You are on page 1of 71

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐH QUỐC GIA HÀ NỘI

BẢN QUYỀN : TRUNG TÂM LUYỆN THI QUỐC GIA HSA

BỘ MÔN: KHOA HỌC


BIÊN SOẠN: TRUNG TÂM HSA EDUCATION – CÔ NGUYỄN TUỆ
TÀI LIỆU: LÝ THUYẾT CĐ- BÀI TẬP
1. TỔNG HỢP LÝ THUYẾT
CẤU TRÚC BỘ TÀI LIỆU
Bộ tài liệu gồm 2 phần: Lí thuyết và thực hành kĩ năng địa lí
Phần 1: Thực hành kĩ năng địa lí gồm 5 dạng
Phần 2: Lí thuyết gồm 5 chuyên đề
PHẦN 1: THỰC HÀNH KĨ NĂNG

THỰC HÀNH KĨ NĂNG


Nhận dạng Xác định nội dung Xử lí, nhận Xử lí, nhận xét Sử dụng
biểu đồ thể hiện của biểu đồ xét biểu đồ bảng số liệu atlat Địa lí
Kĩ năng 1. Nhận dạng biểu đồ
Biểu đồ cột: + Yêu cầu đề bài: thể hiện giá trị, quy mô, tình hình, biểu đồ nhằm so
sánh giữa các đối tượng. Thể hiện cơ cấu (ít dùng và nếu dùng là cột chồng).
+ Đặc điểm bảng số liệu: có nhiều mốc thời gian hoặc nhiều đơn vị lãnh thổ. Nếu
bảng số liệu có “tổng số” và từ “trong đó” hay “chia ra” thì thường dùng biểu đồ cột chồng. Biểu đồ
cột thường dùng để thể hiện giá trị tuyệt đối
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HẠT TIÊU VÀ CÀ PHÊ CỦA NƯỚC TA,
GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 (Đơn vị: Triệu USD)
Năm 2010 2013 2014 2020

Hạt tiêu 421,5 889,8 1 201,9 1 965,2

Cà phê 1 851,4 2 717,3 3 557,4 3867,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


Theo bảng số liệu, để thể hiện giá trị xuất khẩu hạt tiêu và cà phê của nước ta giai đoạn 2010 -
2016, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột. B. Kết hợp. C. Tròn. D. Miền.
Ví dụ 2. Cho bảng số liệu sau:

LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG ĐÃ QUA ĐÀO TẠO PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ CỦA
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC NĂM 2019
(Đơn vị: %)

Tổng số cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên
Đồng bằng sông Hồng 31.8 5.9 5.2 5.3 15.4
Đông Nam Bộ 27.6 4.7 4.4 4.2 9.4
(Nguồn: Tổng điều tra dân số năm 2019)
Theo bảng số liệu, để so sánh tỉ lệ lạo động đã qua đào tạo của vùng Đồng bằng sông Hồng và
Đông Nam Bộ, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. miền. B. tròn. C. đường. D. cột.

Ví dụ 3. Cho bảng số liệu:


DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CAO SU CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC
GIAI ĐOẠN 2000 – 2020
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm 2000 2005 2010 2020
Cả nước 413,8 482,7 740,5 1122,8
Đông Nam Bộ 272,5 306,4 433,9 868,2
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021)
Theo bảng số liệu, để thể hiện diện tích gieo trồng cây cao su của Đông Nam Bộ và cả nước
giai đoạn 2000-2020, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Kết hợp. B. Đường. C. Miền. D. Cột.
- Biểu đồ đường →Yêu cầu đề bài: thể hiện tốc độ phát triển, động thái phát triển,
sự phát triển, tình hình phát triển của đối tượng.

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


Đặc điểm bảng số liệu: Bảng số liệu có từ 3 - 4 năm trở lên.
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CHÈ CỦA NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
Năm 2010 2014 2015 2020

Diện tích (nghìn ha) 129,9 132,6 133,6 153,2

Sản lượng (nghìn tấn) 834,6 981,9 1012,9 1232,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng chè của nước ta giai đoạn
2010 - 2020, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Tròn. B. Kết hợp. C. Đường. D. Miền.
Ví dụ 2. Cho bảng số liệu:
MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000-2020
Đơn vị: nghìn tấn

Năm 2005 2010 2013 2020

Phân hóa học 2 189,5 2 411,3 3 730,8 3 522,2

Phân NPK 2 083,5 2 645,4 3 372,3 3 326,2

Xi măng 30 808,0 55 801,0 57 516,0 86122,4

Sắt, thép dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác 473,5 2.906,4 3 484,3 8662,3

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2020, https://www.gso.gov.vn)


Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng phân hóa học, phân NPK, xi măng
và sắt thép của nước ta giai đoạn 2005 – 2020, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Miền. B. Đường. C. Kết hợp. D. Tròn.

Ví dụ 3. Cho bảng số liệu sau:


TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN
CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: %)

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


Năm 2005 2008 2011 2014 2017 2019
CẢ NƯỚC 1.33 1.14 0.97 1.03 0.81 1,0
Thành thị 1.14 1.1 0.95 1.07 0.8 0,94
Nông thôn 1.41 1.18 0.98 1.03 0.81 1,11
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018, https://www.gso.gov.vn; Tổng điều tra dân số năm 2019)
Theo bảng số liệu để thể hiện tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên phân theo thành thị và nông thôn
của dân số của Việt Nam qua các năm, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. miền. B. tròn. C. đường. D. cột.
Biểu đồ tròn →Yêu cầu đề bài: Biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu của đối tượng.
Đặc điểm bảng số liệu: có từ 3 mốc thời gian trở xuống ....
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH LÚA CỦA NƯỚC TA, NĂM 2015 VÀ 2020 (Đơn vị: Nghìn ha)
Năm Tổng số Lúa đông xuân Lúa hè thu và thu đông Lúa mùa

2015 7329,2 2942,1 2349,3 2037,8

2020 7790,4 3082,2 2806,9 1901,3

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích lúa nước ta phân theo mùa vụ năm 2015
và 2020, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Tròn. B. Cột. C. Đường. D. Miền.
Ví dụ 2. Cho bảng số liệu sau
CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ CẢ NƯỚC
(Đơn vị: %)
Loại đất Tổng Đất sản xuất Đất lâm Đất Đất ở Đất
diện tích nông nghiệp nghiệp khác
Chuyên dùng
CẢ NƯỚC 100 34.7 45 5.7 2.2 12.4
ĐBSH 100 37.2 23.2 15.1 6.9 17.6
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2020, https://www.gso.gov.vn)
Theo bảng số liệu trên để thể hiện cơ cấu đất sử dụng của Đồng bằng sông Hồng và cả
nước, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. miền. B. tròn. C. đường. D. cột.
Ví dụ 3. Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO NHÓM TUỔI CỦA NƯỚC TA

