You are on page 1of 65

1

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM THE DIAMOND FIBER

STT Họ và tên Mã sinh viên

1 Võ Minh An KDQT48C1-0002

2 Lê Nguyên Chi KDQT48C1-0026

3 Trần Lê Khánh Chi KDQT48C1-0029

4 Trần Vũ Dũng KDQT48C1-0034

5 Trần Mai Linh KDQT48C1-0059

2
TÓM TẮT ĐỀ ÁN
Đề án “Xuất khẩu sản phẩm miến dong HTX Tài Hoan vào thị
trường Nhật Bản” là sản phẩm nghiên cứu của nhóm The Diamond Fiber
trong khuôn khổ cuộc thi Economist Up 2023.
Ở phần I, đề án sẽ trình bày tổng quan mặt hàng miến dong tại Nhật
Bản. Phần này sẽ được chia làm 3 phần bao gồm: Tổng quan môi trường
kinh doanh tại Nhật Bản (phân tích dựa trên những khía cạnh: môi trường
chính trị - pháp luật, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa); tổng quan
ngành hàng chế phẩm từ bột nhào tại thị trường Nhật Bản và tình hình cạnh
tranh của ngành hàng sản phẩm từ bột nhào tại thị trường Nhật Bản.
Sau khi trình bày tổng quan về mặt hàng miến dong, phần II của đề
án sẽ phân tích tình hình sản xuất và xuất khẩu chung của miến dong HTX
Tài Hoan.
Tiếp theo, nhóm tác giả sẽ trình bày thực trạng và triển vọng xuất
khẩu miến dong HTX Tài Hoan sang thị trường Nhật Bản trong phần III
bao gồm: thực trạng xuất khẩu; ưu điểm, hạn chế của HTX Tài Hoan và
triển vọng xuất khẩu sang thị trường Nhật và đặc biệt là phân tích nhu cầu
người tiêu dùng Nhật Bản.
Cuối cùng, từ những phân tích trên, với góc nhìn từ doanh nghiệp
HTX Tài Hoan, đề án đưa ra những đề xuất về cả phía chính phủ và doanh
nghiệp, đồng thời đánh giá sự khả thi của các kế hoạch khi đi vào thực tế.

3
DANH SÁCH KÍ HIỆU HOẶC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Kí hiệu chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh

1 HTX Hợp tác xã

2 VCCI Liên đoàn Thương mại Vietnam Chamber of


và Công nghiệp Việt Commerce and
Nam Industry

3 OCOP Mỗi xã một sản phẩm One Commune One


Product

4 CH Cộng hòa

5 AJCEP Hiệp định Đối tác Kinh ASEAN-Japan


tế Toàn diện Comprehensive
Economic Partnership

6 RCEP Hiệp định Đối tác Kinh Regional


tế Toàn diện Khu vực Comprehensive
Economic Partnership

7 CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn Comprehensive and


diện và Tiến bộ xuyên Progressive Agreement
Thái Bình Dương for Trans-Pacific
Partnership

8 VJEPA Hiệp định Đối tác Kinh Vietnam Japan


tế Việt Nam – Nhật Economic Partnership
Bản Agreement

9 Thuế TNDN Thuế thu nhập doanh Profit tax


nghiệp

4
DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Biểu đồ cột đánh giá tình trạng nhập khẩu của Nhật Bản 2022 - 2023
Bảng 1.2: Giá trị thị trường ngành hàng sản phẩm từ bột nhào ở Nhật Bản
từ năm 2016 tới năm 2021
Bảng 1.3: Thị phần và danh mục sản phẩm của ngành hàng sản phẩm từ bột nhào
tại thị trường Nhật Bản từ năm 2016 đến 2021
Bảng 1.4: Thị phần của các công ty sản xuất và phân phối ngành hàng sản phẩm
từ bột nhào ở Nhật Bản năm 2021 (Đơn vị: %)
Bảng 1.5: Bảng so sánh miến dong Tài Hoan và các sản phẩm cùng thuộc nhóm
mì Harusame
Bảng 1.6: Bảng so sánh miến dong Tài Hoan và các sản phẩm cùng thuộc nhóm
mì Nhật Bản truyền thống
Bảng 1.7: Các hiệp định thương mại tự do FTA
Bảng 1.8: Lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường
Bảng 1.9: Các tệp khách hàng mục tiêu
Bảng 2.0: Dự trù kinh phí cho lô hàng đầu tiên
Bảng 2.1: Giá bán sản phẩm

5
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 9
PHẦN NỘI DUNG 12
CHƯƠNG I 12
TỔNG QUAN MẶT HÀNG MIẾN TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 12
1. Tổng quan môi trường kinh doanh Nhật Bản 12
1.1. Môi trường chính trị - pháp luật của Nhật Bản 12
1.2. Môi trường kinh tế của Nhật Bản 13
1.3. Môi trường văn hóa 14
2. Tổng quan ngành hàng sản phẩm từ bột nhào (pasta, cooked or
otherwise prepared (excluding stuffed)) tại thị trường Nhật Bản 15
2.1. Giá trị thị trường của ngành hàng sản phẩm từ bột nhào tại thị trường
Nhật Bản 15
2.2. Thị phần và danh mục sản phẩm của ngành hàng sản phẩm từ bột nhào
tại thị trường Nhật Bản 16
3. Tình hình cạnh tranh của ngành hàng sản phẩm từ bột nhào tại thị
trường Nhật Bản 18
3.1. Quyền thương lượng của khách hàng 18
3.2. Sức mạnh của nhà cung ứng 18
3.3. Đối thủ cạnh tranh trong ngành 19
3.4. Sự có mặt của các sản phẩm thay thế 19
4. Điều kiện tiếp cận thị trường Nhật Bản 24
4.1. Điều kiện về giấy tờ để hưởng miễn giảm thuế từ Hiệp định Thương
mại 24
4.2. Điều kiện về bao bì sản phẩm 26
4.3. Các điều kiện khác 27
CHƯƠNG II 28
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MIẾN DONG
HTX TÀI HOAN 28
1. Thông tin chung về sản phẩm Miến dong HTX Tài Hoan 28
2. Tình hình sản xuất mặt hàng miến dong HTX Tài Hoan 29

6
3. Tình hình xuất khẩu mặt hàng miến dong HTX Tài Hoan 30
4. Đánh giá ưu điểm và hạn chế trong sản xuất và xuất khẩu mặt hàng
miến dong HTX Tài Hoan của Việt Nam 30
4.1. Ưu điểm 30
4.2. Hạn chế 31
CHƯƠNG III 32
THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MIẾN
DONG HTX TÀI HOAN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT
BẢN 32
1. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng miến dong HTX Tài Hoan của Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản. 32
1.1. Tình trạng xuất khẩu của miến dong HTX Tài Hoan hiện nay 32
1.2. Dự đoán tình trạng xuất khẩu miến dong HTX Tài Hoan sang thị trường
Nhật Bản 32
1.3. Đánh giá ưu điểm và hạn chế trong xuất khẩu miến dong HTX Tài
Hoan sang thị trường Nhật Bản 33
2. Triển vọng xuất khẩu mặt hàng miến dong Tài Hoan của Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản. 34
2.1. Triển vọng về phía Việt Nam 34
2.2. Triển vọng về phía Nhật Bản 36
CHƯƠNG IV 38
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG
MIẾN DONG TÀI HOAN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT
BẢN 38
1. Đề xuất giải pháp từ phía chính phủ 38
1.1. Bám sát tình hình thương mại quốc tế nhằm đưa ra dự báo và giải pháp
cho các doanh nghiệp xuất khẩu 38
1.2. Tổ chức các phiên họp xúc tiến thương mại thường kì 38
1.3. Tổ chức các lớp bồi dưỡng và tập huấn kĩ năng cho các nhà xuất khẩu
39
1.4. Duy trì và tận dụng mối quan hệ phát triển mạnh mẽ giữa Việt Nam và
Nhật Bản 39

7
1.5. Triển khai các chính sách hỗ trợ HTX trong sản xuất và thúc đẩy xuất
khẩu thương mại 39
2. Đề xuất giải pháp từ phía doanh nghiệp 40
2.1. Mục tiêu 40
2.2. Lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường 41
2.3. Đề xuất phương án cụ thể 42
2.4. Dự trù rủi ro 58
CHƯƠNG V 61
ĐÁNH GIÁ ĐỀ ÁN 61
PHỤ LỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

8
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề án


Với xu thế hội nhập kinh tế, chính phủ Việt Nam đã và đang có những biện
pháp nhằm thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu, đưa danh tiếng
sản phẩm của Việt Nam vươn tầm thế giới, trong đó có Nhật Bản. Sản phẩm miến
dong của HTX Tài Hoan (Bắc Kạn) là một sản phẩm chất lượng, đã được nhận
chỉ dẫn địa lý, cũng như được công nhận là một sản phẩm OCOP 5 sao. HTX Tài
Hoan cũng tạo ra công ăn việc làm cho rất nhiều hộ dân, góp phần vào công cuộc
thực hiện các mục tiêu chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Kạn.
Với lợi ích kinh tế mà miến dong đem lại thì đây là một sản phẩm xuất
khẩu tiềm năng. Tuy nhiên, đối với thị trường Nhật Bản, sản phẩm vẫn gặp khó
khăn trong việc thâm nhập do chưa trang bị đủ kiến thức, cũng như kỹ năng để
đáp ứng yêu cầu từ thị trường này. Vì vậy, việc nghiên cứu các phương án, giải
pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm miến dong HTX Tài Hoan sang thị trường
Nhật Bản trở nên vô cùng cần thiết, để có thể giúp HTX mở rộng thị trường, đưa
các sản phẩm Việt Nam chất lượng đến tay người dùng trên toàn quốc.
2. Tóm tắt tình hình nghiên cứu đề án
Các tài liệu nghiên cứu trước đây phải kể đến “Pasta & Noodles Industry
Profile: Japan” được xuất bản bởi tờ Marketline và cập nhật đến tháng 2 năm
2023. Tài liệu này đã cho người đọc một góc nhìn tổng thể về thị trường các chế
phẩm từ bột nhào của Nhật Bản và đưa ra dự báo đến năm 2026. Ngoài ra, xét về
khía cạnh tình hình xuất khẩu miến dong ra nước ngoài ở Việt Nam, còn có các
bài báo “Đưa đặc sản miến dong bay xa” được xuất bản vào tháng 3/2020 bởi báo
Phụ nữ Việt Nam hoặc “Hành trình chinh phục Châu Âu của miến dong Bắc
Kạn”. Các tài liệu liên quan đến mặt hàng miến dong này đều chỉ mang hình thức
đưa tin và cập nhật tình hình về số liệu chứ chưa đi vào nghiên cứu và phân tích.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nhóm tác giả chưa tìm thấy đề tài nào
nghiên cứu cụ thể đến quá trình đưa mặt hàng miến dong sang thị trường Nhật

