You are on page 1of 33

Trường ĐH Kiến trúc TP Hồ Chí Minh

Khoa Kiến Trúc


Bộ môn Môi trường và Thiết kế bề vững
Quang Học Kiến Trúc (Vật Lý Kiến Trúc 2)

TIỂU LUẬN
Yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế chiếu sáng công trình trường mầm non

GVHD: Trần Ngọc Nam


Nhóm SVTH:
Đồng Thị Kim Ngân_KT20CT_20510100413
Dương Nhật Mỹ_KT20CT_20510100412
Lê Thị Xuân Hương_KT20CT_20510101783
Đặng Thị Hương Thảo_KT20CT_20510101807
Lê Thị Huỳnh Như Huỳnh_KT20CT_20510101782
Số ĐT liên lạc: 0975 022 593
MỤC LỤC
I. Mở đầu .................................................................................................................................................. 3
II. Chiếu sáng tự nhiên ......................................................................................................................... 5
1. Định nghĩa chiếu sáng tự nhiên ...................................................................................................... 5
2. Các giải pháp chiếu sáng tự nhiên .................................................................................................. 10
III. Chiếu sáng nhân tạo ........................................................................................................................ 20
1. Định nghĩa chiếu sáng nhân tạo ...................................................................................................... 20
2. Các giải pháp chiếu sáng nhân tạo .................................................................................................. 27
IV. Kết luận ............................................................................................................................................... 30
I. Mở đầu
Trường mầm non là cơ sở giáo dục dành cho trẻ em từ 3 tháng đến 6
tuổi. Đây là môi trường giáo dục ngoài xã hội đầu tiên mà trẻ tiếp xúc,
giáo dục mầm non rất quan trọng bởi giáo dục mầm non như một sự
khởi đầu mới mẻ cho những đứa trẻ, làm bước đệm hình thành nên
nhân cách của đứa trẻ, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
Thiết kế trường mầm non cần chú trọng đến việc tạo ra các không
gian an toàn, thân thiện và linh hoạt nhằm khuyến khích trẻ tham
gia nhiều hoạt động khác nhau để trẻ phát triển một cách toàn
diện và tốt nhất.
Trường mầm non là một trong những nơi đầu tiên trẻ nhỏ
khám phá và học hỏi những điều mới. Do đó, điều đặc biệt
quan trọng là môi trường giáo dục này cần đem đến cho trẻ
cảm giác an toàn, đáng tin cậy và sự hào hứng cho trẻ. Việc
thiết kế chiếu sáng là rất quan trọng vì ánh sáng phù hợp góp
phần đáng kể đến sự phát triển của trẻ em.
Một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên tạp chí Building
and Environment cho thấy kết quả học tập của học sinh được
cải thiện 16% với sự thay đổi của một số yếu tố cốt lõi trong
thiết kế lớp học.

Trong trường mầm non có nhiều không gian chức năng khác nhau, chúng được sử dụng chủ yếu cho
các hoạt động học tập, vui chơi của trẻ. Do vậy việc tìm kiếm các giải pháp chiếu sáng đạt hiệu quả cao
là rất quan trọng. Việc chọn nguồn sáng, kết hợp chúng và cách bố trí các kiểu đèn chiếu sáng làm sao
giúp cho việc nhận biết được các thông tin thị giác cần thiết dễ dàng, phù hợp với nhu cầu tâm sinh lý
của trẻ ứng với các hoạt động bên trong và bên ngoài trường mầm non.
II. Chiếu sáng tự nhiên
1.Định nghĩa chiếu sáng tự nhiên

Chiếu sáng tự nhiên là quy trình sử dụng ánh sáng tự nhiên – bao gồm ánh sáng trực tiếp từ mặt trời và
ánh sáng khuếch tán từ bầu trời – để chiếu sáng các công trình nhà ở, trung tâm thương mại, trường
học, văn phòng, khách sạn v.v…Quy trình chiếu sáng tự nhiên bao gồm kiểm soát lượng ánh sáng rọi
vào không gian bên trong công trình. Áp dụng chiếu sáng tự nhiên vào công trình giúp giảm thiểu điện
năng dùng cho thiết bị chiếu sáng nhân tạo, tiết kiệm năng lượng và nâng cao hiệu suất làm việc của
người sử dụng.