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


(Đơn vị: %)

Nhóm tuổi 1999 2009 2019

Dưới 15 tuổi 33,1 24,5 24,3

Từ 15 đến 64 tuổi 61,1 69,1 68,0

Trên 65 tuổi 5,8 6,4 7,7

(Nguồn: Tổng điều tra dân số năm 2019)


Theo bảng số liệu để thể hiện cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta, dạng
biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. miền. B. tròn. C. đường. D. cột.
Biểu đồ miền → Yêu cầu đề bài: Biểu đồ thể hiện cơ cấu, sự thay đổi cơ cấu (sự
chuyển dịch cơ cấu).
Đặc điểm bảng số liệu: có từ 2 đối tượng và từ 4 mốc thời gian trở
lên.
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 2000 - 2019 (Đơn vị : tỉ USD)
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu

2000 14,5 15,6

2005 32,5 36,8

2010 72,2 84,8

2019 214,0 211,1

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện cơ cấu giá trị xuất - nhập khẩu nước ta trong giai đoạn 2000 - 2019,
dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Tròn. B. Đường. C. Miền. D. Cột.
Ví dụ 2. Cho bảng số liệu sau:
LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN PHÂN THEO NHÓM TUỔI
(Đơn vị: Nghìn người)
Năm Tổng số 15 – 24 25 - 49 50+
2003 41 846,7 9 361,8 26 598,3 5 886,6

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


2007 47 160,3 8 561,8 29 392,1 9 206,4
2010 50 392,9 9 245,4 30 939,2 10 208,3
2013 53 245,6 7 916,1 31 904,5 13 425,0
2019 54 823,8 7 581,1 32 599,2 14 643,5
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2019, https://www.gso.gov.vn)
Theo bảng số liệu, để thể hiện cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi ,
dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. miền. B. tròn. C. đường. D. cột.
Ví dụ 3. Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG ĐIỆN PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA
(Đơn vị: Triệu Kwh)
2010 2013 2016 2019
Nhà nước 67 678,0 111 140,0 148 239,0 178 121,0

Ngoài Nhà nước 1 721,0 3 914,0 8 927,0 12 765,0


Vốn đầu tư nước ngoài 22 323,0 9 400,0 18 579,0 18 295,0
(Nguồn: số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam)
Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng điện theo thành phần kinh tế của nước ta
qua các năm, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Miền. B. Đường. C. Kết hợp. D. Tròn.
Biểu đồ kết hợp → Yêu cầu đề bài: Biểu đồ thể hiện giá trị, số lượng, tình hình
Đặc điểm bảng số liệu: Có 2 đối tượng trở lên có định tính khác nhau nhưng có
mối quan hệ mật thiết với nhau như: nhiệt độ (0c) và lượng mưa (mm); tổng số dân (triệu người) và tỉ
suất gia tăng tự nhiên (%); diện tích (ha) và sản lượng (tấn)....
→ Bảng số liệu phải có từ 3 - 4 mốc thời gian trở lên.
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH VÀ DẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
Năm 2010 2011 2016 2020
Diện tích (nghìn ha) 7489,4 7655,4 7742,7 7716,6
Sản lượng (nghìn tấn) 40005,6 42398,5 43157,3 42839
Theo bảng số liệu, để thể hiện diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2010 - 2020, dạng biểu
đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Tròn. B. Đường. C. Cột. D. Kết hợp.
Ví dụ 2. Cho bảng số liệu sau
NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TẠI HÀ NỘI NĂM 2020

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nhiệt độ (oC) 18,1 17,5 22,7 24,4 29,5 30,6 30,1 29,1 29,0 26,1 24,2 19,9

Lượng mưa (mm) 16,6 10,0 34,0 58,8 209,0 188,5 428,1 313,4 229,7 94,4 28,2 84,2
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2020, https://www.gso.gov.vn)
Theo bảng số liệu, để thể hiện lượng mưa và nhiệt độ tại Hà Nội năm 2020, dạng biểu đồ nào
sau đây là thích hợp nhất?
A. miền. B. tròn. C. đường. D. kết hợp
Ví dụ 3. Cho bảng số liệu sau:
DÂN SỐ VÀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ CỦA CẢ NƯỚC QUA CÁC NĂM
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2019
Dân số TB
(Nghìn 87 860,4 88 809,3 89 759,5 90 728,9 91 713,3 92 695,1 93 671,6 96 209,0
người)
Mật độ dân số
265,5 268,3 271,2 274,0 277,0 280,0 283,0 286,0
(Người/km2)
(Nguồn: Tổng điều tra dân số năm 2019)
Theo bảng số liệu để thể hiện dân số và mật độ dân số của cả nước qua các năm, dạng
biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. kết hợp. B. tròn. C. đường. D. cột.
Kĩ năng 2. Xác định nội dung thể hiện của biểu đồ
- Đối với biểu đồ hình cột
Nếu đề bài cho biểu đồ hình cột thì đáp án thường là thể hiện tình hình, giá trị, so sánh, quy mô.
Ví dụ 1: Cho biểu đồ về GDP của một số quốc gia

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu GDP của một số quốc gia qua các năm.
B. Tốc độ tăng trưởng GDP của một số quốc gia qua các năm.
C. Tổng GDP của một số quốc gia qua các năm.
D. Quy mô và cơ cấu GDP của một số quốc gia qua các năm.
Ví dụ 2. Cho biểu đồ

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?


