You are on page 1of 23

THẦY ĐỖ VĂN ĐỨC

LUYỆN PHẢN XẠ
CHỐNG SAI NGU

Thầy Đỗ Văn Đức

Chắc kiến thức – Vững tương lai


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................... 5

PHẦN 1 – CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SAI NGU

Tóm tắt các nguyên nhân dẫn đến sai ngu và các ví dụ .............................................................. 7

PHẦN 2 – BỘ ĐỀ - LUYỆN PHẢN XẠ - CHỐNG SAI NGU

1. ĐỀ CHỐNG SAI SỐ 01 VÀ ĐÁP ÁN CHI TIẾT + PHÂN TÍCH SAI LẦM ................................... 19

2. ĐỀ CHỐNG SAI SỐ 02 VÀ ĐÁP ÁN CHI TIẾT + PHÂN TÍCH SAI LẦM ................................... 32

3. ĐỀ CHỐNG SAI SỐ 03 VÀ ĐÁP ÁN CHI TIẾT + PHÂN TÍCH SAI LẦM ................................... 46

4. ĐỀ CHỐNG SAI SỐ 04 VÀ ĐÁP ÁN CHI TIẾT + PHÂN TÍCH SAI LẦM ................................... 60

5. ĐỀ CHỐNG SAI SỐ 05 VÀ ĐÁP ÁN CHI TIẾT + PHÂN TÍCH SAI LẦM ................................... 73

6. ĐỀ CHỐNG SAI SỐ 06 VÀ ĐÁP ÁN CHI TIẾT + PHÂN TÍCH SAI LẦM ................................... 87

7. ĐỀ CHỐNG SAI SỐ 07 VÀ ĐÁP ÁN CHI TIẾT + PHÂN TÍCH SAI LẦM ................................. 100

8. ĐỀ CHỐNG SAI SỐ 08 VÀ ĐÁP ÁN CHI TIẾT + PHÂN TÍCH SAI LẦM ................................. 114

9. ĐỀ CHỐNG SAI SỐ 09 VÀ ĐÁP ÁN CHI TIẾT + PHÂN TÍCH SAI LẦM ................................. 128

10. ĐỀ CHỐNG SAI SỐ 10 VÀ ĐÁP ÁN CHI TIẾT + PHÂN TÍCH SAI LẦM ................................. 140

11. ĐỀ CHỐNG SAI SỐ 01 VÀ ĐÁP ÁN CHI TIẾT + PHÂN TÍCH SAI LẦM ................................. 152

12. ĐỀ CHỐNG SAI SỐ 01 VÀ ĐÁP ÁN CHI TIẾT + PHÂN TÍCH SAI LẦM ................................. 165

13. ĐỀ CHỐNG SAI SỐ 01 VÀ ĐÁP ÁN CHI TIẾT + PHÂN TÍCH SAI LẦM ................................. 179

14. ĐỀ CHỐNG SAI SỐ 01 VÀ ĐÁP ÁN CHI TIẾT + PHÂN TÍCH SAI LẦM ................................. 193

15. ĐỀ CHỐNG SAI SỐ 01 VÀ ĐÁP ÁN CHI TIẾT + PHÂN TÍCH SAI LẦM ................................. 207
LỜI NÓI ĐẦU
Các em học sinh và quý độc giả thân mến!
Sai ngu có thể được định nghĩa là: lẽ ra chúng ta đã có thể làm đúng, nhưng vì một lý do
nào đó mà đầu óc chúng ta không tập trung, hoặc quá chủ quan và tự tin vào bản thân mà chúng
ta làm sai, và khi biết lỗi sai rồi thì đều mang lại sự nuối tiếc to lớn.
Chúng ta có thể kể ra một số nguyên nhân dẫn đến sai ngu như sau:
 Nguyên nhân 1: Do chủ quan không đọc kĩ đề
 Nguyên nhân 2: Do hổng kiến thức cơ bản
 Nguyên nhân 3: Do không để ý tới điều kiện xác định
 Nguyên nhân 4: Do quá tự tin làm theo những thói quen sẵn có
 Nguyên nhân 5: Do không xét hết các trường hợp
 Nguyên nhân 6: Vấn đề lấy dấu bằng và không lấy dấu bằng
Cuốn sách này gồm 2 phần:
• Phần 1: Các nguyên nhân chính đến đến sai ngu và một số ví dụ
• Phần 2: 15 đề chống sai ngu, có đáp án chi tiết và phân tích sai lầm thường gặp
Điểm đặc biệt của cuốn sách gồm có:
 Tất cả đề thi đều hướng các câu hỏi tới khả năng cao các em sẽ sai vì 1 lý do gì đó,
đòi hỏi các em phải hết sức cẩn thận
 Tất cả các câu hỏi đều có đáp án chi tiết
 Tất cả câu hỏi đều có phân tích những sai lầm thường gặp trong quá trình làm.
Hi vọng rằng cuốn sách này sẽ giúp các em tìm ra niềm vui trong việc học toán, đặc biệt
là tăng cường kĩ năng phản xạ nhanh trong 1 bài toán, và không mắc phải những lỗi sai ngớ ngẩn,
đồng thời được trang bị thêm nhiều kỹ năng khác nhau để giải toán.
Mặc dù đã làm việc với tinh thần cầu thị cao, tỉ mỉ và chi tiết, tuy nhiên không thể tránh
khỏi những sai sót. Rất mong quý độc giả và các em học sinh đóng góp ý kiến để cuốn sách này
hoàn thiện hơn.
Mọi ý kiến đóng góp, độc giả vui lòng gửi trực tiếp tác giả cuốn sách
Thầy Đỗ Văn Đức

Mã QR-CODE của FanPage Mã QR-CODE của kênh Youtube xem bài giảng
PHẦN 1
CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN
SAI NGU
Phần 1 - Các nguyên nhân dẫn đến sai ngu 7

CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SAI NGU

Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu các nguyên nhân chính dẫn tới việc các
em làm sai những bài toán dễ, hoặc sơ suất trong giải toán.

