You are on page 1of 35

9/10/21

Chương 2

LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI


VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

NỘI DUNG CHƯƠNG

1 Thương mại quốc tế

2 Đầu tư quốc tế

1
9/10/21

1. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1.1. Lợi ích của thương mại quốc tế


1.2. Lý thuyết về thương mại quốc tế
1.3. Sự can thiệp của chính phủ đến hoạt
động thương mại quốc tế
1.4. Sự phát triển của hệ thống thương mại
thế giới

2
9/10/21

1.1. Lợi ích của thương mại quốc tế

v Thương mại xuất hiện khi nền kinh tế thoát


khỏi tình trạng tự cung tự cấp.
v Thương mại tồn tại phổ biến giữa các cá
nhân, hộ gia đình, công ty, và quốc gia.
v Những nước nghèo, năng suất thấp cũng xuất
khẩu; những nước giàu, năng suất cao cũng
nhập khẩu.
v Thương mại ngày càng phát triển và mang
nhiều hình thức mới.

1.2. Lý thuyết về thương mại quốc tế

v Lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế


Chủ nghĩa trọng thương
Lý thuyết Lợi thế tuyệt đối (Adam Smith)
Lý thuyết Lợi thế so sánh (David Ricardo)

v Lý thuyết tân cổ điển về thương mại quốc tế


Lý thuyết Heckscher – Ohlin

v Lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế


Lý thuyết về vòng đời sản phẩm (Raymond Vernon)
Lý thuyết thương mại mới
Lý thuyết Lợi thế cạnh tranh quốc gia: Mô hình kim
cương của Porter

3
9/10/21

Chủ nghĩa trọng thương (Mercantilism)

Ra đời cuối thế kỉ 15, đầu thế kỉ 16 – giữa thế kỉ 18.

Đánh giá sự giàu có


của một quốc gia
Chính phủ can thiệp
Nguyên tắc:
Vàng
Duy trì thặng dư thương mại
bạc Bảo hộ mậu dịch
(Xuất siêu)
Tiền tệ trong hoạt
động ngoại thương § Xuất khẩu: kích thích sản
xuất và gia tăng của cải
quốc gia.
§ Nhập khẩu: thất thoát của
cải và làm giảm cầu hàng
hoá nội địa.

Chủ nghĩa trọng thương

Hạn chế:
Coi thương mại là một trò chơi có tổng bằng không (Zero-sum game).

Lợi
ích Thiệt
mà hại
một mà
nước nước
thu khác
được mất
đi

4
9/10/21

Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối (Absolute Advantage)

− Các quốc gia khác nhau về hiệu quả sản xuất


hàng hoá.
− Một nước có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất
một sản phẩm khi mà nước đó sản xuất sản
phẩm đó một cách hiệu quả hơn so với nước
khác.
− Trong lý thuyết lợi thế tuyệt đối, mỗi quốc gia
phải xác định được sản phẩm mà mình có lợi
thế tuyệt đối để:
Ø Chuyên môn hóa sản xuất các loại sản
(1776 )
phẩm có lợi thế tuyệt đối để xuất khẩu.
Ø Nhập khẩu trở lại những sản phẩm không
có lợi thế tuyệt đối.

Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối


Giả sử:
- Việt Nam và Nhật Bản có cùng 200 đơn vị tài nguyên sẵn có.
- Lượng tài nguyên này dùng để sản xuất vải và thép.

Nguồn lực cần thiết để sản xuất 1 vải và 1 tấn thép


Vải Thép
Việt Nam 10 20
Nhật Bản 40 10

Sản lượng và lượng tiêu dùng trong trường hợp không có thương mại
Vải Thép
Việt Nam 10 5
Nhật Bản 2,5 10
Tổng sản lượng 12,5 15

5
9/10/21

Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối

Sản lượng trong trường hợp có chuyên môn hoá


Vải Thép
Việt Nam 20 0
Nhật Bản 0 20
Tổng sản lượng 20 20

Tiêu dùng sau khi Việt Nam trao đổi 6 tấn gạo lấy 6 tấn thép của Nhật Bản
Vải Thép
Việt Nam 14 6 Thương
Nhật Bản 6 14 mại là
trò chơi
Lượng tiêu dùng gia tăng nhờ chuyên môn hoá và thương mại có tổng
Vải Thép dương
Việt Nam 4 1
Nhật Bản 3,5 4
Tổng sản lượng gia tăng 7,5 5

Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối

Ưu điểm
− Khắc phục hạn chế của lý thuyết trọng thương: khẳng định
cơ sở tạo ra giá trị là sản xuất, chứ không phải là lưu thông
hàng hoá.
− Chứng minh thương mại đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia.

Hạn chế
− Không giải thích được thương mại quốc tế sẽ xảy ra như thế
nào đối với những nước không có lợi thế tuyệt đối nào.
− Coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất tạo ra giá trị, là đồng
nhất và được sử dụng với tỉ lệ như nhau trong tất cả các loại
hàng hoá.

