You are on page 1of 21

VĂN HOÁ

DOANH
NGHIỆP

TH.S ĐẶNG HUỲNH THẢO VI


BUỔI 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HOÁ VÀ VĂN HOÁ
DOANH NGHIỆP
Giáo trình và Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình chính


“Văn hóa doanh nghiệp” (2017),
Trường ĐH Kinh tế - Tài chính
TP.HCM, lưu hành nội bộ.
2. Tài liệu tham khảo
- Edgar.H.Schein (2012), Văn hóa
doanh nghiệp và sự lãnh đạo, DT
Books & NXB Thời Đại
- Nguyễn Mạnh Quân (2007).
Đạo đức kinh doanh và văn hóa
doanh nghiệp. NXB ĐH Kinh tế
Quốc dân.
- Đỗ Thị Phi Hoài (2009). Văn
hóa doanh nghiệp. ISBN: 195205
Đánh giá môn học
- 10% điểm học phần lấy từ đánh giá
chuyên cần: Đi học 13 buổi
- 20% điểm học phần lấy từ hoạt động
tại lớp: Điểm thuyết trình (10%) +
Làm việc nhóm (10%)
- 20% điểm học phần lấy từ bài kiểm
tra giữa kỳ: Trắc nghiệm + Tự luận
- 50% điểm học phần lấy từ bài kiểm
tra cuối kỳ
MỤC LỤC
1. Tổng quan về văn hoá
1.1.1. Khái niệm văn hoá
1.1.2. Các đặc trưng của văn hoá
1.1.3. Các yếu tố cấu thành văn hoá
1.1.4. Văn hoá Phương Đông và Văn hoá
Phương Tây
1.2. Tổng quan về văn hoá doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm văn hoá doanh nghiệp
1.2.2. Đặc điểm của văn hoá doanh nghiệp
1. Tổng quan về văn
hoá|
1.1.1. Khái niệm văn
hoá

VĂN HOÁ LÀ GÌ?


1. Tổng quan về văn hoá|
1.1.1. Khái niệm văn hoá
Văn hoá là những giá trị vật chất, tinh
thần do con người tạo ra trong lịch sử
– Nguyễn Như Ý chủ biên, Đại từ điển
tiếng Việt, NXB Văn hoá – Thông tin

Văn hoá là những nguyên tắc về đạo


đức, xã hội và hành vi ứng xử của một
số tổ chức dựa trên những tín
ngưỡng, tư tưởng và sự ưu tiên của
những thành viên tổ chức ấy
1. Tổng quan về văn hoá|
1.1.1. Khái niệm văn hoá
Theo nghĩa hẹp:
-> Phạm vi: Được đồng nhất với
văn hoá tinh hoa, chứa giá trị đáp
ứng nhu cầu bậc cao của con
người: nghệ thuật, văn chương,
tri thức, đạo đức, tín ngưỡng,
pháp luật,…
-> Hoạt động: Được đồng nhất
với văn hoá ứng xử
1. Tổng quan về văn hoá|
1.1.1. Khái niệm văn hoá
VĂN HOÁ LÀ GÌ?
Văn hoá là toàn bộ những hoạt động vật chất
và tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra
trong lịch sử của mình trong quan hệ với con
người, với tự nhiên và với xã hội, được đúc
kết lại thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội.
Nói tới văn hoá là nói tới con người, nói tới
việc phát huy những năng lực của con người,
nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã
hội. Có thể nói văn hoá là tất cả những gì gắn
liền với con người, với ý thức của con người
để rồi trở về với chính nó.
1. Tổng quan về văn hoá| 1.1.2.
Các đặc trưng của văn hoá

• TÍNH HỆ THỐNG
• TÍNH GIÁ TRỊ
• TÍNH NHÂN SINH
• TÍNH LỊCH SỬ
1. Tổng quan về văn hoá| 1.1.2. Các đặc
trưng của văn hoá

TÍNH HỆ THỐNG
Tính hệ thống tồn tại xung quanh con
người, chẳng hạn như các sự vật, các khái
niệm quanh ta.
Cần chú ý đặc biệt đến hệ thống của văn
hoá và cần xem các giá trị văn hoá trong
mối quan hệ mật thiết với nhau, không
xem trọng và không xem nhẹ bất cứ giá
trị văn hoá nào. Tính hoàn chỉnh sẽ cho
phép chúng ta phân biệt một nền văn hoá
hoàn chỉnh với các giá trị văn hoá được
tập hợp một cách rời rạc.
1. Tổng quan về văn hoá|
1.1.2. Các đặc trưng của văn
hoá

TÍNH HỆ THỐNG

Hệ thống tổ chức lại các nguyên tắc, pháp


luật làm ổn định xã hội, kết nối con người
với con người, con người với xã hội để
tạo ra khối đại đoàn kết thống nhất.
1. Tổng quan về văn hoá|
1.1.2. Các đặc trưng của văn hoá