Nguyên nhân 1: Do chủ quan không đọc kĩ đề


 Cẩu thả, không đọc kĩ đề, làm nhanh và ẩu
 Tâm lý không vững vàng

Ví dụ 1. Cho hàm số y = f ( x ) liên tục trên [ −2; 4] và có bảng biến thiên trên [ −2; 4] như sau:

x −2 −1 1 3 4
f ′( x) − 0 + 0 − 0 +
3 2 8
f ( x)
−5 −2
Giá trị lớn nhất của hàm số f ( x ) trên [ −2;3] bằng
A. 3. B. 2. C. −2. D. 8.
Chọn A
Dựa vào đồ thị ta thấy max f ( x ) = f ( −2 ) = 3.
[ −2;3]
 Sai lầm thường gặp
 Đề hỏi giá trị lớn nhất của hàm số f ( x ) trên [ −2;3] nhưng chủ quan tìm giá trị lớn
nhất của hàm số f ( x ) trên [ −2; 4] nên chọn D
 Thay vì tìm giá trị lớn nhất, em lại tìm giá trị cực đại nên chọn B.
Ví dụ 2. Trong mặt phẳng Oxy, điểm nào sau đây là điểm biểu diễn số phức liên hợp của số phức
z = i − 2?

A. M ( −2; − 1) . B. N (1; 2 ) . C. P ( −2;1) . D. Q (1; − 2 ) .

Chọn A
Số phức liên hợp của z =−2 + i là −2 − i, nên điểm ( −2; − 1) biểu diễn số phức liên hợp của
z.
 Sai lầm thường gặp
 Hiểu lầm số phức liên hợp của z là i + 2.
 Thay vì tìm điểm biểu diễn số phức liên hợp của z , tìm điểm biểu diễn số phức z.
8 Thầy Đỗ Văn Đức – Khóa học IMO môn Toán – Facebook: fb.com/dovanduc2020

Ví dụ 3. Cho hàm số f ( x ) =( x − 1) ( x − 2 )( x + 1) . Số điểm cực trị của hàm số f ( x ) là


2

A. 1. B. 2. C. 3. D. 0.
Chọn C
Hàm số f ( x ) là hàm đa thức bậc bốn, nên hàm f ′ ( x ) là hàm đa thức bậc ba nên f ( x ) có
tối đa 3 điểm cực trị. Ta phác họa đồ thị hàm số y = f ( x ) (cắt trục hoành tại x =
−1; x =
2
và tiếp xúc với trục hoành tại x = 1 ) như sau:

Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy hàm số f ( x ) có 3 điểm cực trị.


 Sai lầm thường gặp
 Rất nhiều các bạn đã quá quen thuộc với dạng toán đề bài cho biết thông tin về hàm
số f ′ ( x ) , từ đó yêu cầu tìm số điểm cực trị của hàm số f ( x ) . Ở bài toán này, sẽ có
nhiều bạn hiểu sai đề bài cho f ′ ( x ) =( x − 1) ( x − 2 )( x + 1) , dẫn đến chọn B.
2

Ví dụ 4. Tính diện tích S của mặt cầu có đường kính bằng 2a

A. S = 2π a 2 . B. S = 16π a 2 . C. S = π a 2 . D. S = 4π a 2 .
Chọn D
Mặt cầu có đường kính 2a nên có bán kính là R = a, diện tích S của mặt cầu là:
=S 4= π R 2 4π a 2 .
Sai lầm thường gặp:
π . ( 2a ) 16π a 2 .
2
 Đọc nhanh thành bán kính bằng 2a, do đó tính
= ra S 4=

Ví dụ 5. Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Mặt phẳng ( P ) chứa AB và
đi qua trọng tâm G của ∆SAC , chia khối chóp thành 2 khối đa diện, trong đó khối đa diện chứa
V
đỉnh C có thể tích là V1 , khối đa diện còn lại có thể tích V2 . Tỉ số 1 bằng
V2

5 3 1
A. . B. . C. 3. D. .
3 5 9
Chọn A
Phần 1 - Các nguyên nhân dẫn đến sai ngu 9

Nối AG cắt SC tại M , vì G là trọng tâm của ∆SAC nên M là trung điểm của SC.
Lấy N là trung điểm của SD ⇒ MN // CD, do đó MN // AB nên thiết diện của ( P ) với
khối chóp là thứ giác ABMN .
Theo công thức tỉ lệ thể tích hình chóp đáy là hình bình hành, ta có:
VS . ABMN a + b + c + d SA SB SC SD
= a = 1;=
, với = b = 1;= c = 2;=
d = 2.
VS . ABCD 4abcd SA SB SM SN
V2 1 + 1 + 2 + 2 3 V1 3 5 V 5
Do đó = = ⇒ =1 − = . Vậy 1 = .
V 4.1.1.2.2 8 V 8 8 V2 3
 Sai lầm thường gặp
V SA SB SM SN 1
= Tính nhầm 1 = . . . , từ đó chọn C.
V SA SB SC SD 4
 Đọc không kĩ đề bài hiểu nhầm thành G là trọng tâm của ∆SCD, nên chọn D.
 Lộn V1 với V2 nên chọn B.