6
9/10/21

Lý thuyết về lợi thế so sánh (Comparative Advantage)

− Lợi thế cạnh tranh xuất phát từ những khác biệt


quốc gia về năng suất lao động, vì vậy mỗi quốc
gia nên:

Ø Chuyên môn hoá sản xuất những sản phẩm họ


có thể tạo ra một cách hiệu quá nhất.
Ø Nhập khẩu các loại hàng hoá mà họ sản xuất
tương đối kém hiệu quả hơn các quốc gia khác
Ø Điều này vẫn có ý nghĩa ngay cả khi họ mua từ
những quốc gia khác loại hàng hoá mà họ có thể
sản xuất hiệu quả hơn tại chính quốc gia của
(1817 ) mình.
− Thương mại là một trò chơi có tổng lợi ích tăng lên,
trong đó tất cả các quốc gia tham gia đều nhận
được lợi ích kinh tế.

Mô hình thương mại đơn giản nhất được xây dựng


trên các giả định:

1) Hai quốc gia, hai sản phẩm giao thương;


2) Lao động là yếu tố tham gia sản xuất duy nhất được tính, giá
trị hàng hóa tính theo lao động (học thuyết giá trị lao động);
3) Chi phí sản xuất không đổi;
4) Cạnh tranh hoàn hảo trên các thị trường hàng hóa và yếu tố
sản xuất;
5) Chi phí vận chuyển bằng không;
6) Lao động có thể di chuyển tự do trong một quốc gia nhưng
không thể di chuyển giữa các quốc gia;
7) Tự do giao thương, không có thuế quan và các rào cản phi
thuế quan

7
9/10/21

Giả sử:
- Ghana và Hàn Quốc có cùng 200 đơn vị tài nguyên sẵn có.
- Ghana có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả hai loại sản
phẩm này (do sản xuất hiệu quả hơn).

Nguồn lực cần thiết để sản xuất 1 tấn gạo và 1 tấn ca cao
Cacao Gạo
Ghana 10 13.33
Hàn Quốc 40 20.00

Sản lượng và lượng tiêu dùng trong trường hợp không có thương mại
Cacao Gạo
Ghana 10 7.50
Hàn Quốc 2.5 5.00
Tổng sản lượng 12.5 12.50

Sản lượng trong trường hợp có chuyên môn hoá


Cacao Gạo
Ghana 15 3.75
Hàn Quốc 0 10.00
Tổng sản lượng 15 13.75

Tiêu dùng sau khi Ghana trao đổi 4 tấn cacao lấy 4 tấn gạo của Hàn Quốc
Cacao Gạo
Ghana 11 7.75
Hàn Quốc 4 6.00

Lượng tiêu dùng gia tăng nhờ chuyên môn hoá và thương mại
Cacao Gạo
Ghana 1 0.25
Hàn Quốc 1.5 1.00
Tổng sản lượng gia tăng 2.5 1.25

Thương mại là trò chơi có tổng dương ngay cả khi một quốc
gia không có LTTĐ trong sản xuất bất kì sản phẩm nào

8
9/10/21

Lý thuyết về lợi thế so sánh

Ưu điểm
− Chứng minh được tất cả các quốc gia dù có lợi thế tuyệt đối
hay không đều có lợi khi giao thương với nhau => mang tính
khái quát hơn Lý thuyết về Lợi thế tuyệt đối của Adam Smith.
− Chỉ ra được lợi ích của quá trình phân công lao động quốc tế.
− Cơ sở lý luận hiện đại về thương mại tự do không hạn chế.

Hạn chế
− Kết luận về thương mại tự do mang lại lợi ích cho tất cả là một
khẳng định còn nặng tính chủ quan khi được rút ra từ một mô
hình đơn giản kèm với nhiều giả thuyết phi thực tế.

Đánh giá chung


Về lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế

1. Quá trình thương mại quốc tế sẽ diễn ra và tất cả


các thành viên tham gia đều tiết kiệm được chi phí
sản xuất khi từng nước tập trung nguồn lực vào sản
xuất các ngành hàng mà họ có chi phí "tương đối"
thấp hơn.
2. Cả 2 lý thuyết của Adam Smith và David Ricardo đều
ủng hộ cơ chế thị trường tự do và giảm thiểu can
thiệp của Chính phủ trong điều tiết thương mại quốc
tế.
3. Tuy còn nhiều hạn chế trong việc giải thích mô hình
TMQT, những lý thuyết này là nền tảng cho môi
trường thương mại phát triển toàn cầu như hiện nay.

9
9/10/21

Học thuyết Heckscher – Ohlin


(Factor-endowments Theory)

Lợi thế so sánh xuất phát từ những khác biệt quốc gia về
mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất – mức độ dồi dào về
các nguồn tài nguyên của một quốc gia, như đất đai, lao
động, và vốn. Vì vậy mỗi quốc gia nên:

Ø Xuất khẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều hàm


lượng những nhân tố dồi dào tại nước đó.
Ø Nhập khẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều hàm
lượng những nhân tố khan hiếm tại nước đó.