A. Sản lượng một số cây công nghiệp của nước ta năm 2017.
B. Cơ cấu sản lượng một số cây công nghiệp của nước ta năm 2017.
C. Giá trị sản xuất một số cây công nghiệp của nước ta năm 2017.
D. Sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta năm 2017.
- Đối với biểu đồ đường biểu diễn (một đường biểu diễn hay nhiều đường biểu diễn): Biểu đồ
đường biểu diễn thường thể hiện tiến trình phát triển, tốc độ phát triển của một hay nhiều đối tượng
địa lí qua một chuỗi thời gian (thường phải có từ 3 - 4 năm trở lên).
Ví dụ 3: Cho biểu đồ về xuất nhập khẩu của Lào, Xin-ga-po và Cam-pu-chia, giai đoạn 2010 -
2016:

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu xuất nhập khẩu của Lào, Xin-ga-po và Cam-pu-chia.
B. Giá trị xuất nhập khẩu của Lào, Xin-ga-po và Cam-pu-chia.
C. Chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu của Lào, Xin-ga-po và Cam-pu-chia.
D. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Lào, Xin-ga-po và Cam-pu-chia.
Ví dụ 4. Cho Biểu đồ

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018, https://www.gso.gov.vn)


Biểu đồ trên thể hiện nội dung gì?
A. Lưu lượng nước trung bình của Hà Nội theo tháng.
B. Lượng mưa trung bình của Hà Nội theo tháng.
C. Nhiệt độ trung bình của Hà Nội theo tháng.
D. Số giờ nắng trung bình của Hà Nội theo tháng.
- Đối với biểu đồ tròn:

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


Biểu đồ tròn thường thể hiện quy mô và cơ cấu (%) của đối tượng.
Ví dụ 5: Cho biểu đồ về GDP nước ta năm 2010 và 2017 (đơn vị: %):

(Nguồn số liệu theo Niêm giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tổng GDP phân theo thành phần kinh tế ngoài Nhà nước.
B. Quy mô và cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế ngoài Nhà nước.
C. So sánh GDP phân theo thành phần kinh tế ngoài Nhà nước.
D. Tốc độ phát triển GDP phân theo thành phần kinh tế ngoài Nhà nước.
Ví dụ 6. Cho biểu đồ:
.

(Nguồn số liệu theo Niêm giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


B. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng
C. Chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng
D. Giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng
- Đối với biểu đồ miền: Biểu đồ miền thể hiện đồng thời cả cơ cấu và động thái phát triển, thể
hiện sự chuyển dịch cơ cấu của đối tượng địa lí qua nhiều thời điểm (thường từ 4 năm trở lên).
Ví dụ 7: Cho biểu đồ về sản lượng lúa của nước ta, giai đoạn 2005 - 2016:

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tổng sản lượng lúa theo mùa vụ.
B. So sánh sản lượng lúa theo mùa vụ.
C. Sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng lúa theo mùa vụ.
D. Tốc độ phát triển sản lượng lúa theo mùa vụ.
Ví dụ 8. Cho biểu đồ:

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018, https://www.gso.gov.vn)

Cho biết biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tình hình gia tăng dân số

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


B. Chuyển dịch cơ cấu dân số.
C. Tốc độ tăng trưởng dân số
D. Quy mô và cơ cấu dân số
- Đối với biểu đồ kết hợp (thường là cột và đường):
Biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện đồng thời cả tiến trình phát triển và tương quan độ lớn
giữa các đối tượng.
Nếu đề bài cho biểu đồ kết hợp thì đáp án thường là thể hiện tình hình, giá trị, quy mô, tiến trình
phát triển.
Ví dụ 9: Cho biểu đồ về diện tích và tỉ lệ che phủ rừng nước ta:

(Nguồn số liệu theo Niêm giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tình hình biến động diện tích và tỉ lệ che phủ rừng.
B. Cơ cấu diện tích và tỉ lệ che phủ rừng.
C. Quy mô, cơ cấu diện tích và tỉ lệ che phủ rừng.
D. Tốc độ phát triển diện tích và tỉ lệ che phủ rừng.
Ví dụ 10. Cho biểu đồ:

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018, https://www.gso.gov.vn)

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu diện tích và sản lượng lúa của nước ta qua các năm.
B. Quy mô diện tích và sản lượng lúa của nước ta qua các năm.
C. Diện tích và sản lượng lúa của nước ta qua các năm.
D. Tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa của nước ta qua các năm.
- Các dạng khác:
Ngoài các dạng biểu đồ ở trên còn có một số dạng biểu đồ đặc biệt như:
Biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.
Biểu đồ bán nguyệt (còn gọi là biểu đồ bát úp) thường dùng để thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập
khẩu hàng hóa phân theo thị trường.
Kĩ năng 3. Xử lí, nhận xét biểu đồ
Đây là dạng câu hỏi đã cho sẵn biểu đồ và các đáp án nhận xét từ biểu đồ đó. Chúng ta chọn đáp
án đúng nhất.
Ví dụ 11: Cho biểu đồ:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA (%)
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu lao động phân theo
thành phần kinh tế của nước ta năm 2015 so với năm 2005?
A. Kinh tế ngoài Nhà nước và kinh tế Nhà nước tăng.
B. Kinh tế Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm.
C. Kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm.
D. Kinh tế Nhà nước giảm, kinh tế ngoài Nhà nước tăng.
Ví dụ 12. Cho biểu đồ:

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018, https://www.gso.gov.vn)
Căn cứ vào bảng số liệu và kiến thức đã học, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng số
giờ nắng tại một số trạm quan trắc của Việt Nam?
A. Đà Lạt luôn có số giờ nắng cao nhất, Hà Nội là thấp nhất.
B. Số giờ nắng ở các địa điểm phía Bắc thường lớn hơn phía Nam.
C. Số giờ nắng của các địa điểm năm 2018 đều nhỏ hơn năm 2011.
D. Số giờ nắng tăng dần từ nam ra bắc và chênh lệch rất lớn.
Ví dụ 13. Cho biểu đồ:

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018, https://www.gso.gov.vn)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích tự nhiên,
diện tích rừng của Việt Nam?
A. Năm 2018, tổng diện rừng của nước ta đã phục hồi và tăng gấp đôi so với năm 1983.
B. Tổng diện rừng trồng có xu hướng tăng lên rất nhanh trong giai đoạn 1983-2018.
C. Tốc độ tăng trưởng của độ che phủ rừng trong cả giai đoạn 1983-2018 là 189,5%.

