You are on page 1of 3

ĐỀ 1

Phần I: đọc hiểu


Mẹ viết thơ
Nhân đọc tin “Vùng vịnh” và cô- sô – vô, nhớ các con
Mẹ viết thơ cho các con
Và thầm đọc…
Âm thầm chắt lọc
Sữa nuôi con
Và câu hát làm người…

Mẹ buồn, câu thơ cũng buồn riêng


Những âm điệu mang nỗi niềm sương gió
Rồi chợt nghĩ ở một nơi nào đó
Bao người mẹ xé lòng khi những đứa con xa…
Chiến tranh và khói lửa
Cũng đang đòi “đơm hoa”
Cho con trẻ hãi hùng giấc ngủ!

Mẹ của con giữa bình minh, khao khát


Chiếc cầu thơ vượt sóng lúc đang chiều…
(Nguồn: Xuân Quỳnh thơ tuyển, NXB Văn học, 2011)
1. Xuân Quỳnh đã viết bài thơ này để gửi đến ai?
2. Anh chị hiểu những câu thơ sau như thế nào:
Sữa nuôi con
Và câu hát làm người…
3. Nỗi niềm của XQ và của “Bao người mẹ xé lòng khi những đứa con xa” trong bài thơ là
gì?
4. Thông điệp anh chị thấy tâm đắc nhất qua bài thơ của Xuân Quỳnh là gì?
Câu NLXH: từ nội dung văn bản, hãy viết đoạn văn 200 chữ về tình mẫu tử.
ĐỀ 2:
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Sức mạnh của nước
Cậu bé là đứa trẻ thông minh, thẳng thắn, nhưng laị cứng nhắc và độc đoán. Mỗi lần cậu chơi
cùng bạn bè, đều xảy ra những cuộc cãi vã. Lần đó, cậu đánh nhau với đám bạn vì không một ai
đứng về phía cậu. Cậu buồn bực, bỏ về nhà.
Chị gái cậu thấy vậy hỏi han:
- Em sao thế?
- Chị đừng nói nữa, em đang tức!
- Em đánh nhau à?
- Chúng nó đều quá đáng, nên em đã làm thế.
Người chị nghĩ một lát rồi nói:
- Trong nhà ngột ngạt, chúng ta ra vườn rồi nói chuyện.
Ra đến vườn, người chị châm lửa đốt đống lá khô. Khi ngọn lửa bốc cao, cô vào nhà lấy ra
một viên đá trong tủ lạnh, vừa thả vào lửa vừa nói:
- Chuyện kể rằng trước đây, nước và lửa là hai kẻ đối nghịch, nhưng nước thấy lửa hung
dữ còn mình mềm yếu, nghĩ không thắng nổi lửa, nên hóa thành băng, muốn dùng sự
cứng cỏi của băng để tiêu diệt lửa.
Viên đá chạm lửa tan ra thành nước, rồi bốc hơi ngay, còn ngọn lửa vẫn rực cháy. Cô chị tiếp:
- Nhưng băng vừa chạm vào đã bị lửa hun chảy, rồi bốc hơi.
Cô lấy vòi nước tưới cây dập tắt đám lửa:
- Cuối cùng, chính sự ôn nhu của nước, mới dập tắt được ngọn lửa.
Cậu em im lặng, trầm ngâm.
- Em thấy đó, nếu như em cứ gồng mình cứng nhắc, độc đoán, thì cũng giống như băng,
chỉ cứng cỏi bên ngoài, gặp lửa là tan chảy. Kẻ mạnh thực sự giống như nước, ôn hòa,
bền bỉ mà có thể xói mòn cả đá cứng, dập được lửa. Nước không bao giờ ngưng chảy, nó
rất linh hoạt, đường nào cũng có thể đi.. Và khi nước giận dữ, thì không gì ngăn được.
Em thấy đấy, có những thứ tưởng chừng mềm yếu, lại ẩn chứa sức mạnh vô song.
(Quà tặng cuộc sống – Sức mạnh của nước)
Câu 1. Xác định phương thứ biểu đạt? Phong cách ngôn ngữ?
Câu 2: Tính cách cậu bé trong câu chuyện trên có điểm mạnh và điểm yếu nào?
Câu 3: Hình ảnh Hòn đá của nước đóng băng tạo thành và nước trong câu chuyện tượng trưng
cho điều gì? Ý nghĩa?
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên của người chị “kẻ mạnh thực sự giống như nước, ôn
hòa, bền bỉ mà có thể xói mòn cả đá cứng, dập được lửa”.
PHẦN II: LÀM VĂN
Từ nôi dung văn bản đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sức mạnh của thái độ ôn
hòa trong cuộc sống con người.

Chú ý: Phần làm văn viết thành 1 đoạn hoàn chỉnh.

You might also like