Yếu tố thâm dụng (Factor intensity)


− Sản phẩm thâm dụng lao động (Labor Intensive Product): là sản
phẩm sử dụng nhiều (một cách tương đối) lao động so với các yếu
tố SX khác.
− Sản phẩm thâm dụng vốn (Capital Intensive Product): là sản phẩm
sử dụng nhiều (một cách tương đối) vốn so với các yếu tố SX
khác.
− Trong điều kiện giới hạn 2 sản phẩm (X,Y) và 2 yếu tố sản xuất
vốn
(C – Capital) và lao động (L – Labor), nếu:
! !
> => Y là SP thâm dụng vốn; X là SP thâm dụng lao động.
"($) "(&)

Yếu tố dư thừa
− Một quốc gia được coi là dồi dào tương đối về lao động (hay về
vốn) nếu tỷ lệ giữa tổng lượng lao động (hay tổng lượng vốn) và
các yếu tố sản xuất khác của quốc gia đó lớn hơn tỷ lệ tương ứng
của các quốc gia khác.

10
9/10/21

Ưu điểm
− Sử dụng ít giả thiết đơn giản hóa hơn lý thuyết của Ricardo
− Ủng hộ thương mại tự do.
Hạn chế
− Là công cụ dự đoán kém hiệu quả, ít chính xác về các mô hình
thương mại đang diễn ra trên thế giới.
− Nghịch lý Liontief (1953):
Ø Mỹ tường đối dồi dào về vốn so với các nước khác nên Mỹ sẽ
là nước xuất khẩu những mặt hàng thâm dụng vốn và nhập
khẩu những mặt hàng thâm dụng lao động.
Ø Tuy nhiên, trên thực tế hàng hóa xuất khẩu của Mỹ lại là hàng
hóa kém thâm dụng vốn so với hàng nhập khẩu của Mỹ.

11
9/10/21

Lý thuyết về vòng đời sản phẩm


(International Product Life Cycle theory)

Raymond Vernon (1966) cho rằng các mô hình thương mại bị


ảnh hưởng bởi nơi mà các sản phẩm mới được phát kiến.

Dẫn chứng:
o Mỹ là nơi có tỷ lệ lớn
các sản phẩm mới
trên thế giới được sản
xuất và phát triển
trong thế kỉ 20
o Giải thích vì sao Mỹ
thống trị nền kinh tế
toàn cầu giai đoạn
1945 – 1975.

− Một số sản phẩm sẽ trải qua một chu kì gồm 3 giai đoạn:
1) Sản phẩm mới (Sản xuất và xuất khẩu từ Mỹ sang tất
cả các nước khác).
2) Giai đoạn trưởng thành (FDI của Mỹ trong các nền kinh
tế công nghiệp).
3) Sản phẩm được tiêu chuẩn hoá (Sản xuất và xuất khẩu
từ các nước đang phát triển; Mỹ nhập khẩu từ các
nước đang phát triển).
ÞKhi sản phẩm trở nên bão hòa thì cả vị trí tiêu thụ sản
phẩm và vị trí sản xuất sản phẩm tối ưu sẽ thay đổi làm
ảnh hưởng đến dòng chảy và hướng thương mại.
− Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế làm học thuyết này trở
nên kém phù hợp trong thế giới hiện đại ngày nay.

12
9/10/21

Lý thuyết về vòng đời sản phẩm

Lý thuyết về vòng đời sản phẩm

13
9/10/21

Lý thuyết về vòng đời sản phẩm

Lý thuyết thương mại mới (New trade theory)

− Bắt đầu được công nhận từ những năm 1970.


− Học thuyết thương mại mới của Paul Krugman (2008).
− Nội dung chính:
Ø Thương mại có thể làm gia tăng mức độ đa dạng sản
phẩm và giảm chi phí bình quân của sản phẩm thông qua
tác động của lợi thế quy mô – hiện tượng giảm chi phí kết
hợp với sản lượng đầu ra tăng cao.
Ø Trong một số ngành công nghiệp mà thị trường toàn cầu
chỉ có thể đem lại lợi nhuận cho một vài doanh nghiệp có
lợi ích kinh tế lớn theo quy mô, các quốc gia có thể chiếm
ưu thế trong xuất khẩu những hàng hóa nhất định nhờ
khả năng giành được lợi thế của người đi trước – lợi thế
dành cho người đầu tiên thâm nhập vào một thị trường.

14
9/10/21

Ý nghĩa của học thuyết thương mại mới


− Các nước có thể thu được lợi ích từ hoạt động thương mại
ngay cả khi không có sự khác biệt về sự sẵn có các nguồn
lực sản xuất hay công nghệ.
− Một nước có thể thống trị trong xuất khẩu một loại hàng hóa
chỉ đơn giản là vì nước đó đủ may mắn để có được một
hoặc một vài công ty trong số những công ty đầu tiên tham
gia vào sản xuất hàng hóa đó.
Þ Lý thuyết thương mại mới mâu thuẫn với lý thuyết
Heckscher – Ohlin nhưng không mâu thuẫn mới lý thuyết
về lợi thế so sánh.
Þ Học thuyết ủng hộ sự can thiệp của chính phủ vào
thương mại thông qua việc chủ động tạo ra lợi thế cạnh
tranh cho doanh nghiệp nội địa trong một số ngành công
nghiệp nhất định.

