You are on page 1of 33

9/10/21

Chương 3

MÔI TRƯỜNG KINH DOANH


QUỐC TẾ

NỘI DUNG CHƯƠNG

1 Môi trường văn hoá

2 Môi trường chính trị, pháp lý

3 Môi trường kinh tế

1
9/10/21

LỢI ÍCH
Sức hấp
dẫn tổng
thể của CHI PHÍ
một quốc
gia
RỦI RO

1. MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ

2
9/10/21

1.1. Khái niệm về văn hoá


1.2. Các yếu tố thuộc môi trường văn hoá
1.3. Một số nghiên cứu tiêu biểu về văn hoá
1.4. Ý nghĩa quản trị

1.1. Khái niệm văn hoá

Văn hoá là sự lập trình tâm trí tập thể, giúp phân biệt
các thành viên của nhóm người này với thành viên của
nhóm người khác. Theo nghĩa này, văn hoá bao gồm
“hệ thống giá trị và các chuẩn mực, và các giá trị, chuẩn
mực là một trong những yếu tố nền tảng của văn hoá” -
Geert Hofstede.

3
9/10/21

1.2. Các yếu tố thuộc môi trường văn hoá

Cấu trúc Triết lý


xã hội chính trị

Hệ thống
giá trị và
các chuẩn Triết lý
Ngôn ngữ
kinh tế
mực văn
hóa

Tôn giáo,
Giáo dục
đạo đức

1.2.1. Cấu trúc xã hội

v Cấu trúc xã hội là cách thức tổ chức cơ bản của một xã hội
v Hai chiều hướng phân biệt các cơ cấu xã hội khác nhau:
(a) Mức độ coi trọng tính cá nhân (đối lập với tập thể) của từng
xã hội.

Chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa tập thể

− Coi trọng thành tích cá nhân. − Đề cao tư cách thành viên


nhóm và thành tích tập thể.
− Thiếu sự trung thành và cam
kết lâu dài với một công ty. − Khuyến khích teamwork và
công việc ổn định trọn đời.
− Thiếu tinh thần hợp tác giữa
các cá nhân và nhóm lợi ích. − Hạn chế sáng tạo cá nhân.

4
9/10/21

(b) Mức độ mà một xã hội phân tầng thành các tầng lớp khác nhau.

vCác xã hội có ý thức giai v Các xã hội có ý thức giai


cấp mạnh được đặt trưng cấp thấp được đặc trưng
bởi tính dịch chuyển xã bởi tính dịch chuyển xã hội
hội thấp và mức độ cao cao và mức độ thấp của
sự phân tầng xã hội.
của phân tầng xã hội.

Hệ thống đẳng cấp tại Ấn Độ cổ đại Hệ thống giai cấp ở Anh

1.2.2. Tôn giáo và hệ thống đạo đức

v Tôn giáo
Hệ thống các nghi lễ và niềm tin chung có liên quan tới phạm trù
linh thiêng.

v Hệ thống đạo đức


Một tập hợp các niềm tin được trình bày khúc chiết về cách hành
xử đúng đắn trong một xã hội.

5
9/10/21

1.2.3. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ nói Giao tiếp phi ngôn ngữ

6
9/10/21

1.2.4. Giáo dục

v Khái niệm: Giáo dục chính quy là phương tiện mà thông qua
đó các cá nhân có thể học được rất nhiều kỹ năng cần thiết
trong xã hội hiện đại về ngôn ngữ, nhận thức hay toán học.
v Những nền tảng kiến thức và cơ hội đào tạo và giáo dục
dành cho công dân của một quốc gia cũng có thể mang lại lợi
thế cạnh tranh trên thị trường và làm cho quốc gia đó trở nên
kém hoặc hấp dẫn hơn để mở rộng kinh doanh.
v Trình độ hoc ̣ vấn chung của một quốc gia là một chỉ dẫn tốt
về các loại sản phẩm có thể bán hoặc các tài liệu quảng cáo
có thể thành công.

