You are on page 1of 2

DÀN Ý VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH

GIÁ MỘT TRUYỆN KỂ


1.Mở bài:
- Dẫn dắt giới thiệu tác giả tác phẩm
- Nêu yêu cầu của đề + nội dung khái quát cần ptich
(VD: Văn chương chính là kết tinh của ngôn từ và cảm xúc. Là kiệt tác vượt qua sự băng hoại
của thời gian. Như người thư kí của thời đại, nhà văn A đã đưa tác phẩm B trở thành bức tranh
đa màu khảm sâu vào nền văn học Việt)

2.Thân bài:
*Đ1:
- Nêu sơ về hoàn cảnh sáng tác + Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm (VD: Sáng tác A kể
về.../là câu chuyện giữa.......)

-Xác định chủ đề: (VD: “Giang” của Bảo Ninh chính là một sáng tác tuyệt hảo về đất nước
và con người)

Mở rộng: Tình huống truyện đặc biệt, bất ngờ đã làm nổi bật hình tượng nhân vật
*Đ2:
Phân tích đánh giá chủ đề: nêu cảm nhận của bản thân (VD: PT “Giang”: Dưới sự ác
liệt của chiến tranh, nơi mà tất cả đều phải vội vả, nơi toàn dân tộc Việt quy về nghĩ cho tương
lai mai này của dân tộc. Thì ở đâu đó ta vẫn cảm nhận được sự ấm áp của cuộc đời. Bảo Ninh
đã xây dựng nên một sáng tác tuyệt về về những con người vừa hết mình cho Tổ quốc, vừa hết
mình cho tuổi trẻ và nhiệt huyết. Những người con đất Việt phút giây nào cũng sẵn sàng chết cho
non sông gấm vóc, hiến dâng máu thịt chiến đấu quên mình vì hòa bình dân tộc, ấy nhưng bên
trong những chiến binh tưởng chừng khô ráp ấy lại là những trái tim biết yêu, những trái tim
của tuổi xuân thì. Chiến tranh đã chia cắt con người ta, đã chia cắt sự lãng mạn lứa đôi, không
cho con người ta ngày gặp lại. Sáng tác như một bức tranh buồn về một tình cảm chẳng thể cất
lời của những người con dưới trời bom đạn, nhưng đồng thời cũng ngợi ca sự hy sinh anh dũng,
sẵn sàng gác lại tình riêng vì dân tộc, nước nhà.

*Đ3: Phân tích đặc sắc ngôi kẻ điểm nhìn: (VD: Với việc sử dụng ngôi kể thứ nhất là
nhân vật “tôi” và điểm nhìn của nhiều nhân vật, Bảo Ninh đã khắc họa rõ nét sự ác liệt của bom
đạn chiến tranh. Chiến tranh không chỉ cướp đi mạng sống của những anh hùng mà còn chia cắt
những mái ấm gia đình. Đâu ai thấu triệt nỗi đau đớn của những bà mẹ xa con, những người vợ
xa chồng......... + liên hệ tác phẩm nếu cần VD: Chiếc lược ngà, Làng,...)
*Đ4: Phân tích nhân vật:
- Qua các chi tiết miêu tả, qua nhiều điểm nhìn từ các nhân vật trong truyện
(VD + Giang: - Một cô gái có đời sống nội tâm phong phú, giàu rung động, giàu yêu thương,
nhân hậu.
– Một cô gái chu đáo, đảm đang, sớm lo toan cuộc sống gia đình của hai bố con trong
hoàn cảnh mẹ mất sớm.Một cô gái khát khao yêu thương, thích được chia sẻ nhưng sống
cô đơn, chịu nhiều mất mát do chiến tranh.
+Nvat “tôi”: Tại sao lại là “tôi” mà lại chẳng phải là tên một ai khác, có lẽ “tôi” ở đây không
chỉ là một nhân vật trong truyện mà là hình ảnh thuật lại của rất nhiều con người trong chiến
tranh. Bảo Ninh khi sử dụng “tôi” đã họa rõ nét những tính cách của con người thời bấy giờ.
“Tôi” không chỉ là riêng ai mà là cảm xúc là biểu trưng của tất cả những con người thời bom
đạn lấn át tình riêng + ptich làm rõ)

*Đ5: Đánh giá nội dung + nghệ thuật: Tổng kết nêu đặc sắc nội dung + nghệ thuật
(VD: Không chỉ thành công trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng, tác phẩm cũng để lại ấn
tượng cho người đọc về phương diện nghệ thuật. Về tình huống truyện, đó là tình huống nhỏ bé
tưởng chừng vô nghĩa nhưng lại để lại ấn tượng, dư vị khó phai nhòa. Về điểm nhìn trần
thuật, “Giang” được kể lại theo điểm nhìn của nhân vật tôi - anh tân binh. “Tôi” đã kể lại câu
chuyện của cuộc đời mình theo trình tự thời gian một cách đầy đủ, trọn vẹn từ lúc bắt đầu tới khi
kết thúc của một cuộc gặp gỡ tình cờ nhưng dư vị sâu sắc, khó phai nhòa. Lựa chọn điểm nhìn
của nhân vật “tôi”, câu chuyện càng thêm phần trải nghiệm, chân thực, người đọc được cảm
nhận sâu sắc hơn về tình người trong cuộc chiến, những cảm xúc rung động lãng mạn nhẹ
nhàng, tinh tế và cả những xúc cảm về sự mất mát, về nỗi đau li biệt. Ngôi kể thứ nhất, không
phải vị thế người kể “toàn tri” song đó mới chính là bản chất của con người trong cuộc sống
hiện thực: không bao giờ biết được tất cả - đó cũng chính là nét đặc sắc trong nghệ thuật viết
truyện ngắn của Bảo Ninh.)

3.Kế bài: khẳng định lại vấn đề (VD: Như dòng thác chảy cuốn trôi mọi thứ trơt về hư vô,
dưới dòng chảy của thời gian vạn vật cũng sẽ phai phôi rồi lùi dần về quá khứ. Duy chỉ có
những gì là kiệt tác sẽ vượt qua sự băng hoại của thời gian và sống mãi trong kho tàng văn học.
Tác phẩm A của nhà văn B mãi sẽ là đóa hoa không tuổi mãi rực rỡ và tỏa sáng trong văn đàn.)

You might also like