Chiếu sáng tự nhiên, còn được


gọi là ánh sáng ban ngày, là
một kỹ thuật đưa ánh sáng tự
nhiên vào nhà một cách hiệu
quả bằng cách sử dụng kính
ngoại thất (cửa sổ, cửa sổ trần,
v.v.), do đó giảm yêu cầu chiếu
sáng nhân tạo và tiết kiệm năng
lượng. Ánh sáng tự nhiên kích
thích mọi giác quan của bé hỗ
trợ phát triển thể chất và tinh
thần toàn diện. trong môi
trường mầm non.
Độ sáng cần thiết cho:
+ Hành lang và văn phòng giáo
dục: 200 lux với tỷ lệ gợn sóng
không quá 15%. Các tiêu chuẩn
tương tự áp dụng cho phòng
thay đồ, phòng y tế và phòng
cách ly nơi giữ trẻ bị bệnh.
+ Nhóm mẫu giáo, phòng âm
nhạc, thể thao, phòng vui chơi
phải có độ chiếu sáng 400 lux
và độ phát sáng không quá
10%. Đối với phòng ngủ, mức
độ rọi 150 lux là đủ và tốc độ
xung có thể lên đến 15%.
Ánh sáng tự nhiên sẽ luôn tạo sự thoải mái đối với con người vì đây là nguồn chiếu sáng mà mắt
chúng ta thích nghi một cách tự nhiên. Tác động của ánh sáng tự nhiên đã được chứng minh là có lợi
cho sức khỏe, tăng cường nhận thức vào ban ngày, cải thiện giấc ngủ và giảm nguy cơ trầm cảm. Đây
cũng là nguồn ánh sáng giúp tiết kiệm năng lượng do giảm tiêu thụ ánh sáng nhân tạo.

ƯU - KHUYẾT ĐIỂM CỦA CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN

Ưu điểm Nhược điểm


Chiếu sáng tự nhiên đem lại cảm giác về Không thể điều chỉnh được nguồn sáng.
màu sắc tốt hơn so với ánh sáng nhân tạo. Có thể gây hiện tượng chói, lóa mắt khi ánh
Ánh sáng tự nhiên luôn mang lại cảm giác sáng quá mạnh.
rộng rãi và thoáng đãng. Ánh sáng và ánh nắng nếu chiếu sâu vào trong
Ánh sáng tự nhiên có thể làm rõ được các nội thất lâu dài có thể ảnh hưởng, gây hư hại
hình khối, đường nét kiến trúc, tạo chiều một số loại vật liệu, các đồ đạc nội thất.
sâu cho một không gian,...
Việc sử dụng ánh sáng tự nhiên giúp tiết
kiệm năng lượng cho công trình, và làm
giảm chi phí vận hành công trình.
Quy trình chiếu sáng tự nhiên được phân làm hai loại: chiếu sáng tự nhiên chủ động và chiếu sáng
tự nhiên thụ động.
a. Chiếu sáng tự nhiên chủ động
Phương pháp chiếu sáng tự nhiên chủ động sử dụng thiết bị máy móc nhằm tăng hiệu quả thu
sáng để sử dụng vào thời điểm thích hợp. Hệ thống chiếu sáng chủ động theo dõi sự di chuyển của
mặt trời và dựa vào đó để điều chỉnh đưa lượng ánh sáng phù hợp vào trong công trình. Phương
pháp này thường được áp dụng ở kính thông minh (smart glass), kính định nhật (heliostat) và đèn
năng lượng mặt trời.
b. Chiếu sáng tự nhiên thụ động