1.3. Một số nghiên cứu tiêu biểu về văn hoá

1.3.1. Quan điểm văn hoá nghèo ngữ cảnh (low-context)


và giàu ngữ cảnh (high-context) của Hall

1.3.2. Nghiên cứu về văn hoá quốc gia của Hofstede

7
9/10/21

1.3.1. Low-context vs High-context (Hall)

$%^ XYZ

ABC *@#

Nghèo ngữ cảnh Giàu ngữ cảnh


(Low context culture) (High context culture)
§ Ưu tiên việc kinh doanh. § Ưu tiên xây dựng lòng tin với mọi
§ Tài chuyên môn và cách trình người.
bày được đánh giá cao. § Những mối quan hệ cá nhân và
§ Hợp đồng chi tiết, hợp pháp là sự tín nhiệm được đánh giá cao.
yếu tố tiên quyết để đạt đến § Lòng tin là yếu tố tiên quyết để
thoả thuận. đạt đến thoả thuận.
§ Quá trình đàm phán có hiệu § Đàm phán chậm và đầy đủ nghi
suất cao nhất có thể. thức.

High context

Low context

8
9/10/21

1.3.2. Nghiên cứu về văn hoá quốc gia của Hofstede


1. PDI = Khoảng cách quyền lực 4. UAI = Né tránh rủi ro
2. INV = Chủ nghĩa cá nhân trong tương quan so với tập thể 5. LTO = Định hướng dài hạn / ngắn hạn
3. MAS = Nam tính trong tương quan với nữ tính 6. IND = Sự tự thỏa mãn / kiềm chế

Khác biệt văn hoá quốc gia theo mô hình Hofstede

Công cụ so sánh:
https://www.hofstede-insights.com/product/compare-countries/
https://www.hofstede-insights.com/country-comparison/

9
9/10/21

(1) Khoảng cách quyền lực (Power Distance – PDI)

Khoảng cách quyền lực là cách mà một xã hội ứng xử với


sự bất bình đẳng về quyền lực giữa những con người trong
xã hội.

Câu hỏi: Xếp hạng các quốc gia sau từ thấp đến cao về
sự phân cấp thứ bậc?

(1) Khoảng cách quyền lực (Power Distance – PDI)

PDI lớn PDI lớn

PDI nhỏ PDI nhỏ

Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức


phẳng, bình đẳng dốc, thứ bậc phẳng, bình đẳng dốc, thứ bậc

10
9/10/21

(2) Chủ nghĩa tập thể (Collectivism)


vs Chủ nghĩa cá nhân (Individualism)

Tập trung vào mối quan hệ giữa một cá nhân và những


người trong cộng đồng, xã hội mà cá nhân đó thuộc về.

(3) Nam tính (Masculinity) vs Nữ tính (Femininity)

v Định hướng của xã hội dựa trên giá trị của nam tính và nữ tính.
v Văn hoá nữ tính
− Ít phân biệt vai trò giới tính.
− Chú trọng vào việc duy trì vai trò, sự phụ thuộc lẫn nhau và quan
tâm đến đến chất lượng của cuộc sống.
− Hệ thống phúc lợi phát triển cao; thường có chế độ trợ cấp cho
giáo dục.
− Ví dụ: Thuỵ Điển, Na Uy, Hà Lan, Đan Mạch, Phần Lan.
v Văn hoá nam tính
− Vai trò và giá trị hai giới được phân biệt sâu sắc.
− Coi trọng cạnh tranh, sự quyết đoán, tham vọng, và sự tích luỹ của
cải.
− Thể hiện ở sự thích hành động, tự tin, năng động trong kinh doanh
− Ví dụ: Úc, Nhật Bản, Mỹ, Tây Ban Nha, Venezuela.

11
9/10/21

(4) Né tránh rủi ro

Mức độ xã hội khiến các thành viên thích nghi với


những tình huống không rõ ràng và chấp nhận các yếu
tố bất ổn định.

Ở Đức mọi thứ đều bị cấm, trừ khi được cho phép.

Ở Anh mọi thứ đều được cho phép, trừ khi nó bị cấm.

Ở Pháp mọi thứ đều được cho phép, ngay cả khi nó bị cấm.

Ở Hà Lan, mọi thứ đều được dung thứ, ngay cả khi nó bị cấm.

(5) Định hướng ngắn hạn và dài hạn


(Long-term vs Short-term orientation)

§ Bổ sung bởi Hofstede và Michael H. Bond vào 1988.


§ Đây là mức độ ở đó con người và các tổ chức trì hoãn
sự thoả mãn để đạt được thành công trong dài hạn.

(6) Sự tự thỏa mãn vs sự tự kiềm chế


(Indulgence vs Restraint)

§ Bổ sung bởi Hofstede và Michael Minkov vào 2010.


