You are on page 1of 9

Đề tài: Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người

anh hùng trong sử thi Tây Nguyên

Phần mở đầu

a) Lí do lựa chọn vấn đề


- Sử thi là một hiện tượng đặc biệt trong kho tàng văn hoá dân gian.
Một trong những vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu của sử
thichính là vấn đề nhân vật. Đây được xem là yếu tố cơ bản, có vai
trò tích cực trong việc hình thành và phát triển cốt truyện, đặc biệt là
những tác phẩm tự sự dài hơi như sử thi. Trong hệ thống nhân vật
đông đảo và đa dạng của sử thi, gắn liền với những đặc điểm thẩm
mỹ, nổi bật nhất là hình tượng nhân vật anh hùng.

b) Mục đích nghiên cứu


- Nghiên cứu hình tượng người anh hùng trong sử thi Đăm Săn và
Ramayana, chúng em muốn:

+ Bổ sung kiến thức khái quát và chuyên sâu về một thể loại văn
học dân gian độc đáo.

+ Tìm ra phương pháp tiếp cận sử thi, từ đó vận dụng có hiệu quả
vào việc học tập
+ Thấy được vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mỹ có tính chất lý tưởng của
hình tượng nhân vật anh hùng - đại diện ưu tú nhất cho danh dự, sức
mạnh và sự thịnh vượng của toàn thể cộng đồng
c) Các câu hỏi nghiên cứu
1. Những người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên là ai? Họ có
những vẻ đẹp gì?

2. Đâu là điểm độc đáo, thú vị trong cách miêu tả vẻ đẹp của những
hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên?

3. Thông qua vẻ đẹp những hình tượng anh hùng, sử thi Tây Nguyên
muốn thể hiện quan điểm gì?

4. Bài học nào được rút ra và vận dụng cho đến đời nay?

d) Phương pháp nghiên cứu


- Với đề tài “ Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người anh hùng trong
sử thi Tây Nguyên “ chúng em sử dụng các phương pháp: phương
pháp phân tích văn bản và so sánh.

Phần Nội dung

a) Tìm hiểu về những anh hùng trong sử thi Tây Nguyên


và vẻ đẹp của họ
- Sử thi Tây Nguyên gắn liền với tên tuổi những anh hùng thần
thoại, những anh hùng của buôn làng Tây Nguyên từng được bao
thế hệ, bao đời nay ngưỡng vọng như Đăm San, Đăm Di, Dyông
Dư… Nhưng điều thú vị và hấp dẫn ở sử thi Tây Nguyên là những
giá trị lịch sử, giá trị văn hóa của nó với những cứ liệu lịch sử đầy
thuyết phục về một giai đoạn lịch sử của dân tộc mà theo một số nhà
nghiên cứu, sử thi Tây Nguyên có thể ra đời vào khoảng thế kỉ XVI,
khi xã hội Tây Nguyên có những biến động to lớn do các cuộc chiến
tranh giữa các buôn làng… Cũng theo các tài liệu lịch sử, sử thi Tây
Nguyên đã được biết đến từ khá lâu, từ thời Pháp thuộc, đầu những
năm hai mươi của thế kỉ trước… nhưng phải đến gần đây mới được
nghiên cứu, khai thác một cách qui mô, sâu rộng hơn.

- Xuất phát từ cuộc sống chinh phục thiên nhiên, chiến đấu với các
thế lực thù địch bên ngoài xâm phạm đến cộng đồng, đòi hỏi người
đứng đầu là những con người dũng mãnh, tài trí. Họ là những người
đại diện cho cộng đồng, kết tinh sức mạnh của cả cộng đồng.

- Cả hai nhân vật đều có ý nghĩa biểu trưng cho cộng đồng. Hai
nhân vật Đăm-săn, Ra-ma, họ là những nhân vật anh hùng của sử thi
Việt Nam và Ấn Độ, đều là người đại diện cho cộng đồng,có vẻ đẹp
ngoại hình,có sức mạnh phi thường, tài trí hơn người, lập được
nhiều chiến công hiển hách,biết căm ghét kẻ hung ác,bênh vực
người yếu đuốivà biết hi sinh để bảo vệ hạnh phúc cho cộng đồng.