9
Bản. Vì vậy, đây có lẽ là đề án đầu tiên nghiên cứu cụ thể về chủ đề này và được
dựa trên các các tài liệu nghiên cứu, bài báo kể trên.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề án “Xuất khẩu sản phẩm miến dong HTX Tài Hoan vào thị trường Nhật
Bản” được nhóm tác giả thực hiện dưới mục đích là một nghiên cứu khoa học về
việc xuất khẩu hàng hóa tiềm năng của thị trường Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản và là tài liệu vận dụng kiến thức lý thuyết trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế
để áp dụng vào thực tiễn, qua đó đề xuất giải pháp cho HTX Tài Hoan khi xuất
khẩu mặt hàng miến dong sang thị trường nước ngoài.
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề án giúp nhóm tác giả hiểu được tổng quan môi trường kinh doanh và
tiềm năng của thị trường Nhật Bản, từ đó nhìn nhận sự phù hợp của mặt hàng
miến dong HTX Tài Hoan khi xuất khẩu sang thị trường này
Đề án giúp nhóm tác giả tiếp cận với quy trình xử lí thông tin, thu thập dữ
liệu cần thiết trước khi đưa ra quyết định kinh doanh, cụ thể là các bước phân tích
môi trường vĩ mô, vi mô, các khâu sản xuất liên quan đến mặt hàng miến dong
HTX Tài Hoan khi bước chân vào thị trường Nhật Bản.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu đề tài giúp nhóm tác giả áp dụng kiến thức ở các bộ môn
trong chương trình học để ứng dụng vào thực tiễn, qua đó trau dồi kĩ năng tìm
hiểu và nghiên cứu thị trường Nhật Bản để đem sản phẩm nước ta - miến dong
HTX Tài Hoan sang thị trường nước bạn. Kết quả nghiên cứu có thể được cân
nhắc áp dụng vào thực tế để phục vụ cho quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh
hỗ trợ HTX Tài Hoan xuất khẩu miến dong sang thị trường Nhật Bản

4. Mục đích nghiên cứu


Mục đích nghiên cứu của đề án là nhằm vận dụng những lý thuyết đã học
và kinh nghiệm thực tiễn để triển khai việc xuất khẩu mặt hàng miến dong HTX
Tài Hoan sang thị trường Nhật Bản. Sau khi phân tích, đánh giá mặt hàng xuất

10
khẩu bằng những tiêu chí đã được chọn lọc kết hợp với việc tìm hiểu về triển
vọng của mặt hàng, nhóm tác giả sẽ đề ra phương hướng và giải pháp để giúp cho
HTX Tài Hoan triển khai xuất khẩu miến dong sang thị trường Nhật Bản.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề án là khả năng xuất khẩu mặt hàng miến dong
của HTX Tài Hoan của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
Phạm vi nghiên cứu của đề án: Đề án tập trung nghiên cứu hoạt động sản
xuất và triển vọng xuất khẩu miến dong HTX Tài Hoan của Việt Nam tại Việt
Nam, Nhật Bản và các nước khác trong giai đoạn 20 năm kể từ 2015 - 2035.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp sử dụng để nghiên cứu đề án này là phương pháp nghiên cứu
định tính, phương pháp so sánh, biện chứng, tổng hợp, phân tích và thống kê.
7. Nội dung nghiên cứu của đề án
Đề án có dung lượng 67 trang, trong đó gồm 50 trang văn bản; 5 trang hình
vẽ, bảng biểu và 12 trang phụ lục tập trung nghiên cứu những nội dung sau:
Chương I: Tổng quan mặt hàng miến dong tại Nhật Bản
Chương II: Tình hình sản xuất và xuất khẩu miến dong HTX Tài Hoan của
Việt Nam.
Chương III: Thực trạng và triển vọng xuất khẩu miến dong HTX Tài Hoan
của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Chương IV: Đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng miến dong
Tài Hoan của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Chương V: Đánh giá đề án

11
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN MẶT HÀNG MIẾN TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Miến là một sản phẩm thuộc ngành hàng các sản phẩm từ bột nhào [Mã HS
190230: Food preparations; pasta, cooked or otherwise prepared (excluding
stuffed)] . Trong phần này, nhóm tác giả sẽ phân tích những thông tin chung về
thị trường Nhật Bản cũng như ngành hàng sản phẩm từ bột nhào tại quốc gia này.

1. Tổng quan môi trường kinh doanh Nhật Bản

Nhóm tác giả lựa chọn phân tích tổng quan thị trường Nhật Bản theo mô
hình PEST bao gồm 4 yếu tố: Chính trị - Pháp luật (Political), Kinh tế
(Economic), Văn hóa (Sociocultural), Công nghệ (Technology). Tuy nhiên, trong
khuôn khổ mục tiêu đề án, nhóm tác giả chỉ tập trung đi sâu vào phân tích ba môi
trường chính trị - pháp luật, kinh tế và văn hóa.
1.1. Môi trường chính trị - pháp luật của Nhật Bản
1.1.1. Môi trường chính trị Nhật Bản
Hiện nay, nhà nước Nhật Bản đang được vận hành dựa trên chế độ lưỡng
viện đa đảng, với vai trò điều hành thuộc về Thủ tướng và Đảng Dân chủ Tự do.
Ngoài ra, nền chính trị của Nhật Bản đang đi theo chế độ quân chủ lập hiến, vẫn
còn duy trì chế độ Thiên hoàng, nhưng Thiên hoàng không can dự vào các công
việc liên quan đến chính trị của đất nước. Về cơ bản, xác suất xảy ra rủi ro chính
trị là khá thấp.

12
1.1.2. Môi trường pháp luật Nhật Bản

Nguồn luật quan trọng nhất ở Nhật Bản là pháp luật thành văn, như các hệ
thống pháp luật thuộc dòng họ Luật Dân sự (Civil Law). Nền pháp luật Việt Nam
không thuộc hệ thống Luật Dân sự hay Thông luật (Common Law), tuy nhiên,
Việt Nam có hệ thống pháp luật mang nhiều đặc điểm của hệ thống Luật Dân sự.
Vậy nên, dưới góc độ so sánh, pháp luật của Việt Nam và Nhật Bản có mang
những nét tương đồng, thuận lợi trong việc tìm hiểu và áp dụng.
1.2. Môi trường kinh tế của Nhật Bản
1.2.1. Tổng quan về kinh tế Nhật Bản
Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. 1Vậy nên đất nước này cũng
chịu nhiều sự ảnh hưởng và tác động từ việc phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Lạm
phát cơ bản đã tăng tốc trong những tháng gần đây, điều này dẫn đến việc tăng
giá trở nên phổ biến hơn. Năm 2023, nền kinh tế dự kiến sẽ tiếp tục được phục
hồi2. Không có sự gia tăng đáng kể trong mức lương, lạm phát của Nhật Bản dự
kiến sẽ giảm xuống dưới mục tiêu lạm phát 2% vào cuối năm 2024.

1
Economic and political overview. Credit Agricole Group.
https://international.groupecreditagricole.com/en/international-support/japan/economic-overview
2
(2021). Why we forecast Japan’s resilient growth in 2023. Oxford Economics.
https://www.oxfordeconomics.com/resource/why-we-forecast-japans-resilient-growth-in-2023/

13
1.2.2. Về tình hình nhập khẩu ở Nhật Bản:

Bảng 1.1: Biểu đồ cột đánh giá tình trạng nhập khẩu của Nhật Bản 2022 - 2023

Biểu đồ trên cho thấy nhập khẩu của Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục vào năm
2022. Sản phẩm nông, thủy sản của Việt Nam đang có mặt trên thị trường Nhật
Bản và có mức độ tiêu thụ ổn định, cho thấy tiềm năng xuất khẩu sản phẩm nông,
thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản trong tương lai còn rất lớn.
Nhu cầu tiêu dùng trong nước và hoạt động sản xuất dần phục hồi trong
giai đoạn 2022-2023, có thể dẫn đến tăng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ cho
Nhật Bản, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xuất khẩu của Việt Nam
1.3. Môi trường văn hóa
Nhật Bản có 2 tôn giáo chính là: Thần đạo và Phật giáo. Hai tôn giáo này
với bề dày về lịch sử lâu đời đã tạo nên những nghi lễ, tập quán và phong tục
trong văn hóa ứng xử cũng như các trang phục và cách ăn uống trong sinh hoạt
hàng ngày.
1.3.1. Văn hóa trong kinh doanh của người Nhật Bản
Không chỉ yêu cầu cao về chất lượng và độ uy tín, người Nhật còn chú
trọng đến hình thức và cách trình bày của sản phẩm nên trong quá trình đàm phán
trao đổi, đối tác Nhật có thể sẽ đưa ra các yêu cầu về thay đổi mẫu mã hoặc kích
thước sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của người Nhật.

14
1.3.2. Văn hóa tiêu dùng của người Nhật Bản
Thứ nhất, người dân Nhật Bản có đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm.
Họ sẵn sàng trả giá cao hơn để có được sản phẩm đáp ứng chất lượng tốt, trong
đó bao gồm cả yêu cầu về dịch vụ hậu mãi.
Thứ hai, người Nhật Bản khá nhạy cảm với sự biến động của giá. Sự biến
động về giá cả với một loại mặt hàng không thay đổi về chất lượng sẽ khiến người
Nhật đắn đo khi đưa ra quyết định mua hàng.
1.3.3. Văn hóa ẩm thực của người Nhật Bản
Về chế độ ăn uống, người Nhật có thói quen ăn uống lành mạnh, đơn giản
hóa cách chế biến. Bí kíp sống thọ của người Nhật là thực phẩm ít béo, sử dụng
ít gia vị, tối giản hóa các bước nấu nướng, ăn nhiều rau xanh, nhiều cá, ăn sáng
đủ chất và áp dụng phương pháp Hara Hachi Bu3 - chỉ ăn no đến 80%.
Nhìn chung, người Nhật Bản có những nét văn hóa riêng mang đúng tính
chất của những người dân ý chí, nghị lực, chăm chỉ, cần cù và sống kỷ luật. Không
khó để các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận và thích nghi được với những nét
văn hóa nổi bật của thị trường Nhật Bản.

