You are on page 1of 18

VĂN HOÁ

DOANH NGHIỆP
THS.S ĐẶNG HUỲNH THẢO VI
BUỔI 2: TỔNG QUAN VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
Mục lục
1.2. Tổng quan về văn hoá doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm văn hoá doanh nghiệp
1.2.2. Đặc điểm của văn hoá doanh nghiệp
1.2.3. Các loại hình văn hoá doanh nghiệp
1.2.4. Vai trò của văn hoá doanh nghiệp
1.2.5. Các cấp độ của văn hoá doanh nghiệp
1.2.6. Một số mô hình văn hoá doanh nghiệp: FPT,
Viettel, Samsung, Google, Unilever
1.2. TỔNG QUAN
VĂN HOÁ DOANH
NGHIỆP|
1.2.1. Khái niệm
Theo Eric G. Flamholtz ( 2011 ), văn hóa
doanh nghiệp được định nghĩa là tài
sản vô hình của doanh nghiệp. Văn hóa
doanh nghiệp được cho là khởi tạo của
năng lực cạnh tranh, tạo ra một môi
trường để phát triển nguồn nhân lực và
giúp doanh nghiệp có khả năng quản lý
những thay đổi của môi trường bên
ngoài.
1.2. TỔNG QUAN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP|
1.2.1. Khái niệm

Văn hóa doanh nghiệp là văn hóa của một


tổ chức. Nó là giá trị, niềm tin, chuẩn mực được
thể hiện trong thực tế và trong các hành vi của
mỗi thành viên doanh nghiệp.
Mọi tổ chức đều có văn hóa và những giá trị độc
đáo riêng, hầu hết các tổ chức không chú trọng
tạo ra một nền văn hóa riêng.
Văn hóa của một doanh nghiệp thường được tạo
ra một cách tình cờ, không có chủ ý, dựa trên
tiêu chuẩn của những người điều hành cấp cao
hay những người sáng lập ra công ty đó.
1.2. TỔNG QUAN VĂN
HOÁ DOANH NGHIỆP
|1.2.1. Khái niệm
Văn hóa của một doanh nghiệp là cách thức tư duy
và hành động quen thuộc, được các thành viên
trong doanh nghiệp đặt ra để buộc các thành viên
mới phải tuân theo hoặc ít nhất cũng phải chấp
nhận chúng để sử dụng ở nơi làm việc. Khái niệm
“văn hóa” theo định nghĩa này bao gồm những hành
vi, phương pháp sản xuất, kĩ năng nghề nghiệp,
kiến thức chuyên môn, thái độ đối với kỉ luật, luật
lệ, thói quen trong quản lí, mục đích cần quan tâm,
cách thức tiến hành các hoạt động kinh doanh, cách
trả lương, giá trị của các loại công việc khác nhau,
niềm tin vào cơ chế dân chủ, không quá nghiêm
trọng, thủ thế ( E. Jaques, 1952 ).
1.2. TỔNG QUAN VĂN
HOÁ DOANH NGHIỆP
|1.2.1. Khái niệm
Theo Eldridge J.E.T và Crombie A.D ( 1972 ) thì văn
hóa của một tổ chức là biểu hiện của một hình
thái đặc thù về chuẩn mực, giá trị, niềm tin, cách
hành động đặc trưng cho cách thức một nhóm
người hay nhiều người phối hợp với nhau khi làm
một việc gì đó. Tính đặc thù của một tổ chức có
nguồn gốc sâu xa từ lịch sử phát triển của tổ chức,
từ những nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành
phong cách của tổ chức như những quyết định
quan trọng trước kia, phong cách, quan điểm của
những người lãnh đạo cũ. Chúng được thể hiện
thông qua những phong tục, tập quán và quan
niệm mà mỗi thành viên đều coi trọng, cũng như
thông qua những quyết định chiến lược của một
tổ chức.
1.2. TỔNG QUAN VĂN HOÁ
DOANH NGHIỆP
|1.2.1. Khái niệm