Top countries in the Global Competitiveness Index 2019

The set of factors, policies and institutions that determine the level of
productivity of a country taking into account its level of development

* Scale ranges from 0 to 100 Source: World Economic Forum (WEF)


Global Competitiveness Report 2019

15
9/10/21

Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia:


Mô hình kim cương của Porter

Chiến lược, cơ cấu và


khả năng cạnh tranh
CƠ HỘI của doanh nghiệp
Tại sao một
quốc gia đạt
được sự
thành công
quốc tế trong
Sự sẵn có của một ngành cụ
Các điều kiện
các yếu tố sản thể?
về nhu cầu
xuất

Công nghiệp liên CHÍNH


kết và phụ trợ PHỦ

* Tham khảo bài giảng của Michael Porter về Cạnh tranh toàn cầu và lợi thế Việt Nam tại link https://youtu.be/7-uuKiaBsqc

1) Tính sẵn có của các yếu tố sản xuất – Vị thế của một
nước về các yếu tố sản xuất cần thiết để cạnh tranh
trong một ngành cụ thể.

Yếu tố sản xuất

Yếu tố cơ bản Yếu tố tiên tiến

Tài nguyên Cung cấp lợi thế ban đầu để


đầu tư Hạ tầng truyền thông,
thiên nhiên, vốn, nguồn nhân lực
khí hậu, địa lý, trình độ cao, bí quyết
nhân khẩu học
Bất lợi về YTCB tạo áp lực đầu tư vào
công nghệ, thiết bị
YTTT nghiên cứu, kiến thức

16
9/10/21

2) Các điều kiện về nhu cầu – Nhu cầu trong nước đối với
hàng hóa hoặc dịch vụ của một ngành.
Ø Porter lập luận rằng các công ty chiếm được lợi thế cạnh
tranh nếu người tiêu dùng nội địa sành điệu và đòi hỏi cao.

3) Các ngành công nghiệp liên kết và phụ trợ – Sự hiện


diện hoặc không sẵn có của các ngành hỗ trợ và liên
quan có năng lực cạnh tranh quốc tế.

Ø Lợi ích của việc đầu


tư vào các yếu tố
sản xuất tiên tiến bởi
các ngành liên kết và
phụ trợ có thể sẽ lan
tỏa sang một ngành,
từ đó giúp ngành này
đạt được vị trí cạnh
tranh vững mạnh
trên thế giới.

17
9/10/21

4) Chiến lược, cơ cấu và năng lực của doanh nghiệp –


Các điều kiện quản lý các công ty được tạo ra, tổ chức,
và quản trị như thế nào và bản chất của đối thủ cạnh
tranh trong nước.
Ø Các quốc gia khác nhau được đặc trưng bởi các triết lý
quản lý khác nhau giúp hoặc không giúp được gì cho họ
trong việc tạo dựng lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Ø Mức độ cạnh tranh mạnh mẽ trong nước khiến các công
ty phải tìm kiếm các cách cải tiến hiệu quả sản xuất, từ
đó làm cho họ trở nên có sức mạnh cạnh tranh trên thị
trường thế giới.

✪Chính phủ – Chính phủ, bằng cách lựa chọn các chính sách
chiến lược của mình, có thể làm giảm đi hoặc cải thiện lợi thế
quốc gia.
Ø Chính phủ có thể can thiệp tới từng thuộc tính trong số bốn
thuộc tính thành phần của mô hình kim cương – một cách tích
cực hoặc tiêu cực.
− Các điều kiện về yếu tố sản xuất: trợ cấp, chính sách đối với
thị trường vốn, chính sách đối với giáo dục.
− Các điều kiện về cầu: quy định, tiêu chuẩn sản phẩm nội địa.
− Tác động đến các ngành công nghiệp hỗ trợ và khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các quy định và công
cụ như chính sách thuế, luật chống độc quyền, quy định thị
trường vốn.

18
9/10/21

Cho ví dụ về tác động của những sự kiện này đối với các
quốc gia và ngành công nghiệp khác nhau?
Ai là người hưởng lợi/ thiệt hại?

✪Cơ hội – Đề cập đến những cơ hội, sự kiện có thể


định hình lại cấu trúc ngành và mang lại cơ hội cho
các công ty của một nước vượt lên những công ty
khác. Những phát triển đột phá hoặc sự thay đổi
vượt tầm kiểm soát của các công ty và chính phủ
cũng có thể tạo ra hoặc phá huỷ lợi thế cạnh tranh
quốc gia.

