông nước: ba chìm bảy nổi; năm bè bảy mối; sông sâu sóng cả; chớ ngã tay
chèo
- Trong lối sống: Linh hoạt; Mềm dẻo
II. NỀN TẢNG KINH TẾ TRUYỀN THỐNG
- Nông nghiệp lúa nước, dùng trâu
- Thủy lợi: đắp đê, đào mương
- Chế độ công hữu ruộng đất tồn tại dai dẳng
- Thủ công nghiệp: làng nghề, phường nghề
- Nghề buôn bị hạn chế

III. HOÀN CẢNH XÃ HỘI - LỊCH SỬ


1. Hoàn cảnh xã hội

Xã hội nông nghiệp


(nông thôn - nông nghiệp - nông dân)

Phổ xã hội Quan hệ xã


Nhận thức
hội

Trọng Tổng hợp


Vua - quan Gia đình - Trọng kinh
tình, trọng Trọng phụ nữ biện
- lại - dân Làng - Nước nghiệm
văn chứng

2.

You might also like