You are on page 1of 55

SLIDE GIẢNG DẠY

KINH DOANH QUỐC TẾ


Chương 4
Vai trò của Chính phủ
trong thương mại quốc tế
Nội dung
ØCác học thuyết về thương mại quốc tế
ØCác biện pháp can thiệp vào thương mại quốc
tế của chính phủ
ØCác lập luận biện minh cho sự can thiệp của
chính phủ
Tổng quan về lý thuyết thương mại
ØNhững lợi ích của thương mại
ØTMQT cho phép một quốc gia chuyên môn hoá
trong sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà
họ sản xuất có hiệu quả hơn những quốc gia khác,
và nhập khẩu những sản phẩm mà các quốc gia
khác có khả năng sản xuất hiệu quả hơn
ØChủ nghĩa trọng thương
ØHọc thuyết lợi thế tuyệt đối
ØHọc thuyết lợi thế tương đối
ØHọc thuyết Heckscher – Ohlin
ØHọc thuyết về vòng đời sản phẩm
ØHọc thuyết Thương Mại mới
ØMô hình kim cương của Porter
Vai  trò  của  chính  phủ  trong  
thương  mại  quốc  tế?
Ø Chủ nghĩa trọng thương khuyến khích xuất khẩu và
hạn chế nhập khẩu
Ø Smith, Ricardo, and Heckscher-Ohlin khuyến khích
tự do hóa hoàn toàn
Ø Lý thuyết thương mại mới và lý thuyết của Porter về
lợi thế so sánh của một quốc gia giải thích vì sao sự
can thiệp của chính phủ một cách chọn lọc và có giới
hạn sẽ giúp cho sự phát triển một số ngành công
nghiệp định hướng xuất khẩu
Chủ nghĩa trọng thương
ØChủ nghĩa trọng thương (mercantilism) – một
học thuyết kinh tế ủng hộ quan điểm cho rằng
các quốc gia nên khuyến khích xuất khẩu và
hạn chế nhập khẩu
ØAnh, giữa TK 16
ØXuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu để thu vàng, bạc –
những trụ cột chính của sự thịnh vượng quốc gia
ØỦng hộ sự can thiệp của chính phủ nhằm đạt được
thặng dư trong cán cân thương mại
ØCoi thương mại như một trò chơi có tổng lợi ích
bằng 0 – lợi nhuận của nước này đồng nghĩa với
tổn thất của nước khác
Chủ nghĩa trọng thương
ÞỦng hộ sự can thiệp của chính phủ nhằm đạt
được thặng dư trong cán cân thương mại
ÞHume (1752) đã chỉ ra sự thiếu nhất quán
trong học thuyết về chủ nghĩa TT => Về dài
hạn sẽ không có quốc gia nào duy trì được
thăng dự thương mại và tích luỹ được vàng bạc
Thuyết lợi thế tuyệt đối
ØLợi thế tuyệt đối (absolute advantage) – một
quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất một
sản phẩm khi quốc gia này có thể sản xuất hiệu
quả hơn bất kỳ quốc gia nào khác
ØAdam Smith (1776) cho rằng các quốc gia nên
chuyên môn hoá trong sản xuất những hàng hoá
mà họ có lợi thế tuyệt đối và sau đó trao đổi chúng
lấy những hàng hoá khác được sản xuất tại các
quốc gia khác
ØVí dụ
ØThương mại là một trò chơi có tổng dương
Thuyết  lợi  thế  tuyệt  đối?
