You are on page 1of 3

Reading passage 1

A. Khiếm thính hoặc việc suy giảm chức năng thính giác ở trẻ nhỏ có thể sẽ
tạo một tác động lớn đến sự phát triển giao tiếp và vấn đề phát âm ở trẻ
gây bất lợi về khả năng học tập ở trường. Điều này có thể có những hậu
quả to lớn cho từng cá nhân nói riêng cũng toàn xã hội nói chung. Từ các
nghiên cứu thực hiện trong vòng hai thập kỷ qua, Bộ Y tế New Zealand
đã phát hiện ra rằng có khoảng 6-10% trẻ em trong nước bị điếc.
B. Một nghiên cứu sơ bộ ở New Zealand đã chỉ ra rằng tiếng ồn trong lớp là
mối quan ngại lớn cho giáo viên và học sinh. Tất cả các tiếng ồn liên
quan đến việc sắp xếp bàn ghế, việc thiếu cách âm giữa các lớp học hay
từ các thiết bị thông gió như máy lạnh trong lớp là nguyên nhân vì sao có
rất nhiều học sinh không thể nghe giọng thầy cô giảng bài. Các nhà
nghiên cứu giáo dục Nelson và Soli cũng đã gợi ý rằng xu hướng gần đây
trong học tập thường liên quan đến việc làm việc nhóm với việc sử dụng
càng nhiều thông tin cá nhân càng tốt. Điều này làm cho lớp học ngày
càng ồn hơn, có thể là nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm thính giác ở
trẻ một cách nghiệm trọng. Tiếng ồn trong lớp học có thể sẽ làm cho trẻ
gặp nhiều khó khăn hơn trong việc hiểu và xử lý thông tin liên lạc bằng
lời nói với các trẻ khác và các hướng dẫn từ giáo viên.
C. Trẻ em bị thiếu chức năng thính giác có khả năng không phát huy tối đa
tiềm năng của mình trong việc học vì tiếng ồn tạo ra trong lớp học.
Những ảnh hưởng của tiếng ồn làm ảnh hưởng đến khả năng học tập hiệu
quả của trẻ trong môi trường lớp học hiện nay đã được mọi người quan
tâm ngày càng cao. Viện quốc tế Công Nghệ Kiểm soát tiếng ồn (I-Ince),
theo lời khuyên của Tổ chức Y tế Thế giới, đã thành lập một nhóm công
tác quốc tế, trong đó bao gồm New Zealand, để đánh giá tiếng ồn và kiểm
soát tiếng vang cho các phòng học
D. Trong khi các tác động có hại của tiếng ồn trong các lớp học chưa được
kiểm soát tốt thì những trẻ bị khuyết tật trong giao tiếp có thể sẽ bị tổn
thương ghê gớm. Các chứng thiếu hụt chức năng thính giác được đề cập
bao gồm sự suy giảm thính giác, chứng rối loạn tự kỷ (ASD) và các rối
loạn thiếu chú ý (ADD / ADHD).
E. Chứng tự kỷ được xem là sự rối loạn lâu dài về thần kinh và di truyền gây
ra sự khác biệt trong cách thức thông tin được xử lý. Rối loạn này được
xác định bởi các vấn đề liên kết với trí tưởng tượng xã hội, giao tiếp xã
hội và tương tác xã hội. Theo Janzen, điều này ảnh hưởng đến khả năng
hiểu ở một số người về các sự kiện và đối tượng trong một môi trường cụ
thể cũng như việc hiểu hay phản ứng lại với các kích thích cảm giác. Việc
tự kỷ không cho phép trẻ học hay suy nghĩ theo những cách phát triển
bình thường. Rối loạn tự kỷ thường dẫn đến những khó khăn rất lớn trong
việc hiểu thông tin bằng lời nói và xử lý tiếng nói. Những kiểu rối loạn
thường tìm thấy là những âm thanh như tiếng ồn đám đông, tiếng ồn tạo
ra bởi máy móc hay tiếng kêu đau đớn. Điều này làm các nhà khoa học
rất khó khăn trong việc định lượng những kiểu kích thích ngoài giác quan