Nguyên nhân 2: Do hổng kiến thức cơ bản


 Không nắm chắc định nghĩa
 Chưa nắm rõ kiến thức một cách chắc chắn, còn mơ hồ

ln ( x − 3)
Ví dụ 1. Đồ thị hàm số y = có tất cả bao nhiêu đường tiệm cận đứng?
x2 − 2 x
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Chọn B
Nhận xét: ln ( x − 3) có nghĩa khi x > 3.
x = 0
Ngoài ra x 2 − 2 x =0 ⇔  , cả 2 nghiệm này đều không thuộc [3; + ∞ ) , đương nhiên
x = 2
các đường thẳng x = 0 và x = 2 đều không là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
10 Thầy Đỗ Văn Đức – Khóa học IMO môn Toán – Facebook: fb.com/dovanduc2020

ln ( x − 3) ln ( x − 3)
Chú ý= rằng lim+ y lim= 2
lim
= 2
−∞ nên x = 3 là đường tiệm cận đứng
x →3 x →3+ x − 2 x x →3+ 3 − 2.3

của đồ thị hàm số.


Vậy đồ thị hàm số có đúng 1 đường tiệm cận đứng.
 Sai lầm thường gặp
 Không nhìn ra x = 3 là đường tiệm cận đứng, nên chọn A.
 Có nhìn ra x = 3 là đường tiệm cận đứng, nhưng lấy cả đường x = 0 và x = 2 làm 2
đường tiệm cận đứng, nên chọn D.
 Không nhìn ra x = 3 là đường tiệm cận đứng, nhưng vẫn lấy 2 đường x = 0 và x = 2
làm 2 đường tiệm cận đứng nên chọn C.

( )
x−2
Ví dụ 2. Số giá trị nguyên x ∈ [ −22; 22] thỏa mãn 2 x
2
≥ 1 là

A. 21. B. 20. C. 23. D. 22.


Chọn D

( )
x−2
≥ 1 ⇔ x 2 ( x − 2 ) ≥ 0.
2
Ta có: 2 x
Với x = 0 là nghiệm của bất phương trình. Xét với x ≠ 0 thì BPT ⇔ x − 2 ≥ 0 ⇔ x ≥ 2.
Vậy BPT có nghiệm x = 0 hoặc x ≥ 2 ⇒ x ∈ {0; 2;3;...; 22} có 22 giá trị nguyên thỏa mãn.
Sai lầm thường gặp
 Nhận thấy x 2 ≥ 0 nên vội vàng kết luận x − 2 ≥ 0 ⇔ x ≥ 2, từ đó chọn C

Ví dụ 3. Nếu ∫ f ( x=
) dx ln 22 x − x + C ∀x ∈  \ {0} thì hàm số f ( x ) là

22 − x 1− x 22 x 2 1 x2
A. . B. . C. − . D. − .
x x x 2 x 2
Chọn B

Ta có: f (=
x) ( ∫ f ( x ) dx=)′ ( ln 22 x − x + c=)′ ( ln x − x + ln 22 + c )′
1 1− x
= ( ln x )′ − ( x )′ = − 1 = .
x x
 Sai lầm thường gặp
22
 Hiểu sai ( ln 22 x )′ = , dẫn đến chọn A.
x
 Thay vì tìm đạo hàm của x, lại đi tìm nguyên hàm, nên chon D hoặc C.

Ví dụ 4. Số đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số y= x + x là

A. 1. B. 2. C. Vô số. D. 0.
PHẦN 2
LUYỆN PHẢN XẠ
CHỐNG SAI NGU
Số câu hỏi mỗi đề: 30 câu

Thời gian làm bài: 60 phút


Đề 1 – Luyện Phản Xạ - Chống Sai Ngu 19

1. Cho hàm số y = f ( x ) có bảng biến thiên như hình vẽ bên dưới. Mệnh đề nào sau đây là
đúng?
x −∞ −3 −1 1 +∞
y′ − 0 + + 0 −
+∞ +∞ −2
y

4 −∞ −∞
A. min y = 4. B. Hàm số đồng biến trên ( −3;1) \ {−1} .
( −∞ ;0 )

C. Cực đại của hàm số bằng −2. D. max y = −2.


(1; +∞ )

sin x
2. Số đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số y = là
x
A. 0. B. 1. C. 2. D. Vô số.