Nguồn lực cần thiết để sản xuất ra một tấn sản phẩm
Coca Gạo
Ghana 10 20
Hàn Quốc 40 10
Sản lượng sản xuất và tiêu thụ khi chưa có thương mại
Coca Gạo
Ghana 10 5
Hàn Quốc 2,5 10
Sản lượng sản xuất chuyên môn hóa
Coca Gạo
Ghana 20 0
Hàn Quốc 0 20
Sản lượng tiêu thụ sau khi có Thương Mại (6 tấn Coca đổi 6 tấn gạo)

Coca Gạo
Ghana 14 6
Hàn Quốc 6 14
Lượng tiêu thụ gia tăng do chuyên môn hóa và thương mại
Coca Gạo
Ghana 4 1
Hàn Quốc 3.5 4
Thuyết lợi thế so sánh
ØLợi thế so sánh (comparative advantage) – theo học
thuyết của David Ricardo (1817) về lợi thế so sánh,
vẫn có ý nghĩa khi một quốc gia chuyên môn hoá
trong sản xuất những hàng hoá mà họ SX hiệu quả
nhất và mua những hàng hoá mà họ SX kém hiệu
quả hơn (nhưng vẫn hiệu quả hơn các QG khác)
ØVí dụ
ØSản lượng toàn cầu tiềm năng trong điều kiện thương
mại tự do sẽ lớn hơn so với thương mại bị hạn chế.
Thương mại là một trò chơi có tổng dương
Thuyết  lợi  thế  so  sánh?
Nguồn lực cần thiết để sản xuất ra một tấn sản phẩm
Cocao Gạo
Ghana 10 13.33
Hàn Quốc 40 20
Sản lượng sản xuất và tiêu thụ khi chưa có thương mại
Coca Gạo
Ghana 10 7.5
Hàn Quốc 2,5 5
Sản lượng sản xuất chuyên môn hóa
Coca Gạo
Ghana 15 3.75
Hàn Quốc 0 10
Sản lượng tiêu thụ sau khi có Thương Mại (4 tấn Coca đổi 4 tấn gạo)

Coca Gạo
Ghana 11 7.75
Hàn Quốc 4 6.0
Lượng tiêu thụ gia tăng do chuyên môn hóa và thương mại
Coca Gạo
Ghana 1 0.25
Hàn Quốc 1.5 1
Tự  do  thương  mại  hoàn  toàn  
có  phải  luôn  mang  lại  lợi  ích?
Ø Tự do thương mại hoàn toàn luôn mang lại lợi ích nhưng
không phải mang lại nhiều lợi ích như Thuyết lợi thế so sánh
lập luận, do các giả thiết phi thực tế:
Ø Chỉ có 2 quốc gia và 2 loại hàng hoá
Ø Chi phí vận tải bằng 0
Ø Giá cả các nguồn lực sản xuất bằng nhau
Ø Tự do di chuyển nguồn lực từ hoạt động sản xuất này sang hoạt động
khác
Ø Hiệu suất không đổi theo quy mô
Ø Ảnh hưởng của tự do thương mại có tính động và vì vậy phức tạp (xem
chỉ trích của Samuelson ở slide sau)
Ø Tự do thương mại gắn liền với tăng trưởng kinh tế
Các  nước  giàu  có  bị  tác  động  tiêu  cực  bởi  
tự  do  hóa  thương  mại?
Ø Paul Samuelson – Lợi ích động từ tự do thương mại
có thể không phải luôn mạng lại lợi ích cho các nước
phát triển vì dẫn đến thu nhập thực ở các quốc gia này
giảm đi (trong khi giá hàng hoá rẻ không đủ bù đắp)
Ví dụ: Ở Mỹ hiện nay sử dụng nhân công từ nước ngoài
trong mảng dịch vụ như chăm sóc khách hàng, công
nghệ thông tin, làm giảm thu nhập của công dân Mỹ
ØTuy nhiên cấm tự do hóa thương mại có thể mang
lại nhiều tổn thất hơn
Học thuyết Heckscher – Ohlin
Ø Học thuyết Heckscher – Ohlin:
Ø Lợi thế so sánh hình thành từ những khác biệt quốc gia về mức
độ sẵn có của các yếu tố sản xuất (factor endowments)
Ø Mức độ sẵn có của YTSX là mức độ dồi dào tài nguyên của
một quốc gia như đất đai, lao động và vốn; YTSX càng dồi dào
thì chi phí càng thấp
Ø Các quốc gia sẽ xuất khẩu những hàng hoá sử dụng nhiều các
YTSX dồi dào tại địa phương và nhập khẩu những hàng hoá sử
dụng nhiều YTSX khan hiếm.