Chiếu sáng tự
nhiên thụ động là
sử dụng những
vật thể cố định
như cửa sổ, giếng
trời, ống ánh sáng
(light tube – solar
tube) nhằm đưa
ánh sáng tự nhiên
vào bên trong
công trình cũng
như thông gió, và
có thể lắp đặt
thêm tấm phản
sáng (light
shelves) để hỗ trợ
hấp thụ, điều tiết
ánh sáng và đưa
ánh sáng vào
những góc sâu
bên trong công
trình.
2.Các giải pháp chiếu sáng tự nhiên
a. Giải pháp kiến trúc
Giải pháp lựa chọn hướng công trình
Lựa chọn hướng công trình giúp xác định hướng bất lợi về cường độ bức xạ mặt trời nhưng thuận lợi về
thông gió. Tại Việt Nam, qua các nghiên cứu về độ dốc địa hình, về hướng gió, bức xạ mặt trời, các nhà
nghiên cứu về kiến trúc công trình và năng lượng công trình đã đề xuất hướng công trình chủ đạo phù
hợp với các vùng địa lý nước ta như sau:
Miền Bắc: mặt chính công trình nên xoay về hướng Nam và Đông Nam;
Miền Trung: mặt chính công trình nên xoay về hướng Đông, Đông Nam và Nam;
Miền Nam: mặt chính công trình nên xoay về hướng Nam, Đông Nam và Đông;
Các tỉnh thuộc vùng ven biển phía Tây: mặt chính công trình nên xoay về hướng Nam và Tây Nam.
Với điều kiện tại Việt Nam, nếu xoay công trình về hướng Đông và Tây sẽ thu được lượng ánh sáng rất
lớn vào buổi sáng và buổi chiều nhưng độ chói lớn. Do đó giải pháp xoay hướng công trình chệch sang
hướng Nam và Đông Nam thường được kiến trúc sư lựa chọn.
Giải pháp lấy qua mặt bên công trình
- Hệ thống cửa sổ và cửa đi
Trong chiếu sáng tự nhiên, cửa là phương tiện khai thác ánh sáng tự nhiên từ mặt bên công trình một
cách hiệu quả và đơn giản nhất.

Bằng cách xác định


hướng công trình,
lựa chọn hình thức
cửa , hiệu quả chiếu
sáng tự nhiên cho
công trình sẽ được
xác định bằng
phương pháp tính
toán hiệu quả chiếu
sáng tự nhiên thủ
công theo (TCXD
29:1991) hoặc bằng
các công cụ phần
mềm mô phỏng.
Ưu điểm:
+ Lấy sáng thuận lợi cũng
như việc giải quyết vấn đề
chống chói.
+ Kỹ thuật đơn giản hơn so
với lấy sáng trên cao.
Nhược điểm:
+ Lấy sáng không đều, khó
hòa hợp với ánh sáng nhân
tạo.
+ Phụ thuộc nhiều vào
hướng.
+ Nếu cửa làm bằng kính
dễ bị phản xạ.

Các cửa sổ lấy sáng bên nên hướng về hướng Bắc, cửa bổ sung hướng về hướng Nam. Nếu buộc
phải quay về hướng khác bất lợi thi phải có các thiết bị che nắng, tránh ánh nắng rọi trực tiếp vào
chỗ ngồi học sinh.
- Cửa chớp, màn chớp
Cửa chớp và màn chớp là 2 trong số những giải pháp chiếu sáng tự nhiên cổ điển, có thể sử dụng
để che nắng , bảo vệ chống chói và điều hướng ánh sáng tự nhiên.

Cửa chớp và màn chớp có thể lắp đặt phía ngoài công trình, bên trong công trình, hoặc lắp đặt giữa
hai lớp kiếng của cửa. Ưu điểm lớn nhất của giải pháp này là khả năng chắn nắng , điều hướng ánh
sáng tự nhiên rất linh hoạt theo nhu cầu của người sử dụng.
Giải pháp lấy sáng trên

Đối với các giải pháp chiếu sáng tự nhiên thông qua mặt bên của công trình có thể bị nhiều hạn chế vì
nhiều lý do liên quan đến vị trí địa lý, hướng công trình, sự che chắn từ các công trình xung quanh,...
Trong trường hợp đó, khai thác chiếu sáng tự nhiên theo hướng từ trên xuống là giải pháp hiệu quả
nhất.