2. Tổng quan ngành hàng sản phẩm từ bột nhào (pasta, cooked or
otherwise prepared (excluding stuffed)) tại thị trường Nhật Bản

2.1. Giá trị thị trường của ngành hàng sản phẩm từ bột
nhào tại thị trường Nhật Bản

Bảng 1.2: Giá trị thị trường ngành hàng sản phẩm từ bột nhào ở Nhật Bản
từ năm 2016 tới năm 2021

Năm triệu USD triệu Yên (¥) % tăng trưởng

3
Hara Hachi Bunme (腹八分目) , đôi khi được đọc là Hara Hachi Bu, là một lời dạy trong Nho giáo mang ý
nghĩa “ăn no 8 phần”. Tức là khi ăn, không nên ăn đến khi no căng bụng, mà nếu 10 phần thì ăn 8 phần là đủ.
Quy tắc này được người Nhật truyền tai nhau qua câu tục ngữ:「腹八分目に医者いらず」(Hara hachi bunme ni isha
irazu), nghĩa là “Ăn tám phần sẽ không lo phải gặp bác sĩ”.

15
2016 6,046.5 664,008.4

2017 6,199.1 680,767.9 2.5%

2018 6,397.9 702,599.9 3.2%

2019 6,553.9 719,725.6 2.4%

2020 7,025.8 771,555.3 7.2%

2021 7,311.9 802,971.7 4.1%

Tỉ lệ tăng trưởng: 3.9%

Theo số liệu trong bảng trên, thị trường sản phẩm từ bột nhào của Nhật
Bản được định giá 7,3 tỉ USD vào năm 2021, tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ
tăng trưởng kép hàng năm là 3.9%. Xu hướng tăng trong tiêu thụ mì và các chế
phẩm từ bột là một tín hiệu tích cực để xuất khẩu mặt hàng miến dong HTX Tài
Hoan. Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng có phần chững lại của thị trường đòi hỏi
sản phẩm miến dong HTX Tài Hoan có những chiến lược cụ thể để thâm nhập
thành công và có chỗ đứng trong thị trường Nhật Bản.

2.2. Thị phần và danh mục sản phẩm của ngành hàng sản phẩm
từ bột nhào tại thị trường Nhật Bản

Bảng 1.3: Thị phần và danh mục sản phẩm của ngành hàng sản phẩm từ bột
nhào tại thị trường Nhật Bản từ năm 2016 đến 2021

Danh mục 2016 2017 2018 2019 2020 2021


sản phẩm

16
Mì tươi 29.8% 29.9% 30.0% 30.1% 30.8% 31.1%

Mì ăn liền 26.5% 26.5% 26.6% 26.6% 27.1% 27.1%

Mì được bảo 27.7% 27.7% 27.7% 27.7% 26.4% 26.1%


quản cấp lạnh

Mì ống 14.1% 13.9% 13.8% 13.7% 13.9% 13.9%

Mì snack 0.8% 0.8% 0.8% 0.8% 0.8% 0.8%

Mì ăn trực 0.6% 0.6% 0.6% 0.6% 0.5% 0.5%


tiếp

Loại mì khác 0.6% 0.6% 0.6% 0.6% 0.5% 0.5%

Tổng 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Từ bảng trên, sản phẩm được người Nhật Bản tiêu dùng nhiều nhất và
chiếm nhiều thị phần nhất là mì tươi và mì ăn liền. Sản phẩm miến dong được
xếp vào danh mục “loại mì khác”. Do Nhật Bản vốn đã nổi tiếng với các món mì
tươi ăn kèm nước dùng từ thịt và xương, hoặc món mì ăn liền tiện lợi nhanh
chóng. Hơn nữa, miến thường chỉ được chế biến thành các loại salad hoặc miến
lạnh, ăn giải nhiệt trong mùa hè nóng nực và chưa được người Nhật Bản sử dụng
quá nhiều. Tuy nhiên, đây cũng chính là một cơ hội không chỉ để xuất khẩu mặt
hàng miến dong mà còn để giới thiệu các món ăn được chế biến từ miến mang
nét đặc trưng của đất nước Việt Nam tới Nhật Bản.

17
3. Tình hình cạnh tranh của ngành hàng sản phẩm từ bột nhào tại
thị trường Nhật Bản

Ở đầu mục này, nhóm tác giả đi vào phân tích cụ thể hơn ngành hàng sản
phẩm từ bột nhào tại Nhật Bản theo mô hình “5 áp lực cạnh tranh” của Michael
Porter.
3.1. Quyền thương lượng của khách hàng
Các kênh phân phối chính cho thị trường sản phẩm từ bột nhào ở Nhật Bản
là các siêu thị và đại siêu thị, chiếm hơn 70% tổng giá trị thị trường. Số sản phẩm
được phân phối tại cửa hàng tiện lợi và cửa hàng bách hóa chiếm tới gần 14%
tổng thị phần vào năm 20214. Các nhà phân phối lớn như vậy thường sẽ đặt mua
hàng với số lượng lớn, đồng nghĩa với việc họ có vị thế đàm phán và quyền
thương lượng nhiều hơn những người mua thông thường. Nhìn chung, quyền
thương lượng của khách hàng trong ngành sản phẩm từ bột nhào tại Nhật Bản là
khá lớn.
3.2. Sức mạnh của nhà cung ứng
Để đảm bảo chất lượng nguồn cung nguyên vật liệu cũng như duy trì mức
độ ổn định trong việc sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường ký kết hợp
đồng dài hạn với các nhà cung cấp của họ. Đối với sản phẩm miến dong HTX Tài
Hoan, sức mạnh của nhà cung ứng Nhật Bản không ảnh hưởng tới quá trình xuất
khẩu sản phẩm bởi sản phẩm được chế biến hoàn toàn trong mô hình HTX, từ
khâu cung ứng nguyên liệu là củ dong riềng cho tới khâu chế biến, sàng lọc và
đóng bao bì. Do đó, nhóm tác giả không phân tích sâu hơn ở đề mục này.

4
(10/12/2020). Cập nhật tình hình các kênh phân phối tại thị trường Nhật Bản năm 2020. Go Global.
https://goglobal.moit.gov.vn/vi/cap-nhat-tinh-hinh-cac-kenh-phan-phoi-tai-thi-truong-nhat-ban-nam-2020.html
(Truy cập 01/05/2023)

18
3.3. Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Bảng 1.4: Thị phần của các công ty sản xuất và phân phối ngành hàng sản
phẩm
từ bột nhào ở Nhật Bản năm 2021 (Đơn vị: %)

Theo như số liệu trong biểu đồ trên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng tới hết
năm 2021, Công ty TNHH Thực Phẩm Nissin, Toyo Suisan Kaisa và Sanyo là
những ông lớn quyền lực nhất trong ngành hàng mì và các sản phẩm từ bột tại
Nhật Bản. Trong đó, công ty TNHH Thực Phẩm Nissin chiếm thị phần lớn nhất
(19.4%) và duy trì được vị thế dẫn đầu liên tiếp trong 5 năm. Tuy nhiên, đối thủ
cạnh tranh của sản phẩm miến dong HTX Tài Hoan không chỉ có các công ty, tập
đoàn lớn tại Nhật Bản mà còn có cả những thương hiệu miến Việt Nam đã xuất
khẩu được sang Nhật Bản như là miến dong Dương Kiên hay miến dong Kim
Bôi, cũng như các sản phẩm miến được sản xuất tại Trung Quốc, Thái Lan với
giá cả cạnh tranh và chất lượng không hề thua kém. Do đó, áp lực đến từ các đối
thủ cạnh tranh trong ngành đối với mặt hàng miến dong HTX Tài Hoan là rất lớn.
3.4. Sự có mặt của các sản phẩm thay thế
Đối với thị trường Nhật Bản, một đất nước có nền văn hóa ăn mì lâu đời
như Nhật Bản, những sản phẩm mì truyền thống vô cùng đa dạng về hương vị lẫn

19
kết cấu là đối thủ thay thế lớn. Nhóm tác giả chia nhóm mặt hàng thay thế này
thành hai loại: một là những sản phẩm cũng thuộc phân loại mì “harusame” 5, hai
là những sản phẩm nằm ngoài nhóm mì “harusame” này.
Thứ nhất, nhóm tác giả phân tích nhóm sản phẩm cùng loại mì “harusame”
làm từ nguyên liệu khác như mì từ bột đậu xanh, bột khoai tây, bột khoai lang,...
Điểm giống nhau giữa các sản phẩm này là kết cấu trong suốt, dai giòn, không có
quá nhiều hương vị, hương vị chủ yếu đến từ nước súp hoặc sốt trộn ăn kèm.

5
Harusame(春雨): tên gọi tiếng Nhật của loại mì trong suốt, sợi thuôn dài, có kết cấu dai giòn, được làm từ các
loại bột như bột khoai lang, bột đậu xanh, bột củ dong,...

20
Bảng 1.5: Bảng so sánh miến dong Tài Hoan và các sản phẩm
cùng thuộc nhóm mì Harusame

Miến dong Miến bột Miến bột Miến đóng hộp


Tài Hoan đậu xanh khoai

Bao bì, kiểu


dáng

Miến đậu Miến ăn liền


Miến khoai từ
xanh Kame Acecook
Nhật Bản (a)
(Thái Lan) (Nhật Bản)

Miến khoai từ
Trung Quốc (b) Miến ăn liền
Trùng Khánh
(Trung Quốc)

Kiểu đóng Túi 500g: Túi 214g: Túi (a) 130g: Miến hộp
gói - Giá 45.000 VNĐ 151.000VNĐ 92.000 VNĐ Acecook 32g:
thành sản Túi (b) 500g: 24.000 VNĐ
phẩm 89.000 VNĐ Miến ăn liền
TK 112g:
70.000 VNĐ

Thứ hai, nhóm tác giả phân tích các sản phẩm mì không thuộc nhóm mì
“harusame”. Đây là những loại mì truyền thống và vô cùng phổ biến với người

21
Nhật Bản ở mọi lứa tuổi, bao gồm: Ramen, Udon, Soba, Somen và Shirataki.
Những món mì trên đã xuất hiện trong bữa ăn người Nhật xuyên suốt chiều dài
lịch sử, gắn liền với những nét văn hóa và câu chuyện độc đáo của riêng đất nước
này.

Bảng 1.6: Bảng so sánh miến dong Tài Hoan và các sản phẩm cùng thuộc nhóm
mì Nhật Bản truyền thống

Ramen Udon Soba Somen Shirataki

Thành Bột lúa mì, Bột lúa mì, Hỗn hợp Lúa mì, sợi Loại mì
phần, kết sợi khá sợi dày, bột mì, bột mỏng hơn trong suốt
cấu sợi mì mảnh, có độ thường Kiều Mạch, ramen. được làm
xoăn nhẹ, màu trắng, màu nâu Giống bún từ bột
màu vàng, đường kính sẫm, dạng gạo Việt khoai nưa,
hơi dai. 1 cm. Chủ sợi mảnh, nhưng dai kết cấu dai
yếu là loại độ dinh hơn. giòn.
đầu tròn. dưỡng cao.