TÍNH GIÁ TRỊ

Giá trị là kết quả kiểm tra của chủ thể


đối với đối tượng theo một số thang đo
nhất định, chẳng hạn như “đúng – sai”,
“tốt – xấu”

Trong thế giới này, vạn vật đều có tính


hai mặt, tức là chúng vừa chứa cả giá trị
và phi giá trị.
1. Tổng quan về văn hoá|
1.1.2. Các đặc trưng của
văn hoá
TÍNH NHÂN SINH

Tính nhân sinh tạo ra những khả năng


không sẵn có trong bản thân sự việc
(hiện tượng) mà con người được gán
cho để đáp ứng nhu cầu của con người,
đó là giá trị biểu trưng. Tính nhân sinh
kéo theo tính biểu tượng của văn hoá.
1. Tổng quan về văn hoá|
1.1.2. Các đặc trưng của
văn hoá
TÍNH NHÂN SINH
Tính nhân sinh gắn liền với chức năng
giáo dục. Văn hoá thông qua các sản
phẩm, các hoạt động của mình tác động
một cách có hệ thống đến sự phát triển
tinh thần, thể chất của con người, làm
cho con người dần hình thành và phát
triển hệ thống phẩm chất và năng lực
đáp ứng nhu cầu xã hội.
Văn hoá cổ truyền -> Văn hoá đại chúng
-> Văn hoá toàn cầu
1. Tổng quan về văn hoá|
1.1.2. Các đặc trưng của văn hoá

TÍNH LỊCH SỬ

Tính lịch sử tạo ra tính ổn định của


văn hoá và nó cần cho việc phân biệt
giữa văn hoá – cái được tích luỹ lâu
đời và văn minh – trình độ phát triển
ở một thời điểm nhất định
1. Tổng quan về văn hoá|
1.1.3. Các yếu tố cấu
thành văn hoá
VĂN HOÁ VẬT CHẤT
Văn hoá vật chất là toàn bộ những giá trị
sáng tạo được thể hiện trong của cải vật chất
do con người tạo ra. Đó là các sản phẩm
hàng hoá, công cụ lao động, tư liệu hàng
hoá, tư liệu tiêu dùng, cơ sở hạ tầng kinh tế
như giao thông, thông tin, nguồn năng
lượng. Cơ sở hạ tầng xã hội như: chăm sóc
sức khoẻ, nhà ở, hệ thống giáo dục và cơ sở
hạ tầng tài chính như: ngân hàng, bảo hiểm,
dịch vụ tài chính trong xã hội.
1. Tổng quan về văn hoá|
1.1.3. Các yếu tố cấu
thành văn hoá

VĂN HOÁ TINH THẦN


Văn hoá tinh thần là toàn bộ
những hoạt động tinh thần của
con người và xã hội bao gồm
kiến thức, phong tục, tập quán,
thói quen, cách ứng xử, ngôn
ngữ, giá trị và thái độ, hoạt
động văn hoá nghệ thuật, tôn
giáo, giáo dục, các phương thức
giao tiếp và cách thức tổ chức
xã hội.
1. Tổng quan về văn hoá|
1.1.4. Đặc điểm của văn hoá
phương Đông và văn hoá
Phương Tây

VĂN HOÁ PHƯƠNG ĐÔNG –


Dựa trên yếu tố tinh thần
- Nho, Phật, Đạo
- Coi trọng gắn kết truyền
thống
- Giá trị về gia đình, lễ nghĩa
- Quan niệm bản chất công
việc phục vụ “Thượng đế”
1. Tổng quan về văn hoá|
1.1.4. Đặc điểm của văn hoá phương
Đông và văn hoá Phương Tây

VĂN HOÁ PHƯƠNG TÂY – dựa trên nền tảng giá trị
“Châu Âu cổ đại”
- Thể hiện các mặt đời sống bao gồm: quy tắc
xã hội, niềm tin tôn giáo, hệ thống chính trị
- “Tiến bộ công nghệ và kinh tế vượt bậc”
- “Cuộc xung đột quốc tế đẫm máu”
- Truyền bá văn hoá theo định hướng nhà nước
- Động lực phát triển là kinh tế, định hướng
thị trường, cạnh tranh khốc liệt
VẬY, CÂU HỎI ĐẶT RA
- Lớp học phương Đông và lớp học phương Tây
có giống nhau không? Giống và khác nhau ở
điểm nào? Có thể làm cho giống hệt nhau ở
một phía hay không?
- Doanh nghiệp phương Đông và doanh nghiệp
phương Tây có văn hoá giống nhau hay không?
Giống và khác nhau như thế nào?
CẢM ƠN CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE
VÀ THEO DÕI
BUỔI HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC

You might also like