- Tuy vậy,vì là con đẻ của cái nôi văn hoá nghệ thuật khác nhau và
ba tác phẩm khác nhau nên hai nhân vật cũng có nét khác biệt.Ra-
ma là hoàng tử, Đăm-săn là tù trưởng.

- Trong sử thi Ấn Độ Ramayana ngợi ca chiến công và đạo dức của


hoàng tử Rama-một nhân vật lý tưởng,kiểu cách của đạo Hinđu,của
đẳng cấp vương công quý tộc đồng thời là khát vọng của nhân dân
về một vị minh quân,một anh hùng tài ba, đức độ, đem lại hạnh
phúc cho xã hội và nhân dân. Ở đây Rama là một chàng hoàng tử
phong nhã, hào hoa,tài đức vẹn toàn, dũng cảm chiến đấu nhưng lại
yếu mềm trong đời thường và cả trong tình yêu.
- Trong đoạn trích sử thi ”Rama buộc tội” Van-mi-ki đã đặt nhân vật
Rama vào tình thế thử thách ngặt nghèo,có sự đấu tranh nội tâm hết
sức dữ dội, đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt,bộc lộ sâu sắc bản chất của
con người. Rama dám vào sinh ra tử,dũng cảm chiến đấu với quỷ dữ
để dành lại người vợ yêu quý của mình nhưng chàng cũng dám hi
sinh tình yêu, tình cảm cá nhân của chính bản thân mình đẻ đổi lấy
danh dự, bổn phận của một người anh hùng, một đức vua mẫu mực.
Ở đoạn trích này tác giả đã miêu tả xung đột tâm lí của hai nhân vật
Rama và Xita trong cuộc gặp lại đầy thử thách và éo le.Tâm trạng
của hai người cứ biến đổi theo nhịp điệu đối thoại.Khi Rama xưng
hô với Xita một cách khách khí,lạnh lùng, có vẻ xa lạ “ta”,”phu
nhân”thì Xita vô cùng ngạc nhiên, bất ngờ và cảm thấy giữa hai
người đã có khoảng cách.Rama tuyên bố lí do chàng chiến đấu
chiến thắng quỷ vương chỉ vì danh dự, bổn phận,cá nhân của người
anh hùng, vị quân tướng trong tương lai.Và xita càng đau xót hơn
khi Rama đối xử nhẫn tâm,lạnh lùng và những lời nói vô tình, độc
địa cùng với lời khuyên tầm thường đối với mình.Tất cả những gì
Rama hành động và nói với Xita chỉ là để chàng thể hiện cái vị trí
của mình trong cộng đồng vì chàng là một vị thần,một vị vua trong
tương lai,một anh hùng trong bộ tộc của mình.Mọi việc đều chỉ
muốn mọi người tôn kính,nâng cao uy tín của mình.Ngay cả khi
Xita bước lên dàn hỏa thêu Rama mặc dù rất đau đớn tuyệt vọng,có
sự giằn co về tâm lí -một bên là danh dự một bên là tình cảm cá
nhân thì danh dự đã chiến thắng và chàng cố kìm nén cảm xúc,nỗi
đau đớn cực độ của mình mà ngồi nhìn Xita bước vào lửa.Qua đó ta
có thể biết thêm về nhân vật sử thi Ấn Độ,họ trọng danh dự của
mình hơn là tình cảm cá nhân.Và trong sử thi chiến tranh bắt buộc
xảy ra nhưng không miêu tả chi tiết về chiến tranh mà miêu tả
vãcung đột giữa cái thiện và cái ác,giữa đạo lí và phi đạo lí.Rama là
người của cái thiện và đạo lí.Rama xuất hiện từ thế giới thần
linh,mang yếu tố nửa người đã xuất hiện nhiều trong thần thoại và
truyền thuyết cùng với Xita và Ha-nu-man.Qua nhân vật anh hùng
Rama, ta nhận thấy được sử thi Ấn Độ nặng về danh dự. Đó là sẵn
sàng hi sinh tình yêu của chính bản thân để bảo về danh dự và đạo
lí, lẻ phải.

