You are on page 1of 3

[0T-3] Mini Project Innovation on SDGs

Ý tưởng sáng tạo về các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ SDGs
(Sustainable Development Goals)

Lớp: 231.SKI1108.B24 Số thứ tự nhóm: 1 Tên nhóm: Nhóm 1

I. HƯỚNG DẪN
- Thẻ Trade-off: “Trade-off” có nghĩa là sự đánh đổi, ở đây tức là khi 1 vấn đề được
giải quyết thì phải chấp nhận một vấn đề khác phát sinh.
- Xác định vấn đề cần giải quyết từ thẻ Trade-off.
- 7 thẻ nguồn (Resource): Hãy suy nghĩ cách sử dụng nguồn đó như thế nào để giải
quyết vấn đề từ thẻ Trade-off. Mỗi thành viên nghĩ ra 1 ý tưởng/ giải pháp từ thẻ nguồn để
giải quyết vấn đề từ thẻ Trade-off.
- Kết hợp các ý tưởng từ 7 thẻ nguồn để có 1 ý tưởng/ giải pháp chung giải quyết vấn
đề phát sinh từ thẻ Trade-off.

II. THỰC HIỆN


NĂNG LƯỢNG SẠCH & BỀN VỮNG: Xây dựng các cơ sở tái tạo năng lượng để sản xuất điện
có thể xảy ra hiệu ứng ngược (xấu/tiêu cực) tới cảnh quan thiên nhiên.

Thẻ nguồn 1: Music.


Tăng cường ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng sạch thông qua các hoạt động âm
nhạc hay các sự kiện văn hóa. Nhằm lan tỏa thông điệp về môi trường ngày càng rộng rãi hơn cùng
với việc thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo

Thẻ nguồn 2: Robot.


Tạo ra các loại robot đa chức năng có thể dọn rác từ việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, di chuyển
những vật nặng ở công trường thông qua việc điều khiển bằng smartphone và sử dụng năng lượng
từ pin mặt trời. Ngoài ra còn có những loại robot nhỏ hơn làm nhiệm vụ hấp thụ năng lượng từ
mặt trời và chuyển hoá thành điện năng nhằm phục vụ nhu cầu của con người, giúp giảm thiểu
được sự ô nhiễm từ các nhà máy điện mang lại.

Thẻ nguồn 3: Smartphone.


Phát triển ứng dụng di động để thực hiện đánh giá môi trường trước khi bắt đầu dự án. Dữ liệu này
sẽ giúp xác định rõ ràng về cảnh quan thiên nhiên và các vấn đề môi trường quan trọng khác. Đồng
thời có theo dõi tiến độ và quản lý dự án tái tạo năng lượng. Công cụ này có thể cung cấp thông
tin chi tiết về lịch trình lắp đặt, vùng diện tích ảnh hưởng, và các biện pháp bảo vệ môi trường.

Thẻ nguồn 4: Architecture.


Tạo ra và xây dựng những công trình kiến trúc mới theo cấu trúc tạo năng lượng sạch và bền vững
theo thời gian. Thiết kế ngôi nhà có mái ngói to có thể dựng được các tấm pin năng lượng mặt trời.
Tối ưu tối đa bằng cách tích hợp tấm pin năng lượng vào tấm lưới cửa sổ nơi tiếp nhận được nhiều
ánh sáng, như thế căn nhà sẽ mang tính thẩm mỹ hơn. Các thiết kế tòa nhà lớn hơn cần được tận
dụng hết khả năng, đem lại nhiều nguồn năng lượng cho tòa nhà.

Thẻ nguồn 5: Drone.


Có thể được sử dụng trong việc sản xuất điện năng lượng tái tạo để thực hiện các công việc giám
sát và duyệt điểm kiểm tra trên các trang thiết bị như pin mặt trời hoặc các cánh đào tạo gió. Chúng
có thể hỗ trợ trong việc đánh giá tình trạng, theo dõi hiệu suất và phát hiện sự cố, giúp tối ưu hóa
sản xuất năng lượng tái tạo. Và sự ảnh hưởng của drone đối với cảnh quan thiên nhiên thường phụ
thuộc vào cách chúng được sử dụng. Trong một số trường hợp, việc sử dụng drone có thể mang
lại những ảnh hưởng tích cực bằng cách giúp theo dõi, bảo vệ và nghiên cứu về môi trường. Tuy
nhiên, nếu không được sử dụng một cách có trách nhiệm, drone cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu
cực đến cảnh quan thiên nhiên. Việc tiếp cận gần quá hoặc gây ồn có thể làm ảnh hưởng đến loài
động, thực vật, và cả các khu vực tự nhiên nhạy cảm. Vì vậy, quản lý và sử dụng drone một cách
có trách nhiệm là quan trọng để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

Thẻ nguồn 6: Animation.


Để giảm thiểu quá trình xấu đến cảnh quan thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ thì việc tuyên
truyền bằng bộ phim hoạt hình là 1 ý tưởng hay. Thông qua cách thức tạo ra nhân vật hư cấu ngoài
việc mang đến hiệu quả giải trí cho các em nhỏ còn có thể mở mang kiến thức về môi trường xanh,
sạch, đẹp. Thấm nhuần tư tưởng vào tiềm thức của các bạn trẻ về việc bảo vệ môi trường,cảnh
quan thiên nhiên. Lợi nhuận từ việc phát hành bộ phim và bán ra các mô hình nhân vật hư cấu này
có thể áp dụng cho việc tái tạo cảnh quan thiên nhiên.

ð Kết hợp ý tưởng:


• Bước 1: Đánh giá và Quản lý thông qua Smartphone App.
Phát triển ứng dụng di động để đánh giá môi trường và quản lý các dự án tái tạo năng lượng.
Sử dụng dữ liệu để xác định vùng đất cần được cải thiện và lên lịch trình lắp đặt dự án.
• Bước 2: Tạo ý thức thông qua Animation và Music.
Sử dụng bộ phim hoạt hình để truyền đạt thông điệp bảo vệ môi trường và giáo dục về cảnh quan
thiên nhiên. Kết hợp âm nhạc và sự kiện văn hóa để lan tỏa thông điệp một cách rộng rãi và tạo
động lực cho sự thay đổi.
• Bước 3: Sử Dụng Robot và Drone Cho Công Việc Cụ Thể.
Tạo ra robot đa chức năng để dọn rác và vận chuyển vật nặng. Sử dụng drone để giám sát và duyệt
điểm kiểm tra trên các trang thiết bị tái tạo năng lượng
• Bước 4: Xây Dựng Kiến Trúc Bền Vững.
Thiết kế và xây dựng các công trình kiến trúc mới theo mô hình tạo năng lượng sạch. Tích hợp
tấm pin năng lượng mặt trời vào kiến trúc, như mái ngói và cửa sổ, để tối ưu hóa sử dụng năng
lượng.
• Bước 5: Tích Hợp và Đối Soát.
Kết hợp tất cả các phương tiện và công nghệ để đảm bảo hiệu suất tối đa. Thiết lập hệ thống theo
dõi và đối soát để đảm bảo rằng mọi phần của giải pháp đang hoạt động một cách hiệu quả.

You might also like