HOẠT ĐỘNG NHÓM

§ Đọc Case study Lợi thế cạnh tranh của dệt may Việt Nam.
§ Chọn một trong 6 yếu tố trong mô hình kim cương Porter:
• Yếu tố sản xuất
• Điều kiện về nhu cầu
• Các ngành công nghiệp liên kết và phụ trợ
• Chiến lược, cơ cấu và năng lực của doanh nghiệp
• Cơ hội
• Chính phủ
§ Liên quan tới ngành công nghiệp dệt may tại Việt Nam, phân
tích và đánh giá lợi thế cạnh tranh của nước ta.

19
9/10/21

1.3. Sự can thiệp của chính phủ đến hoạt động


thương mại quốc tế

a. Vì sao chính phủ can thiệp vào


Thương mại quốc tế?

Căn cứ chính trị Căn cứ kinh tế

− Bảo vệ việc làm và các ngành − Bảo vệ các ngành


sản xuất trong nước. công nghiệp non trẻ.
− Bảo vệ an ninh quốc gia. − Theo đuổi chính
− Trả đũa thương mại. sách thương mại
− Bảo vệ người tiêu dùng. chiến lược.
− Đẩy mạnh các mục tiêu trong
chính sách đối ngoại.
− Bảo vệ nhân quyền.
Bảo vệ môi trường.

b. Các công cụ, chính sách can thiệp của Chính phủ

Hàng rào thuế quan Hàng rào phi thuế quan

− Trợ cấp.
− Thuế quan − Hạn ngạch nhập khẩu.
− Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
(VER).
− Yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa.
− Các biện pháp hành chính.
− Các chính sách chống bán
phá giá.

20
9/10/21

v Thuế quan
− Thuế quan là một loại thuế đánh lên hàng nhập khẩu (hoặc
xuất khẩu) gồm:
Ø Thuế đặc định (thuế theo lượng);
Ø Thuế theo giá trị (Ad-Valorem tariff).
− Tác động đối với hàng nhập khẩu:
Ø Bảo vệ người sản xuất/Không có lợi cho người tiêu
dùng;
Ø Giảm hiệu quả tổng thể của toàn bộ nền kinh tế.
− Mục tiêu của thuế xuất khẩu:
Ø Mang lại nguồn thu cho ngân sách;
Ø Giảm khối lượng xuất khẩu vì lý do chính trị.

v Trợ cấp
− Trợ cấp là khoản tiền mà chính phủ trả cho nhà sản xuất
trong nước.
− Hình thức: Các khoản hỗ trợ bằng tiền mặt, các khoản vay
với lãi suất thấp, các khoản giảm thuế, chính phủ mua cổ
phần tại các công ty trong nước.
− Trợ cấp phi nông nghiệp thường thấp hơn nhiều so với trợ
cấp nông nghiệp.
− Các nhà sản xuất nội địa là đối tượng hưởng lợi chính bởi
trợ cấp giúp:
Ø Đạt lợi thế của người đi trước trong một số ngành mới
nổi.
Ø Tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

21
9/10/21

v Hạn ngạch nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu tự nguyện


(VER)
− Hạn ngạch nhập khẩu là hạn chế trực tiếp về số lượng một số
hàng hóa được nhập khẩu vào một nước bằng cách ban hành
giấy phép nhập khẩu cho một nhóm các cá nhân hoặc công ty.
− Hình thức:
Ø Hạn ngạch thuế quan (tariff rate quota) – một mức thuế
quan thấp hơn sẽ được áp dụng cho lượng hàng hóa nhập
khẩu trong giới hạn của hạn ngạch so với lượng hàng nhập
khẩu vượt khỏi hạn ngạch.
Ø Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER) – cách quy định một
mức hạn ngạch được áp dụng bởi nước xuất khẩu, và
thường là theo yêu cầu của chính phủ nước nhập khẩu.

v Yêu cầu về hàm lượng nội địa


− Là cách qui định một tỷ lệ nào đó của hàng hóa phải được
sản xuất trong nước dưới hình thức:
Ø Hàm lượng vật chất. Vd: 75% của các phần linh kiện
của SP phải được sản xuất trong nước.
Ø Tỷ lệ giá trị. Vd: 75% giá trị của SP phải được sản xuất
trong nước.
− Mục đích sử dụng:
Ø Bảo vệ những nhà sản xuất linh phụ kiện trong nước
thông qua hạn chế cạnh tranh từ nước ngoài vào bảo
vệ việc làm trong nước.
Ø Có xu hướng mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất chứ
không phải cho người tiêu dùng.

