You are on page 1of 3

VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

SỐ PHẬN CON NGƯỜI

(Sô- lô- khôp )


I.TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả: Sô-lô-khốp (1905 – 1984) là nhà văn lỗi lạc của nước Nga, nổi tiếng thế giới
thế kỷ XX, từng đoạt giải Nô-ben về văn học.
2.Tác phẩm:
- Tóm tắt tác phẩm (SGK).
3.Vị trí đoạn trích : Đoạn trích là phần cuối, kết thúc câu chuyện.
II. ĐỌC HIỂU
1. Những số phận bị chiến tranh vùi dập
a. Xô- cô- lốp
-Chịu trăm nghìn cay đắng trong chiến tranh: bị thương hai lần ,bị đày đoạ trong các trại tù
binh Đức, vợ và hai con gái anh đã bị bom của bọn phát xít giết hại; đứa con trai yêu quý
đang cùng anh tiến đánh Béc-lin cũng hy sinh đúng ngày chiến thắng.
-Sau chiến tranh: trái tim suy kiệt vì đau khổ, phải trốn chạy khỏi quê hương
→ Bị chiến tranh tước đoạt tất cả
b. Bé Va-ni-a:
-Lai lịch: mất tất cả: bố, mẹ, gốc gác, mồ côi, sống lang thang
-Ngoại hình: rách bươm xơ mướp, lem luốc, bụi bặm, bẩn như ma lem, đầu tóc rối bù, cặp
mắt như những ngôi sao sáng ngời, đôi hàng mi cong vút
- Thái độ, tâm trạng, hành động: lặng thinh, tư lự, thở dài
→Đứa trẻ vốn hoạt bát trở nên trầm tư, là nạn nhân của chiến tranh
=>Hai hạt cát bị sức mạnh phũ phàng của chiến tranh thổi bạt
2. Lòng nhân ái vượt lên số phận:
-Lòng nhân ái:
- Suy nghĩ : “Không thể để cho mình với nó chìm nghỉm riêng rẽ được. Mình sẽ nhận nó
làm con”.
- Quyết định: nhận Va-ni-a làm con xuất phát từ:
+sự đồng cảm vì cùng cảnh ngộ
+niềm khao khát hạnh phúc
=>Am hiểu tâm lý trẻ thơ, thương yêu, chăm sóc chu đáo
Tình người, hạnh phúc đã sưởi ấm hai mảnh đời cô độc, bất hạnh
-Vượt lên số phận:
-Đêm nào cũng chiêm bao thấy người thân, thức giấc ướt đẫm nước mắt
-Mất việc, đối diện với cay đắng, đến ở nhờ một nơi mới, làm 1 công việc khác(mộc)
- Nén nỗi đau riêng để đem lại niềm vui cho chú bé® đức hy sinh, lòng vị tha cao cả của
Xôcôlốp.

=>Nhân vật Xôcôlốp bừng sáng hai phẩm chất đáng quý: kiên cường và nhân hậu. Có thể
nói con đường đời của Xôcôlốp là hình ảnh nhân dân Nga bất chấp đau thương của chiến
tranh, quyết vươn lên để tồn tại và phát triển.
III.Tổng kết:
KHUYẾN KHÍCH HS TỰ HỌC
THUỐC
- Lỗ Tấn

----------------------------------------------------------------------------

ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ (Trích)

( HÊ-MINH-UÊ)