§ Đây là mức độ mà các thành viên trong xã hội cố gắng
kiểm soát những mong muốn và sự bốc đồng của
mình.

12
9/10/21

Ý NGHĨA CỦA MÔ HÌNH VĂN HOÁ HOFSTEDE

Chỉ dẫn khái


quát

Mối liên kết giữa văn hóa và giá trị tại nơi
làm việc

Nhận thức về Nhận thức hệ quả Hỗ trợ tối ưu


giao thoa văn đối với quản trị hóa lợi thế
hóa doanh nghiệp cạnh tranh

HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH VĂN HOÁ HOFSTEDE

§ Bỏ qua yếu tố đa văn hóa, đa sắc tộc của một quốc gia.
§ Phương pháp thu thập dữ liệu không hiệu quả, ảnh
hưởng tới độ tin cậy và chính xác của nghiên cứu.
§ Phát hiện về Định hướng dài hạn (LTO) chỉ dựa trên dữ
liều thu thập từ thực tập sinh IBM.
§ Nghiên cứu này đã bắt đầu lỗi thời.

13
9/10/21

1.4. Ý nghĩa quản trị

Tầm quan trọng của văn hoá trong kinh doanh quốc tế:
v Giảm rủi ro văn hóa
v Giảm chi phí kinh doanh
v Tối ưu hóa lợi thế cạnh tranh
Làm việc với
ai?

Làm như thế


nào?

Một số chỉ dẫn vượt qua khác biệt văn hoá

v Nắm được những kiến thức chung nhất, liên


quan đến lĩnh vực kinh doanh tại nền văn hóa
khác, và học ngôn ngữ của đối tác.
v Tránh những sai lệch về văn hóa, không sử
dụng tiêu chuẩn tự định – xu hướng nhìn các
nền văn hóa dưới lăng kính của văn hóa bản xứ.
v Phát triển kỹ năng đa văn hóa:
§ Chấp nhận sự nhập nhằng;
§ Khả năng quan sát;
§ Đánh giá các mối quan hệ cá nhân;
§ Linh hoạt và thích ứng.

14
9/10/21

2. MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ


PHÁP LÝ

2.1. Hệ thống chính trị


2.2. Ảnh hưởng của hệ thống chính trị đến hệ thống kinh tế
2.3. Hệ thống luật pháp
2.4. Các loại rủi ro quốc gia
2.5. Quản lý rủi ro quốc gia
2.6. Ý nghĩa quản trị - Môi trường pháp luật, chính trị

15
9/10/21

2.1. Hệ thống chính trị

v Hệ thống chính trị là một tập hợp những tổ chức chính thức tạo nên
một chính phủ.
v Một hệ thống chính quyền sẽ bao gồm các cơ quan luật pháp, các
đảng phái chính trị, các nhóm vận động hành lang, và các công đoàn.
v Hai chiều tiếp cận:
(1) Mức độ nổi bật của chủ nghĩa tập thể so với chủ nghĩa cá nhân;
(2) Mức độ dân chủ hay chuyên chế;
(*) Hai chiều này liên kết với nhau và tồn tại vùng xám giữa chúng.
v Ba chế độ chính trị:
(1) Hệ thống chủ nghĩa xã hội
(2) Hệ thống chính trị dân chủ
(3) Hệ thống chuyên chế

(1) Chủ nghĩa tập thể vs Chủ nghĩa cá nhân

Chủ nghĩa tập thể Chủ nghĩa xã hội


Một hệ thống chính trị chú Triết lý biện hộ cho sự tham
trọng vào tính ưu việt của các gia của cộng đồng qua việc
mục tiêu chúng chứ không sở hữu của Nhà nước thông
phải các mục tiêu cá nhân. qua việc sản xuất và phân
phối.

Chủ nghĩa cá nhân Hệ thống chính trị dân chủ


Nhấn mạnh rằng một cá nhân Nhà nước cho phép cá
phải được tự do trong việc nhân theo đuổi tư lợi về kinh
theo đuổi chính kiến về kinh tế, ủng hộ kinh tế thị trường
tế và chính trị của mình. tự do.