Chế biến Kèm nước Kèm nước Ăn cả nóng Ăn kèm Dùng kèm
súp hầm rau súp hoặc lẫn lạnh, nước dùng các món
củ hoặc thịt. trộn cùng kèm nước có vị thanh lẩu, món
thịt và rau. tương Nhật. nhạt. cuốn, món
giảm cân,...

22
Sản phẩm Hime - Hime - Joshu San - Josyu - Ambico -
Japanese Dried Udon Dried Soba Akagi Dry
Dried Noodles (720g) (270g) shirataki
Ramen (800g) (250g)
(720g)

Mức giá 233.000 338.000 291.000 90.000 89.000


VNĐ VNĐ VNĐ VNĐ VNĐ

Số calo 200 calo/ 208 calo/ 350 calo/ 264 calo/ Ít calo nhất
227g mì 276g mì 200g mì 200g mì

Từ hai bảng so sánh trên có thể nhận thấy, so với các sản phẩm miến và mì
hiện có trên thị trường Nhật Bản, mặt hàng miến dong Tài Hoan có lợi thế hơn cả
về mức giá. Tuy nhiên, xét về mẫu mã bao bì và kiểu đóng gói, các sản phẩm
miến và mì khác có phần vượt trội hơn bởi màu sắc cũng như chất liệu bao bì họ
sử dụng. Đối với sản phẩm miến, tuy đem lại giá trị dinh dưỡng cao nhưng các
món ăn từ miến vẫn chưa thể nhiều và nổi bật như các món ăn từ ramen hay udon,
trực tiếp ảnh hưởng tới lượng tiêu thụ sản phẩm miến của người Nhật.
Ở đề mục 2.2. Thị phần và danh mục sản phẩm từ bột nhào tại Nhật Bản,
nhóm tác giả đã phân tích thị phần mà trong đó, một sản phẩm chiếm thị phần lớn
do ưu thế vượt trội về giá cả, hương vị và sự đa dạng đó là mì ăn liền, chiếm tới
27,1% tổng giá trị ngành hàng. Tuy nhiên, sản phẩm miến dong Tài Hoan lại có
một ưu điểm lớn, đó là hàm lượng carbohydrate 6 (carb) tốt7 có trong sản phẩm.

6
Carbohydrate là một thành phần cơ bản trong thức ăn mà cơ thể con người sử dụng để tạo ra năng lượng.
7
Carb tốt là những loại carb nguyên chất, chưa qua chế biến và chứa chất xơ được tìm thấy tự nhiên trong thực
phẩm như các loại rau, củ, trái cây, ngũ cốc,...

23
Trong khi sản phẩm mì ăn liền chứa hàm lượng lớn carb tinh chế, miến dong lại
chứa loại carb nguyên chất và rất giàu chất xơ do được làm từ bột củ dong. Hơn
nữa, củ dong riềng chứa ít tinh bột, không có cholesterol 8 và giúp người tiêu dùng
hạn chế lượng đường trong máu. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan
tâm tới các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, sự khác biệt về hàm lượng dinh
dưỡng của miến dong HTX Tài Hoan tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho sản phẩm
này.
3.5. Đối thủ tiềm ẩn
Như đã phân tích ở mục 2.1. Giá trị thị trường của ngành hàng sản phẩm
từ bột nhào tại Nhật Bản, thị trường này đã ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể
trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2021. Hơn nữa, giá trị ngành hàng sản phẩm
từ bột nhào tại Nhật Bản được kỳ vọng sẽ chạm mốc 9.44 tỷ đô vào năm 2030,
với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm là 2,8% 9. Nhu cầu khổng lồ với các sản phẩm
mì ở đất nước này đồng nghĩa với việc trong tương lai sẽ có thêm rất nhiều doanh
nghiệp trong và ngoài nước tung ra các sản phẩm mới nhằm thâm nhập và chiếm
lĩnh thị trường. Có thể nói, nguy cơ đến từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là rất
lớn, đòi hỏi miến dong HTX Tài Hoan phải đưa ra các biện pháp và chiến lược
cụ thể như chiến lược marketing, chiến lược về giá, chiến lược bán hàng,... nhằm
nhanh chóng thâm nhập thị trường này.

4. Điều kiện tiếp cận thị trường Nhật Bản

4.1. Điều kiện về giấy tờ để hưởng miễn giảm thuế từ Hiệp định
Thương mại

AJCEP RCEP CPTPP VJEPA

Ngày có 01/12/2008 01/01/2022 14/01/2019 10/01/2009

8
Cholesterol là một chất giống như sáp trong chất béo ở máu, lượng cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ
mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh mạch vàng, bệnh lý mạch ngoại biên,...
9
MarkerLine, a Progressive Digital Media business.Pasta & Noodles Industry Profile: Japan (Staffordshire
University).

24
hiệu lực

Phạm vi Đa phương Đa phương Đa Phương Song phương

Biểu thuế 0% 2023: 16,4% 0% 0%


với mặt 2024: 14,5%
hàng miến 2032: 0%

Chứng Mẫu giấy Mẫu giấy Mẫu giấy chứng Mẫu giấy
nhận quy chứng nhận chứng nhận CO nhận CO + Mẫu chứng nhận
tắc xuất xứ CO10 Hàm lượng giá tờ khai bổ sung CO (Có thủ
Hàm lượng trị khu vực CO tục cấp và
giá trị khu RVC Hàm lượng giá kiểm tra cụ
vực RVC11 trị khu vực thể)
Hàng hóa RVC Hàm lượng
xuất xứ thuần Hàng hóa xuất giá trị khu
túy WO12 xứ thuần túy vực RVC
Quy định về WO Quy định về
bao bì và vật Quy định về bao bì và vật
liệu đóng gói bao bì và vật liệu đóng gói
liệu đóng gói

Yêu cầu về Vận chuyển Không yêu cầu Vận chuyển Không yêu
vận chuyển trực tiếp trực tiếp cầu

Bảng 1.7: Các hiệp định thương mại tự do FTA

10
CO (certificate of original) là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa được cấp bởi một quốc gia (nước
xuất khẩu).
11
RVC (Regional Value Content) là ngưỡng đóng góp vào giá trị hàng hoá (được tính theo tỷ lệ phần trăm %)
mà hàng hoá xuất khẩu phải đạt được để có thể được xem là có xuất xứ.
12
WO (Wholly Obtained) là chứng nhận hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ
của 1 nước thành viên

25
Dựa trên bảng phân tích trên, VJEPA là hiệp định thương mại được lựa
chọn để sử dụng khi tiếp cận thị trường Nhật Bản vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, VJEPA là một Hiệp định được ký kết song phương với Việt Nam
nên hầu hết các tài liệu liên quan đều được dịch sang Tiếng Việt. Những tài liệu
ở ngôn ngữ quen thuộc sẽ là lựa chọn dễ thực thi nhất cho doanh nghiệp để tránh
khỏi những sai sót về thông tin dẫn đến những hậu quả về kinh tế không cần thiết.
Thứ hai, xét về thuế quan - yếu tố tác động trực tiếp tới giá sản phẩm sang
VJEPA cho mặt hàng miến hưởng lợi ích về thuế quan xuống tới 0%.
Cuối cùng, theo các quy tắc xuất xứ và yêu cầu vận chuyển, VJEPA cho
doanh nghiệp những hướng dẫn về thủ tục cụ thể và yêu cầu ít giấy tờ liên quan
hơn so với các Hiệp định thương mại khác. Điều này cho doanh nghiệp nhỏ như
Miến dong Tài Hoan một khoảng không, đủ để linh hoạt và học hỏi trong quá
trình xuất khẩu sang Nhật.
4.2. Điều kiện về bao bì sản phẩm
Nhật Bản nổi tiếng với sự khắt khe của mình và đối với các yêu cầu về bao
bì cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Dựa theo Đạo luật vệ sinh an toàn
thực phẩm của Nhật Bản13, nhóm tác giả đã tổng hợp một vài yêu cầu chính sau
về thông tin trên bao bì sản phẩm tại thị trường Nhật Bản:
- Yêu cầu nhãn hàng hóa cơ bản: Tên sản phẩm; NSX/HSD; Tên nhà sản
xuất; Hướng dẫn bảo quản;...
- Bảng thành phần dinh dưỡng không bắt buộc tại Nhật Bản, ngoại trừ các
thông tin về: Calories; Protein; Tổng chất béo, Carbohydrates và Sodim
Chloride tương đương.
- Yêu cầu về ngôn ngữ: Các thông tin được yêu cầu phải được in rõ ràng và
dễ đọc bằng tiếng Nhật ở trên bao bì mà không cần mở ra để nhìn thấy.
- Yêu cầu về xuất xứ: Sản phẩm phải ghi rõ nguồn gốc.

13
Đạo luật vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản: FSA - Food Sanitation Act

26
- Công bố về thành phần dinh dưỡng: Nếu một thành phần dinh dưỡng cao
hoặc thấp hơn với mức quy định thì cần phải ghi rõ trên bao bì (VD: sản
phẩm có chứa nhiều XYZ).
- Công bố về sức khỏe: Các công dụng và ảnh hưởng lên sức khỏe
- Các cảnh báo và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
- Đối với các sản phẩm nhập khẩu, bao bì và các tài liệu liên quan cần phải
ghi rõ cân nặng và các đơn vị đo lường liên quan đến sản phẩm.
4.3. Các điều kiện khác
Bên cạnh những điều kiện kể trên, vẫn còn rất nhiều thủ tục mà HTX Tài
Hoan sẽ gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản có thể kể đến như Giấy
kiểm dịch Thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các thủ tục
kiểm dịch khác (nếu được yêu cầu bởi công ty đối tác), Giấy chứng nhận lưu hành
sản phẩm tự do (Certificate of Free Sale),... Những thủ tục này sẽ được trình bày
cụ thể hơn ở phần đề xuất giải pháp cụ thể đến doanh nghiệp.