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


D. Tỉ trọng diện tích rừng tự nhiên giảm đi 71% trong giai đoạn 1983-2018.
Ví dụ 14. Cho biểu đồ:

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018, https://www.gso.gov.vn)


Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với tốc độ tăng trưởng GDP
của nước ta phân theo thành phần kinh tế nước ta.
A. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
B. Khu vực kinh tế Nhà nước luôn có tốc độ tăng trưởng thấp nhất.
C. Khu vực kinh tế Ngoài nhà nước có xu hướng tăng nhanh hơn Nhà nước.
D. Khu vực kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu GDP.
Kĩ năng 4. Xử lí, nhận xét bảng số liệu
Dạng kĩ năng này đã có sãn bảng số liệu, chúng ta dựa vào bảng số liệu đó để chọn nhận xét đúng
nhất phù hợp với yêu cầu đề bài.
- Chú ý nắm vững các công thức tính toán trong Địa lí khi phân tính biểu đồ và bảng số liệu.
Ví dụ 15: Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG 1, THÁNG 7 Ở MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
(Đơn vị : mm/năm)
Địa điểm Hà Nội Huế TP Hồ Chí Minh

Nhiệt độ trung bình tháng 1 (0C) 16,4 19,7 25,8

Nhiệt độ trung bình tháng 7 (0C) 28,9 29,4 27,1


(Nguồn: Atlat địa lí Việt Nam, NXB Giáo dục năm 2011)
Biên độ nhiệt năm của các địa điểm trên lần lượt là
A. 12,50C; 9,70C; 1,30C. B. 1,30C; 12,50C; 9,70C.
B. 45.30C; 49.10C; 52.90C. D. 22.70C; 24.60C; 26.50C.
Ví dụ 16. Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ VIỆT NAM CHIA THEO NHÓM DÂN TỘC NĂM 2019
(Đơn vị: Triệu người)

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


Nhóm Dân tộc ít người có dân số Dân tộc ít người có dân số
Kin Các dân tộc
Dân đông nhất thấp nhất
h còn lại
tộc Tày Ơ đu
Số dân 82,9 1,85 0,43 10,9
(Nguồn: Tổng điều tra dân số năm 2019)
Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết: Người kinh chiếm tỉ trọng bao nhiêu trong
tổng số dân, các dân tộc khác chiếm tỉ trọng bao nhiêu?
A. 13,8; 86,2%. B. 86,2; 13,8%. C. 86,2; 11,5%. D. 11,5; 86,2%.
Ví dụ 17. Cho bảng số liệu:
LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO
THÀNH PHẦN KINH TẾ, GIAI ĐOẠN 2005 – 2020
(Đơn vị: nghìn người)
Thành phần kinh tế 2005 2008 2011 2020
Nhà nước 4 976 5 059 5 250 5 186
Ngoài nhà nước 36 695 39 707 43 401 45 451
Có vốn đầu tư nước ngoài 1 113 1 695 1 701 2 204
Tổng số 42 784 46 461 50 352 52 841
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê 2020)
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng?
Tốc độ tăng trưởng và tỉ trọng lao động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoải năm 2020 lần
lượt là
A. 198% và 4,2%. B. 204% và 4,2%. C. 4,2% và 198%. D. 4,2% và 1 113%.
Ví dụ 18. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2020
Năm 2000 2005 2007 2010 2020
Diện tích (triệu ha) 7,6 7,3 7,2 7,1 7,7
Sản lượng (triệu tấn) 32,5 35,8 35,9 36,2 42,7
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2020, https://www.gso.gov.vn)
Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng tình hình phát triển của ngành sản xuất lúa của nước ta?
A. Diện tích và sản lượng lúa tăng liên tục.
B. Sản lượng và diện tích lúa liên tục giảm.
C. Năng suất và sản lượng lúa liên tục tăng.
D. Sản lượng và diện tích tăng gấp đôi.
Ví dụ 19. Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ TRẠM QUAN TRẮC
(Đơn vị: 0C)
Địa điểm Lai Châu Sơn La Hà Nội Quy Nhơn Đà Lạt Cà Mau

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


2007 23,2 21,5 24,6 27,0 18,1 27,5
2011 23,6 20,6 23,3 26,9 18,1 27,5
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ tại một số
địa điểm nước ta?
A. Nhiệt độ nước ta có sự phân hóa theo chiều từ Bắc vào Nam.
B. Hà Nội, Quy Nhơn, Cà Mau luôn có nhiệt độ cao nhất.
C. Chênh lệch nhiệt qua 2 năm tại Hà Nội là cao nhất, Đà Lạt thấp nhất.
D. Nhiệt độ tại Hà Nội luôn cao nhất trong tất cả các địa điểm còn lại.
Kĩ năng 5. Khai thác atlat Địa lí
Đây là dạng câu hỏi trắc nghiệm kỹ năng dễ “ăn điểm” nhất do đa số các câu của dạng này ở mức
Nhận biết và chỉ số ít ở mức Thông hiểu. Để sử dụng hiệu quả Atlat Địa lí Việt Nam trong quá trình
ôn tập và làm bài thi, HS cần nắm vững các kĩ năng cơ bản sau:
- Biết rõ cấu trúc của Atlat Địa lí Việt Nam: Cấu trúc kênh hình và nội dung trong Atlat Địa lí
Việt Nam có thể chia thành:
+ Phần 1: Địa lí tự nhiên (từ trang 4 đến trang 14).
+ Phần 2: Địa lý dân cư (từ trang 15 đến trang 16).
+ Phần 3: Địa lý các ngành kinh tế (từ trang 17 đến trang 25).
+ Phần 4: Địa lý các vùng kinh tế (từ trang 26 đến trang 30).
Việc nắm rõ được cấu trúc Atlat giúp HS tổng hợp kiến thức một cách khoa học hơn, tiết kiệm
được thời gian làm bài.
- Hiểu rõ các kí hiệu chú thích và xác định đúng phương hướng của các đối tượng trong
Atlat: (trang 3)
- Biết khai thác biểu đồ có trong Atlat
- Biết cách phối hợp các bản đồ có nội dung liên quan
Ví dụ 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích trồng
cây công nghiệp lâu năm lớn hơn cây công nghiệp hàng năm?
A. Bến Tre. B. Sóc Trăng. C. Hậu Giang. D. Phú Yên.
Hướng dẫn trả lời ví dụ 1: Để trả lời được câu hỏi này, HS cần:
- Mở đúng Atlat trang 19 - trang Nông nghiệp.
- Quan sát vào bản đồ Cây công nghiệp.
- Quan sát chú thích của biểu đồ cột ghép trong Atlat: cột màu cam thể hiện diện tích cây công
nghiệp lâu năm; cột màu vàng thể hiện diện tích cây công nghiệp hàng năm.
- So sánh về chiều cao của các cột trong 4 tỉnh mà câu hỏi đã cho (tương ứng đó là độ lớn về diện
tích).
Đáp án đúng của câu hỏi là: A.
Ví dụ 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh
nào sau đây?
A Điện Biên. B Hà Giang. C. Cao Bằng. D. Lào Cai

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


Ví dụ 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết nước ta tiếp giáp với những quốc gia
nào trên đất liền?
A. Trung Quốc, Lào, Campuchia. B. Trung Quốc, Lào, Mianma.
C. Trung Quốc, Campuchia, Mianma D. Lào, Campuchia, Thái Lan.