Các phương pháp thiết kế giếng trời


xuyên sáng

- Giếng trời cung cấp ánh sáng tự nhiên trực tiếp vào công trình.
Đối với khu vực ôn đới thì giếng trời còn có chức năng hấp thụ
nhiệt vào công trình để giảm tiêu thụ năng lượng cho hệ thống
sưởi; nhưng với các khu vực nhiệt đới như nước ta thì khả năng
truyền nhiệt lại là nhược điểm lớn, vì vậy cần lựa chọn vật liệu tấm
xuyên sáng có hệ số truyền nhiệt thấp hoặc tấm xuyên sáng có
cấu trúc cách nhiệt.
- Mái lấy sáng
Ưu điểm:
+ Không bị phụ thuộc vào hướng,phản ánh đúng
về màu.
+ Không bị ảnh hưởng bởi môi trường xung
quanh.
+ Ít bị phản xạ, ánh sáng đều.
Nhược điểm:
+ Khó điều chỉnh lượng ánh sáng phù hợp.
+ Thích hợp hơn cho công trình ở vùng ôn đới.
Mái lấy sáng có thể đươc thiết kế để nhận ánh sáng
ban ngày và ánh sáng mặt trời, mặc dù ánh sáng mặt
trời là khó khăn để kiểm soát và tốt nhất nên tránh:
+ Bề mặt của mái thu nhận ánh sáng ban ngày duy
nhất từ phía Bắc.
+ Chiếu sáng trực tiếp trên kính mờ đặt trên mái
nghiêng.
+ Sử dụng bức tường xoay và sử dụng bề mặt trắng
mờ phản ánh xung quanh màn hình đẻ cải thiện phân
phối ánh sáng và giảm độ chói.
+ Nếu việc nhign ra bầu trời không quan trọng, nên sử
dụng kính khuếch tán để cung cấp cho phân phối tốt
hơn của ánh sáng.
b. Giải pháp vật liệu kiến trúc
Sử dụng vật liệu kính và các tấm nhựa có khả năng xuyên sáng đây là các vật liệu nhẹ, có thể ngăn
che gió bụi, cách âm, cách nhiệt với thời gian thi công ngắn.
c. Giải pháp chắn nắng

Trên thực tế sử dụng, những ngày có nhiều trực xạ mặt trời, ánh sáng tự nhiên trong phòng tăng lên đáng
kể, làm cho lớp học quá sáng, độ chói trên các bề mặt trong tầm nhìn của học sinh tăng lên, làm cho thị lực
rất mau mỏi mệt. Vì vậy, cần phải có các giải pháp hạn chế khả năng tăng cường ánh sáng lấy vào phòng
khi có nhiều trực xạ mặt trời.

Hệ thống chắn nắng giúp cải thiện tiện nghi nhiệt và tiện nghi nhìn cho người sử dụng bên trong
công trình bằng cách cắt giảm sự gia nhiệt và chói do bức xạ mặt trời, đồng thời mang lại cảm giác
riêng tư về không gian cho người sử dụng.
III. CHIẾU SÁNG NHÂN TẠO
1. Định nghĩa chiếu sáng nhân tạo
Ánh sáng nhân tạo là nguồn sáng do con người tạo ra từ các sản phẩm như đèn điện hay nến nhằm mục
đích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người, đồng thời tạo ra các giá trị thẩm mỹ trong
không gian. Với nguồn ánh sáng nhân tạo, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh được màu sắc, cường độ sáng
để đạt được ý đồ như mong muốn của mình.

Ba loại đèn huỳnh quang: LB - ánh sáng trắng trung tính, LHB - bóng mát và LEC - tông màu tự nhiên với độ
hoàn màu được cải thiện. Nó cũng được phép sử dụng bóng đèn compact được vặn vào các ổ cắm tiêu
chuẩn.
Bóng đèn sợi đốt. Nếu sử dụng loại này, tiêu chuẩn chiếu sáng đã thiết lập sẽ giảm đi hai bước. Đồng thời,
số lượng đồ đạc thường được tăng lên.
Đèn Halogen - đây thực chất là phiên bản cải tiến của các sản phẩm tiêu chuẩn với dây tóc vonfram. Chất
lượng ánh sáng tuyệt vời, vì vậy nó có thể được sử dụng trong các trường mẫu giáo mà không bị hạn chế.
Điều rất quan trọng là phải cung cấp ánh sáng tốt trong nhà trẻ hoặc cơ sở mầm non khác, vì thị lực của
trẻ phụ thuộc vào nó. Để tránh các vấn đề, cần phải tuân theo các chỉ tiêu đã được thiết lập và xin giấy
phép của các cơ quan có thẩm quyền, nếu cần thiết, đừng quên chiếu sáng hành lang, cầu thang và sân
chơi ngoài trời.
ƯU - KHUYẾT ĐIỂM CỦA CHIẾU SÁNG NHÂN TẠO
Ưu điểm Nhược điểm
Chiếu sáng nhân tạo cho phép chúng ta tạo Màu sắc của các vật thể xung quanh mắt cảm
nên những hiệu ứng ánh sáng một cách nhận được không hoàn toàn chính xác như khi
chủ động, tạo cảm xúc mới mẻ, khác với hệ dùng ánh sáng tự nhiên.
thống chiếu sáng tự nhiên, hoặc chiếu sáng Sử dụng ánh sáng nhân tạo cần tiêu tốn nguồn
tự nhiên không làm được. năng lượng lớn.