Ø So sánh với học thuyết LTSS của D. Ricardo?
Học thuyết Heckscher – Ohlin
Ø Nghịch lý Leontief: Học thuyết H-O đơn giản và ít giả thuyết nên
được áp dụng nhiều nhưng không giải thích các hiện tượng kinh tế
tốt bằng thuyết lợi thế so sánh. Vd: Mỹ dư thừa tương đối về vốn
nhưng hàng hoá xuất khẩu là hàng kém thâm dụng vốn so với hàng
nhập khẩu.

Ø Tuy nhiên học thuyết này có giá trị dự báo hơn nếu yếu tố công
nghệ được đưa vào xem xét (Học thuyết H-O giả định công nghệ
tại các quốc gia là tương tự nhau) vì khác biệt về công nghệ sẽ dẫn
đến khác biệt về năng suất
Học thuyết về vòng đời sản phẩm
ØHọc thuyết về vòng đời sản phẩm (product
life-cycle theory) – Khi các sản phẩm đã chín
muồi, vị trí bán hàng và địa điểm sản xuất tối
ưu sẽ thay đổi, ảnh hưởng đến dòng chảy và xu
hướng thương mại (Raymond Vermon đưa ra
giữa thập niên 60)
Học thuyết về vòng đời sản phẩm
Ø Vernon lập luận, hầu hết các sản phẩm mới đều được sản xuất
tại Mỹ. Giai đoạn đầu trong vòng đời sản phẩm, nhu cầu ở Mỹ
tăng nhanh, nhu cầu ở các nước khác chỉ giới hạn ở nhóm
khách hàng có thu nhập cao => nhập khẩu các sản phẩm này
từ Mỹ. Khi nhu cầu tại các nước phát triển khác tăng => có
nhu cầu sản xuất tại các nước đó => hạn chế bớt việc nhập
khẩu từ Mỹ. Khi thị trường ở Mỹ và một số nước phát triển
khác trở nên bão hoà => sản phẩm tiêu chuẩn hoá cao, giá cả
trở thành vũ khí cạnh tranh => sản phẩm được xuất khẩu từ
các nước phát triển ngược trở lại Mỹ. Khi áp lực chi phí nặng
nề hơn, việc sản xuất sẽ di chuyển sang các quốc gia đang phát
triển => Theo thời gian, Mỹ từ một nước xuất khẩu trở thành
một nước nhập khẩu
Học thuyết về vòng đời sản phẩm
Ø Đánh giá
Ø Giải thích chính xác các mô hình thương mại quốc tế trong
lịch sử (Vd: Xerox – Mỹ => Nhật, Anh => Singapore, Thái
Lan). Mô hình này khái quát trình tự từ khâu nghiên cứu và
phát triển tới khâu sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm mới
sẽ diễn ra tuần tự từ nước phát triển cao chuyển sang các
nước phát triển thấp hơn tới các nước đang phát triển theo
xu hướng tìm tới địa điểm có chi phí sản xuất thấp hơn
Ø Hạn chế: cho rằng các sản phẩm đều bắt nguồn tại Mỹ là
lỗi thời
Học thuyết thương mại mới
Ø Nội dung:
Ø Thương mại cho phép một quốc gia chuyên môn hoá trong
sản xuất các loại hàng hoá nhất định, đạt được lợi thế theo
quy mô, đồng thời mua hàng hoá họ không sản xuất từ các
quốc gia khác => hàng hoá đa dạng và chi phí giảm
Ø Tại những ngành mà thị trường toàn cầu chỉ có thể đem lại
lợi nhuận cho một vài doanh nghiệp có lợi thế kinh tế theo
quy mô thì các quốc gia có thể chiếm ưu thế trong xuất khẩu
một số loại hàng hoá nhất định nếu quốc gia đó tiên phong
trong ngành công nghiệp đó
(Lợi thế theo quy mô là hiện tượng giảm chi phí trên một đơn
vị sản xuất nhờ sản lượng đầu ra lớn)
Ý  nghĩa  của  Học  thuyết  thương  
mại  mới?