Phần 2. LÍ THUYẾT

Chuyên đề 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM


Nội dung 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
1. Vị trí địa lí
- Nằm ở rìa phía Đông bán đảo
Đông Dương, gần trung tâm khu
vực Đông Nam Á
- Hệ tọa độ trên đất liền:
+ Cực Bắc: 23023’B (Lũng Cú -
Đông Văn - Hà Giang)
+ Cực Nam: 8034’B (Đất Mũi -
Ngọc Hiển - Cà Mau)
+ Cực Tây: 102009’Đ (Sín Thầu -
Mường Nhé - Điện Biên)
+ Cực Đông: 109024’Đ (Vạn
Thạnh - Vạn Ninh – K. Hòa)
- Hệ tọa độ địa lí trên biển: Nếu
tính cả biển đảo và đất liền, nước
ta nằm ở giới hạn tọa độ từ
6050’B - 23023’B và 1010Đ -
117020’Đ.

Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với biển Đông và thông ra Thái Bình
Dương rộng lớn, có kinh tuyến 1050Đ chạy qua nên đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam nằm trong múi
giờ thứ 7.

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


* Ý nghĩa của VTĐL

2. Phạm vi lãnh thổ

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


NỘI DUNG 2: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM
ĐẶC ĐIỂM 1: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
I. Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam
→ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
→ Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng
→ Địa hình nước ta mang đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
→ Địa hình nước ta chịu tác động mạnh mẽ của con người
II. Các khu vực địa hình
Khu vực đồi núi

2. Khu vực đồng bằng

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


ĐẶC ĐIỂM 2: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
I. Khái quát về biển Đông → Biển đông là một biển rộng
→ Biển Đông là biển tương đối kín
➔ Biển đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
➔ Biển đông rất giàu tài nguyên: khoáng sản, hải sản.
II. Ảnh hưởng của Biển Đông đến các thành phần tự nhiên ở nước ta

ĐẶC ĐIỂM 3: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA


I. Thiên nhiên nhiêt đới ẩm gió mùa thể hiện qua khí hậu
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


II. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên: Địa hình; sông ngòi; đất
đai; sinh vật

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


ĐẶC ĐIỂM 4: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG
4.1. Phân hóa Bắc - Nam

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


4.2. Phân hóa Đông - Tây

4.3. Phân hóa theo đai cao

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


5. Các miền địa lí tự nhiên
1. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
a. Phạm vi: Tả ngạn Sông Hồng và
rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc
Bộ.
b. Đặc điểm tự nhiên
- Địa hình:
+ Chủ yếu là đồi núi
+ Hướng núi: vòng cung
+ Phổ biến dạng địa hình cacxto.
+ Hướng nghiêng chung:Tây Bắc -
Đông Nam
+ Địa hình vùng biển khá đa dạng
- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa
với một mùa đông lạnh.
- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi
dày đặc, nhiều sông lớn. Chế độ
nước sông thay đổi theo mùa,
- Sinh vật: sinh vật đa dạng
- Khoáng sản: phong phú, đa dạng

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


2. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
a. Phạm vi: Từ hữu ngạn sông Hồng đến
dãy Bạch Mã
b. Đặc điểm tự nhiên
- Địa hình:
+ Chủ yếu là núi cao và núi trung bình
+ Hướng núi: Tây Bắc - Đông nam ; hướng
Tây - Đông: dãy Hoành Sơn
+ Hướng nghiêng chung Tây Bắc - Đông
nam.
+ Địa hình ven biển là dải đồng bằng nhỏ
hẹp và bị chi cắt
- Khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa
đông lạnh, Gió Phơn TNam hoạt động mạnh,
bão mạnh
- Sông ngòi: ngắn và dốc.
- Sinh vật: Tài nguyên rừng phong; thành
phần loài sinh vật đa dạng.
- Khoáng sản: phong phú

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


3. Miền Nam Trung Bộ và
Nam Bộ
a. Phạm vi: Từ dãy Bạch Mã
vào miền Nam
b. Đặc điểm tự nhiên
- Địa hình: cao nguyên ba dan.
Đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng
nhỏ, hẹp ven biển NTB.
+ Hướng núi: vòng cung.
- Khí hậu: cận xích đạo gió mùa
- Sông ngòi: nhiều sông lớn
- Sinh vật: Rừng gió mùa cận
xích đạo; rừng ngập mặn phát
triển mạnh.
- Khoáng sản: Bô, dầu khí, than
bùn,vật liệu xây dựng..

NỘI DUNG 3. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊN


1. SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
2.1. Bảo vệ môi trường
* Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: Biểu hiện là làm gia tăng các thiên
tai: bão, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng biến đổi thất thường về thời tiết và khí hậu.
* Tình trạng ô nhiễm môi trường

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


Nước, không khí và đất đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu
công nghiệp, các khu đông dân cư và môt số vùng cửa sông ven biển.
2.2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống
a. Bão
- Hoạt động của bão ở Việt Nam
+ Thời gian hoạt động từ tháng VI, kết thúc vào tháng XI, đặc biệt là các tháng IX, X và VIII
- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
+ Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung bộ, , Nam bộ ít chịu ảnh hưởng của bão.
+ Trung bình mỗi năm có 8 trận bão.
- Hậu quả của bão:
+ Mưa lớn trên diện rộng (300 - 400mm), gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông. . . thủy triều
dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển.
+ Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa, cầu cống, cột điện cao thế...
+Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh.
- Biện pháp phòng chống bão:
+ Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của cơn bão.
+ Thông báo cho tàu thuyền đánh cá trở về đất liền.
+ Củng cố hệ thống đê kè ven biển.
+ Sơ tán dân khi có bão mạnh.
+ Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi.
Các Nơi hay xảy TG hoạt Nguyên nhân Hậu quả Biện pháp phòng
thiên tai ra động chống

b. Ngập ĐBSH và - Mùa mưa - Địa hình thấp. - Phá hủy mùa - Xây dựng đê điều, hệ
lụt ĐBSCL (T5-10). màng, tắc nghẽn thống thủy lợi.
- Ảnh hưởng của giao thông, ô nhiễm
- Riêng thủy triều. môi trường. - Trồng rừng, quản lí
DHMT tháng và sử dụng đất đai hợp
9-12. - Thiệt hại về tính lí.
mạng tài sản của
dân cư…
c. Lũ Xảy ra đột - T6-10 ở - Mưa nhiều, tập Sạt lở đất… - Canh tác hiệu quả
quét ngột ở miền miền Bắc. trung theo mùa. trên đất dốc.
núi.
- T10-12 ở - Địa hình dốc. - Quy hoạch dân cư.
miền Trung.
- Rừng bị chặt phá. - Trồng rừng.
d. Hạn Nhiều địa Mùa khô Mưa ít. Mất mùa, cháy - Xây dựng hệ thống
hán phương (T11-4) rừng, thiếu nước thủy lợi.- Trồng cây
trong sinh hoạt và chịu hạn.
sx

e. Các thiên tai khác


- Động đất: Tây Bắc, Đông Bắc có hoạt động động đất mạnh nhất.