22
9/10/21

v Biện pháp hành chính


− Là các quy định có tính quan liêu được tạo ra nhằm gây khó
khăn cho hàng nhập khẩu khi thâm nhập vào một nước.
− Tương tự như những công cụ khác, biện pháp hành chính
có lợi cho các nhà sản xuất và gây thiệt hại cho người tiêu
dùng, những người bị ngăn cản không cho tiếp cận với các
sản phẩm nước ngoài có thể ưu việt hơn.
− Ví dụ:
o Federal Express (Mỹ) gặp khó khăn khi mở rộng thị
trường tại Nhật.
o Máy quay video của Nhật gặp khó khăn khi thâm nhập
thị trường Pháp.

v Các chính sách chống bán phá giá


− Bán phá giá là việc bán hàng hóa tại thị trường nước ngoài
tại mức giá dưới mức chi phí sản xuất hoặc dưới mức giá
“hợp lý” của thị trường để:
Ø Giải tỏa khả năng sản xuất dư thừa tại thị trường nước
ngoài.
Ø Hành vi bán phá giá tấn công (predatory behavior) nhằm
loại bỏ các đối thủ cạnh tranh bản địa khỏi thị trường.

− Chính sách chống bán phá giá được xây dựng để trừng phạt
những công ty nước ngoài liên quan tới hành động này
nhằm bảo vệ các nhà sản xuất nội địa khỏi sự cạnh tranh bất
bình đẳng từ các công ty nước ngoài.

23
9/10/21

1.4. Sự phát triển của hệ thống thương mại thế giới

TIMELINE
WTO hoạt động
độc lập như một GĐ1. Từ thời kỳ của
trọng tài kinh tế Adam Smith tới Đại
có vai trò giám suy thoái ở Hoa Kỳ GĐ2. GATT, Tự do
(1929-1933) hóa thương mại và
sát thương mại
Tăng trưởng kinh tế
giữa các nước, (1947-1979)
GĐ3. Các xu hướng
đảm bảo không bảo hộ mậu dịch
bên nào gian dối, (1980-1993)
và áp đặt các biện GĐ4. Vòng đàm
pháp trừng phạt phán Uruguay và Tổ
lên quốc gia nào chức thương mại thế
gian lận trong trò giới WTO (từ 1986
chơi thương mại tới nay)
đó.

GĐ1. Từ thời kỳ của Adam Smith tới Đại suy thoái ở Hoa Kỳ
(1929-1933)
− Từ cuối thế kỉ 18 tới cuộc Đại Suy Thoái xảy ra vào những năm
1930, hầu như các quốc gia đều thực hiện bảo hộ mậu dịch.
− Đạo luật Smoot – Hawley (1930) của Nghị viện Mỹ đã dựng lên
một bức tường về hàng rào thuế khổng lồ.

GĐ2. GATT, Tự do hóa thương mại và Tăng trưởng kinh tế


(1947-1979)
− Sau Thế chiến II, Mỹ và các quốc gia bắt đầu ủng hộ thương mại
tự do.
− GATT (1947) là hiệp định đa phương với mục tiêu tự do hoá
thương mại bằng cách xoá bỏ thuế, trợ cấp, hạn ngạch nhập khẩu
và các biện pháp tương tự.
− GATT trải qua 8 vòng đám phán cắt giảm thuế với 120 thành viên
trước khi được thay thế bởi WTO.

24
9/10/21

GĐ3. Gia tăng xu hướng bảo hộ mậu dịch (1980-1993)


− Sự thành công kinh tế của Nhật Bản và chính sách bảo hộ của
nước này đã gây căng thẳng cho hệ thống thương mại thế giới
− Sự thâm hụt thương mại kéo dài ở Mỹ.
− Hàng rào phi thuế quan gia tăng ở nhiều nước.

GĐ4. Vòng đám phán Uruguay và WTO (từ 1986 tới nay)
− Vòng đàm phán Uruguay của GATT kéo dài từ 1986 – 1993, có
hiệu lực từ 01/07/1995 tập trung vào dịch vụ và sở hữu trí tuệ:
mở rộng từ hàng hoá công nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ, sở
hữu trí tuệ, và nông nghiệp.
Ø Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thành lập với vai trò
cảnh sát toàn cầu trong giải quyết tranh chấp thương mại
giữa các thành viên và vai trò trung gian trong việc mở rộng
các thoả thuận thương mại.

v Chương trình nghị sự của WTO tập trung vào 4 vấn đề quan
trọng:
1) Các biện pháp chống bán phá giá.
2) Chính sách bảo hộ mậu dịch ở mức cao trong lĩnh vực nông
nghiệp.
3) Thiếu các biện pháp bảo hộ hiệu quả đối với quyền sở hữu trí tuệ
ở nhiều quốc gia.
4) Các mức thuế vẫn duy trì ở mức cao đối với dịch vụ và hàng hoá
phi nông nghiệp ở nhiều quốc gia.
Þ Năm 2001, WTO khởi động Doha Round nhằm mở rộng thương
mại tự do và đầu tư quốc tế. Các vòng đàm phán kéo dài 12 năm
hiện vẫn đang bị đình chỉ.
Þ Nguyên nhân thất bại là do bất đồng quan điểm, xung khắc giữa
các nhóm lợi ích trong WTO và khủng hoảng kinh tế và tài chính.