Tập xác định của hàm số f ( x=


) ( x − 1)
0
3. là

A. . B. (1; + ∞ ) . C.  \ {1} . D.  \ {0} .


3
4. Giá trị ∫ dx bằng
0

9
A. 3. B. 0. C. . D. 1.
2
5. Mệnh đề nào sau đây là đúng?
A. Hình hộp chữ nhật là một hình lăng trụ đứng.
B. Hình hộp là hình lăng trụ đứng.
C. Hình lăng trụ là hình hộp.
D. Hình lăng trụ tứ giác đều là hình lập phương.
6. Cho a ≠ 0, giá trị log 2 a 4 bằng

A. log 2 4 a . B. log 2 4a. C. 4 log 2 a. D. 4 log 2 a .


20 Thầy Đỗ Văn Đức – Website: http://thayduc.vn/

 x = 1 − 3t

7. Trong mặt phẳng ( Oxyz ) , có bao nhiêu số thực m để đường thẳng d :  y = 1 song
 z =−1 + mt

song với mặt phẳng ( P ) : x + 2 y + 3 z =
0.

A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.

8. Số điểm cực trị của hàm số y = ln x là

A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
1
9. Họ nguyên hàm của hàm số f ( x ) = là
2x
1
A. ( x ) dx
∫ f= ln 3 x + C. B. ∫ f ( x=
) dx 2 ln x + C.
2

C. ∫ f ( x=
) dx ln 2 x + C. D. ∫ f ( x )=
dx ln x + C.

u1 = 1
10. Cho dãy số ( un ) với  . Khẳng định nào sau đây là sai?
un +1 = un

A. un = 1 ∀n ∈ * . B. Dãy số ( un ) là 1 cấp số cộng.

C. Dãy số ( un ) là 1 cấp số nhân. D. Dãy số ( un ) không phải là cấp số cộng.

11. Cho đoạn thẳng AB cố định. Tập hợp các điểm M thỏa mãn diện tích ∆MAB không đổi

A. Mặt nón. B. Mặt cầu. C. Đường thẳng. D. Mặt trụ.

12. Hàm số f ( x ) có f ′ ( x ) =x 4 + 4 x 2 + 1 ∀x ∈  thì có bao nhiêu điểm cực trị?

A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
13. Góc giữa hai đường thẳng d và d ′ bằng α . Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. 0° < α ≤ 90°. B. α có thể là góc tù. C. sin α > 0. D. α có thể bằng 0°.
2x − 3
14. Tung độ giao điểm của đồ thị hàm số y = và đường thẳng y= x − 1 là
x+3
A. 0. B. 1. C. −2. D. −1.
Đề 1 – Luyện Phản Xạ - Chống Sai Ngu 21

x
15. Biết F ( x ) là 1 nguyên hàm của hàm số f ( x ) trên . Họ nguyên hàm của hàm số f  
2

1 1  1  1  1
A. F  x  + C. B. 2 F  x  + C. C. F  x  + C. D. F ( x ) + C.
2 2  2  2  2
  
16. Trong không gian Oxyz , cho = u ( 3; − 1; 2 ) và v = (1; 2;3) . Biết vectơ w cùng chiều với
   
[v , u ] và w = 3 3. Cao độ của w bằng
A. −3. B. 7. C. −7. D. 3.
2
17. Trên đoạn [ 2; 4] , giá trị nhỏ nhất của hàm số =
y x2 + đạt được tại điểm
x
A. x = 1. B. x = 2. C. x = 5. D. x = 3.
18. Tập xác định của hàm số y= ln x 2 + 2 x − 3 là

A. D = ( −∞ ; − 3] ∪ [1; + ∞ ) . B. D = ( −∞ ; − 3) ∪ (1; + ∞ ) .
C. D = . D  \ {−3;1} .
D.=

19. Có 12 quả bóng, trong đó có đúng 7 quả bóng màu xanh. Lấy ngẫu nhiên ra 3 quả bóng, xác
suất để lấy được ít nhất 2 quả bóng màu xanh là
21 7 4 1
A. . B. . C. . D. .
44 11 11 2

20. Cho hàm số y = f ( x ) có bảng biến thiên như hình vẽ

x −∞ −1 1 +∞
f ′( x) + − 0 −+
2 +∞ +∞
f ( x)
−∞ 0
Có bao nhiêu số nguyên m ∈ [ −10;10] để phương trình f ( x ) = m có đúng 2 nghiệm?

A. 7. B. 8. C. 9. D. 10.

21. Cho khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ , mặt phẳng ( AB′C ′ ) chia khối lăng trụ thành 2 phần, trong
V1
đó phần chứa đỉnh A′ có thể tích là V1 , phần còn lại có thể tích là V2 . Tỉ số bằng
V2
1 1
A. . B. 1. C. . D. 2.
2 3
22 Thầy Đỗ Văn Đức – Website: http://thayduc.vn/

22. Cho số phức z thỏa mãn z + z =8 − 4i. Giá trị của z bằng

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

23. Cho hàm số y = f ( x ) có bảng biến thiên như sau:

x −∞ −1 +∞
y′ + +
1 3
y
−∞ −∞
1
Đồ thị hàm số y = có tất cả bao nhiêu đường tiệm cận đứng?
f ( x) −1

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

24. Tìm m để phương trình x3 + 3 x 2 − 2 =m có 3 nghiệm phân biệt, trong đó có đúng 1 nghiệm
lớn hơn −1?

A. m ∈ ( 0; 2] . B. m ∈ ( −2; 2 ) . C. m ∈ [ 0; 2 ) . D. m ∈ ( 0; 2 ) .

25. Tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để bất phương trình log 52 x + 4 log 5 x + m − 1 < 0
có nghiệm thực là