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


- Các loại thiên tai khác: Lốc, mưa đá, sương muối … Gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống
nhân dân.
Chuyên đề 2: ĐỊA LÍ DÂN CƯ
NỘI DUNG 1: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ

NỘI DUNG 2. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


NỘI DUNG 3: ĐÔ THỊ HÓA

Chuyên đề 3: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ


1. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


1.2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ

2. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP


2.1. Đặc điểm nền NN nước ta.

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


2.2. Ngành trồng trọt

2.3. Ngành thủy sản

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


2.4. Ngành lâm nghiệp. Tổ chức lãnh thổ NN

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


3. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
3.1 Cơ cấu ngành công nghiệp
a. Cơ cấu CN theo ngành

b. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ và theo thành phần kinh tế

Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp toả đi theo 6 hướng chính:


> Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả (cơ khí - khai thác than, vật liệu xây dựng).

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


> Đáp Cầu - Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học).
> Đông Anh - Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim).
> Việt Trì - Lâm Thao (hoá chất - giấy).
> Sơn La - Hoà Bình (thuỷ điện).
> Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá (dệt may, điện, vật liệu xây dựng).
3.2 Một số ngành CN trọng điểm
a. Công nghiệp năng lượng

b. Công nghiệp chế biến LTTP

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


3.3 Một số HTTCLT CN

4. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN GTVT VÀ TTLL


4.1. Vấn đề phát triển ngành GTVT

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


4.2. Thông tin liên lạc
Mạng lưới thông tin liên lạc ở nước ta hiện nay tương đối đa dạng, gồm 2 hoạt động chính là
bưu chính và viễn thông.

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


5. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
5.1. Thương mại

5.2. Du lịch

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………
Chuyên đề 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ
1. KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ
1.1 Khái quát
- Có diện tích lớn
nhất nước ta: Khoảng
101.000km2
- Gồm 15 tỉnh với
2 tiểu vùng: Tây Bắc;
Đông Bắc:
- Tiếp giáp: Trung
Quốc, Lào, Đồng bằng
sông Hồng, Bắc Trung
Bộ, vịnh BB => là vùng
có vị trí địa lí đặc biệt
quan trọng.

1.2 Khai thác chế biến khoáng sản và thủy điện

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


1.3. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


1.4 Phát triển kinh tế biển và chăn nuôi gia súc

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


2. VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở VÙNG ĐỒNG
BẰNG SÔNG HỒNG
- Diện tích: 15.000 KM2, là vùng
đồng bằng có diện tích lớn thứ 2 nước ta.
- Gồm 10 tỉnh và thành phố: TP Hà Nội,
TP Hải Phòng, các tỉnh Hà Nam, Thái
Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định,
Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


3. BẮC TRUNG BỘ
3.1 KHÁI QUÁT
- Diện tích: 51,5 nghìn
km2, chiếm 15,5% diện
tích cả nước.
- Gồm 6 tỉnh:
Thanh Hoá, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên -
Huế.
- Là vùng kéo dài và hẹp
ngang nhất nước.
- Tiếp giáp: ĐBSH,
Trung du và miền núi
Bắc Bộ, Lào và BĐ.

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………
4. DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
- Gồm 8 tỉnh,
thành phố và 2
quần đảo xa bờ:
Hoàng Sa, Trường
Sa.
- Diện tích:
44,4 nghìn km2
(13,4% cả nước).
- Vị trí địa lí:
Giáp Bắc Trung
Bộ, Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ,
biển Đông.

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


3. Phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


5. TÂY NGUYÊN

- Diện tích:
54,7 km2 (16.5%
diện tích cả nước)
- Gồm 5 tỉnh.

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………
6.KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


7.

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


7. SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐBSCL

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………
8. VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
Vùng kinh tế trọng điểm được Đảng và Nhà nước xác định là vùng động lực làm đầu tàu lôi
kéo sự phát triển của các vùng khác trên cả nước. Hiện cả nước có bốn vùng kinh tế trọng
điểm

VKT TĐ PHÍA BẮC


Hà Nội, Hưng Yên, Hải
Dương, Hải Phòng,
Quảng Ninh, Vĩnh Phúc,
Bắc Ninh
VKTTĐ MIỀN TRUNG
Huế, Đà Nẵng, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định
VKTTĐ PHÍA NAM
TP.HCM, Đồng Nai, Bà
Rịa-Vũng Tàu, Bình
Dương, Bình Phước, Tây
ninh, Long An, Tiền
Giang
VKTTĐ ĐBSCL
thành phố Cần Thơ, tỉnh
An Giang, tỉnh Kiên
Giang và tỉnh Cà Mau.

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


9. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC
ĐẢO, QUẦN ĐẢO

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………
Chuyên đề 5: Địa lí khu vực và quốc gia (LỚP 11)
I. HOA KÌ
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ

♦ Diện tích: 9629 nghìn km² (thứ 3


trên TG sau Nga, Canada)
♦ Bao gồm 3 bộ phận:
➢ Trung tâm Bắc Mĩ
➢ Bán đảo A-la-xca (Nằm ở phía
Bắc của lục địa Bắc Mĩ, P.
Đông giáp Canada)
➢ Quần đảo Ha – oai (nằm ở
ngoài khơi TBD)