27
CHƯƠNG II

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MIẾN DONG
HTX TÀI HOAN

1. Thông tin chung về sản phẩm Miến dong HTX Tài Hoan

HTX Tài Hoan là công ty cổ phần hợp tác giữa bà Tài Hoan và HTX tỉnh
Bắc Kạn. Năm 2018, HTX Tài Hoan đã được thành lập tại xã Côn Minh, huyện
Na Rì với 14 thành viên, mang theo mục tiêu giữ gìn và phát huy nghề truyền
thống, đồng thời lan tỏa ra nhiều hộ, tổ chức kinh tế khác, nâng tầm chất lượng
miến dong và mở rộng thị trường. HTX đã giải quyết việc làm tại chỗ cho 25 lao
động địa phương là người dân tộc thiểu số, liên kết chặt chẽ với 778 hộ dân trồng
dong riềng, ký kết các hợp đồng bao tiêu củ dong, giá thu mua ổn định từ 2.000 -
2.500 đồng/kg14. Ngoài ra, HTX còn phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn của huyện để tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc
nhằm tăng năng suất, chất lượng củ, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Sản phẩm Miến dong của HTX Tài Hoan được làm từ 100% tinh bột củ
dong riềng, các nguyên liệu đầu vào đều được trồng tại các vùng đồi núi của
huyện Na Rì, Bắc Kạn, được chăm sóc hữu cơ hoàn toàn tự nhiên và không sử
dụng các chất hóa học trong quá trình nuôi trồng. Đây cũng là một sự khác biệt
của miến dong so với các sản phẩm bột nhào khác như miến khoai tây hay miến
khoai lang tại thị trường Nhật Bản vốn dễ gây đầy bụng và không chứa nhiều chất
xơ. Chính vì được làm từ củ dong riềng nên thành phẩm miến dong có những ưu
điểm như: không chứa chất béo, hàm lượng đường trong sản phẩm ít, không có
cholesterol và chứa nhiều chất xơ, photpho, canxi, sắt,...Với lợi thế của mình,
miến dong đã trở thành một sản phẩm phổ biến đối với những người có nhu cầu

14
Duy Khánh. (01/09/2021). Nối dài những chuyến hàng xuất khẩu miến dong. Báo Bắc Kạn.
https://baobackan.com.vn/noi-dai-nhung-chuyen-hang-xuat-khau-mien-dong-post2644.html (Truy cập ngày
01/05/2023).

28
giảm cân mà vẫn có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Ngoài ra, miến dong
cũng phù hợp với đa dạng người dùng, kể cả những người mắc bệnh tiểu đường
hay tim mạch.

2. Tình hình sản xuất mặt hàng miến dong HTX Tài Hoan

Về sản lượng, năm 2018, sản lượng miến dong của HTX Tài Hoan đã đạt
đến hơn 200 tấn/năm (khoảng 6 tạ miến/ngày). Đến hiện tại, với việc mở khu nhà
xưởng mới rộng hơn 6.000 m², cùng hệ thống máy móc hiện đại có giá trị đầu tư
khoảng 8 tỷ đồng có công suất khoảng 10 tấn/ngày, HTX Tài Hoan dự kiến sẽ
cho công suất khoảng 2 tấn miến/ngày, 800 tấn miến/năm. Bên cạnh đó, để đảm
bảo nhu cầu về nguyên liệu đầu vào, HTX đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm
với khoảng 500 hộ dân thiểu số, tương đương với diện tích trồng trọt khoảng 70
ha, sản lượng từ 4.200 đến 4.500 tấn củ dong/năm15.
Về chất lượng sản phẩm, miến dong Tài Hoan được biết đến là sản phẩm
làm từ 100% tinh bột củ dong riềng đỏ sạch, có nguồn gốc từ các vùng trồng trọt
địa phương của Na Rì và được chăm sóc hữu cơ hoàn toàn tự nhiên, không có
chất hóa học. Quy trình làm miến dong vẫn luôn nổi tiếng là minh bạch và đã
được Cục vệ sinh An toàn thực phẩm chứng nhận, đáp ứng các chỉ tiêu về an toàn
thực phẩm. Chất lượng thương hiệu 5 sao OCOP cũng đã được xuất khẩu sang
Châu Âu - một thị trường khó tính từ năm 2020. Sản phẩm miến dong của HTX
Tài Hoan cũng có bao bì ghi đầy đủ các thông tin theo quy định.
Hiện nay, sản phẩm miến dong của HTX Tài Hoan đã xuất hiện ở nhiều
kênh phân phối trên khắp địa bàn cả nước như một số chợ đầu mối, siêu thị Big
C toàn miền Bắc, các doanh nghiệp, chuỗi siêu thị bán lẻ…Sản phẩm của HTX
Tài Hoan cũng xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử, tạo điều kiện thuận lợi
cho người dùng được trải nghiệm sản phẩm. Giá cả trên thị trường của sản phẩm

15
Toán Nguyễn - Công Hải. (17/05/2022). Hành trình chinh phục châu Âu của miến dong Bắc Kạn. Nông sản
Việt. https://nongsanviet.nongnghiep.vn/hanh-trinh-chinh-phuc-chau-au-cua-mien-dong-bac-kan-d323052.html
(Truy cập ngày 01/05/2023)

29
miến dong HTX Tài Hoan dao động trong khoảng 45.000 VNĐ đối với gói 500g
và khoảng 75.000 VNĐ đối với gói 1kg. Đây là một mức giá hợp lý, phù hợp với
chi tiêu của đa dạng hộ gia đình.

3. Tình hình xuất khẩu mặt hàng miến dong HTX Tài Hoan

Ngày 16/7/2020, HTX Tài Hoan đã chính thức ký kết hợp đồng với Công
ty DALAT Spol.s.r.o để xuất khẩu miến dong sang Praha, CH Séc. Theo đó, HTX
Tài Hoan sẽ xuất khẩu 5,3 tấn miến dong đã được bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn
vệ sinh thực phẩm, theo đường biển từ cảng Hải Phòng và sẽ cập bến, dỡ hàng tại
cảng Hamburg (CH Liên Bang Đức) trước khi vận chuyển theo đường bộ tới CH
Séc. Ngày 17/9/2022, HTX Tài Hoan tiếp tục xuất khẩu miến dong đợt 2 sang thị
trường Châu Âu với sản lượng 10 tấn.
So với các đối thủ cạnh tranh tiềm năng trên thị trường, miến dong Tài
Hoan vẫn là sản phẩm có lợi thế nhiều hơn và có tiềm lực xuất khẩu sang nhiều
thị trường khác trong tương lai. Sản phẩm miến dong HTX Tài Hoan có lợi thế
về điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ưu đãi, giống cây dong riềng trồng ở Bắc Kạn
phát triển với chất lượng vượt trội hơn hẳn các nơi khác. Ngày 29/4/2021, Cục
Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00106 cho sản
phẩm miến dong “Bắc Kạn”. Ngoài ra, trong năm 2021, sản phẩm miến dong
HTX Tài Hoan cũng đã được công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao, là một sự
khẳng định về chất lượng của sản phẩm, giúp danh tiếng của miến dong HTX Tài
Hoan được lan rộng đến người dùng trên địa bàn cả nước.

4. Đánh giá ưu điểm và hạn chế trong sản xuất và xuất khẩu mặt
hàng miến dong HTX Tài Hoan của Việt Nam

4.1. Ưu điểm
Thứ nhất, miến dong HTX Tài Hoan đã được chỉ dẫn địa lý ở “Bắc Kạn”,
cũng như được chứng nhận sản phẩm OCOP 5 sao. Vì vậy chất lượng của sản

30
phẩm đã được đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi khi đàm phán với những khách
hàng khó tính.
Tiếp theo, nhờ có sự đầu tư vào nhà xưởng cũng như máy móc, sản lượng
thành phẩm của HTX cũng nhiều hơn so với các đối thủ khác, tạo lợi thế cho
HTX.
Cuối cùng, về việc xuất khẩu, mặt hàng này đã từng được xuất khẩu sang
thị trường CH Séc từ năm 2020; vậy nên lao động của HTX cũng đã được trải
nghiệm, học hỏi về quy trình xuất khẩu hàng hóa, tiết kiệm thời gian hướng dẫn,
đào tạo từ đầu. Cùng với đó, HTX cũng sẽ có những hiểu biết nhất định về các
tiêu chuẩn của thị trường khi đem hàng đi xuất khẩu, qua đó có thể áp dụng và
cải thiện sản phẩm của mình.
4.2. Hạn chế
Đến thời điểm hiện tại, HTX Tài Hoan vẫn đang phải cạnh tranh với nhiều
đối thủ gián tiếp và trực tiếp cũng như các sản phẩm thay thế khác. Vì vậy, cần
phải đầu tư và phát triển quy trình sản xuất giúp tối ưu hóa chi phí cũng như nâng
cao chất lượng để cạnh tranh với các nhãn hàng khác.
Ngoài ra, HTX cũng sẽ phải đối mặt với áp lực tăng cao về yêu cầu chất
lượng sản phẩm. Các thị trường lớn và phát triển đều có yêu cầu khắt khe, tiêu
chuẩn cao về sản phẩm nhập khẩu. Đây sẽ là một khó khăn lớn cho bất kỳ doanh
nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu.

31
CHƯƠNG III

THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG


MIẾN DONG HTX TÀI HOAN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG NHẬT BẢN

1. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng miến dong HTX Tài Hoan của Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản.

1.1. Tình trạng xuất khẩu của miến dong HTX Tài Hoan hiện
nay
Hiện tại, miến dong Tài Hoan chưa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
nhưng đã có mặt tại Châu Âu, cụ thể là CH Séc - một thị trường khó tính đối với
các ngành nhập khẩu, với tổng sản lượng xuất khẩu khoảng 16 tấn. Vì vậy, không
khó để miến dong Tài Hoan tiếp cận được đến thị trường Nhật Bản.
1.2. Dự đoán tình trạng xuất khẩu miến dong HTX Tài Hoan
sang thị trường Nhật Bản
Mặc dù miến dong HTX Tài Hoan chưa xuất hiện tại thị trường Nhật Bản,
nhưng hiện nay, một số doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu miến dong của Việt
Nam cũng đã xuất khẩu sang Nhật Bản thành công, điều này sẽ khiến cho việc
đàm phán xuất khẩu trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, sản lượng của miến dong
khá ổn định nhờ có mô hình sản xuất hợp lý, đáp ứng đủ nhu cầu của đối tác.
Tuy nhiên, miến dong HTX Tài Hoan sẽ gặp phải một số thách thức đến từ
các đối thủ cạnh tranh ở trong và ngoài nước. Với các đối thủ trong nước, đó sẽ
là các doanh nghiệp đã xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản như miến dong
Kim Bôi và miến dong Dương Kiên, hay các mặt hàng có đặc tính giống với miến
dong như mỳ và chế phẩm từ gạo từ HTX mỳ Chũ Trại Lâm, Bắc Giang hay HTX
mỳ Chũ Xuân Trường, Bắc Giang. Với các đối thủ ngoài nước, đó sẽ là các doanh
nghiệp sản xuất các loại mỳ truyền thông tại Nhật Bản như mỳ Udon, mỳ Ramen
hay mỳ Somen. Tuy nhiên, với những lợi thế của mặt hàng miến dong HTX Tài