A. ( 5; + ∞ ) . B. ( −∞ ;5] . C. [5; + ∞ ) . D. ( −∞ ;5 ) .

26. Cho hàm số đa thức y = f ( x ) có đồ thị y = f ′ ( x ) là đường cong như hình vẽ.

Đặt
= g ( x ) f ( f ′ ( x ) − 1) . Số nghiệm dương phân biệt của phương trình g ′ ( x ) = 0 là

A. 6. B. 10. C. 5. D. 9.

27. Trên mặt phẳng phức, hình phẳng (H ) là tập hợp điểm biểu diễn số phức
a + bi ( a, b ∈  ) thỏa mãn a + b ≤ 1 và z ≤ 1. Diện tích hình phẳng ( H ) bằng
z=

π π 1 1
A. S= π + 1. B. S= + 1. C. S= + . D. S= π + .
2 2 2 2
Đề 1 – Luyện Phản Xạ - Chống Sai Ngu 23
28. Cho khối lăng trụ tam giác đều có thể tích V không đổi, cạnh đáy bằng a, đường cao bằng
h
h cùng thay đổi. Tính tỉ số để diện tích toàn phần Stp của hình lăng trụ đạt giá trị nhỏ
a
nhất

h 3 h 2 h 3 h 2
A. = . B. = . C. = . D. = .
a 2 a 3 a 3 a 3

29. Cho hàm số bậc ba y = f ( x ) có đồ thị như hình bên. Số điểm cực trị của hàm số
( x ) f ( x − ln x ) là
g=

A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
2 2
30. Cho hàm số y = f ( x ) thỏa mãn f ( x =
) 6 x + ∫ xf ( x ) dx ∀x ∈ [0; 2]. Tính I = ∫ f ( x ) dx.
2 4

0 1

27
A. −24. B. −32. C. −10. D. − .
2
--- Hết ---
24 Thầy Đỗ Văn Đức – Website: http://thayduc.vn/

BẢNG ĐÁP ÁN ĐỀ LUYỆN PHẢN XẠ - CHỐNG SAI NGU SỐ 01


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
C A C A A D A B A D
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
D A D D B A B D B D
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
A C B C D C B C A C

ĐÁP ÁN CHI TIẾT VÀ PHÂN TÍCH LỖI HAY SAI


Câu 1. Chọn C
Mệnh đề A sai, chú ý rằng lim+ y = −∞.
x →−1

Mệnh đề B sai, chú ý rằng khi nói tới khoảng đơn điệu, ta chỉ xét 1 đoạn, 1 khoảng hoặc 1
nửa khoảng.
Mệnh đề C đúng.
Mệnh đề D sai, chú ý rằng không tồn tại giá trị lớn nhất của y trên khoảng (1; + ∞ ) , chỉ tồn
tại giá trị lớn nhất trên [1; + ∞ ) .
 Sai lầm thường gặp
 Chọn D do không để ý dấu ngoặc đơn và ngoặc vuông.
Câu 2. Chọn A
sin x
Lưu ý: lim = 1 (kiến thức lớp 11).
x
x →0

 Sai lầm thường gặp


 Chọn B vì nhìn thấy mẫu thức x = 0 nên vội vàng kết luận B.
Câu 3. Chọn C

Xét hàm số y = xα :
Nếu α ∈  + thì tập xác định D = .
Nếu α ∈  − hoặc α = 0 thì  \ {0} , vậy x − 1 ≠ 0 hay x ≠ 1.
Nếu α ∈  thì tập xác định =
D ( 0; +∞ ) .
 Sai lầm thường gặp
 Sai lầm về mặt kiến thức, đặc biệt số mũ là 0 nên gây lúng túng cho khá nhiều bạn.
Câu 4. Chọn A
3
3
Ta có: ∫ d=
x x=
0
3
0
Đề 1 – Luyện Phản Xạ - Chống Sai Ngu 25
 Sai lầm thường gặp
3 3
 Đề bài cho ∫ dx nhưng lại tính theo ∫ xdx , từ đó chọn A.
0 0

Câu 5. Chọn A
 Sai lầm thường gặp
 Lưu ý rằng hình hộp chữ nhật là một hình lăng trụ đứng, nhưng chưa chắc hình lăng
trụ đứng đã là hình hộp chữ nhật.
 Hình lăng trụ tứ giác đều chưa chắc là 1 hình lập phương, vì chiều cao của lăng trụ
có thể khác cạnh đáy, nên phương án D không đúng.
 Chọn C do nghĩ rằng hình lăng trụ là hình hộp, nhưng hình lăng trụ có đáy là tam
giác chẳng hạn thì không phải là hình hộp.
Câu 6. Chọn D

Ta có: log 2 a 4 = 4 log 2 a .


 Sai lầm thường gặp
 Lưu ý rằng a chưa chắc đã là 1 số dương, nên viết log 2 a 4 = 4 log 2 a là sai.

Câu 7. Chọn A

Đường thẳng d luôn đi qua điểm M (1;1; −1) , M ∈ ( P ) , vậy d và ( P ) không song song
với mọi m ∈ .
 Sai lầm thường gặp
 
 Đa số chúng ta làm theo cách sử dụng ud // n p , từ đó tìm được 1 giá trị của m và
 
chọn B, tuy nhiên ud // n p chỉ đủ để d hoặc song song với ( P ) , hoặc nằm trên ( P ) .
Và trong bài toán này, rất tiếc vì d ⊂ ( P ) .