25
9/10/21

2. ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

2.1. Lợi ích của đầu tư quốc tế


2.2. Lý thuyết về đầu tư quốc tế
2.3. Sự can thiệp của chính phủ vào đầu tư
quốc tế
2.4. Các xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài

26
9/10/21

2.1. Lợi ích của đầu tư quốc tế

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một


doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào các cơ sở để sản
xuất và/hoặc bán một sản phẩm ở một nước khác.

Đầu tư mới Greenfield Investment


– Thành lập doanh nghiệp mới ở nước ngoài
FDI
Sáp nhập /
Mua lại Mergers & Acquisitions (M&A)
– Mua lại hay sáp nhập công ty khác ở
nước ngoài
§ M&A một phần (10 – 49% cổ phần)
§ M&A phần lớn (50 – 99% cổ phần)
§ M&A toàn bộ (sở hữu 100% lợi tức)

Đối với quốc gia nhận đầu tư (Host country)

27
9/10/21

Đối với quốc gia đầu tư (Home country)

2.2. Lý thuyết về đầu tư quốc tế

Quan điểm lý thuyết 1


Đầu tư trực tiếp nước ngoài – Tại sao doanh nghiệp thường
lựa chọn FDI thay vì các hình thức khác (xuất khẩu hoặc
cấp phép)?

Quan điểm lý thuyết 2


Hành vi chiến lược – Tại sao các doanh nghiệp trong cùng
một ngành thường thực hiện FDI tại cùng thời điểm hoặc
hướng các hoạt động đầu tư vào các địa điểm nhất định?

Quan điểm lý thuyết 3


Mô hình chiết trung – Vai trò của lợi thế đặc biệt trong việc
giải thích FDI

28
9/10/21

QĐLT1. Tại sao lựa chọn FDI?

XUẤT KHẨU Khái niệm:


Bán các sản phẩm được sản xuất tại một
quốc gia cho cư dân của quốc gia khác.
Hạn chế của xuất khẩu:
§ Chi phí vận chuyển.
§ Rào cản thương mại (thuế cao đánh
vào nhập khẩu hoặc hạn ngạch hạn
chế nhập khẩu tại host country).

QĐLT1. Tại sao lựa chọn FDI?

CẤP PHÉP Khái niệm:


Xảy ra khi một doanh nghiệp (bên cấp phép)
cấp quyền để sản xuất sản phẩm, quy trình sản
xuất, thương hiệu hoặc nhãn hiệu của họ cho
một doanh nghiệp khác (bên được cấp phép);
đổi lại cho việc trao những quyền này, bên cấp
phép thu được phí bản quyền trên mỗi đơn vị
sản phẩm của bên cấp phép.

Hạn chế của cấp phép:


Internalisation theory – Lý thuyết nội bộ hoá
giải thích nguyên nhân mà các công ty thường
thich FDI hơn cấp phép.

29
9/10/21

QĐLT1. Tại sao lựa chọn FDI?

v Lý thuyết nội bộ hoá (Internalisation Theory)


− FDI được chuộng hơn cấp phép để giữ lại quyền kiểm soát các
bí quyết kinh doanh hoặc do khả năng của doanh nghiệp không
thể tuân theo cấp phép (phương pháp tiếp cận thị trường không
hoàn hảo).
− Cấp phép có 3 nhược điểm lớn:
Ø Không thể hoàn toàn bảo vệ bí quyết công nghệ có giá trị
trước đối thủ cạnh tranh nước ngoài tiềm năng.
Ø Không thể kiểm soát chặt chẽ sản xuất, marketing và chiến
lược tại nước ngoài để tối đa hoá lợi nhuận.
Ø Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc nhiều vào quản lý, marketing,
khả năng sản xuất sản phẩm đó.

QĐLT1. Tại sao lựa chọn FDI?

Þ FDI là chiến lược thâm nhập tối ưu nếu:


− Chi phí vận chuyển hoặc rào cản thương mại làm giảm sự
hấp dẫn của nhập khẩu.
− FDI là phương án tốt hơn cấp phép khi:
o Không thể bảo vệ một cách đầy đủ bí quyết công nghệ
bằng hợp đồng cấp phép.
o Cần kiểm soát chặt chẽ các thực thể kinh doanh nước
ngoài để tối đa hoá thị phần và thu nhập tại đất nước
đó.
o Các kỹ năng và khả năng của doanh nghiệp không thể
tuân theo cấp phép.

30
9/10/21

QĐLT2. Hành vi chiến lược trong đầu tư trực tiếp nước ngoài

v Hành vi chiến lược – Lý thuyết dựa trên ý tưởng rằng dòng


chảy FDI phản ánh sự cạnh tranh chiến lược giữa các công ty
trong thị trường toàn cầu.
v Lý thuyết của Knickerbroker
− Nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và cạnh tranh trong những
ngành công nghiệp độc quyền => FDI được thực hiện do
hành vi bắt chước của các công ty đối thủ trong ngành công
nghiệp độc quyền.
Ø Ngành công nghiệp độc quyền – Một nền công nghiệp bao
gồm một số lượng hạn chế các doanh nghiệp lớn.
Ø Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các công ty trong độc quyền
nhóm dẫn đến hành vi bắt chước để giữ thị phần.