Những căn cứ để lựa chọn phương thức chiếu sáng:


Phương thức chiếu sáng chung phân bố ánh sáng đều áp dụng trong trường hợp vị trí làm việc
phân bố đều và ổn định trên bình diện rộng, tính chất công việc giống nhau, không cần quan sát
chi tiết, chỉ cần quan sát chung, không yêu cầu tính định hướng của ánh sáng tới.
Phương thức chiếu sáng chung phân bố ánh sáng không đều áp dụng trong trường hợp có nhiều
nhóm công việc khác nhau, yêu cầu độ rọi không giống nhau trên mặt làm việc.
Phương thức chiếu sáng hỗn hợp là chiếu sáng chung kết hợp chiếu sáng cục bộ, trong trường hợp
này, độ rọi cho chiếu sáng chung không nên thấp hơn 10% tiêu chuẩn quy định, đảm bảo mắt
không trải qua quá trình thích nghi sáng-tối hoặc tối-sáng khi di chuyển tầm nhìn.
Trên mặt làm việc, khoảng cách giữa các vị trí công việc khá lớn, độ rọi yêu cầu cao, tại mỗi vị trí
công việc cần có ánh sáng định hướng khác nhau và thường xuyên thay đổi do yêu cầu quan sát
trong quá trình làm việc.
Không được sử dụng chiếu sáng cục bộ thay thế cho chiếu sáng chung.
Vai trò của ánh sáng trong thiết kế nội thất trường mầm non
Đa số các hoạt động trong trường mầm non của các bé đều cần nhiều ánh sáng một phần để bé có
thể có đầy đủ ánh sáng để sinh hoạt, một phần giúp cho đôi mắt còn yếu ớt của bé được phát triển
tốt hơn.
Ngoài ra ánh sáng đặt đúng chỗ còn giúp làm nối bật các không gian quan trọng trong trường học
mà ta muốn tạo điểm nhấn.
Ứng dụng ánh sáng nhân tạo vào các phòng chức năng của trường mầm non
– Khu phòng học:
+ Bóng đèn sử dụng trong phòng học có thể sử dụng bóng đèn T8 – 36W. Màu ánh sáng trắng, chân
thật, gần với màu sắc ánh sáng tự nhiên. Độ rọi sáng đảm bảo đạt 300 – 500 lux.
+ Phân bố ánh sáng đồng đều, song song với hướng nhìn và cửa để phòng ngừa tình trạng phản xạ lóa
mắt.
+ Đèn bố trí trên trần để ánh sáng chiếu trực tiếp xuống từng dãy bàn.
+ Phòng phải được bố trí thêm cửa sổ. Vị trí cửa chính, cửa sổ– Khu phòng ăn:
Cần lượng ánh sáng vừa phải cho sinh hoạt, thường giống ánh sáng khi sử dụng trong gia đình, đảm
bảo nhận được đầy đủ ánh sáng tự nhiên.
– Khu phòng ăn:
Cần lượng ánh sáng vừa phải cho sinh hoạt, thường giống ánh sáng khi sử dụng trong gia đình.
– Phòng ngủ tại trường:
Hạn chế ánh sáng ngoài vào trong, tông đèn dịu, ấm để các bé có giấc ngủ ngon hơn.
– Khu vực phòng đa năng, vận động
Đây là nơi diễn ra nhiều hoạt động vui chơi, rèn luyện cần đầy đủ ánh sáng đảm bảo dễ dàng vận động,
quan sát. Đồng thời tận dụng ánh sáng tự nhiên kích thích mọi giác quan của bé hỗ trợ phát triển thể chất
và tinh thần toàn diện.
Ứng dụng chiếu sáng nhân tạo vào giáo dục, vui chơi