32
Hoan khi so sánh với đối thủ cạnh tranh, nhóm tác giả nhận định việc xuất khẩu
mặt hàng này sang thị trường Nhật Bản sẽ không phải là thách thức quá lớn nếu
HTX Tài Hoan xây dựng được chiến lược phù hợp.
1.3. Đánh giá ưu điểm và hạn chế trong xuất khẩu miến dong
HTX Tài Hoan sang thị trường Nhật Bản
1.3.1. Ưu điểm
Đầu tiên, về lợi thế địa lý và khí hậu, Việt Nam là nước có khí hậu thích
hợp để nuôi trồng, sản xuất, chế biến củ dong trong khi Nhật Bản không thể trồng
được loại thực vật này do điều kiện đặc thù về khí hậu và đất đai. Vì thế, Nhật
Bản chỉ có thể nhập khẩu sản phẩm miến dong từ các nước khác mà không thể tự
sản xuất.
Thứ hai, miến dong HTX Tài Hoan đã được xuất khẩu sang CH Séc. Sản
phẩm đã và đang đáp ứng đủ tiêu chuẩn tại thị trường Châu Âu này nên những
quy định nghiêm ngặt tại Nhật Bản cũng không thể làm khó sản phẩm miến dong
HTX Tài Hoan. Tuy nhiên, HTX vẫn cần đàm phán, trao đổi để hiểu rõ hơn về
điều kiện, yêu cầu của đối tác Nhật Bản. Ngoài ra, hiện nay, thị trường Nhật Bản
cũng đã nhập khẩu một số mặt hàng miến dong của Việt Nam như miến dong
Dương Kiên, miến dong Kim Bôi…
Cuối cùng, sản lượng của miến dong HTX Tài Hoan cũng khá ổn định
(khoảng 800 tấn/năm), nhờ có mô hình sản xuất hợp lý, có sự đầu tư vào máy
móc, trang thiết bị, từ đó đáp ứng đủ nhu cầu của đối tác khi mang sản phẩm đi
xuất khẩu.
1.3.2. Hạn chế
Trước hết, một bất lợi có thể dễ dàng nhận thấy đối với HTX Tài Hoan đó
chính là những đối thủ cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước. Khi thâm nhập thị
trường Nhật Bản, miến dong HTX Tài Hoan sẽ phải cạnh tranh với các sản phẩm
mì truyền thống, các thương hiệu miến dong khác của Việt Nam và các sản phẩm
thay thế như mì chũ, mì gạo,... HTX sẽ cần có những phương án triển khai phù
hợp để cạnh tranh với các sản phẩm cạnh tranh kể trên.

33
Thứ hai, Nhật Bản nổi tiếng là thị trường tiềm năng nhưng lại rất khó tính.
Những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như truy xuất nguồn gốc của
Nhật Bản khá là khắt khe. HTX có thể mất nhiều thời gian để có thể chứng minh
chất lượng sản phẩm, đáp ứng những nhu cầu khắt khe đó.

2. Triển vọng xuất khẩu mặt hàng miến dong Tài Hoan của Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản.

2.1. Triển vọng về phía Việt Nam


2.1.1. Quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm của HTX
Tài Hoan
Gần đây, HTX Tài Hoan đã đẩy mạnh việc đầu tư vào quy mô nhà xưởng
sản xuất miến, đồng thời mở rộng quy mô HTX bằng việc ký kết các hợp đồng
bao tiêu với khoảng 500 hộ gia đình thiểu số, tạo công ăn việc làm ổn định. Ngoài
ra, HTX cũng chú trọng vào nâng cấp, bảo trì máy móc, phục vụ cho dây chuyền
sản xuất miến dong của mình. Qua đó, HTX có thể nâng cao năng suất cũng như
chất lượng sản phẩm miến dong, đáp ứng nhu cầu trong dài hạn.
Bên cạnh đó, HTX Tài Hoan cũng đã được công nhận chỉ dẫn địa lý tại
Bắc Kạn, cũng như chứng nhận OCOP 5 sao. Đây được coi là một lời khẳng định
về chất lượng sản phẩm của HTX Tài Hoan và tạo tâm lý an tâm cho người dùng
khi biết rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Mới đây, sản phẩm miến dong HTX
Tài Hoan cũng đã được xuất khẩu sang thị trường Châu Âu sau khi đảm bảo chất
lượng sản phẩm, an toàn cho người tiêu dùng với nhiều lần lấy mẫu kiểm tra dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật, các chất độc hại tại Viện Hóa học (CH Séc).

34
2.1.2. Hỗ trợ từ chính phủ trong việc xuất khẩu hàng hóa
nông sản chế biến
Chính phủ đã đưa ra những chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến và xuất
khẩu nông sản, nhằm giúp đỡ các tổ chức, doanh nghiệp giải quyết khó khăn có
thể kể đến như:
- Những chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp: Quyết định số 497/QĐ-
TTg ngày 17/4/2009 về Hỗ trợ tín dụng mua sản phẩm máy móc, thiết bị
cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất và chế biến nông nghiệp; Nghị định
57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết 53/NQ-CP ngày
17/07/2019 của Chính phủ về giải pháp khuyến khích đầu tư vào nông
nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững.
- Những chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ: Nghị định
số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ: hỗ trợ 70% kinh phí
cho thực hiện đề tài nghiên cứu để tạo ra công nghệ mới, 30% kinh phí đầu
tư mới để thực hiện sản xuất thử nghiệm ứng dụng công nghệ mới và quy
định mức hỗ trợ cụ thể khi đầu tư cơ sở chế biến nông sản; Nghị định số
109/2018/NĐCP ngày 29/08/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ,
quy định về sản xuất, chứng nhận, ghi nhãn, logo, truy xuất nguồn gốc,
kinh doanh, kiểm tra nhà nước sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong các lĩnh
vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản và chính sách
khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
- Những chính sách khuyến khích liên kết và xúc tiến thương mại: Chính phủ
Việt Nam cũng đã tiến hành đàm phán và ký kết các thỏa thuận hay các
hiệp định với Chính phủ Nhật Bản. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã tiến hành
xây dựng các trung tâm xúc tiến thương mại làm công tác dự báo thị trường,
tổ chức thu thập thông tin và xử lý thông tin để cung cấp cho các doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu.

35
2.2. Triển vọng về phía Nhật Bản
2.2.1. Thị trường sản phẩm từ bột nhào tại Nhật Bản
Các chế phẩm từ bột như mì, udon, soba,…vẫn luôn được ưa chuộng tại
Nhật và dần trở thành một nét văn hóa của quốc gia này. Sở hữu những đặc điểm
tương tự các sản phẩm đã có trên thị trường, mặt hàng miến dong sẽ giúp đa dạng
hóa giỏ hàng của người tiêu dùng.
Ngoài các sản phẩm truyền thống trên, một bộ phận người tiêu dùng tại
Nhật đã sử dụng các mặt hàng miến dong đã được nhập khẩu từ Việt Nam trước
đó, ví dụ như sản phẩm miến dong Dương Kiên hoặc miến dong Kim Bôi. Tuy
nhiên miến dong Việt Nam vẫn đang là mặt hàng mới nên số lượng mặt hàng xuất
khẩu cũng như tiêu thụ vẫn còn khá thấp. Chính vì vậy, miến dong Tài Hoan vẫn
có cơ hội để phát triển thị phần của mình, cạnh tranh với các đối thủ tiềm năng
tại thị trường này.
2.2.2. Nhu cầu tiêu dùng của người Nhật Bản
Người Nhật đang có xu hướng tiêu thụ các sản phẩm khô, như mì khô, mì
ăn liền, và xu hướng này cũng đang tăng trong những năm gần đây. Đặc biệt là
sau những năm bùng nổ dịch bệnh Covid-19, xu hướng tiêu dùng này đã có sự
tăng trưởng rõ rệt. Ngày nghỉ, người Nhật cũng có xu hướng dành nhiều thời gian
ở nhà, tự nấu ăn, nên các sản phẩm khô là lựa chọn phù hợp. Sản phẩm miến dong
HTX Tài Hoan cũng là một sản phẩm khô, có thể dễ dàng chế biến theo nhiều
cách, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người sử dụng.
Hơn nữa, người Nhật Bản có thời gian làm việc khá bận rộn nên họ cần
những sản phẩm có thể giúp họ tiết kiệm thời gian, chế biến nhanh chóng, mà vẫn
cần đảm bảo đủ dinh dưỡng. Miến dong là một sản phẩm làm từ tinh bột củ dong,
chứa nhiều hàm lượng carbohydrate - nguồn năng lượng chính cho cơ thể, không
chứa cholesterol, tốt cho người già, người mắc bệnh tiểu đường.
Một đặc điểm nữa của người Nhật có thể đem lại thuận lợi cho mặt hàng
miến dong HTX Tài Hoan chính là người dân ở đây rất cởi mở đối với các hàng
hóa nước ngoài, các cửa hàng đặc sản. Họ sẵn sàng đổi mới sản phẩm, thương

36
hiệu mà mình đang sử dụng, sẵn sàng trải nghiệm những cái mới. Tuy nhiên,
người Nhật Bản vẫn quan tâm và chú trọng vào sản phẩm có chất lượng, có nguồn
gốc xuất xứ rõ ràng.

37
CHƯƠNG IV

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG
MIẾN DONG TÀI HOAN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT
BẢN

Từ góc độ của một doanh nghiệp là HTX Tài Hoan, đề án sẽ đưa ra các
giải pháp cho phía chính phủ và bản thân doanh nghiệp để có thể thúc đẩy việc
xuất khẩu sản phẩm Miến dong HTX Tài Hoan sang thị trường Nhật Bản.