16
9/10/21

(2) Độc tài vs Dân chủ - hai kết cục của một xu hướng chính trị

§ Những hệ thống theo chủ nghĩa tập


Độc tài thể có xu hướng chuyên chế.
§ Các hình thức:
Chính phủ trong đó một các
− Theo kiểu chính trị thần quyền
nhân hoặc đảng chính trị kiểm
(Iran);
soát toàn bộ cuộc sống của
− Theo kiểu bộ tộc (Kenya,
mội người và năng ngừa các
Zimbabwe);
đảng đối lập.
− Độc tài cánh hữu (Bắc Triều Tiên).

Dân chủ § Những hệ thống theo chủ nghĩa


Hệ thống chính trị theo đó cá nhân có xu hướng dân chủ.
chính phủ được người dân lựa § Vẫn tồn tại những khu vực trung
chọn trực tiếp hoặc qua các gian (dân chủ đề cao chủ nghĩa
đại diện họ bầu ra. tập thể hoặc chuyên chế không
theo chủ nghĩa tập thể).

2.2. Ảnh hưởng của hệ thống chính trị


lên hệ thống kinh tế
§ Hệ thống kinh tế trong đó chính phủ sẽ lên
kế hoạch những hàng hoá và dịch vụ mà
KINH TẾ CHỈ HUY quốc gia sẽ sản xuất cũng như số lượng và
Command economy giá bán của các sản phẩm, dịch vụ đó.
§ Ảnh hưởng bởi chế độ chuyên quyền.

§ Hệ thống kinh tế trong đó mọi quyết định về


KINH TẾ THỊ phân bổ nguồn lực được dựa trên sản
lượng, sức tiêu thụ, đầu tư, và tiết kiệm,
TRƯỜNG dựa trên sự tương tác giữa cung và cầu,
Market economy đó là quy luật của thị trường.
§ Ảnh hưởng bởi chế độ dân chủ.

§ Hệ thống kinh tế thể hiện sự kết hợp sự tác


KINH TẾ HỖN HỢP động của chính phủ và của cơ chế thị
Mixed economy trường trong việc sản xuất và phân phối
hàng hóa.

17
9/10/21

2.3. Hệ thống luật pháp

v Hệ thống luật pháp:


§ Cung cấp một khung pháp chế các quy định và quy tắc chỉ thị;
§ Cho phép hoặc hạn chế các mối quan hệ cụ thể giữa con người và
các tổ chức;
§ Đưa ra các hình phạt cho những hành vi vi phạm các quy định và
quy tắc kể trên.
v Sự khác biệt trong hệ thống luật pháp:
(1) Thông luật (Luật về các tập quán – Common law);
(2) Dân luật ((Luật dân sự – Civil law);
(3) Luật thần quyền (Luật tôn giáo – Theocratic law);
(4) Luật Xã hội chủ nghĩa (Socialist/ Bureaucractic Law);
(5) Luật quốc tế (International Law) vs Luật quốc gia (National Law).

(1) Thông luật (Common Law)


v Hệ thống luật dựa trên các truyền thống, tiền lệ và
phong tục tập quán.
v Được sử dụng ở hầu hết ở các thuộc địa cũ của
Anh (Úc, Ireland, New Zealand, Anh, Canada, Mỹ,
Ấn Độ, Malaysia).
v Thẩm phán có quyền diễn giải dựa trên tiền lệ. Khi
có thêm những tiền lệ mới, luật sẽ có thể phải sửa
đổi, làm rõ hay thay đổi để thích ứng với những tình
huống mới.
v Các doanh nghiệp trong các nền văn hóa Common
Law thường soạn thảo hợp đồng rất cẩn thận nhằm
đảm bảo theo sát truyền thống và tiền lệ.

18
9/10/21

(2) Dân luật (Civil Law)


v Hệ thống luật dựa trên một bộ các luật chi tiết được
lập thành tập hợp các chuẩn mức đạo đức mà một xã
hội mặc một cộng đồng chấp nhận (không nên nhầm
lẫn với thuật ngữ phân biệt án dân dự và hình sự).
v Được sử dụng ở hơn 80 quốc gia bao gồm Đức, Pháp,
Nhật Bản, Nga.
v Thẩm phán chỉ có quyền áp dụng luật, không có quyền
diễn giải.
v Các điều luật linh doanh được quy định rất chi tiết.