I.Tìm hiểu chung


1.Tác giả:
- Nhà văn Mỹ nổi tiếng.
2. Tác phẩm:Ông già và biển cả:
- Tiểu thuyết, ra đời 1952giải Nobel văn học (1954).
- Được xem là tuyên ngôn nghệ thuật cho toàn bộ sáng tác của Hê-minh-uê.
- Tóm tắt tác phẩm: SGK.
3. Đoạn trích:
- Vị trí đoạn trích: gần phần cuối của tác phẩm.
- Bố cục đoạn trích: 2 phần.
- Phần 1: (từ đầu cho đến “con cá trắng bạc, thẳng đơ và bồng bềnh theo sóng”):miêu tả
cuộc chinh phục cá kiếm của ông lão.
- Phần 2: (tiếp theo đến hết): miêu tả hành trình trở về của ông lão.
II.Đọc-hiểu
1. Cuộc chinh phục cá kiếm của ông lão
a. Nghệ thuật miêu tả cá kiếm:
-Ngoại hình: khổng lồ, đẹp./T129
-Yếu tố được đặc tả: thân hình và cái đuôi: đồ sộ, hiên ngang, mạnh mẽ, có sức thu hút
mãnh liệt đối với ông lão.
→ cuộc chiến càng quyết liệt.
→ chiến thắng càng vẻ vang.
-Cái chết của cá kiếm: kiêu hùng, bất ngờ, uy dũng.
→ đối thủ ngang sức ngang tài.
→ nâng cao tầm vóc ông lão.
 Thái độ của ông lão với con cá:
Vừa yêu quý vừa quyết tâm giết nó cho bằng được. Ông ngưỡng mộ sự hùng dũng, vẻ đẹp
duyên dáng, sự bình tĩnh cao thượng của nó.
- Nguyên nhân:
+Yêu: con cá có những phẩm chất cao quý.
+Giết: nghề câu cá→bắt cá: chứng tỏ mình (danh dự nghề nghiệp, lòng tự trọng).
=>Qua nghệ thuật miêu tả của tác giả, hình ảnh cá kiếm hiện lên như một đối thủ đáng gờm
của ông lão, báo hiệu một cuộc chiến đấu cật lực, gay cấn, đầy ý nghĩa.
b. Chiến thắng của ông lão:
-Ông lão sức yếu chiến thắng con cá kiếm khổng lồ.
→ Nỗ lực lớn lao.
→Nâng cao ý nghĩa chiến thắng.
-Nguyên nhân:
+Tay nghề điêu luyện.
 Niềm tin, ý chí, nghị lực.
-Ý nghĩa:
 Phải biết tích lũy kinh nghiệm.
 Dùng đầu óc suy xét.
 Chịu đựng, nhẫn nại để giành chiến thắng.
→Thể hiện khát vọng và khả năng chinh phục thiên nhiên của con người.
 Thái độ của nhà văn:
+Ngợi ca, tin tưởng vào con người.
+Khẳng định trí tuệ, khả năng chịu đựng của con người.
=> Cuộc chiến đấu và chinh phục cá kiếm thể hiện tài nghệ, ý chí và nghị lực của ông lão,
khẳng định “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.
2. Nghệ thuật xây dựng đối thoại, độc thoại nội tâm:
3.Nguyên lí “tảng băng trôi” trong đoạn trích:
-Có nhiều ‘khoảng trống” trong câu chữ.
-Hình tượng giàu sức gợi, đa tầng nghĩa (hình tượng ông lão trong cuộc chiến với cá kiếm).
=>Nguyên lí tảng băng trôi:
Khi tảng băng trôi trên mặt nước có 3 phần nổi, bảy phần chìm, sức nặng nằm ở phần chìm.
Mượn hình ảnh tảng băng trôi, nhà văn yêu cầu đối với tác phẩm văn học, nhà văn phải tạo
ra mạch ngầm văn bản; tác phẩm văn chương phải hàm chứa nhiều tầng nghĩa sâu kín. Nhà
văn kông phát biểu ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có sức gợi để người đọc tự
rút ra phần ẩn ý của tác phẩm.
III.Tổng kết
1.Nghệ thuật
- Nghệ thuật kể chuyện
- Vận dụng nguyên lý “tảng băng trôi” tạo chiều sâu ý nghĩa.
2.Nội dung
Qua hình ảnh quật cường của ông lão, tác giả gửi gắm niềm tin lớn lao vào con người: Trong
bất kì hoàn cảnh nào “ Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.

You might also like