You are on page 1of 5

II, Thân bài

- Sơ lược về đoàn quân Tây Tiến:

+ Là tên 1 đoàn binh được thành lập vào đầu năm 1947 với nhiệm vụ đánh tiêu
sinh lực địch và tuyên truyền, vận động nhân dân kháng chiến. Phối hợp với bộ đội
Lào bảo vệ biên giới

+ Địa bàn hoạt động: vùng Tây Bắc (hoang vu, hiểm trở)
+Lực lượng tham gia: học sinh, sinh viên, trí thức Hà Nội, rất nhiều người trong số
đó mang theo ba lô với hành trang k chỉ để những cuốn sách vở mà còn có cả
những giấc mơ thơm mùi giấy vở học trò

- Đôi nét về tác phẩm Tây Tiến

+ Hoàn cảnh sáng tác: dễ, có trong sách

+ Nhan đề: Tác giả đã đổi Nhớ Tây Tiến => Tây Tiến

Cái đẹp của một bài thơ là cái đẹp của sự hàm súc, nếu để “Nhớ Tây Tiến” thì sẽ
để lộ ra ẩn ý của bài. Việc chuyển đổi nhan đề thành Tây Tiến đã tạo lên một thanh
âm vang vọng trong tâm hồn, gợi lên những năm tháng chiến đấu gian khổ, hào
hùng của đoàn binh Tây Tiến; gợi hình ảnh, chân dung của đoàn binh Tây Tiến;
gợi những ký ức không phai về một vùng đất đã gắn với sự sống chết của những
con người kiêu dũng.

=> Không cần nói “Nhớ” mà những năm tháng đó vẫn hiện về, không cần nói nhớ
mà chân dung của người lính vẫn sừng sững, không cần nói nhớ mà Tây bắc, dòng
sông, con đường, cánh rừng, những cơn mưa, nhành hoa, tất cả đều vẫn hiện lên
sống động trong nỗi nhớ không phai của người lính khi rời xa đoàn binh.

2, phân tích

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”


- Ánh sáng:

+ Màu sắc“Đuốc hoa”: Đuốc hoa là ngọn nến được đặt trong phòng tân hôn, tác
giả đặt trong không gian đêm liên hoan đã khiến đuốc hoa hiện lên vừa lung linh,
huyền ảo, vừa tình tứ, đắm say. Con người đã đắm say trong kgian ấy, đắm say
trong điệu nhạc, đắm say trong những điệu múa xa lạ, và đắm say trong cả nhan
sắc của các cô gái vùng cao. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp làm cho những người lính
Tây Tiến ngỡ ngàng thốt lên: “Kìa em xiêm áo tự bao giờ”

“Bừng” : Động tính từ, có nghĩa là đột hiện, cũng có nghĩa là bừng sáng => Một
nguồn sáng đột hiện

- Âm thanh:

“Man điệu” là một điệu nhạc lạ, còn “Khèn” là nhạc cụ của các dân tộc thiểu số
phía Bắc nước ta. “Khèn lên man điệu...” -> nhân hóa, là nhân trung của giai điệu
và thanh âm.

* Chốt tính nhạc ở đoạn này.

- Con người:

+ Các cô gái Tây Bắc:

. “Xiêm áo” là một từ lạ mang sắc thái cổ kính, trang trọng

. “E ấp”: Sự thẹn thùng một cách duyên dáng

+ Những người lính:

. “Kìa em” mang theo sự trầm trồ, ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Các cô gái Tây Bắc
trong đêm liên hoan văn nghệ dường như đã trở nên đẹp đẽ hơn bao giờ hết

. “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”. Các thanh âm, giai điệu đó, cảnh sắc con
người đó đã nuôi dưỡng trong tâm hồn người lính những rung động rất ấn tượng và
mãnh liệt.

=> Bút pháp gợi nhiều hơn tả, gợi không khí đầm ấm tươi vui của những đêm liên
hoan văn nghệ thấm tình quân dân. Điều ấy không chỉ là kỉ niệm mà nó còn trở
thành động lực, sức mạnh để nâng đỡ tâm hồn người lính vượt qua gian khổ.
==>Tình quân dân rất êm đềm, và chính vì nó đẹp, nó thơ cho nên người lính đi xa
vẫn không thể quên được.

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

- Câu hỏi tu từ: “Có thấy – Có nhớ” -> Gợi nhắc những ấn tượng khó phai.