(3) Luật thần quyền (Theocratic Law)


v Hệ thống luật dựa trên những giáo huấn về tôn giáo.
v Ví dụ: Luật Talmudic (Do Thái); Luật Hindu (Ấn Độ);
Luật Hồi giáo.
v Luật Hồi giáo chủ yếu liên quan đến khía cạnh đạo đức
nhằm kiểm soát mọi phương diện cuộc sống nhưng đã
được mở rộng để bao gồm cả các hoạt động thương
mại.
v Doanh nghiệp hoạt động tại các quốc gia Hồi giáo cần
tìm hiểu những vấn đề kinh doanh quan trọng liên
quan đến Shari’ah Law.

19
9/10/21

(4) Luật Xã hội chủ nghĩa (Socialist / Bureaucratic Law)


v Hệ thống luật dựa trên Luật Dân sự, kết hợp với các
yếu tố của nguyên tắc xã hội chủ nghĩa và nhấn mạnh
quyền sở hữu tài sản của Nhà nước.
v Chủ yếu ở các nước cựu thành viên của Liên Bang Xô
Viết, Trung Quốc và một số ít nước châu Phi.
v Có áp dụng một số nguyên tắc thị trường tự do.

2.4. Các loại rủi ro quốc gia

v Rủi ro quốc gia là nguy cơ đối mặt với thiệt hại


hoặc những chống đối đối với hoạt động kinh
doanh và lợi nhuận của một doanh nghiệp bắt
nguồn từ hệ thống chính trị và/hoặc môi trường
pháp lý của một quốc gia.
v Mức độ rủi ro quốc gia có xu hướng thấp hơn ở các
nước có hệ thống chính trị ổn định và hệ thống
pháp lý ưu đãi.
v Mức độ rủi ro quốc gia rất cao ở các nước có nền
chính trị không ổn định và hệ thống pháp lý quá
cồng kềnh.

20
9/10/21

Nguồn gốc rủi ro quốc gia

Hệ thống chính trị Hệ thống pháp luật


§ Chính phủ; Luật, quy định, và điều lệ
§ Các đảng phái chính trị; nhắm đến:
§ Cơ quan hành pháp; § Đảm bảo trình tự hoạt
§ Các nhóm vận động động thương mại;
hành lang nghị viện; § Hoà giải tranh chấp;
§ Các liên minh thương § Bảo hộ tài sản trí tuệ;
mại; § Hệ thống thuế.
§ Các cơ quan chính trị
khác;

2.4. Các loại rủi ro quốc gia

* Rủi ro xuất phát từ chế độ chính trị


v Sự chiếm hữu tài sản doanh nghiệp của chính phủ
các nước;
v Cấm vận và trừng phạt thương mại (Embargo and
Sanction);
v Tẩy chay kinh tế (boycotts) đối với một số quốc gia
hay một số doanh nghiệp;
v Chiến tranh, đảo chính, và cách mạng;
v Nạn khủng bố.

21
9/10/21

* Rủi ro xuất phát từ hệ thống pháp luật


v Rủi ro quốc gia nảy sinh từ môi trường pháp lý ở
nước ngoài:
− Pháp luật đầu tư nước ngoài (giới hạn về FDI);
− Kiểm soát cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh;
− Quy định về Marketing và phân phối;
− Quy định về chuyển lợi nhuận về nước mẹ;
− Quy định về bảo vệ môi trường;
− Pháp luật hợp đồng;
− Pháp luật về Internet và thương mại điện tử.

* Rủi ro xuất phát từ hệ thống pháp luật (tiếp)


v Rủi ro quốc gia nảy sinh từ môi trường pháp lý trong nước:
− Đặc quyền ngoại giao – Việc áp dụng luật của nước có
công ty mẹ đối với cá nhân, tổ chức hoặc hoạt động kinh
doanh bên ngoài lãnh thổ đất nước đó;
− Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài;
− Các nguyên tắc chống tẩy chay trong thương mại;
− Các nguyên tắc trong báo cáo và kế toán;
− Tính minh bạch trong báo cáo tài chính;
− Các tiêu chuẩn đạo đức và việc thực hiện trong doanh
nghiệp.

22
9/10/21

2.5. Quản lý rủi ro quốc gia

v Tích cực rà soát môi trường kinh doanh.


v Đặt các tiêu chuẩn đạo đức làm tôn chỉ trong kinh doanh
− Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR – Corporate
Social Responsibility) – việc vận hành hoạt động kinh
doanh sao cho đáp ứng được kỳ vọng của các bên liên
quan- stakeholders (như khách hàng, cổ đông, nhân viên,
và cộng đồng) về các khía cạnh đạo đức, pháp luật,
thương mại, và kỳ vọng của cộng đồng.
v Liên kết với bạn hàng có uy tín.
v Bảo vệ thông qua hợp đồng hợp.
v Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ - quyền lợi hợp pháp trong đó
cho phép tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp hoặc cá nhân
được bảo vệ khỏi việc bị người khác lạm dụng.