- Sử thi Tây Nguyên (Việt Nam) thường ca ngợi người anh hùng
chiến đấu để bảo vệ cuộc sống yên lành cho buôn làng. Khi chiến
thắng, buôn làng của người anh hùng trở nên giàu có, cường thịnh
hơn. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” nói về người anh hùng
Đăm săn chân thật, đơn giản, có lúc ngông cuồng, có thể coi là
người anh hùng chiến trận. Cuộc đối đầu giữa Đăm Săn với Mtao
Mxay là giữa hai tù trưởng dũng mãnh. Phẩm chất anh hùng theo
cách nhìn sử thi Tây Nguyên là chiến thắng bằng sức mạnh và sự
can đảm. Cuộc đối đầu sinh tử ấy không có chỗ dung thân cho kẻ
nào hèn nhát hơn. Trong tình cảm tôn vinh người anh hùng của
buôn làng, mọi cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của Đăm Săn đều nổi
bật ,vượt trội hơn kẻ thù. Chúng ta cùng chứng kiến cuộc thi tài múa
khiên thú vị:Mtao Mxây thể hiện sự khoác lác khi lời nói của hắn
được minh chứng bằng tiếng khiên kêu lộc cộc lộp cộp như tiếng
những quả mướp khô đập vào nhau,còn Đam săn đã dập tắt nhuệ khí
của hắn bằng sức mạnh phi thường trong màn múa khiên độc
đáo.một bước nhảy của chàng vượt qua mấy đồi tranh,một bước lùi
vượt qua mấy đồi mía,Đăm Săn hùng cường ngay khi còn ở trong
lòng mẹ.,chàng có sức khoẻ ,sức mạnh phi thường và đầy tài năng.
Đam săn chiến thắng Mtao Mxay nhờ sự trợ lực của người vợ Hơ-
nhi ném miếng trầu để sức lực tăng lên gấp bội và sự giúp đỡ của
Ông Trời. Đam săn chiến đấu không hề đơn độc,chính nghĩa luôn
thuộc về chàng.Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây làm cho buôn làng
của mình lại thêm giàu mạnh,càng nâng cao uy tín của mình và tôi
tớ, dân làng của tù trưởng thù địch tự nguyện mang theo của cải đi
theo Đăm Săn. Đoạn trích đã đem lại cho ta những cách nhìn độc
đáo về người anh hùng Đăm Săn trong chiến công bảo vệ buôn làng,
đem lại bình yên cho thị tộc.Sử thi Đăm săn quả thật đã hình thành ý
thức và tình cảm cộng đồng vững bền giữa các dân tộc Ê-đê,thành di
sản quý báu của Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam, đánh dấu thời
đại sử thi rực rỡ với vẻ đẹp”một đi không trở lại”.

- Cả hai đoạn trích sử thi đều kể lại về chuyện tái hợp, đoàn tụ gia
đình giữa người anh hùng và người vợ của mình. Và để có sự đoàn
tụ, kết cục tốt đẹp, các nhân vật đều phải trải qua những thử
thách:thử thách về chiến trận, thử thách về tâm lí, hoặc thử thách cả
về chiến trận lẫn tâm lí.Từ chính điểm này, ta cũng thấy được điểm
khác biệt thú vị của mỗi nền văn hoá. Trong Đam săn và Ramayana
(hai sử thi đều của các nền văn học,văn hoá phương Đông), việc
đoàn tụ gia đình được thể hiện và đề cao ở khía cạnh cộng đồng,
danh dự, tài năng của người lãnh đạo với tư cách là người đại diện
cho cộng đồng, không gian diễn ra cuộc đoàn tụ là không gian cộng
đồng,có sự chứng kiến của”nhân vật quần chúng”,người anh hùng
hành động,nói năng chịu sự chi phối của vị trí,nghĩa vụ của người
lãnh đạo cộng đồng

b) Đâu là điểm độc đáo, thú vị trong cách miêu tả vẻ đẹp


của những hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây
Nguyên?
- Trong sử thi Tây Nguyên, cái cá thể của người anh hùng không đối
lập với tập thể, với cộng đồng mà có sự gắn bó mật thiết với cộng
đồng. Người anh hùng không có đời sống riêng tư, tách biệt hay đối
lập với cộng đồng mà sát nhập cùng cộng đồng, cùng chia sẻ gánh
vác với cộng đồng ngay trong đời sống riêng tư của cá nhân anh
hùng cũng bị nhòe đi trong mối quan hệ với cộng đồng, vì cộng
đồng. Tinh thần đồng lòng, đồng sức giữa người anh hùng và tập thể
cộng đồng đã tạo nên khối sức mạnh vững chắc, thân ái trong cộng
đồng thị tộc.