2. Đặc điểm tự nhiên


2.1. Địa hình
- Phía Tây gồm vùng núi trẻ Coóc-đi-e, các
bồn địa và cao nguyên, ven biển là những đồng
bằng nhỏ.
- Phía Đông gồm dãy núi già A-pa-lat và các
đồng bằng ven Đại Tây Dương.
- Vùng trung tâm Phía Bắc và phía Tây là địa
hình gò đồi thấp, nhiều đồng cỏ rộng. Phía
Nam là đồng bằng phù sa.
2.2. Khí hậu
Khí hậu chủ yếu là ôn đới hải dương và cận nhiệt đới
2.3. Khoáng sản
Giàu tài nguyên ks. Than, sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên. Trong đó than có trữ lượng lớn nhất TG
3. Dân cư
- Dân số đông thứ 3/TG
- Tăng nhanh do nhập cư
- Dân số đang bị già hóa
-Tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc và
ven Đại dương
- Thành phần dân tộc đa dạng

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


4. Kinh tế
Hoa Kỳ có nền kinh tế lớn nhất thế giới
II. LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
- Lí do: Tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy
kinh tế phát triển
- Số lượng : Từ 6 thành viên, đến nay là 27
thành viên (2022)
- Mức độ liên kết thống nhất ngày càng cao.
- 6 nước sáng lập: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà
lan, Lucxambua.
- Tổ chức tiền thân: Cộng đồng kinh tế
châu Âu
- 3 hiệp ước gắn với sự ra đời của EU:
+ Hiệp ước Paris: thành lập cộng đồng
Than và thép năm 1951
+ Hiệp ước Rome: Thành lập cộng đồng
kinh tế châu Âu và cộng đồng nguyên tử
châu Âu năm 1957
+ Hiệp ước Ma-xtrich năm 1993. là Hiệp
ước Thành lập Liên minh châu Âu, là một
thỏa thuận quốc tế thành lập nên Liên minh
châu Âu (EU) ngày nay. Đổi tên EC thành
- Năm 1967 hợp nhất 3 tổ chức trên EU
thành cộng đồng châu Âu - EC

2. Quá trình mở rộng các thành viên của EU chủ yếu hướng về phía Đông.
3. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới
4. Thị trường chung châu Âu
4.1. Tự do lưu thông →Tự do di chuyển
→Tự do lưu thông dịch vụ
→Tự do lưu thông hàng hoá.

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


→Tự do lưu thông tiền vốn.
* ý nghĩa của 4 mặt tự do lưu thông.
- Xoá bỏ những trở ngại trong việc phát triển KT (Rào cản về thuế quan và thương mại). Các
nước thành viên thực hiện chung một chính sách thương mại trong quan hệ buôn bán với các
nước ngòài khối.
- Phát huy tối đa lợi thế nhân tài, vật lực, nguồn vốn cho sự phát triển chung của công đồng
châu Âu. Từ đó tăng cường sức mạnh KT và khả năng cạnh tranh của EU so với các trung
tâm KT lớn trên TG.
4.2. Eurô (ơ - Rô) - Đồng tiền chung của EU.
- 1/1/1999 các nước EU (11nước) đã bắt
đầu SD đông Ơ - Rô nhưng dưới dạng
không phải tiền mặt.
- Đến 2004 có 13 nước thành viên EU sử
dụng.
- 2020 có 19 nước sử dụng

5. Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ


Các bên tham gia
Dự án - SP hợp tác Lợi ích do dự án đem lại
hợp tác
Chế tạo thành công máy bay E - Bơt
Sản xuất máy bay E – Pháp, Đức, Anh,
nổi tiếng, cạnh tranh có hiệu quả với
bơt Tây Ban Nha
Boing của HK.
Đường hầm qua eo Hàng hoá được vận chuyển trực tiếp
biển MS nối Anh với Anh và Pháp giữa Anh và phần châu Âu lục địa
phần châu Âu lục địa (Không cần phà)

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


III. LIÊN BANG NGA

1. Vị trí địa lí và ĐKTN


Nước Diệntích 1.1. Đặc điểm vị trí địa lí và lãnh thổ
- Lãnh thổ trải dài từ phần Đông Âu và
Liên Bang Nga 17,1 tr km2 Bắc Á
- Đất nước trải rộng trên 11 múi giờ
Canada 9,9 tr km2 - Tiếp giáp với 14 quốc gia (đường biên
giới dài 40.000 km)
Hoa Kì 9,6 tr km2 - Tiếp giáp với các đại dương và biển:
Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương,
TrungQuốc 9,5 tr km2 biển Caxpi, biển Đen, biển Bantích,...
1.2. Địa hình→ Phần phía Tây: Đại bộ phận là đồng bằng và bồn địa => Trồng cây
lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc.
Phần phía Đông: Chủ yếu là núi và cao nguyên => Phát triển lâm nghiệp, chăn
nuôi.
1.3. Khí hậu → 80% lãnh thổ là ôn đới
4% là cận nhiệt (phía Nam)
phía Bắc có khí hậu cận cực lạnh giá.
1.4. Sông ngòi → Nhiều sông lớn, có giá trị về nhiều mặt: Vônga, Ôbi, Ê-nit-xây,...
Hồ Bai-can là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới.
1.5. Khoáng sản → Giàu có bậc nhất thế giới: than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng
sắt, vàng, kim cương
1.6. Đất → Đất đen chiếm 14 tr ha, đất pot dôn

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


1.7. Rừng → Có diện tích đứng đầu thế giới, chủ yếu là rừng lá kim (Taiga)

2.Dân cư

Dân cư: → Dân số đông


Mật độ ds: 9 ng/km2.
Dân số ngày càng giảm
Nhiều dân tộc: hơn 100
dân tộc đông nhất là ng Nga
Dân cư phân bố không đồng
đều (đông ở phía Tây)

3. Kinh tế Nga: → LB Nga từng là trụ cột của Liên Xô


Thời kì đầy khó khăn và biến → khủng hoảng kinh tế, chính trị
ví trí vai trò cường quốc giảm.
tốc độ tăng trưởng kinh tế âm.
nợ nước ngoài nhiều.
Đời sống của nhân dân nhiều khó khăn.
Nền kinh tế đang khôi phục lai vị trí cường quốc
4. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp → Công nghiệp là ngành kinh tế “xương sống”.
Công nghiệp truyền thống (năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai
thác vàng và kim cương, giấy, gỗ)

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


Công nghiệp hiện đại: điện tử- hàng không, vũ trụ, nguyên tử
Tập trung chủ yếu ở Đông Âu, Tây Xi-bia, U-ran
2. Nông nghiệp → Trồng trọt: Lúa mì, khoai tây, củ cải đường, hướng dương, rau quả.
Chăn nuôi: bò, tuần lộc, cừu, thuỷ sản…
3. Dịch vụ: Phát triển đủ loại hình
IV. TRUNG QUỐC