Ø Quốc gia có thể có lợi ích từ thương mại ngay cả khi không có
lợi thế từ nguồn lực hay công nghệ
Ø Một quốc gia có thể trở thành nước xuất khẩu chính cho một
mặt hàng nếu nó là quốc gia đầu tiên sản xuất sản phẩm đó
Ø Một nước có thể có ưu thế trong sản xuất một loại hàng hoá chỉ
bởi may mắn có được doanh nghiệp tiên phong => rào cản gia
nhập ngành đối với các doanh nghiệp khác
Ø Chính phủ có thể can thiệp vào thương mại quốc tế bằng cách
bảo hộ các công ty và ngành trong giai đoạn đầu đưa ra sản
phẩm và những ngành công nghiệp đòi hỏi tính kinh tế theo quy
mô.
Ø Khác học thuyết H-O như thế nào? Có mâu thuẫn với học thuyết
LTSS của Ricardo không?
Học  thuyết  lợi  thế  cạnh  tranh  
của  Porter?
Ø Michael Porter (1990) giải thích vì sao một quốc
gia thành công trong một số ngành. Porter giả thiết
có 4 thuộc tính chung của quốc gia tạo nên môi
trường cạnh tranh cho các công ty
1. Sự sẵn có nguồn lực (yếu tố sản xuất)
Ø Có thể là yếu tố cơ bản (tài nguyên thiên nhiên, khí hậu,
vị trí địa lý, nhân khẩu học…) hoặc yếu tố cao cấp (hạ
tầng truyền thông, lao động có trình độ cao, bí quyết
công nghệ) => Có thể dẫn đến sức mạnh cạnh tranh (Yếu
tố cao cấp đóng vai trong quan trọng trong cạnh tranh)
Học  thuyết  lợi  thế  cạnh  tranh  
của  Porter?
2. Yếu tố cầu – đặc điểm về cầu của thị trường nước chủ nhà
như tính phức tạp và yêu cầu cao có thể tạo áp lực để công
ty sáng tạo, đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm =>
tăng năng lực cạnh tranh
3. Các ngành công nghiệp liên kết và phụ trợ - sự hiện diện của
các ngành CN liên kết và phụ trợ có sức cạnh tranh quốc tế
=> đầu tư vào các yếu tố sản xuất cao cấp giúp các ngành
khác đạt lợi thế cạnh tranh (Vd: ngành CN thép chuyên dụng
=> sản phẩm thép đúc sẵn của Thuỵ Điển, ngành công
nghiệp bán dẫn của Mỹ => ngành sản xuất sản phẩm điện tử,
ngành CN nhuộm công nghệ cao => ngành dược của Thuỵ
Sĩ) ------ Hình thành các cụm công nghiệp: kiến thức lan toả
Học  thuyết  lợi  thế  cạnh  tranh  
của  Porter?
4. Chiến lược, cơ cấu doanh nghiệp và mức độ cạnh
tranh
- Các quốc gia khác nhau có hệ tư tưởng quản trị
khác nhau => có thể giúp tạo lợi thế cạnh tranh
hoặc không
- Sự liên hệ chặt chẽ giữa mức độ cạnh tranh
gay gắt trong nước, sự sáng tạo và sự duy trì
lâu dài của lợi thế cạnh tranh trong một ngành.
Cạnh tranh trong nước => cải tiến nâng cao
chất lượng, giảm chi phí => tăng sức cạnh
tranh
Học  thuyết  lợi  thế  cạnh  tranh  
của  Porter?
Đánh giá:
Porter khẳng định mức độ thành công mà một
quốc gia đạt được trên thị trường thế giới
trong một ngành nhất định là hàm số của các
biến số trong mô hình
Chính phủ có thể can thiệp tích cực hoặc tiêu cực
vào từng thuộc tính trong số 4 yếu tố của mô
hình kim cương
Mô hình kim cương giúp dự đoán mô hình
thương mại quốc tế
Yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia –
Mô hình kim cương của Porter
Học  thuyết  của  Porter  có  
đúng?