Ánh sáng giúp trẻ quan sát đồ vật một cách khác hơn, rõ hơn. Trên bàn ánh sáng trẻ em thể hiện nhận thức
độc đáo của chúng về thế giới bằng cách kết hợp các vật liệu, hình dạng, màu sắc và các kỹ thuật khác nhau.
Chơi tự do với bàn ánh sáng cũng giúp phát triển trí tưởng tượng mà đây là nền tảng cho sự sáng tạo.
2. Các giải pháp chiếu sáng nhân tạo
a.Chiếu sáng môi trường
Chiếu sáng môi trường còn được gọi là chiếu sáng nền nhằm cung cấp nguồn sáng tổng thể cho một không
gian. Loại ánh sáng này rất dịu nhẹ, che phủ không gian ở mức vừa đủ sinh hoạt mà không gây ra cảm giác
chói mắt.

Không gian được nhận ánh sáng từ bên trong đến bên ngoài khu
công trình.
Cung cấp ánh sáng cho công trình về chiều đêm khi không tận dụng
được ánh sáng mặt trời.
Ánh sáng vàng dịu nhẹ, phủ không gian ở mức vừa phải đủ để sinh
hoạt cũng như phù hợp với sự phát triển thị lực của trẻ.
b. Chiếu sáng chức năng
Kiểu chiếu sáng này tập trung chiếu rọi ở những khu vực nhỏ hơn. Trên thực tế, nhiều người còn gọi đó
là ánh sáng văn phòng. Ánh sáng chức năng kích thích não bộ con người một cách một cách tự nhiên,
giúp bạn tỉnh táo và làm việc tập trung hơn.

Ưu điểm của chiếu sáng chức năng trong môi trường học tập
của trẻ nhỏ tăng khả năng tập trung cũng như tạo môi trường
phát triển khả năng tư duy trẻ tốt. Dễ lắp đặt vào những
không gian nhỏ hoặc không thể tận dụng ánh sáng tự nhiên.
c. Chiếu sáng nhấn
Ánh sáng nhấn được coi là biến thể của ánh sáng trực tiếp. Phương pháp này sử dụng nguồn sáng nhỏ,
chiếu thẳng và trực tiếp vào các khu vực trọng tâm nhằm mục đích nhấn mạnh đối tượng cần chiếu
sáng.
IV. Kết luận
Trường mầm non không chỉ là nơi để trẻ học
tập kiến thức mà còn là nơi để trẻ học các kỹ
năng giao tiếp xã hội cơ bản, nơi để trẻ được
tìm tòi, sáng tạo và là nơi để trẻ vui chơi, phát
triển thể chất. Ánh sáng là một trong những
yếu tố góp phần quan trọng cho sự phát triển
của trẻ.

Các không gian trong trường mầm non nên tận dụng tối
đa ánh sáng tự nhiên vì ánh sáng tự nhiên đem lại cảm
giác thoải mái, dễ chịu. Để lấy được ánh sáng tự nhiều
nhất cho công trình trường mầm non ta có thể dùng
những ô cửa sổ lớn, giếng trời và sân trong. Để hạn chế
bức xạ trực tiếp của mặt trời và điều tiết ánh sáng công
trình có thể kết hợp thêm các biện pháp chắn nắng như
dùng hệ thống lam, mành che, rèm cửa,...
Ngoài ra, hệ thống chiếu sáng nhân tạo cũng rất
quan trọng vì ánh sáng tự nhiên thay đổi thất
thường và không thể đáp ứng được hết các yêu cầu
chiếu sáng trong công trình. Ánh sáng nhân tạo cho
phép kiến trúc sư hoàn toàn chủ động trong việc
thiết kế, đạt được mục đích làm tăng giá trị của ba
thành tố chính tạo nên kiến trúc là công năng, thẩm
mỹ và kỹ thuật - kinh tế.

Chiếu sáng cho công trình sẽ đạt được hiệu quả cao khi
tạo được sự hài hòa giữa môi trường tự nhiên xung
quanh với công trình kiến trúc và kết hợp ánh sáng tự
nhiên với ánh sáng nhân tạo một cách hợp lý.
Tài liệu tham khảo
TCVN 3907 : 2011
Quang học kiến trúc - chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo
Lighting Design for Schools Building Bulletin 90
Chiếu sáng tự nhiên công trình kiến trúc và hiệu quả năng lượng - NXB Xây dựng

You might also like