Câu 8. Chọn B

Hàm số y = ln x không có điểm cực trị, và phương trình ln x = 0 có đúng 1 nghiệm đơn nên
hàm số y = ln x có đúng 1 điểm cực trị.

Câu 9. Chọn A
1 1 1 1 1
Nhận xét: ∫ 2 x d=x 2
ln x +=
C
2
ln x + ln 3 +=
2
C
2
ln 3x + C.
26 Thầy Đỗ Văn Đức – Website: http://thayduc.vn/
 Sai lầm thường gặp
1
 Với biến đổi quen thuộc, ∫ x=
dx ln x + C , nhiều bạn cho rằng

∫ f ( x=
) dx ln 2 x + C , đây là sai lầm khá nghiêm trọng
 Cho dù có tính đúng thì đôi khi các em cũng bị hoang mang vì nhìn 4 phương án
không thấy có phương án nào giống ta cả, chú ý rằng C là 1 hằng số và ta có thể thay
bằng C + 1, C + 2 …

Câu 10. Chọn D

0 không đổi ∀n ∈ * , nên un là một cấp số cộng.


Chú ý rằng un +1 − un =
 Sai lầm thường gặp
 Chọn B vì cho rằng dãy số ( un ) có các số hạng bằng nhau không phải là cấp số cộng.
 Chọn C vì cho rằng dãy số ( un ) có các số hạng bằng nhau không phải là cấp số nhân.

Câu 11. Chọn D


Để diện tích không đổi thì khoảng cách từ M đến AB không đổi, vậy tập hợp các điểm M
là mặt trụ có trục là đường thẳng AB.
 Sai lầm thường gặp
 Bài toán tưởng dễ nhưng thực sự cũng rất dễ sai, tập hợp các điểm cách 1 điểm cho
trước một khoảng không đổi là mặt cầu, nhưng ở bài này điểm này cách đường thẳng
AB một khoảng không đổi
 Các em cũng có thể dễ chọn phương án C là đường thẳng, nhớ rằng đây là không
gian 3 chiều chứ không phải trên 1 mặt phẳng.
Câu 12. Chọn A

Chú ý rằng f ′ ( x ) > 0 ∀x ∈  nên hàm số f ′ ( x ) không đổi dấu trên , do đó hàm số f ( x )
không có điểm cực trị.
 Sai lầm thường gặp
 Hiểu nhầm hàm số f ( x ) thành hàm số f ′ ( x ) , dẫn tới chọn B.

Câu 13. Chọn D


Với d ≡ d ′ hoặc d //d ′ thì α = 0°.
 Sai lầm thường gặp
 Chọn A vì nghĩ rằng α không thể là 0o.
 Chọn B vì yếu lý thuyết, lưu ý góc giữa hai vectơ có thể là góc tù, nhưng góc giữa
hai đường thẳng thì không thể tù.
 Chọn C với lý do tương tự cho rằng α không thể là 0°.
Đề 1 – Luyện Phản Xạ - Chống Sai Ngu 27
Câu 14. Chọn D
2x − 3
Ta có: = x − 1 ⇔ 2 x − 3 = x 2 + 2 x − 3 ⇔ x 2 = 0 ⇔ x = 0 , vậy tung độ là y = −1.
x+3
 Sai lầm thường gặp
 Tìm được x = 0 vội vàng chọn A mà quên mất rằng đề bài hỏi tung độ giao điểm.
Câu 15. Chọn B
1
Ta có: Nếu ∫ f ( x=
) dx F ( x ) + C thì ∫ f ( ax + b )=
dx
a
F ( ax + b ) + C.

x x
Vậy ∫ f = 2 F   + C.
 dx
2 2
 Sai lầm thường gặp
 Hiểu lầm a trong công thức là 2, dẫn đến chọn A.
 Kiến thức còn yếu nên chọn C hoặc D.
Câu 16. Chọn A
   
Ta có: [ v , u=
] ( 7, 7; −7 ) ⇒ w= k (1;1; −1=
) ( k ; k ; −k ) với k ≥ 0 (do w cùng chiều).

= 3 3 ⇔ k 2 + k 2 + ( −k )= 3 3 ⇔ k =
2
Lại có w 3 3 3 ⇔= k 3.

Vậy cao độ của w là −k =−3.
 Sai lầm thường gặp

 Hầu hết các em chọn phương án D, do các em không chú ý tới giả thiết vectơ w
     
cùng chiều với vectơ [ v , u ] , lưu ý rằng vectơ [ v , u ] và [u , v ] ngược chiều nhau,
 
nhưng chúng ta hay có thói quen tính theo vectơ [u , v ] .

Câu 17. Chọn B

2 2 ( x − 1)
3

Ta có: y′= 2 x − = > 0 ∀x ∈ [ 2; 4] ⇒ min y= y ( 2 )


x2 x2 [ 2;4]
 Sai lầm thường gặp
 Chú ý rằng đề hỏi giá trị nhỏ nhất đạt được tại điểm, nhiều bạn sẽ tính
min
= y y=
[ 2;4]
( 2 ) 5 nên vội vàng chọn C, là đáp án sai.
Câu 18. Chọn D

 x ≠ −3
Điều kiện để hàm số xác định là x 2 + 2 x − 3 > 0 ⇔  .
x ≠ 1
Vậy tập xác định của hàm số là=D  \ {−3;1} .
28 Thầy Đỗ Văn Đức – Website: http://thayduc.vn/
 Sai lầm thường gặp
 Cho rằng x 2 + 2 x − 3 > 0 là điều luôn đúng với mọi x ∈  nên chọn C
 Bỏ qua dấu giá trị tuyệt đối nên chọn B.
Câu 19. Chọn B

Số phần tử của không gian mẫu: Ω= C123= 220.


