You are on page 1of 2

“Rô-bin-sơn Cru-xô” là tiểu thuyết đầu tay cũng như nổi tiếng nhất của Đi-phô.

Đến với tác phẩm, bạn đọc được đến với bức chân dung về cuộc sống gian khổ, khắc
nghiệt và tinh thần lạc quan của nhân vật Rô-bin-sơn bị lưu lạc ngoài đảo hoang trong
suốt mười lăm năm. Qua tác phẩm nói chung và đoạn trích “Rô-bin-sơn ngoài đảo
hoang” nói riêng, ta càng thêm khâm phục ý chí cũng như sức mạnh phi thường của
những con người trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên.
Trước hết, với giọng điệu dí dỏm, hóm hỉnh chính nhân vật Rô-bin-sơn đã tự họa
lên trước mặt người đọc chân dung của chính mình hết sức buồn cười và kỳ lạ. Rô-bin-
sơn đã tự miêu tả trang phục của mình: “chiếc mũ to tướng cao lêu đêu chẳng ra hình thù
gì làm bằng da của một con dê, với mảnh da đổ xướng phía sau gáy, vừa để che nắng,
vừa để chắn không cho mưa hắt vào cổ.” Áo và quần cũng làm bằng da dê. Quần thì loe
đến gối, long dê thòng xuống mỗi bên đến giữa bắp chân, không khác gì quần dài. Rô-
bin-sơn sống ngoài đảo nên không có một đôi giày tử tế để đi nhưng anh đã tự sáng tạo ra
một đôi cho riêng mình: “chẳng biết gọi là gì, giống như đôi ủng bao quanh bắp chân và
buộc dây hai bên” và “hình dáng hết sức kì cục” chẳng khác gì áo quần mà anh đang
mặc. Những vật dụng của anh cũng hết sức thô sơ nhưng không kém phần cầu kỳ. Quanh
người là thắt lưng bản rộng bằng da dê phơi khô; hai bên có hai quai đeo, môt bên đeo
một chiếc cưa nhỏ, một bên đeo một chiếc rìu con; phía dưới cánh tay trái thì lủng lẳng
hai bên túi, một túi đựng thuốc súng, một túi đựng đạn ghém. Anh đeo trên người mình
những vật dụng cần thiết cho công cuộc mưu sinh trên đảo hoang của mình: chiếc gùi sau
lưng, khoác súng trên vai, một chiếc dù lớn bằng da dê trên đầu. Chính một tay Rô-bin-
sơn tự tạo cho mình những trang phục ấy nên anh rất lấy làm tâm đắc mặc dù vẻ ngoài
của mình có thể làm người ta “hoảng sợ” hoặc “phá lên cười sằng sặc”. Bộ trang phục
của anh cùng với những vật dụng mà anh mang theo mình tuy thô kệch nhưng đều là
những thứ cần thiết cho hoàn cảnh để sinh sống ngoài đảo hoang khắc nghiệt. Qua đó ta
thấy được sức sống, sức tồn tại mãnh liệt của Rô-bin-sơn.
Một mình lưu lạc ngoài đảo hoang nên diện mạo của Rô-bin-sơn cũng ít nhiều
thay đổi, dần dần trở nên giống người trong thời kỳ tiền sử. Tiếp tục bằng giọng điệu hài
hước, Rô-bin-sơn đã miêu tả: “Mặt tôi rám nắng, đen sạm lại, tuy chưa đến nỗi như cột
nhà cháy; râu thỉnh thoảng ó cạo nhưng vẫn đâm ra như chổi xể; cặp ria theo kiểu người
Thổ Nhĩ Kỳ vừa dài vừa rậm khác thường, tô đậm thêm nét cổ quái vào diện mạo của
tôi.” Chính Rô bin sơn cũng phải tự nghĩ: “Giá có người nào trông thấy tôi, nếu không
kinh sợ thì cũng bò ra mà cười.” Rô-bin-sơn hiện ra như lãnh chúa của một vùng đảo
hoang. Qua giọng kể, ta thấy sáng lên một tinh thần lạc quan, yêu đời trong sáng. Trong
những tháng ngày lưu lạc, anh không hề tuyệt vọng chán nản mà trái ngược lại đã tự tạo
cho mình một cuộc sống ở bằng tất cả sự thông minh, khéo léo và nghị lực phi thường.
Chính anh đã vươn lên làm chủ cuộc sống đơn độc một mình đầy khó khăn khắc nghiệt
tại một vùng đất không có bóng người.
Truyện kể theo ngôi thứ nhất, giọng kể hài hước hóm hỉnh cuốn hút người đọc.
Tuy đoạn trích không dài nhưng người đọc vẫn có trong mình hình dung rõ nét đến từng
chi tiết về bức chân dung con người. Qua việc khắc họa bức chân dung ấy gắn cùng với
hoàn cảnh sống đầy rẫy những gian truân thử thách nơi hoang đảo một mình, tác giả đã
làm sáng lên trước mắt người đọc những phẩm chất cao quý của con người đó là ý chí
nghị lực phi thường, tinh thần vượt khó và lạc quan yêu đời để luôn lạc quan vươn lên
trong cuộc sống.
“Con người có thể bị tiêu diệt nhưng không thể bị khuất phục” (Heming way).
Quả thật thế, đoạn trích “Rô-bin-sơn ngoài đảo hoang” chính là một bài ca lao động sáng
tạo cũng như ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người mặc cho hoàn cảnh khắc
nghiệt như thế nào. Chính điều này đã tạo nên cho đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói
chung sức sống trường tồn trong lòng bạn đọc.

You might also like