Ø Chưa có nghiên cứu thực nghiệm đầy đủ
Ø Có ý nghĩa là chính phủ cần
Ø Tác động đến cầu thông qua đưa ra các tiêu chuẩn sản
phẩm
Ø Tăng cạnh tranh bằng luật chống độc quyền và các quy
định
Ø Chú trọng giáo dục để nâng cao trình độ lao động và hoàn
thiện cơ sở hạ tầng.
Ý nghĩa quản trị của các học thuyết
thương mại quốc tế
ØTác động của địa điểm sản xuất, người tiên
phong và chính sách đối với thương mại quốc
tế
ØĐịa điểm: các quốc gia khác nhau đều có lợi thế
nhất định trong các hoạt động sản xuất khác nhau.
Các doanh nghiệp nên phân bố các hoạt động sản
xuất tới những quốc gia khác nhau, nơi mà hoạt
động sản xuất có thể thực hiện một cách hiệu quả
nhất, tuỳ thuốc vào lợi thế so sánh, tính sẵn có của
các yếu tố sản xuất… => lợi thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp
ØLợi thế của người tiên phong: các công ty thiết lập
được lợi thế của người tiên phong trong sản xuất
một loại sản phẩm thì dần dần sẽ có lợi thế thương
mại về sản phẩm đó, đặc biệt trong các ngành mà
thị trường thế giới chỉ có thể hỗ trợ đem lại lợi
nhuận cho một số ít doanh nghiệp (vd. Hàng
không) => đầu tư tài chính để giành lấy lợi thế của
người tiên phong => giành nhu cầu thị trường và
lợi thế kinh tế theo quy mô => lợi thế cạnh tranh
ØChính sách của nhà nước: DN có thể tác động
mạnh mẽ đến các chính sách thương mại của chính
phủ bằng cách vận động hành lang nhằm đẩy mạnh
thương mại tự do hay hạn chế thương mại. Các học
thuyết TMQT cho rằng thương mại tự do nói
chung tạo ra các lợi ích tốt nhất cho một nước, dù
không luôn mang lại lợi ích cho tất cả các doanh
nghiệp. Học thuyết của Porter cho rằng sẽ có lợi
khi doanh nghiệp nâng cấp các yếu tố SX cao cấp
như đào tạo nhân viên, R&D, và vận động hành
lang để chính phủ có chính sách có lợi cho các yếu
tố trong mô hình kim cương (giáo dục, CSHT,
R&D)
Thương mại tự do
ØThương mại tự do (Free trade) chỉ tình trạng
mà chính phủ không cố gắng hạn chế những gì
công dân của họ có thể mua hoặc bán với một
nước khác.
ØNhiều quốc gia trên danh nghĩa đã cam kết tự do
hoá thương mại vẫn can thiệp vào thương mại
quốc tế để bảo hộ lợi ích của những nhóm chính trị
quan trọng hoặc những nhà SX nội địa trọng yếu
Biện pháp thực thi chính sách
thương mại của chính phủ
Ø Chính phủ sử dụng những biện pháp sau để
điều tiết thương mại quốc tế:
1. Thuế quan (Tariffs) – thuế đánh vào hàng hoá
nhập (hoặc xuất) khẩu => làm tăng chi phí
hàng nhập khẩu so với hàng nội địa
Ø Thuế tuyệt đối (Specific tariffs) – áp dụng một
mức thuế cố định trên mỗi đơn vị hàng nhập khẩu
Ø Thuế theo giá trị (Ad valorem tariffs) – áp dụng
dưới dạng tỉ lệ phần trăm trên giá trị hàng nhập
khẩu
Biện pháp thực thi chính sách
thương mại của chính phủ
Ø Thuế quan
Ø Tăng nguồn thu chính phủ
Ø Làm người tiêu dùng phải trả chi phí cao hơn
cho một số hàng nhập khẩu
Ø Hỗ trợ nhà sản xuất, chống lại người tiêu dùng
Ø Hạn chế hiệu quả chung của nền kinh tế thế
giới.
