You are on page 1of 1

Gv Phạm Tiến Dũng 0915866729

Bazơ
1. Tính khối lượng kết tủa thu được khi cho V lít SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 2M trong mỗi

trường hợp sau

a ) V= 4,48 b) V=11,2 c) V=22,4

2. Cho 5,6 lít CO2 (đkc) đi qua 164ml dung dịch NaOH 20% (d = 1,22g/ml) thu được dung dịch X. Tính khối

lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch X ?

3. Hấp thụ toàn bộ 0,3 mol CO2 vào dung dịch chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng dung dịch sau phản ứng

tăng hay giảm bao nhiêu gam so với dung dịch ban đầu?

4. Cho 12 gam CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, dẫn toàn bộ lượng khí thu được hấp thụ hết

vào dung dịch có chứa 11,2 gam KOH. Tính khối lượng muối kali thu được.

5. Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam lưu huỳnh rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch

Ba(OH)2 0,5M. Tính khối lượng kết tủa thu được ?

6. Tính nồng độ ban đầu của dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH biết rằng:

- Nếu đổ 3 lít dung dịch NaOH vào 2 lít dung dịch H2SO4 thì sau khi phản ứng dung dịch có tính kiềm với

nồng độ 0,1 M.

- Nếu đổ 2 lít dung dịch NaOH vào 3 lít dung dịch H2SO4 thì sau phản ứng dung dịch có tính axit với nồng độ

0,2M.

7*. Cho 100 ml dung dịch KOH 1,5M vào 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, thu được dung dịch X. Tính khối lượng

chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch X?

8*. Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,35 mol KOH. Tính khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn

dung dịch X?

9*. Cho 27,4 gam bari kim loại vào 500 gam dung dịch hỗn hợp (NH4)2SO4 1,32% và CuSO4 2% và đun nóng

để đuổi hết NH3. Sau khi kết thúc tất cả các phản ứng ta thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C.

a. Tính thể tích khí A (đktc).

b. Lấy kết tủa B rửa sạch và nung ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam

chất rắn?

c. Tính nồng độ % của chất tan trong C.

16

You might also like