1.Vị trí địa lí → Nằm phía Đông của châu Á


Phía Bắc, Tây, Nam tiếp giáp với 14 nước trên
lục địa.
Phía Đông tiếp giáp với Thái Bình Dương.
Bờ biển kéo dài 9000 km.
2. Lãnh thổ → Diện tích 9 572,8 Km2 - lớn thứ tư trên thế giới
Có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.
Có 2 đặc khu hành chính: Hồng Kông và Ma Cao.
Đảo Đài Loan là một phần lãnh thổ Trung Quốc
3. Điều kiện tự nhiên

* Tự nhiên có sự khác nhau giữa 2 miền Đông và Tây:


Yếu tố Miền Tây Miền Đông

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


- Từ kinh tuyến 1050Đ sang phía - Từ vùng duyên hải vào đất liền đến
Phạm vi
Tây. kinh tuyến 1050Đ

- Độ cao dưới 1.500m


- Độ cao trên 1.500 m
Địa hình - Chủ yếu là đồi núi thấp và các đồng
- Gồm các dãy núi cao, các sơn
bằng châu thổ rộng lớn, màu mỡ ( ĐB,
nguyên đồ sộ xen bồn địa.
HB, HT và HN)
- Ôn đới lục địa và khí hậu núi
- Khí hậu cận nhiệt gió mùa và ôn đới
Khí hậu cao, hoang mạc và bán hoang
gió mùa.
mạc
- Ít sông. - Nhiều sông.
Sông ngòi - Nơi bắt nguồn của các sông - Hạ lưu của các sông lớn, hay có lũ vào
lớn chảy về miền Đông. mùa hạ.
Khoáng - Than, sắt, dầu mỏ, khí tự
- Nhiều kim loại màu.
sản nhiên...
* Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế
TQ
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng -> phát triển nhiều
- Thuận lợi
ngành kinh tế (CN, NN, DV…)
- Thiên tai: bão, lũ lụt ở miền Đông.

- Khó khăn - Miền Tây có khí hậu lục địa khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, nhiều
hoang mạc và bán hoang mạc nên thiếu nước cho sinh hoạt và sản
xuất.
4. Dân cư → Đông nhất thế giới: 1.421,2 triệu người (năm 2019 ).
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng số người tăng mỗi năm vẫn cao.
Có trên 50 dân tộc => Đa dạng về bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc.
Chính sách dân số: mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh 1 con.
→ Phân bố dân cư: Không đều (đông ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây)
5. Kinh tế → Trung Quốc hiện nay là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới theo GDP danh nghĩa
Tăng trưởng kinh tế năm 2021 đạt:7,3%, năm 2020: 2,3%, 2019: 6,3%
GDP/người: 10.500 USD/người -2020.
Các ngành kinh tế TQ

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


5. NHẬT BẢN

1. Vị trí địa lý → phía Đông châu Á. trải


P.Bắc: Biển Ô Khốt
P.Đông: Thái Bình Dương
P.Nam: Biển Hoa Đông.
P.Tây: Biển Nhật Bản.
Lãnh thổ gồm 4 đảo lớn và hàng
nghìn đảo nhỏ

2. Điều kiện tự nhiên→Địa hình→ Đồi núi chiếm > 80%


ĐB nhỏ hẹp ven biển
Sông ngòi→Nhỏ, ngắn, dốc, có giá trị thuỷ điện
Bờ biển→dài
bờ biển bị cắt xẻ tạo thành nhiều vũng vịnh thuận lợi cho
tàu thuyền trú ngụ, xây dựng hải cảng...
Biển Nhật Bản nhiều cá.
Khí hậu→ Nằm trong khu vực có khí hậu gió mùa, mưa lớn, phần lớn
là khí hậu ôn đới, có tuyết rơi vào mùa đông.
thay đổi từ B - N:

Khoáng sản: Nghèo


 Thiên nhiên đa dạng nhưng đầy thử thách.
3. Dân cư → dân số già, dân số đứng thứ 11/TG
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp, tỉ lệ người già > 60t tăng nhanh
Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở ven biển.

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


Lao động cần cù, ham học, có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao là
yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển KT – XH.
4. Kinh tế → Nền kinh tế đứng thứ 3/ TG
Sau chiến tranh thế giới II, Nền kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng.
Giai đoạn 1950 - 1973 kinh tế phát triển với tốc độ cao, kinh tế Nhật có bước
phát triển “thần kì”
Giai đoạn 1973 - 1986: Giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế. Tốc độ tăng
trưởng giảm sút.
→ Giai đoạn 1986 - 1990: Nền kinh tế bong bóng, tốc độ trung bình đạt 5,3%
Từ 1991 tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại
4.1. Công nghiệp → giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.
Nhiều ngành đứng hàng đầu thế giới
Cơ cấu ngành đa dạng
Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hiện đại
Phân bố: phía ĐN, ven TBD.
4.2. Dịch vụ → là lĩnh vực kinh tế quan trọng (chiếm gần 70% GDP)
thương mại, tài chính có vai trò to lớn; GTVT biển có vị trí đặc biệt quan
trọng
4.3. Nông nghiệp → Nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu: chiếm 1% GDP
Phát triển theo hướng thâm canh.
Sản phẩm chính: Lúa gạo, chè, thuốc lá, dau tằm, bò lợn...
Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hảI sản giữ vai trò quan trọng.

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


6. ĐÔNG NAM Á
1. Vị trí địa lí → nằm ở ĐN Châu Á
là cầu nối giữa lục địa Á -
Âu với Ô - trây - li – a
tiếp giáp TBD-AĐD
gồm 11 quốc gia
gồm 2 bộ phận ĐNA lục địa
và ĐNA biển đảo

2. Đặc điểm tự nhiên

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


3. Dân cư

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


4. Kinh tế → giảm tỉ trọng của nông nghiệp
tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ trong.
Nông nghiệp → Lúa nước
Trồng cây công
nghiệp
→ Cao su: Thái Lan, Indonexia,
Malaixia, Việt Nam
→ Cà phê, hồ tiêu: Việt Nam,
Indonexia,Malaixia.
→ Cây lấy dầu, lấy sợi: Thái Lan, Việt
Nam, Indonexia
→ Cây ăn quả: phân bố ở hầu khắp các
nước.
Thông tin

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


5. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Asean)

..............................................Hết.................................................................

GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………


GIÁO VIÊN : SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………

You might also like