2.6. Ý nghĩa quản trị


Môi trường chính trị, pháp luật

Doanh nghiệp cần lưu ý những nội dung sau:


− Tình hình chính trị;
− Bộ máy nhà nước, hoạt động của các bộ, tính
hiệu lực của bộ máy chính quyền, các tổ chức
hải quan;
− Thái độ của nhà nước đối với nhà đầu tư;
− Thủ tục hành chính;
− Luật thương mại:
o Thuế quan;
o Hàng rào phi thuế quan;
o Cấm vận và trừng phạt – hạn chế thương
mại với một số quốc gia.

23
9/10/21

Công cụ phân tích môi trường chính trị


World Bank– World Governance Indicators:
http://info.worldbank.org/governance/wgi/index.aspx#faq
World Bank - Doing Business World Report:
http://www.doingbusiness.org/reports/global-reports/doing-business-
2019
Vision of Humanity – Global Peace Index:
http://www.visionofhumanity.org/#/page/indexes/global-peace-index
Bertlesmann Stiftung Transformation Index (BTI):
http://www.bti-project.org/index/
Freedom House – Freedom of the Press Index:
https://freedomhouse.org/report-types/freedom-
press#.VZC_9PmqpBc
Transparency International – Corruption perception Index:
http://www.transparency.org/

3. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ

24
9/10/21

3.1. Các chỉ số đánh giá môi trường kinh tế


3.2. Các yếu tố phân tích kinh tế tổng hợp
3.3. Các cơ sở dữ liệu về thị trường

Những yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế

TÁC ĐỘNG BÊN NGOÀI


− Các phân tích kinh tế; − Các yếu tố tự nhiên và xã
HOẠT ĐỘNG
hội:
− Các chỉ số kinh tế; DOANH NGHIỆP
− Các hệ thống kinh tế; o Chính sách chính trị,
− Tự do hoá kinh tế; quy định của pháp luật MỤC TIÊU
− Chuyển dịch sang o Các yếu tố văn hoá; CHIẾN LƯỢC
nền kinh tế thị trường. o Các yếu tố kinh tế; CÁCH THỨC
o Các ảnh hưởng địa lý.
− Môi trường cạnh tranh.

Quy mô thị trường:


§ Đo lường trực tiếp: QMTT = Sản xuất nước – (Xuất khẩu + Nhập khẩu)
§ Đo lường gián tiếp: Tổng thu nhập quốc gia (GNI), quy mô dân số, tốc
độ tẳng trưởng GNI.
Tốc độ tăng trưởng của thị trường.
Sức mua của thị trường.

25
9/10/21

3.1. Các chỉ số đánh giá môi trường kinh tế

Tổng thu nhập quốc gia (Gross National Income – GNI)


v Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product – GDP);

v Các chỉ số GNI/GDP trên đầu người;


v Sức mua tương đương (Purchasing Power Parity – PPP).

Mức độ phát triển con người (Human Development Index – HDI) Các chỉ số kinh tế khác:
v HDI theo tuổi thọ / kiến thức / mức sống theo các chỉ tiêu: v Lạm phát;
− Chỉ số phát triển giới (Gender – Related Development); v Thất nghiệp;
− Chỉ số bình đẳng giới (Gender Empowerment); v Nợ;
− Chỉ số nghèo đói (Human Poverty). v Phân phối thu nhập;
v Chỉ số đo lường Xanh (Green Measures) của GNP; v Đói nghèo;
v Tổng sản phẩm xanh quốc gia (Green Net National Product); v Chi phí lao động;
v Chỉ số tiến bộ thực tế (Genuine Progress Indicator); v Năng suất lao động;
v Tổng hạnh phúc quốc gia (Gross National Happiness); v Cán cân thanh toán.
v Chỉ số hạnh phúc hành tinh (Happy Planet Index).

a) Tổng thu nhập quốc gia (Gross National Income – GNI)


vTổng thu nhập quốc gia (Gross National Income – GNI) là
thu nhập tạo bởi tất cả các hoạt động sản xuất trong nước
và quốc tế của các công ty một quốc gia:

GNI = Giá trị của mọi hoạt động sản xuất của nền kinh tế nội địa
+ thu nhập ròng (như tiền thuê, lợi nhuận, thu nhập nhân
công) từ nước ngoài / 1 năm.

vTổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product – GDP)


tổng giá trị của mọi hàng hóa dịch vụ được sản xuất trong
biên giới của một quốc gia trong vòng 1 năm, không phân
biệt các chủ thể kinh tế nội địa hay nước ngoài.