Biện pháp thực thi chính sách
thương mại của chính phủ
2. Tài trợ (Subsidies) – Là khoản trợ cấp chính
phủ dành cho nhà sản xuất nội địa
Ø Hình thức
Ø Tiền mặt
Ø Vay lãi suất thấp
Ø Giảm thuế
Ø Trợ cấp giúp các nhà sản xuất nội địa
Ø Cạnh tranh với hàng ngoại nhập
Ø Giành lợi thế trên thị trường xuất khẩu
Ø Trợ cấp có được từ nguồn thu thuế đánh vào cá
nhân và doanh nghiệp
Biện pháp thực thi chính sách
thương mại của chính phủ
3. Hạn ngạch nhập khẩu (Import Quotas) – hạn chế số
lượng một loại hàng hoá có thể nhập khẩu vào một
nước
Ø Thuế theo hạn ngạch (Tariff rate quotas) – một
mức thuế được áp dụng cho hàng nhập khẩu nằm
trong hạn ngạch sẽ thấp hơn mức thuế cho hàng
nhập khẩu vượt hạn ngạch
Ø Lợi tức từ hạn ngạch (A quota rent) - phần lợi
tức có thêm khi nguồn cung bị hạn chế giả tạo
bởi hạn ngạch nhập khẩu
Biện pháp thực thi chính sách
thương mại của chính phủ
4. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary
Export Restraints) – hạn ngạch thương mại
được đặt ra bởi nước xuất khẩu, thường theo
yêu cầu của nước nhập khẩu
Ø Hạn ngạch nhập khẩu và hạn chế XK tự nguyện
Ø Đem lại lợi ích cho nhà sản xuất nội địa
Ø Tăng giá nội địa hàng nhập khẩu
Biện pháp thực thi chính sách
thương mại của chính phủ
5. Yêu cầu về hàm lượng nội địa hoá (Local
Content Requirements) - yêu cầu về một tỉ lệ
nhất định hàng hoá phải được sản xuất trong
nước
Ø Mang lại lợi ích cho nhà sản xuất nội địa
Ø Tăng giá hàng cho người tiêu dùng
Ø Hạn chế sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài
Biện pháp thực thi chính sách
thương mại của chính phủ
6. Các biện pháp hành chính (Administrative
Policies) – quy định hành chính được dựng lên
nhằm gây khó khăn cho hàng hoá nhập khẩu vào
một quốc gia
Ø Hạn chế sự lựa chọn các mặt hàng nhập khẩu tốt của
người tiêu dùng
Biện pháp thực thi chính sách
thương mại của chính phủ
7. Chính sách chống bán phá giá (Antidumping Policies)
– thuế chống trợ cấp (countervailing duties) - trừng
phạt các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào việc
bán phá giá và bảo vệ các nhà sản xuất nội địa khỏi sự
cạnh tranh thiếu công bằng của phía nước ngoài
Ø Bán phá giá (dumping) – bán hàng ở nước ngoài thấp hơn chi
phí sản xuất hoặc dưới mức giá trị thị trường “hợp lý”
Ø Giúp doanh nghiệp xả hàng dư thừa ở thị trường nước
ngoài
Ø Có thể là hành vi thôn tính khi các nhà sản xuất sử dụng
lợi nhuận từ thị trường trong nước để trợ giá ở thị trường
nước ngoài nhằm loại các đối thị ra khỏi thị trường và sau
đó tăng giá
Biện pháp thực thi chính sách
thương mại của chính phủ
Ø Có 2 lập luận chính biện hộ cho sự can thiệp của
chính phủ
1. Lập luận chính trị - bảo vệ lợi ích của một số nhóm
trong nước (thường là các nhà sản xuất), trong khi hi
sinh lợi ích của nhóm khác (thường là người tiêu
dùng)
2. Lập luận kinh tế - thúc đẩy sự giàu có của quốc gia
– làm lợi cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng
Các lập luận chính trị cho sự can thiệp
của chính phủ
1. Bảo vệ việc làm – lý do chính trị phổ biến
nhất đối với hạn chế thương mại
Ø Xuất phát từ những áp lực chính trị của các liên
minh hay ngành công nghiệp trước nguy cơ cạnh
tranh bởi những nhà sản xuất nước ngoài hoạt
động hiệu quả hơn và có tầm ảnh hưởng chính trị
lớn.