Nói tóm lại, văn hóa doanh nghiệp là một hệ


thống hữu cơ các giá trị, các chuẩn mực, các
quan niệm và hành vi do các thành viên trong
doanh nghiệp đó sáng tạo và tích lũy trong quá
trình tương tác với môi trường bên ngoài và hội
nhập bên trong tổ chức, nó đã có hiệu lực và
được coi là đúng đắn; do đó, được chia sẻ và
phổ biến rộng rãi giữa các thế hệ thành viên
như một phương pháp chuẩn mực để nhận
thức, tư duy và cảm nhận trong mối quan hệ với
các vấn đề mà họ đối mặt.
1.2. TỔNG QUAN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
|1.2.1. Khái niệm
Thứ nhất, các giá trị văn hóa doanh
nghiệp phải là một hệ thống có quan
hệ chặt chẽ với nhau, được chấp nhận
và phổ biến rộng rãi giữa các thành
viên trong doanh nghiệp.
-> Khi xây dựng văn hóa , doanh
nghiệp phải hiểu rõ mục tiêu của
mình là xây dựng một nền văn hóa
như thế nào và xác định các giá trị
phù hợp với mục tiêu đó.
1.2. TỔNG QUAN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
|1.2.1. Khái niệm
Thứ hai, hệ thống các giá trị văn hóa phải là
kết quả của quá trình lựa chọn hoặc sáng
tạo của chính các thành viên bên trong
doanh nghiệp, trong đó người sáng lập và
lãnh đạo đóng vai trò quyết định trong quá
trình đó

-> Các giá trị này phải được kiểm nghiệm


qua thực tế và phải chứng tỏ được sự ảnh
hưởng tích cực đối với hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp thì mới được chấp nhận.
1.2. TỔNG QUAN
VĂN HOÁ DOANH
NGHIỆP
|1.2.1. Khái niệm
Thứ ba, các giá trị văn hóa doanh
nghiệp phải có một sức mạnh đủ để
tác động đến nhận thức, tư duy và
cảm nhận của các thành viên trong
doanh nghiệp đối với các vấn đề và
quan hệ của doanh nghiệp.
-> Các giá trị văn hóa doanh nghiệp
chỉ được coi là tồn tại khi các thành
viên bên trong tổ chức đó sử dụng
những chuẩn mực trong nhận thức,
tư duy, cảm nhận và hành động, xác
định những ưu tiên, tốt xấu
1.2. TỔNG QUAN
VĂN HOÁ DOANH
NGHIỆP|
1.2.2. Đặc điểm
1. VHDN liên quan đến nhận
thức
2. VHDN có tính thực chứng
3. VHDN tồn tại khách quan
4. VHDN mang tính lịch sử
5. VHDN có tính giá trị
6. VHDN có tính ổn định
1. VHDN liên quan đến nhận thức
1.2. TỔNG QUAN VĂN Các cá nhân nhận thức được văn
HOÁ DOANH NGHIỆP| hoá doanh nghiệp thông qua
1.2.2. Đặc điểm những gì họ nhìn thấy, nghe được
trong phạm vi doanh nghiệp.
1.2. TỔNG QUAN
VĂN HOÁ DOANH
NGHIỆP|
1.2.2. Đặc điểm

2. VHDN có tính thực


chứng
Văn hoá doanh nghiệp
đề cập đến cách thức
thành viên nhận thức
về doanh nghiệp
1.2. TỔNG QUAN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP|
1.2.2. Đặc điểm

3. VHDN tồn tại


khách quan
VHDN tồn tại độc
lập với chúng ta, dù
có nhận thức hay
không nhận thức thì
nó vẫn trường tồn.
4. VHDN mang tính lịch sử
1.2. TỔNG QUAN VĂN
HOÁ DOANH NGHIỆP| Được hình thành và phát triển
trong suốt quá trình kinh
1.2.2. Đặc điểm doanh của doanh nghiệp
1.2. TỔNG QUAN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP|
1.2.2. Đặc điểm

5. VHDN có tính giá trị


Không có văn hoá
doanh nghiệp “tốt”,
“xấu”, chỉ có văn hoá
doanh nghiệp phù
hợp hay không phù
hợp so với định
hướng phát triển kinh
doanh.
1.2. TỔNG QUAN VĂN HOÁ
DOANH NGHIỆP|
1.2.2. Đặc điểm
6. VHDN có tính ổn định
Qua thời gian, các hoạt động khác
nhau của các thành viên sẽ giúp các
niềm tin, giá trị được tích luỹ tạo
thành văn hoá. Điều đó cũng tạo
nên tính ổn định của văn hoá.
CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ
LẮNG NGHE VÀ THEO
DÕI

You might also like