26
9/10/21

v Tính toán các chỉ số trên đầu người:


GNI per capita =
!"á $%ị !'( đã +,-.ể0 đổ" 2304 đồ04 $"ề0 $"ê- +,-ẩ0 (:;< $,=> $ỷ 4"á ,ố" đ>á" A,ổ B"ếD
<â0 2ố
ÞTỉ lệ tăng trưởng GNI/ GDP phản ánh tiềm năng của nền
kinh tế.
vSức mua tương đương (Purchasing Power Parity (PPP) –
là số đơn vị tiền tệ của một quốc gia cần thiết để mua cùng
một khối lượng hàng hóa dịch vụ trong thị trường nội địa
của một nước khác.
Þ GNI đầu người dựa trên sức mua của một nước phản
ánh người tiêu dùng địa phương có thể mua những gì
với một đơn vị thu nhập.
Þ Giá cả rổ hàng hóa ở Hoa Kỳ thường được coi là tiêu
chuẩn để chuyển đổi PPP của các quốc gia khác.

GNI per capita, PPP (US$)


(2018)

(World Bank data)

27
9/10/21

GDP per capita (US$) – Vietnam (1985 – 2018)

(World Bank data)

b) Mức độ phát triển con người


(Human Development Index – HDI)
vChỉ số phát triển con người bao gồm chỉ báo về sức mua
thực tế, giáo dục và sức khỏe để có một thước đo toàn diện
về phát triển kinh tế.
vBáo cáo Phát triển Con người dựa trên chỉ số HDI của UN
đo lường thành tựu trung bình của một nước ở 3 phương
diện:
− Tuổi thọ – tính theo độ tuổi trung bình từ lúc sinh ra
− Kiến thức – tính theo tỉ lệ người trưởng thành biết chữ và
được giáo dục cơ bản, cấp 2, và tổng tỉ lệ giáo dục cấp
cao hơn.
− Mức sống – đo lường bằng GNI đầu người theo PPP
bằng USD.

28
9/10/21

Human Development Index and its components (2019)

(United Development Report 2019 - UN)

Human Development Index trends (1990 – 2018)

(United Development Report 2019 - UN)

29
9/10/21

c) Các chỉ số kinh tế khác:


(1) Lạm phát (Inflation)
− Lạm phát xảy ra khi tổng cầu tăng nhanh hơn tổng cung –
nhiều người mua trong khi ít hàng hóa, dẫn đến tăng giá
nhanh hơn tăng trưởng kinh tế;
− Lạm phát tác động mạnh đến chi phí sinh hoạt;
− Hậu quả của lạm phát kinh niên:
§ Công ty và khách hàng không thể lập các kế hoạch đầu tư
dài hạn, tiết kiệm không mang lại lợi ích;
§ Tạo sức ép buộc Chính phủ kiểm soát: tăng lãi suất, thiết
lập kiểm soát giá, áp đặt chính sách bảo hộ thương mại và
kiểm soát tiền tệ.
− Thước đo lạm phát:
§ Mỗi quốc gia có một hệ số đánh giá khác nhau;
§ Mỹ: Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index – CPI).

c) Các chỉ số kinh tế khác:


(2) Thất nghiệp (Unemployment)
− Thất nghiệp là số nhân công muốn làm việc nhưng không tìm
được việc;
− Tỉ lệ thất nghiệp là lượng nhân công thất nghiệp đang tìm kiếm
việc làm có trả lương chia cho tổng lực lượng lao;
− Tác động:
§ Suy giảm tăng trưởng kinh tế, tạo áp lực xã hội;
§ Gây bất ổn chính trị;
§ Phản ánh mức độ hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực quốc
gia.
− Chỉ số nghèo khổ (Misery index): Tổng của tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ
thất nghiệp => Tổng này càng cao thì mức độ tồi tệ của nền
kinh tế càng lớn, người tiêu dùng và doanh nghiệp càng ngại
tiêu dùng và đầu tư.