Các lập luận chính trị cho sự can thiệp
của chính phủ
2. Bảo vệ các ngành công nghiệp có vai trò
quan trọng với an ninh quốc gia – các ngành
công nghiệp liên quan đến quốc phòng
Ø Hàng không vũ trụ hay vật liệu bán dẫn
Các lập luận chính trị cho sự can thiệp
của chính phủ
3. Biện pháp trả đũa đối với sự cạnh tranh thiếu
công bằng từ phía nước ngoài – khi chính
phủ sử dụng hoặc đe doạ sử dụng biện pháp
trả đũa sẽ giúp mở cửa thị trường nước ngoài
Ø Nếu chính phủ nước ngoài không chịu nhượng
bộ, căng thẳng có thể leo thang và các rào cản
thương mại mới có thể mọc lên
Ø Chiến lược đầy rủi ro
4. Bảo vệ người tiêu dùng khỏi những sản phẩm
không an toàn – hạn chế/ cấm nhập khẩu
Các lập luận chính trị cho sự can thiệp
của chính phủ
5. Thúc đẩy các mục tiêu của chính sách đối
ngoại – trao các điều kiện thương mại ưu đãi
cho quốc gia mà họ muốn xây dựng quan hệ
chặt chẽ
Ø Chính sách thương mại có thể được sử dụng để
trừng phạt các quốc gia hiếu chiến
Các lập luận chính trị cho sự can thiệp
của chính phủ
6. Bảo vệ nhân quyền ở nước xuất khẩu
Ø Mỹ áp dụng cấm vận đối với Myanmar vì thực trạng
nhân quyền ở nước này
7. Bảo vệ môi trường – thương mại quốc tế đi kèm
với sự xuống cấp về chất lượng môi trường
Ø Hiện tượng nóng lên toàn cầu
Ø Các quy định về môi trường
Các lập luận kinh tế cho sự can thiệp
của chính phủ
1. Lập luận về ngành công nghiệp non trẻ - hỗ
trợ (bằng thuế/ hạn ngạch/ trợ cấp) các ngành
công nghiệp mới cho đến khi phát triển đủ
mạnh để cạnh tranh quốc tế
Ø Được WTO thừa nhận như là rào cản thương mại
tạm thời
Các lập luận kinh tế cho sự can thiệp
của chính phủ
2. Chính sách thương mại chiến lược – lợi thế
người dẫn đầu có thể đóng vai trò quan trọng
đối với sự thành công
Ø Chính phủ giúp các các doanh nghiệp nội địa có
được lợi thế người tiên phong
Ø Chính phủ giúp các doanh nghiệp vượt qua các
rào cản để xâm nhập vào các ngành công nghiệp
tại đó doanh nghiệp nước ngoài đã giành lợi thế
người dẫn đầu
Quan điểm xét lại về thương mại tự do
Ø Theo Paul Krugman, chính sách thương mại chiến
lược hướng tới việc thành lập các doanh nghiệp nội
địa có vị trí thống trị trong ngành CN toàn cầu là một
chính sách làm nghèo hàng xóm – nâng cao thu nhập
quốc da bằng chi phí của nước khác
Ø Nước sử dụng chính sách trên có khả năng vấp phải biện
pháp trả đũa.