1. Đề xuất giải pháp từ phía chính phủ

Để đẩy mạnh việc mang mặt hàng Việt Nam ra thị trường thế giới, cụ thể
là Nhật Bản, vai trò của Nhà nước là vô cùng quan trọng trong công tác định
hướng và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu.
1.1. Bám sát tình hình thương mại quốc tế nhằm đưa ra dự báo
và giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu
Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc định hướng và đưa ra giải pháp
cho sự phát triển của các doanh nghiệp và HTX, vì vậy Thủ tướng Chính phủ và
các nhà lãnh đạo cần theo dõi bám sát tình hình thương mại, sản xuất hàng hóa
trong và ngoài nước để đưa ra dự báo chính xác và áp dụng các biện pháp phù
hợp nhằm kích thích sản xuất và xuất khẩu. Đối với Nhật Bản, để thúc đẩy xuất
khẩu hàng hóa sang thị trường này, chính phủ cũng như các doanh nghiệp cần
chú trọng theo dõi tình hình kinh tế của nước bạn như tình hình tăng trưởng kinh
tế, lạm phát, … đồng thời cập nhật xu hướng và thị hiếu tiêu dùng để đưa ra
phương hướng và chính sách phù hợp.
1.2. Tổ chức các phiên họp xúc tiến thương mại thường kì
Hiện nay Đảng, Bộ và Nhà nước ta vẫn đang liên tục tìm hiểu, nghiên cứu
thị trường, cùng với đó là những phiên họp thường kỳ nhằm cập nhật và lấy ý
kiến đa chiều nhằm đưa ra giải pháp thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng nội địa.
Mới đây, vào ngày 31/3/2023, Bô ̣ Công Thương đã tổ chức Hô ̣i nghi ̣ giao ban

38
xúc tiế n thương ma ̣i với hê ̣ thố ng Thương vu ̣ Viê ̣t Nam ở nước ngoài tháng
3/2023 nhằm mu ̣c tiêu đánh giá tình hình xúc tiế n thương ma ̣i, xuấ t nhâ ̣p khẩ u
của Viê ̣t Nam với các thi trươ
̣ ̀ ng nước ngoài trong quý I/2023, đồ ng thời câ ̣p nhâ ̣t
các thông tin thi trươ
̣ ̀ ng xuấ t khẩ u, bàn thảo các giải pháp nhằ m cải thiê ̣n hiê ̣u quả
hoa ̣t đô ̣ng ngoa ̣i thương của Viê ̣t Nam trong thời gian tới.
1.3. Tổ chức các lớp bồi dưỡng và tập huấn kĩ năng cho các nhà
xuất khẩu
Thị trường Nhật Bản đặc biệt nổi tiếng với những quy định chặt chẽ về
mẫu mã, chất lượng, bao bì, quy trình sản xuất, chỉ dẫn địa lí,... của sản phẩm,
khiến cho nhiều nhà sản xuất không đủ nắm rõ thông tin sẽ gặp khó khăn trong
việc đáp ứng những tiêu chuẩn này. Vì vậy Chính phủ cần mở rộng phạm vi đào
tạo, bồi dưỡng và huấn luyện kĩ năng cho các nhà nông, các HTX để học hỏi các
cách áp dụng Hiệp định Thương mại thế hệ mới (FTA), các quy định, quy chuẩn,
điều kiện nghiêm ngặt khi xuất khẩu hàng hóa.
1.4. Duy trì và tận dụng mối quan hệ phát triển mạnh mẽ giữa
Việt Nam và Nhật Bản
Năm 2023 đã đánh dấu kỉ niệm 50 năm quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt
Nam - Nhật Bản. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã có lời đề nghị tới Thứ trưởng
Takei và Bộ Ngoại giao Nhật Bản về việc tiếp tục quan tâm, thúc đẩy quan hệ
hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực hợp tác ODA, đầu tư, thương mại, lao
động, du lịch, hợp tác địa phương, giao lưu nhân dân, đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao trên tinh thần hai bên cùng có lợi… Việc có được mối quan hệ
ngoại giao tốt đẹp là cơ hội để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị
trường này. Vì vậy chính phủ ta cần phải duy trì sự ổn định hợp tác của hai bên
để tận dụng cơ hội mở rộng thị trường cho mặt hàng nội địa.
1.5. Triển khai các chính sách hỗ trợ HTX trong sản xuất và thúc
đẩy xuất khẩu thương mại
Trong những năm qua, kể từ Luật HTX 2012, Chính phủ ta đã đưa ra rất
nhiều chính sách và lời hứa hẹn nhằm phát triển sản xuất cho các HTX như: Đào

39
tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; Ứng
dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới,... Tuy nhiên những chính sách đề ra
vẫn chưa được áp dụng với toàn bộ các HTX trên cả nước, nhiều HTX vẫn còn
gặp nhiều khó khăn, đặc biệt sau dịch bệnh COVID-19. Vì vậy chính phủ cần
nghiêm túc rà soát và áp dụng các chính sách hỗ trợ với các HTX nhằm giúp các
sản phẩm HTX tiếp cận rộng hơn với thị trường nước ngoài.

2. Đề xuất giải pháp từ phía doanh nghiệp

2.1. Mục tiêu


2.1.1. Mục tiêu ngắn hạn trong 1 năm
HTX Tài Hoan cần xác định mục tiêu ngắn hạn trong 1 năm để có thể đảm
bảo việc kinh doanh, xuất khẩu và thu lại lợi nhuận. Nhóm tác giả đã đề xuất cho
HTX Tài Hoan các mục tiêu như sau:
Thứ nhất, HTX Tài Hoan cần đạt được mục tiêu trước hết là phải thâm
nhập được thị trường Nhật Bản thành công. Từ đó, mặt hàng miến dong của HTX
Tài Hoan sẽ được bày bán ở các cửa hàng đã được xác định và ký hợp đồng trước
đó.
Thứ hai, về mặt tài chính, HTX Tài Hoan cần đạt mục tiêu việc thu lợi
nhuận là 51% trong năm đầu (so với tổng doanh thu). Doanh nghiệp đạt mục tiêu
giảm 10% chi phí giá vốn hàng bán và giảm 5% chi phí vận chuyển. Cùng với
đó, HTX đạt mục tiêu xuất khẩu khẩu được 4 tấn miến trong năm đầu tiên.

40
2.1.2. Mục tiêu dài hạn trong 10 năm
Ngoài các mục tiêu ngắn hạn thì HTX Tài Hoan cũng cần đưa ra những
mục tiêu dài hạn để có một cái nhìn tổng quan về quá trình phát triển sản phẩm
miến dong của mình.
Thứ nhất, về sản lượng xuất khẩu, HTX Tài Hoan cần đạt được số lượng
miến dong được xuất khẩu sang Nhật Bản khoảng 50 tấn/năm. Trong tương lai
10 năm tiếp theo, sản lượng miến dong mà HTX sản xuất ước tính sẽ tăng lên đến
2000 tấn/năm và hoàn toàn có thể đáp ứng sản lượng xuất khẩu trên.
Thứ hai, HTX phải đa dạng hóa mặt hàng miến dong của mình, bằng việc
nghiên cứu và phát triển thêm các sản phẩm miến có nhiều màu sắc được lấy từ
các nguyên liệu thiên nhiên. Do người Nhật Bản có xu hướng quan tâm đến các
sản phẩm có mẫu mã đẹp mắt, vậy nên các sản phẩm với màu sắc đa dạng sẽ là
một điểm nhấn cho miến dong HTX Tài Hoan.
Thứ ba, HTX Tài Hoan mở rộng quy mô thị trường đến khắp 15 tỉnh thành
tại Nhật Bản. Sau 10 năm, trong viễn cảnh tích cực thì HTX có thể hợp tác với
nhiều nhà phân phối lớn hơn và tạo độ phủ sóng cho sản phẩm của mình tại đây,
đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tiến tới mục tiêu chiếm thị phần 1% trong
danh mục ngành hàng các loại mì khác. Ngoài ra, sản phẩm miến dong HTX Tài
Hoan phải tạo dựng được một tệp khách hàng trung thành, góp phần xây dựng
thương hiệu, tăng doanh thu, tạo lợi nhuận sau 10 năm thâm nhập vào thị trường.
Cuối cùng, HTX Tài Hoan cần mở rộng hợp tác với những đối tác ở địa
phương. Ngoài việc sử dụng các kênh phân phối truyền thông như cửa hàng bán
lẻ và siêu thị, HTX có thể mở rộng kết nối với các cửa hàng, quán ăn từ nhỏ đến
lớn ở khu vực thâm nhập để trở thành nhà cung cấp nguyên liệu cho họ.
2.2. Lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường
Khi xét đến việc lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường, có thể kể đến
3 nhóm chiến lược chính bao gồm nội bộ hóa (internalization), trung gian
(intermediate mode) và xuất khẩu (externalization). Các ưu nhược điểm của 3
nhóm chiến lược có thể được so sánh dưới bảng sau:

41
Chiến lược Nội bộ hóa Trung gian Xuất khẩu

Chi phí Cao Trung bình Thấp

Rủi ro Cao Trung bình Thấp

Tính linh hoạt (Khả năng Thấp Trung bình Cao


ra/vào thị trường)

Mức độ kiểm soát hoạt động Cao Trung bình Thấp


kinh doanh của công ty

Bảng 1.8: Lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường

Có thể thấy, HTX Tài Hoan là một doanh nghiệp có quy mô không có lớn
và rất non trẻ trong kinh nghiệm xuất khẩu. Chính vì vậy, doanh nghiệp sẽ phù
hợp với chiến lược xuất khẩu (externalization) vì doanh nghiệp không muốn chịu
quá nhiều rủi ro, muốn rời khỏi thị trường khi có những biến động, dành nhiều
chi phí cho xuất khẩu khi thị trường nội địa vẫn còn nhiều cơ hội phát triển và
cũng không có nhu cầu quá lớn kiểm soát toàn bộ quá trình kinh doanh bán hàng
tại nước ngoài.
2.3. Đề xuất phương án cụ thể
Để đánh giá và lựa chọn ra các chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp, nhóm
tác giả đã áp dụng mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter từ đó giúp doanh
nghiệp tối ưu hóa chi phí, cắt giảm bớt các loại hao phí và gia tăng lợi nhuận,
giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định giá trị tốt nằm ở đâu với khách hàng để mở
rộng giá trị, tiết kiệm chi phí và nâng cao sản xuất.

2.3.1. Chiến lược Nguồn lực

42
Về máy móc, HTX cần liên tục đổi mới kĩ thuật và cập nhật các công nghệ
trong và ngoài nước. Từ đó, nhà xưởng sẽ tiết kiệm được nhân công, thay vào đó
dây chuyền làm miến sẽ được cải thiện và tăng tốc nhanh hơn so với ban đầu.
Về nguồn nhân lực, HTX Tài Hoan cần đào tạo kỹ năng và trau dồi kinh
nghiệm cho nhân viên qua các khóa đào tạo 1 đến 2 tháng (chú ý đào tạo nhân
viên sử dụng máy móc và quản lý vận hành nhà xưởng). Ngoài ra cần quan tâm
đến đời sống sức khỏe và tinh thần của nhân sự để đảm bảo năng suất công việc
tốt.
Về đối tác, ở Việt Nam, hiện tại HTX Tài Hoan đang hợp tác với 778 hộ
dân; trong 2 năm tiếp theo, HTX Tài Hoan cần đạt chỉ tiêu 800 hộ dân để góp
phần cho việc tăng sản lượng miến. Bộ phận đối ngoại của công ty phải chủ động
đi khảo sát thị trường ở các vùng lân cận, tìm các hộ gia đình có đủ khả năng
trồng trọt và cung cấp sản phẩm củ rong để liên hệ và làm hợp đồng hợp tác hai
bên. Về phía Nhật Bản, HTX Tài Hoan cần tìm kiến và hợp tác với các kênh phân
phối, đầu tiên là chuỗi siêu thị Gyomu với mục tiêu là hơn 400 chi nhánh trên
toàn quốc.
Về phương thức huy động vốn, HTX Tài Hoan có thể xét đến 4 phương
thức: Huy động vốn tự thân; huy động vốn tín dụng ngân hàng; huy động vốn
bằng phát hành cổ phiếu, trái phiếu; huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức khác
trong nền kinh tế (đầu tư thiên thần, gọi vốn vòng A-B-C,...). Song, với HTX Tài
Hoan là một doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm và quy mô của lô xuất khẩu đầu
tiên không quá lớn, nhóm đề xuất HTX lựa chọn phương thức gọi vốn tự thân.
2.3.2. Chiến lược Marketing
Tiếp cận thị trường Nhật Bản là một thị trường truyền thống và cân đối với
tính chất của sản phẩm, nhóm tác giả sẽ tập trung khai thác vào hai tệp khách
hàng chính dưới đây.