như vậy mà điều này có thể thay đổi rất nhiều từ một cá nhân tự này đến
cá nhân tự kỷ khác. Nhưng khi một đứa trẻ khi phát hiện bất kỳ loại tiếng
ồn nào trong lớp học hoặc không gian học tập của mình bị xâm nhập có
thể sẽ bị ảnh hưởng xấu đến khả năng xử lý thông tin.
F. Các rối loạn thiếu chú ý là biểu hiện của rối loạn thần kinh và di truyền
và được đặc trưng bởi những khó khăn với việc duy trì sự quan tâm, nỗ
lực và kiên trì, kỹ năng tổ chức và ức chế.
G. Trẻ gặp những rối loạn như vậy sẽ cảm thấy khó khăn để lọc ra những
thông tin không quan trọng, và tập trung vào mọi thứ trong môi trường
học tập hơn là phải tham dự một hoạt động đơn lẻ nào. Việc gây tiếng ồn
trong lớp học đã trở thành một sự phân tâm lớn, có thể ảnh hưởng đến
khả năng tập trung. Trẻ gặp vấn đề thiếu chức năng thính giác thường
cảm thấy việc nói và giao tiếp rất khó để cô lập và xử lý khi phải đối phó
với mức độ cao của tiếng ồn xung quanh. Các mức này đến từ các hoạt
động bên ngoài mà thâm nhập vào các cấu trúc lớp học, từ các hoạt động
giảng dạy, và tiếng ồn khác tạo ra bên trong, có thể làm trầm trọng hơn
bởi âm vang trong phòng. Chúng ta nhất thiết phải có những chiến lược
để có thể xây dựng lớp học tối ưu và có lẽ nên thay đổi văn hóa và
phương pháp giảng dạy trong lớp học.Đặc biệt, những tác động của các
lớp học ồn ào và các hoạt động trên ảnh hưởng đến những trẻ bị thiếm
thính cần phải được điều tra kỹ lưỡng hơn. Có thể là nhiều trẻ em không
được chẩn đoán vẫn tồn tại trong hệ thống giáo dục khuyết tật "vô hình"
này. Nhu cầu của họ ít có khả năng được đáp ứng hơn so với những trẻ
em khuyết tật được biết đến.
H. Chính phủ New Zealand đã phát triển một chiến lược khuyết tật New
Zealand mới và đã bắt tay vào quá trình tham vấn rộng rãi. Chiến lược
này nhận ra rằng những người trải qua tình trạng khuyết tật phải đối mặt
với những rào cản lớn trong việc đạt được một chất lượng đầy đủ của
cuộc sống trong các lĩnh vực như thái độ, giáo dục, việc làm và tiếp cận
với các dịch vụ. Mục tiêu thứ 3 của Chiến lược khuyết tật New Zealand là
'Cung cấp giáo dục tốt nhất cho người tàn tật' bằng cách cải thiện giáo
dục để tất cả trẻ em, thanh niên và học viên người lớn có cơ hội bình
đẳng để học hỏi và phát triển trong các trường học địa phương có sẵn.
Đối với một nền giáo dục thành công, môi trường học tập là vô cùng
quan trọng, vì vậy bất kỳ nỗ lực để cải thiện điều này có thể sẽ là lợi ích
rất lớn cho tất cả trẻ em, nhưng đặc biệt là với những trẻ có khuyết tật
chức năng thính giác.
I. Một số nước đã quy trình xây dựng tiêu chuẩn riêng của mình để kiểm
soát và giảm tiếng ồn trong lớp học. New Zealand có thể sẽ theo gương
của họ. Các tài liệu cập nhật về tiếng ồn trong phòng học dường như tập
trung vào những tác động về học sinh nói chung, giáo viên và những
người khiếm thính. Dường như mọi người chỉ chú ý đến những học sinh
gặp các khuyết tật có liên quan đến việc thiếu chức năng thính giác. Điều
bắt buộc là chúng ta cần phải tính đến nhu cầu của các trẻ em trong việc
thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp để được ban hành trong tương
lai.

You might also like