30
9/10/21

c) Các chỉ số kinh tế khác:


(3) Nợ (Debt)
− Nợ là tổng lượng cam kết tài chính của chính phủ, bao gồm
lượng tiền Nhà nước mượn từ dân chúng, từ các tổ chức nước
ngoài, các chính phủ khác, hoặc từ các định chế quốc tế.
− Phân biệt các khái niệm:
§ Nợ quốc gia: Toàn bộ khoản nợ phải trả của một quốc gia,
bao gồm hai bộ phận là nợ của Nhà nước và nợ của tư
nhân;
§ Nợ công: là một phần của nợ quốc gia mà Chính phủ phải
chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ này;
§ Nợ trong nước là việc chính phủ nợ dân chúng, tính bằng
đồng tiền nội địa;
§ Nợ nước ngoài là việc chính phủ nợ các nhà cho vay nước
ngoài, tính theo đồng tiền nước ngoài.

c) Các chỉ số kinh tế khác:


(4) Phân phối thu nhập (Income Distribution)
− Chỉ số Gini (Gini coefficient) phản ánh mức độ bất bình
đẳng trong việc phân phối thu nhập gia đình ở một quốc
gia:
§ Phân phối thu nhập của một nước càng công bằng
bao nhiêu thì chỉ số Gini của nó càng thấp bấy nhiêu;
§ Đánh giá tiềm năng kinh tế của một quốc gia.
− Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tồn tại giữa các
quốc gia và giữa các tầng lớp (nông thôn vs thành thị)
của một nước. Tác động:
§ Dẫn đến tình trạng đói nghèo;
§ Tăng tỷ lệ tội phạm, tham nhũng, các nguy cơ khác
cản trở sự tăng trưởng và ăn mòn ổn định của một
nền kinh tế.

31
9/10/21

c) Các chỉ số kinh tế khác:


(5) Đói nghèo (Poverty) – Tình trạng trong đó một người hay
một cộng đồng bị tước đoạt hay thiếu thốn những phương
tiện cần thiết để đảm bảo mức sống tối thiểu;
(6) Chi phí lao động (Labor cost) tác động đến chi phí sản
xuất;
(7) Năng suất lao động (Labor productivity) – Số lượng sản
phẩm/dịch vụ một người sản xuất ra trong một giờ;
(8) Cán cân thanh toán (Balance of Payment – BOP) – Báo
cáo giao dịch quốc tế của nước đó, về cán cân thương mại
và giao dịch tài chính mà các cá nhân, các doanh nghiệp
và cơ quan chính phủ ở một nước thực hiện với các nước
khác trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một
năm) nhằm đánh giá sự ổn định của một nền kinh tế.

3.2. Các yếu tố phân tích kinh tế tổng hợp

v Hệ thống kinh tế:


− Kinh tế thị trường;
− Kinh tế tập trung;
− Kinh tế hỗn hợp.
v Tự do kinh tế và chuyển dịch thị trường:
− Chỉ số tự do kinh tế.
− Kinh tế thị trường – Tương lai của nền kinh tế thị trường?
− Phương thức chuyển dịch sang kinh tế thị trường:
o Tư hữu hóa (Nhà nước chuyển quyền sở hữu và kiểm soát về
tư liệu sản xuất sang cho tư nhân qua quá trình tư nhân hoá);
o Cải cách quy định của nhà nước;
o Bảo vệ quyền sở hữu của doanh nghiệp;
o Đổi mới chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ;
o Luật về chống độc quyền.

32
9/10/21

3.3. Các cơ sở dữ liệu về thị trường

§ Datamonitor
§ Economist Intelligence Unit (EIU)
§ Global Market Information Database (GMID)
§ World Economic Forum (WEF)
§ World Bank (WB)
§ World Trade Organization (WTO)

GHI NHỚ LỢI ÍCH


Quy mô của nền kinh tế
Khả năng tăng trưởng kinh tế

CHI PHÍ
Sức hấp Tham nhũng
dẫn tổng Thiếu cơ sở hạ tầng
thể của một
Chi phí luật pháp
quốc gia
RỦI RO
(1)Rủi ro văn hoá
(2)Rủi ro chính trị
(3)Rủi ro luật pháp
(4)Rủi ro kinh tế

33

You might also like