- Những ấn tượng khó phai là những ấn tượng về “chiều sương” và “hồn lau” đầy
sức gợi

+ Chiều sương: Không gian bàng bạc, bảng lảng nỗi buồn

+ Hồn lau: Cây lau không mọc đơn lẻ mà mọc thành bãi, rặng, bờ. Khi lau vươn
cao lên và trổ hoa thì sẽ là bạt ngàn rặng lau, bờ lau, lũy lau. Trong những chiều
hoang miền biên giới, khi đi giữa những bãi lau rập rờn cùng không gian màu sắc
đượm buồn, trống trải thì tất cả những nỗi niềm buồn, nhớ không rõ nguyên nhân
sẽ dấy lên trong lòng người => từ ngữ “hồn” lau vì thế mà giàu sức gợi hơn rất
nhiều so với “cây lau”, “bờ lau” hay “hoa lau”.

=> Ngàn lau trắng, màn sương trắng, tất cả đều rất thanh đạm, gợi trong lòng
người những rung cảm thiên về nỗi buồn hơn là niềm vui.

- “Người đi Châu Mộc”: Không phải là “tôi đi” hay “anh đi”, ta không biết người
đi Châu Mộc trong thơ là ai nhưng chính cái nhòe mờ về chủ thể ấy mới có thể làm
ta trăn trở, day dứt và suy tư.

- “Dáng người trên độc mộc”

+ Thuyền độc mộc được sử dụng để vượt thác vượt sóng, nó cũng là một ấn tượng
đặc biệt đối với ng lính Tây Tiến – những người ra đi từ thủ đô Hà Nội và lần đầu
lên Tây Bắc.

+ Người đứng trên con thuyền nếu không phải với một tư thế vừa vững chãi vừa
duyên dáng thì họ sẽ không bao giờ điều khiển được nó.
=> Vì thế, đây không phải khắc họa một cô gái hay chàng trai, mà là muốn khác
họa 2 vẻ đẹp khó có thể hòa trộn trong cùng một bản thể: đó là vừa vững chãi vừa
duyên dáng; là vẻ đẹp lao động của con người Tây Bắc

- “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

+ “Đong đưa” là 1 sáng tạo nghệ thuật của Quang Dũng. Không phải là “đung
đưa” mà là “đong đưa”.

. “Đung đưa” gợi sự chuyển động chao đảo qua lại của sự vật

. “Đong đưa” là từ một từ láy và nó vốn dĩ không dùng để tả vật, mà là tả một ánh
mắt tình tứ, quyến luyến

=> Nhành hoa không biết “đong đưa” nhưng mà do cái nhìn quyến luyến của tình
tứ đã trao cho nó cái hồn vía đó.

+ “Nước lũ” là một dòng nước cuốn rất nhanh và mạnh, nhưng “hoa đong đưa” lại
rất mềm mại, nhẹ nhàng.

=> Cái rung cảm thẩm mỹ của Quang Dũng đã đem lại cho ta cái nhìn quyến luyến
về một tình yêu tha thiết giữa đất và người TB. Cho nên bất cứ sự thật, hiện tượng
và cảnh sắc nào cũng để lại ấn tượng khó phai đối với tác giả.

Bức tranh sông nước TB thơ mộng từ màu sắc, đường nét đến hồn vía. Nó không
phải thuần túy chỉ là một nền thiên nhiên hoang dã, mà trong đó còn có cảm xúc
của con người. Nó có chiều sương bảng lảng, có dáng người khỏe khoắn mà lại
duyên dáng trên dòng sông – một hình ảnh con người lao động TB bình dị.

===========> Bức tranh với nét vẽ đơn sơ, có tính phác thảo

*Mở rộng ra 1 tý:

Nghệ thuật hội họa trong đoạn 1 là NT được vẽ bởi những nét vẽ rất gân guốc, đậm
nét. Có thể nói đó là những bức tranh sơn dầu thuộc trường phái ấn tượng với gam
màu nóng lạnh đan xen, thoáng một vài nét chấm phá.

Còn toàn bộ trong đoạn 2 của bài thơ, tác giả đã vẽ bằng nét bút thanh đạm, mềm
mại, theo trường phái hội họa phương Đông.
Như vậy, khi đến với đoạn 2, ta cảm giác như núi rừng, đèo dốc, những cơn mưa
và vực thẳm ở đoạn 1 phải lùi ra xa. Chỉ còn lại một dòng sông trôi rất đỗi hiền
hòa, bờ lau và cả chiều sương, cũng với đó là những dáng hình duyên dáng cùng
với ánh mắt nhìn tình tứ, đắm say của con người TB.

You might also like