Gọi A là biến cố: Lấy được ít nhất 2 quả bóng màu xanh.
TH1. Lấy được đúng 2 quả màu xanh: C72 .C51 = 105
TH2. Lấy được đúng 3 quả màu xanh: C73 = 35.
Ta có: A = 105 + 35 = 140.
140 7
Do đó P (=
A) = .
220 11
Sai lầm thường gặp
 Chỉ xét 1 trường hợp là lấy được đúng 2 quả màu xanh, nên chọn A
 Tính A, nhưng kết quả thì không lấy 1 − P ( A ) nên chọn C.

Câu 20. Chọn D

Dựa vào BBT ta thấy để f ( x ) = m có đúng 2 nghiệm thì m = 0 hoặc m ≥ 2


m ∈  và m ∈ [ −10;10] nên m ∈ {0; 2;3;...;10} .
 Sai lầm thường gặp
 Không lấy giá trị m = 0 nên chọn C,
 Không lấy giá trị m = 2 (dù lấy m = 0 ) nên chọn C.
 Không lấy cả giá trị m = 0 và m = 2 nên chọn B.
Câu 21. Chọn A
V1 1 V2 1 2 V 1
Ta có: = ⇒ =1 − = , do đó 1 = .
VABC . A′B′C ′ 3 VABC . A′B′C ′ 3 3 V2 2
 Sai lầm thường gặp
V 1
 Chỉ tính 1 = và vội vàng chọn C
V 3
 Nhầm V1 với V2 vai trò, nên chọn D.

Câu 22. Chọn C

Ta có: z =8 − z − 4i ⇒ z = 8 − z − 4i = ( 8 − z ) + ( −4 )
2 2

2 2 64 + 16
Do đó z = z − 16 z + 64 + 16 ⇔ z = = 5.
16
Đề 1 – Luyện Phản Xạ - Chống Sai Ngu 29
 Sai lầm thường gặp
 Đặt z= a + bi ( a, b ∈  ) , thế vào giải phương trình nhưng quá trình giải lại biến đổi
sai.
Câu 23. Chọn B

Nhận xét: Phương trình f ( x ) − 1 =0 có đúng 1 nghiệm là=


x a ( a > −1) .
1
Chú ý rằng khi x → a thì f ( x ) → 1 nên → ∞, nên đường thẳng x = a là đường
f ( x) −1
tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
1
Ngoài ra khi x → −1− thì f ( x ) → 1− nên f ( x ) − 1 → 0− → → −∞, nên x = −1
f ( x) −1
cũng là 1 đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
Vậy đồ thị hàm số có đúng 2 đường tiệm cận đứng là x = a và x = −1.
 Sai lầm thường gặp
 Hầu hết các em sẽ không nhìn ra đường x = −1 là đường tiệm cận đứng, vì chúng ta
chỉ tập trung vào việc giải quyết vấn đề tìm nghiệm của f ( x ) − 1 =0

Câu 24. Chọn C

 x = −2
Xét hàm số f ( x ) =x 3 + 3 x 2 − 2 có f ′ ( x ) =3 x 2 + 6 x =3 x ( x + 2 ) ⇒ f ′ ( x ) =0 ⇔  .
x = 0
Ta có bảng biến thiên hàm f ( x ) như sau:

x −∞ −2 0 +∞
f ′( x) + 0 − 0 +
2 +∞
f ( x)
−∞ −2
Chú ý rằng ( )
f −1 0,
= nên điều kiện cần và đủ là 0 ≤ m < 2.
Sai lầm thường gặp
 Ở bài toán này, ta rất dễ chọn D do không để ý rằng m = 0 cũng thỏa mãn, khi đó
phương trình có 3 nghiệm, trong đó có 1 nghiệm nhỏ hơn −1, một nghiệm bằng −1
và một nghiệm lớn hơn −1.
Câu 25. Chọn D

Đặt log 5 x = t , bất phương trình tương đương với t 2 + 4t + m − 1 < 0 ( i ) .


Bất phương trình đã cho có nghiệm thực khi và chỉ khi bất phương trình ( i ) có nghiệm thực,
khi và chỉ khi ∆ > 0 ⇔ 4 − ( m − 1) > 0 ⇔ m < 5.
30 Thầy Đỗ Văn Đức – Website: http://thayduc.vn/

 Lưu ý: Có thể cô lập m để giải bài toán, cụ thể ( i ) ⇔ t 2 + 4t − 1 < −m. Bất phương trình
có nghiệm thực khi −m > min ( t 2 + 4t − 1) =−5 ⇔ m < 5.
t∈

 Sai lầm thường gặp


 Cho ∆ ≥ 0 dẫn đến m ≤ 5, từ đó chọn B
 Đề hỏi có nghiệm thực nhưng lại giải là có vô số nghiệm, hoặc nhầm dấu dẫn đến
chọn các phương án khác.
Câu 26. Chọn C