- Người Tây Nguyên quan niệm, vẻ đẹp bên ngoài là hiện thân của
cái đẹp bên trong, như nhận định của Evanina: “Ở thời cổ, người ta
cho rằng các nhân vật văn học chính diện nhất định phải đẹp. Cái
đẹp này phản ánh cái đẹp bên trong. Bởi thế mà người ta cho rằng,
chỉ cần kể về cái đẹp bên ngoài của cô gái là đủ” [3, 91]. Nếu trong
sử thi Hy Lạp, vẻ đẹp của người phụ nữ chỉ được thể hiện qua các
định ngữ ngắn gọn, kiểu như: “Hêlen xinh đẹp”, “Bredêit má hồng”,
“Nữ tì tóc quăn xinh đẹp”… thì vẻ đẹp ngoại hình của cô gái Tây
Nguyên trong sử thi thường hiện lên một cách khá rõ nét, tỉ mỉ và
đầy gợi cảm. Phải chăng đây là cách xã hội Tây Nguyên thể hiện
niềm ưu ái đối với người phụ nữ ?

c) Thông qua vẻ đẹp những hình tượng anh hùng, sử thi


Tây Nguyên muốn thể hiện quan điểm gì ?
- Tập trung cao nhất những khát vọng, ước mơ của cộng đồng,
chúng ta hiểu thêm về đời sống tâm hồn, những sinh hoạt văn hoá,
xã hội của con người nơi đây.

d) Bài học nào được rút ra và vận dụng cho đến đời nay ?
- Đề cao hạnh phúc gia đình , sự tha thiết với cuội sống phồn
vinh,bình yên của cộng đồng người anh hùng, làm nổi bật phẩm
chất, khát vọng cao đẹp của người xưa.

Phần kết luận


- Dù ra đời muộn hơn, chỉ cách thời đại của chúng ta ngày nay hơn
năm thế kỷ nhưng sử thi Tây Nguyên cũng đã đóng một vai trò quan
trọng không gì thay thế được trong đời sống sinh hoạt văn hoá tinh
thần của đồng bào thiểu số. Và, như một hiện tượng văn hoá, chúng
đã thu hút rất nhiều sự quan tâm, công sức của các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước. Thậm chí, có học giả Pháp đã từng nhận định
rằng : « Người ta không thể nói đến Folklore tiền Đông Dương mà
trong đầu không xuất hiện nhan đề tác phẩm sử thi Đăm Săn. »
Những công trình nghiên cứu gần đây của các cơ quan văn hoá ở
Việt Nam, rất nhiều kho tàng sử thi Tây Nguyên đã dần được khám
phá, sưu tầm, biên dịch, lưu truyền mãi mãi như những viên ngọc
quý trong kho tàng văn hoá dân gian. Góp trong đó, niềm yêu mến
đối với những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc đã thôi thúc
chúng em tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề liên quan gồm có sử
thi Ê-đê, sử thi Hmông

Tài liệu tham khảo

1. Lưu Đức Trung (2009), Văn học Ấn Độ, Nxb. Giáo dục, Hà Nội,
tr. 111, 112.
https://123docz.net/document/3459808-van-hoc-an-do-cua-luu-duc-
trung.htm

2. Nguyễn Văn Khỏa (2002), Anh hùng ca Hômerơ, Nxb. Văn học,
Hà Nội, tr. 109.
https://vietbooks.info/threads/anh-hung-ca-cua-homero-nxb-van-
hoc-2002-nguyen-van-khoa-633-trang.21183/

3. F.W.Hêghen (1999), Mỹ học, Phan Ngọc dịch, Nxb. Văn học, Hà


Nội, tr. 595.

Phụ lục
Phụ lục 1: Nghiên cứu đề tài hình tượng người anh hùng trong sử thi
đăn săn và Ramayana
Phụ lục 2: Bài học nào được rút ra và vận dụng từ hình tượng người
anh hùng dân tộc Tây Nguyên cho đến đời nay ?

Phụ lục 3: Bài học nào được rút ra và vận dụng từ hình tượng người
anh hùng thể hiện quan điểm gì ?

Phụ lục 4: Vẻ đẹp độc đáo của hình người anh hùng trong sử thi Tây
Nguyên

You might also like