QĐLT2. Hành vi chiến lược trong đầu tư trực tiếp nước ngoài

v Mở rộng lý thuyết của Knickerbroker về cạnh tranh đa điểm


− Cạnh tranh đa điểm phát sinh khi hai hay nhiều doanh nghiệp
gặp nhau tại các thị trường khu vực, các thị trường nội địa hoặc
các ngành công nghiệp khác nhau.
− Các công ty sẽ cố gắng theo đuổi từng động thái của các đối thủ
trên các thị trường khác nhau để kiểm soát hoạt động của nhau.
v Hạn chế
− Không giải thích tại sao công ty đầu tiên quyết định tiến hành FDI
chứ không xuất khẩu hay cấp phép.
− Không phân tích liệu FDI có hiệu quả hơn so với xuất khẩu hay
cấp phép.

31
9/10/21

QĐLT3. Mô hình chiết trung (Dunning)

Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh ….?

Có Có Có
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
O L I
Internalisation
NƯỚC NGOÀI
Ownershi Location
p

Không Không Không

Tiếp tục hoạt Sản xuất nội địa Cấp phép /


động nội địa và xuất khẩu Nhượng quyền

§ Ownership – Lợi thế quyền sở hữu: công nghệ độc quyền, tính kinh tế nhờ quy mô, kỹ năng
quản lý, thương hiệu.
§ Location – Lợi thế địa điểm: địa điểm có ưu thế về tài nguyên, chi phí lao động, thuế, chi phí
vận tải, môi trường kinh doanh.
§ Internalisation – Lợi thế nội bộ hóa: chi phí giao dịch thông qua FDI thấp hơn các hoạt động
xuất khẩu, hợp đồng đặc quyền.

BIỂU ĐỒ RA QUYẾT ĐỊNH

Chi phí vận chuyển và thuế cao như Thấp XUẤT KHẨU
thế nào?

Cao

Bí quyết có thể cấp phép không? Không FDI

Có yêu cầu kiểm soát cao hoạt động Có FDI


nước ngoài?

Không

Bí quyết có thể được bảo vệ bởi hợp Không FDI


đồng cấp phép không?

Cấp phép

32
9/10/21

2.3. Sự can thiệp của chính phủ vào đầu tư quốc tế

v Chính sách của nước chủ đầu tư (home country)


o Khuyến khích FDI ra nước ngoài:
Chương trình bảo hiểm do chính phủ tài trợ để trang trải rủi ro.
Các nước phát triển có những quỹ hoặc ngân hàng đặc biệt
cung cấp tín dụng cho các công ty muốn đầu tư sang các nước
đang phát triển.
Dùng ảnh hưởng chính trị để thuyết phục các nước nhận đầu
tư nới lỏng những hạn chế đối với FDI.
o Hạn chế FDI ra nước ngoài:
Kiểm soát trao đổi nhằm hạn chế outward FDI.
Ưu đãi về thuế để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư tại nước
nhà.
Cấm doanh nghiệp đầu tư vào một số nước nhất định vì lí do
chính trị.

v Chính sách của nước nhận đầu tư (host country)


o Khuyến khích FDI từ nước ngoài thông qua các chính sách
ưu đãi thu hút đầu tư (giảm thuế, cho vay lãi suất thấp, tài trợ
và trợ cấp).
o Hạn chế FDI từ nước ngoài:
Hạn chế quyền sở hữu:
• Cấm đầu tư vào một số lĩnh vực vì lý do an ninh và
cạnh tranh.
• Quy định tỷ lệ lớn vốn cổ phần của công ty con phải do
các nhà đầu tư trong nước nắm giữ.
Yêu cầu kết quả thực hiện nhằm kiểm soát hoạt động các
công ty FDI:
• Hình thức: tỷ lệ nội địa hóa/ xuất khẩu, chuyển giao
công nghệ, mức độ tham gia của nhân lực nước sở tại
vào bộ máy quản lý cao cấp.

33
9/10/21

2.4. Các xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài

v Khái niệm:
− Dòng vốn FDI – Tổng số FDI thực hiện trong một khoảng thời gian
nhất định (thường là một năm).
− Tổng vốn FDI – Tổng giá trị tích luỹ của đầu tư nước ngoài do công ty
nước ngoài thực hiện ở một quốc gia trong một thời gian nhất định.
− Dòng vốn FDI ra (outflow FDI) – Dòng vốn FDI ra khỏi quốc gia.
− Dòng vốn FDI vào (inflow FDI) – Dòng vốn FDI vào một quốc gia.
v Khuynh hướng của FDI
− Dòng vốn FDI của thế giới phát triển nhanh hơn thương mại và sản
lượng của thế giới trong giai đoạn 1990 – 2010.
− FDI có xu hướng giảm dần trong 1 thập kỉ qua tại các quốc gia phát
triển, ngược lại với sự tăng trưởng của các quốc gia đang phát triển.

34
9/10/21

35

You might also like