Ø Ông cho rằng những nhóm lợi ích có vai trò chính trị
quan trọng thường tác động đến chính phủ, chính
sách thương mại chiến lược gần như chắc chắn sẽ bị
khống chế bởi các nhóm lợi ích đặc biệt, những người
sẽ bóp méo chính sách đó phục vụ lợi ích của họ
Sự phát triển của hệ thống thương
mại thế giới
ØCho đến cuộc Đại suy thoái những năm 1930,
hầu hết các quốc gia đều có mức độ bảo hộ
nhất định
ØĐạo luật Smoot-Hawley (1930)
ØSau chiến tranh thế giới thứ 2, Hoa Kỳ và các
nước đã nhận ra giá trị của thương mại tự do
Ø1947, hiệp định đa phương về tự do hoá thương
mại GATT được thành lập
Sự phát triển của hệ thống thương
mại thế giới
Ø1980 - 1993 các xu hướng bảo hộ mậu dịch
ØCác chính sách trọng thương mới, sự thành công
kinh tế của Nhật gây những áp lực chính trị căng
thẳng cho các quốc gia
ØThâm hụt thương mại kéo dài ở Mỹ
ØCác nước tăng cường sử dụng hàng rào phi thuế
quan
Sự phát triển của hệ thống thương
mại thế giới
Ø Vòng đàm phán Uruguay bắt đầu năm 1986
tập trung vào
1. Dịch vụ và sở hữu trí tuệ
Ø Các quy tắc GATT được mở rông ngoài hàng hoá chế
tạo còn cả thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và nông
nghiệp
2. Tổ chức thương mại thế giới WTO
Ø Với hi vọng các cơ chế thực thi đã trao cho WTO sẽ
giúp nó hoạt động hiệu quả hơn trong quá trình giám
sát việc tuân thủ các quy tắc thương mại toàn cầu
Sự phát triển của hệ thống thương
mại thế giới
ØWTO bao gồm GATT cùng với 2 cơ quan mới
ØHiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS)
ØMở rộng các hiệp định thương mại tự do sang
dịch vụ
ØHiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí
tuệ (TRIPS)
ØPhát triển những quy tắc quốc tế đối với sở hữu
trí tuệ
Sự phát triển của hệ thống thương
mại thế giới
Ø WTO được kỳ vọng là cơ quan bảo vệ và hỗ trợ hiệu
quả cho các giao dịch thương mại tương lai, đặc biệt
trong lĩnh vực dịch vụ
Ø7/2016 có 164 thành viên
ØCho đến nay các cơ chế giám sát và thực thi của
WTO đang thu được kết quả tích cực
ØHầu hết các nước đã thực thi các khuyến nghị của
WTO trong vấn đề tranh chấp thương mại
ØThu hút các quốc gia phản đối thương mại tự do
Tương lai của WTO
Ø4 vấn đề được đặt lên hàng đầu trong chương
trình nghị sự hiện tại của WTO
ØSự gia tăng chính sách chống bán phá giá
ØChính sách bảo hộ mậu dịch ở mức cao trong lĩnh
vực nông nghiệp
ØThiếu các biện pháp bảo hộ hiệu quả đối với quyền
sở hữu trí tuệ ở nhiều quốc gia
ØCác mức thuế vẫn đang cao đối với dịch vụ và
hàng hoá phi nông nghiệp ở nhiều quốc gia
Tương lai của WTO
ØNăm 2001, WTO khởi động một vòng đàm
phán mới ở Doha, Qatar
ØChương trình nghị sự bao gồm
ØCắt giảm thuế đối với dịch vụ và hàng hoá công
nghiệp
ØLoại bỏ dần trợ cấp dành cho các nhà sản xuất
nông nghiệp
ØGiảm rào cản đầu tư xuyên biên giới
ØHạn chế sử dụng luật chống bán phá giá
Ý nghĩa của rào cản thương mại
đối với các nhà quản trị
Ø Các nhà quản trị cần cân nhắc ảnh hưởng của
rào cản thương mại lên chiến lược kinh doanh
của công ty và tác động của chính sách chính
phủ đối với doanh nghiệp
1. Thuế quan làm tăng chi phí xuất khẩu đến
một nước
2. Hạn ngạch, hạn chế xuất khẩu tự nguyện
(VER) có thể hạn chế năng lực kinh doanh
của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài
Ý nghĩa của rào cản thương mại
đối với các nhà quản trị
3. Để tuân theo các quy định về hàm lượng nội
địa hoá một doanh nghiệp có thể phải đưa
nhiều hoạt động sản xuất sang một thị trường
nhất định nhiều hơn
Ø Các nhà quản trị do đó nên vận động hành
lang để có được thương mại tự do và duy trì
áp lực bảo hộ khỏi việc phải thay đổi chiến
lược

You might also like