You are on page 1of 2

RẰM THÁNG GIÊNG

Vầng trăng lan tỏa cả một bầu trời,lấp lánh trên dòng sông,để lại cho thi nhân
nhiều xúc động và nguồn cảm hứng.Bài thơ của Bác có màu sắc cổ điển và hiện
đại,có cả tình yêu thiên nhiên của Bác nên vầng trăng trong trong thơ của Bác luôn
có vẻ đẹp rất riêng.Bài thơ “Rằm tháng giêng” là một trong những bài thơ hay viết
về trăng của Bác Hồ,làm cho ai ai cũng xúc động.

Bài thơ này được viết vào thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp lúc Bác ở
Việt Bắc.Chiến dịch Thu Đông 1947 vừa kết thúc với chiến thắng huy hoàng thì
chiến dịch Xuân Hè 1948,chúng ta lại có niềm vui rộn rã của chiến thắng.Trong
niềm vui của mùa xuân mới đến,bài thơ “Rằm tháng giêng” ra đời.Bài thơ mở ra là
vẻ đẹp của ánh trăng vào ngày rằm tháng giêng.

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên”

Trăng trong thơ Bác bao giờ cũng đẹp nhưng “trăng nguyên tiêu” lại càng đẹp
hơn.Vẻ đẹp của trăng làm say lòng người.Trăng sáng rực cả bầu trời.”Nguyệt
chính viên” là trăng,vẻ đẹp trọn vẹn,nguyện không đổi dời.Cả một không gian lúc
này,vầng trăng như tạc vào khung cảnh thơ mộng,lãng mạn nhưng đồng thời nó
gợi cho lòng người tình cảm đến với trăng thật là tha thiết.Bác viết về trăng như
trăng trên một dòng sông.Chỉ có bảy từ trong một câu nhưng lập lại đến ba lần
“xuân” “xuân giang,xuân thủy,xuân thiên”.Ba lần lập lại là điểm nhấn để tạo nên
sắc xuân,sức sống của mùa xuân.Cả câu thơ đều thể hiện vẻ đẹp mùa xuân,dòng
sông xuân,mặt nước xuân,bầu trời cũng xuân.Dòng sông như nối tiếp với bầu
trời.Vầng trăng ngày rằm có cái vẻ đẹp soi tỏ,thấm đẫm trên mặt nước.Khi mặt
nước xao động,vầng trăng như sóng sánh,tạo nên nét lung linh,huyền ảo.Trăng tràn
trề,lan chảy cả dòng sông.Dường như đối với Bác không chỉ nói trăng mà còn là
mùa xuân ngày rằm tháng giêng có sức sống mùa xuân lan tỏa.

Người đọc cảm nhận hình ảnh của Bác Hồ giữa cảnh thiên nhiên:

“Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”


Một con thuyền đang xuôi theo dòng sông.Trong thơ xưa khi nhắc đến “yên ba”
khói sóng thì bao giờ cũng phảng phất một nét đượm buồn.Nhưng trong thơ Bác có
sự xuất hiện của “yên ba”là cái nhìn đầy lạc quan của Bác Hồ.Giữa dòng sông,dưới
ánh trăng,Bác đang bàn bạc việc nước,việc quân “đàm quân sự”.Hình ảnh Bác Hồ
hiện lên giữa dòng sông lúc này là hình ảnh một con người đang làm chủ việc quân
sự,bận rộ,lo toan việc quân cơ,một tấm lòng luôn dành trọn vẹn cho đất nước.Đầu
bài thơ có “trăng”,cuối bài thơ cũng có “trăng” “nguyệt mãn thuyền”.Con thuyền
xuôi theo dòng sông,dưới ánh trăng đầy ắp và thuyền về không thể thiếu
trăng.Trăng trong thơ Bác không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là chất thép của
người chiến sĩ cách mạng.Hai câu thơ cuối hòa quyện lại có chất chiến sĩ trong con
người của Bác.Ánh trăng tràn đầy nhưng cũng có cả hình ảnh của Bác bàn bạc việc
quân cơ.

You might also like