Ta xét:
= g ′ ( x ) f ′ ( f ′ ( x ) − 1) . f ′′ ( x ) .
Dựa vào đồ thị hàm số y = f ′ ( x ) , ta có f ′′ ( x ) = 0 có 3 nghiệm, trong đó có 2 nghiệm
dương và có 1 nghiệm là x = 1.
 f ′ ( x ) − 1 =−1  f ′ ( x ) =0
 
Xét f ′ ( f ′ ( x ) − 1) = 0 ⇔  f ′ ( x ) − 1 = 1 ⇔  f ′ ( x ) = 2.
 f ′ x −1 2 = f′ x 3
= ( )  ( )
Phương trình f ′ ( x ) = 0 có 3 nghiệm là x =
−1; x =
1; x =
2.
Các phương trình f ′ ( x ) = 2 và f ′ ( x ) = 3 đều có 2 nghiệm phân biệt, trong đó có đúng 1
nghiệm dương.
Như vậy chỉ có nghiệm x = 1 là nghiệm chung của cả phương trình f ′′ ( x ) = 0 và f ′ ( x ) = 0,
nên phương trình g ′ ( x ) = 0 có số nghiệm dương phân biệt là: 2 + 2 + 1 + 1 − 1 =5 nghiệm.
Sai lầm thường gặp
 Không để ý tới nghiệm trùng x = 1, nên chọn A.
 Không đọc kĩ đề bài hỏi số nghiệm dương phân biệt mà tìm tổng số nghiệm, nên
chọn D.
 Vừa không đọc kĩ đề bải hỏi số nghiệm dương phân biệt mà tìm tổng số nghiệm, vừa
không loại nghiệm trùng x = 1 nên chọn phương án B.
Câu 27. Chọn B

Vì z ≤ 1 ⇔ a 2 + b 2 ≤ 1, nên tập hợp điểm M biểu diễn số phức z nằm trên hình tròn tâm
O, bán kính R = 1.
Ngoài ra a + b ≤ 1 nên tập hợp điểm M nằm trên miền hình phẳng x + y ≤ 1.
1 − x khi x ≥ 0
Ta vẽ đồ thị x + y =1 ⇔ y =1 − x = , từ đó ta xác định được hình phẳng
1 + x khi x < 0
( H ) là phần tô đậm như hình vẽ.
Đề 1 – Luyện Phản Xạ - Chống Sai Ngu 31
Diện tích phần tô đậm này bằng diện tích của nửa hình tròn bán
kính bằng 1 cộng với diện tích của tam giác vuông cân có cạnh
π
huyền bằng 2, do đó S = 1 + .
2
 Sai lầm thường gặp
 Chọn C do tính sai diện tích tam giác bên trên.
Câu 28. Chọn C
3 2
Vì V = a h không đổi nên a 2 h không đổi.
4
3 2 3 2 3 3 9 3 4 2
Ta có: Stp= a + 3ah= a + ah + ah ≥ 3 3 a h không đổi, dấu bằng xảy ra
2 2 2 2 8
3 2 3 h 3
khi và chỉ khi a = ah ⇔ = .
2 2 a 3
 Sai lầm thường gặp
 Sai lầm trong đọc đề, đề cho lăng trụ nhưng lại đọc nhầm là khối trụ.
 Áp dụng BĐT AM-GM sai
Câu 29. Chọn A
1 x −1
Đặt u ( x )= x − ln x, ta có u ′ ( x ) =1 −
= , chú ý rằng lim+ u ( x ) = +∞.
x x x →0

Từ đó ta lập bảng biến thiên theo phương pháp ghép trục và chỉ ra rằng hàm số f ( x − ln x )
có đúng 3 điểm cực trị.
 Sai lầm thường gặp
 Thực hiện ghép trục cho x ∈ ( −∞ ; + ∞ ) mà không để ý điều kiện x > 0.
Câu 30. Chọn C
2
Đặt ∫ xf ( x ) dx = m, ta có f ( x =) ) 6 x 2 + m ∀x ∈ [0; 4].
6 x 4 + m ∀x ∈ [ 0; 2] nên f ( x=
2

0
2 2 2

∫ x ( 6 x + m )dx = m ⇔ ∫ 6 x dx + m∫ xdx = m ⇔ 24 + 2m = m ⇔ m = −24.


2 3
Vậy
0 0 0
2
Do đó f ( x ) =6 x 2 − 24 ∀x ∈ [ 0; 4] ⇒ ∫ f ( x ) dx =−10.
1

 Sai lầm thường gặp


 Đây là bài toán mức độ VD-VDC, mấu chốt của bài toán ở việc chú ý rằng giá trị
2

∫ xf ( x ) dx
0
cũng chỉ là 1 hằng số, nên ta đặt giá trị này bằng m thì tính toán khá đơn

giản. Khi giải bài này, các bước biến đổi tích phân yêu cầu em cần tính toán chuẩn.
--- Hết ---
Tổng Kết
Đề số 01 Điểm của em: ___________

Các câu sai


……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..

Sai vì những nguyên nhân chính nào?


☐ Chủ quan, không đọc kĩ đề bài
☐ Hổng kiến thức cơ bản
☐ Không chú ý tới điều kiện xác định
☐ Quá tự tin làm theo những thói quen sẵn có
☐ Không xét hết các trường hợp
☐ Vấn đề lấy dấu bằng và không lấy dấu bằng
☐ Một nguyên nhân khác, đó là:
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..

You might also like