Tệp 1 Tệp 2

43
Quốc tịch Việt Nam Nhật Bản, Việt Nam (định
cư tại Nhật)

Giới tính Cả nam và nữ Nữ

Độ tuổi 18-30 26-35

Thu nhập Ở những nhóm class 4: 596k JPY/tháng, class 3: 479k


JPY/tháng, class 2: 367k JPY/tháng, class 1: 162k
JPY/tháng

Học vấn/Nghề Sinh viên, người xuất khẩu Những người mẹ đảm
nghiệp/Vai trò lao động, người làm việc và đương công việc bếp núc
trong gia đình sinh sống tại Nhật Bản trong gia đình

Hành vi sống Học tập và làm việc bận rộn Vừa phải đi làm vừa phải
ở Nhật Bản nên ưu tiên sự làm nội trợ nên ưu tiên sự
tiện lợi thuận tiện
“Xa xứ” nên rất “thèm” Sống và chi tiêu tiết kiệm
hương vị quen thuộc của Muốn đổi mới những bữa
Việt Nam cơm và muốn tìm những sản
Sống và chi tiêu tiết kiệm phẩm sạch nhằm chăm sóc
sức khỏe cho gia đình

Hành vi sử dụng Nơi mua sắm: Chợ, các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng tạp hóa
Dịp mua sắm: Miến dong thường được mua cho bữa trưa
hoặc bữa tối

Hành vi mua sắm Tần suất sử dụng: Khoảng 2 Tần suất sử dụng: khoảng 2
bữa/tuần bữa/tuần
Lượng sử dụng: 500g/tuần Lượng sử dụng: 2 kg/tuần
(cho cả gia đình)

44
Bảng 1.9: Các tệp khách hàng mục tiêu

Sau khi đã lựa chọn tệp khách hàng mục tiêu, nhóm tác giả sử dụng mô
hình 4P để đề ra các giải pháp cho HTX Tài Hoan.
Về chiến lược sản phẩm (Product), vì lựa chọn chiến lược xuất khẩu trực
tiếp nên HTX Tài Hoan sẽ không có quá nhiều sự chủ động trong việc tiếp cận
khách hàng trên kệ hàng tại các điểm bán hay tham gia vào các khâu chăm sóc
khách hàng tại thị trường Nhật Bản. Chính vì vậy, để có thể chạm tới khách hàng
thì HTX Tài Hoan sẽ cần phải đặc biệt chú trọng vào khâu sản xuất bao bì. Bên
cạnh việc đảm bảo những yêu cầu về thông tin cơ bản, bao bì của HTX cũng cần
được thay đổi để thích ứng với thị trường Nhật Bản. Thứ nhất, Nhật Bản là một
thị trường chuộng lối sống xanh và bao bì bằng giấy đã trở thành bao bì được sử
dụng nhiều nhất tại Nhật. Tuy nhiên, đa số các đối thủ trên thị trường mỳ vẫn sử
dụng giấy gói bằng nilon. Nhóm tác giả đề xuất HTX Tài Hoan sẽ chuyển sang
bao bì bằng giấy kết hợp với tông màu xanh đã quen thuộc với thương hiệu miến
dong Tài Hoan. Ngoài ra, do sản phẩm miến dong vẫn còn khá mới đối với người
Nhật Bản, vậy nên HTX có thể thiết kế thêm một phần hướng dẫn sử dụng ở bao
bì của sản phẩm cũng như những gợi ý về cách chế biến phù hợp để giúp người
tiêu dùng thích ứng với sản phẩm dễ dàng hơn. Mặt khác, HTX Tài Hoan nên
xuất khẩu gói miến 250g, do người Nhật Bản thường có thói quen sử dụng sản
phẩm với khối lượng nhỏ để dễ dàng bảo quản và sử dụng. Đồng thời người Nhật
Bản cũng khá ưa chuộng phong cách sống một mình vậy nên những gói sản phẩm
nhỏ sẽ dễ được tiêu thụ hơn.
Với chiến lược giá (Price), dựa theo tình hình sản xuất của doanh nghiệp,
loại 250g đang có giá thành khi ra sản phẩm đầu ra là 16.250 VNĐ/gói. Từ giá
thành rẻ này cộng với các chi phí khác như vận chuyển, marketing, nhóm tác giả
đã tính toán được tổng chi phí cho 1 gói là 19.313 VNĐ/gói. Để đạt được lợi thế
cạnh tranh về giá, nhóm tác giả quyết định xuất khẩu sản phẩm với giá 70.000
VNĐ/gói, tương đương khoảng 411 Yên.

45
Về chiến lược phân phối (Place), nhóm tác giả lựa chọn thành phố Osaka
thuộc vùng Kansai của Nhật Bản là điểm đến của HTX Tài Hoan do đây là thành
phố lớn thứ 3 của Nhật Bản, chỉ sau Tokyo và Kyoto với dân số khoảng 19 triệu
người. Thêm vào đó, với đối tượng khách hàng hướng đến là những người Việt
sống tại Nhật, Osaka chính là một lựa chọn phù hợp khi nơi này là thành phố có
số lượng người Việt sinh sống và lao động nhiều bậc nhất Nhật Bản. Bên cạnh
đó, người dân Osaka cũng hay được nhắc đến với khả năng chi tiêu cho thực
phẩm nhiều hơn bất cứ mặt hàng nào khác. Xét về quy mô của HTX Tài Hoan,
kênh phân phối gián tiếp là phương án phù hợp và khả thi nhất, cụ thể là kênh
phân phối truyền thống (General Trade). Với loại hình kênh phân phối này thì
doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí so với các kênh phân phối khác, thế nhưng
hàng hoá sẽ cần nhiều thời gian mới đến tay khách hàng do phải thông qua các
trung gian.
Ngoài ra, HTX Tài Hoan cần lựa chọn một công ty chuyên xuất nhập khẩu
hỗ trợ bởi các thủ tục hải quan và giấy tờ thường khá phức tạp. Dù vậy, trong
trường hợp HTX gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm, phía đối tác Nhật Bản
cũng có thể trợ giúp HTX trong vấn đề này. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất
của HTX Tài Hoan là phải tìm được đối tác ở nước ngoài và phải có đơn hàng.
Quy mô HTX còn nhỏ và độ phủ sóng trên thị trường nước ngoài chưa cao nên
việc có đơn đặt hàng khá khó khăn. Hiện nay có rất nhiều diễn đàn cũng như hội
nhóm được lập ra nhằm mục đích kết nối thương mại giữa các cá nhân, tổ chức
Việt Nam với toàn cầu. Bên cạnh đó, Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam cũng
kết hợp với các cơ quan thương mại của Nhật Bản để tổ chức những buổi hội chợ
trao đổi thông tin và giới thiệu sản phẩm. HTX Tài Hoan có thể tham gia vào
những hoạt động này để tự tìm kiếm khách hàng cho mình. Để có thể dễ dàng
thâm nhập vào thị trường Nhật Bản thì HTX Tài Hoan nên hướng đến các đối tác
là những công ty chuyên nhập hàng thực phẩm để phân phối đến các nhà bán lẻ,
chuỗi siêu thị, hay các nhà hàng. HTX có thể cân nhắc hướng tới chuỗi hệ thống
siêu thị giá rẻ Gyomu. Do đây là một trong những địa điểm quen thuộc đối với

46
người Việt Nam tại Nhật Bản và với các hộ gia đình Nhật Bản có mức thu nhập
trung bình và thấp, cũng là 2 tệp khách hàng chính của doanh nghiệp. Đồng thời,
Gyomu cũng sở hữu hơn 20 chi nhánh tại thành phố Osaka. Kết nối với Gyomu
sẽ tạo cho doanh nghiệp 1 độ phủ lớn trên thị trường này. Để tiếp cận tới chuỗi
cửa hàng Gyomu, HTX Tài Hoan có thể lựa chọn liên lạc trực tiếp với Gyomu để
quảng bá sản phẩm của mình và đề nghị hợp tác. HTX cũng có thể thu hút sự chú
ý của chuỗi cửa hàng thông qua các cuộc xúc tiến thương mại bằng hội chợ hoặc
triển lãm tại Nhật.
Về chiến lược xúc tiến thương mại (Promotion), nhóm tác giả đưa ra đề
xuất để HTX Tài Hoán tiếp cận được hai đối tượng chính là: doanh nghiệp phân
phối và khách hàng tiêu dùng sản phẩm. Trước hết là với nhóm khách hàng doanh
nghiệp, nhóm tác giả đề xuất HTX miến dong Tài Hoan có thể mở rộng mối quan
hệ và tăng cường kết nối với các doanh nghiệp bằng cách đăng kí gia nhập để trở
thành hội viên của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - tổ
chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân,
người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm mục đích
phát triển, bảo vệ và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa
học - công nghệ giữa Việt Nam với nước ngoài trên cơ sở bình đẳng và cùng có
lợi, theo quy định của pháp luật. Với việc gia nhập VCCI, HTX Tài Hoan không
chỉ có thêm mối quan hệ và thu hút được đối tác là các doanh nghiệp trong và
ngoài nước mà còn có thể nhận được sự hỗ trợ từ các dịch vụ tổ chức hội thảo,
hội nghị, hội thảo, giao lưu thương mại, hội chợ, triển lãm; Đào tạo nâng cao năng
lực quản trị doanh nghiệp; Khảo sát thị trường nước ngoài; Quảng cáo, truyền
thông; Tư vấn về pháp lý, quan hệ lao động, môi trường kinh doanh; Cấp CO và
xác nhận các chứng từ thương mại; Cung cấp thông tin thị trường và dữ liệu doanh
nghiệp; Thu xếp visa nhập cảnh; Biên phiên dịch,... và các dịch vụ khác. Với tiềm
lực kinh doanh chưa đủ mạnh như HTX Tài Hoan, việc nhận được sự tư vấn và

47
hỗ trợ từ VCCI sẽ đem lại nhiều lợi thế, củng cố bộ máy hoạt động và hỗ trợ xúc
tiến thương mại cho doanh nghiệp.
Đối với kênh khách hàng là các vị khách tiêu dùng, nhóm tác giả đề xuất
HTX Tài Hoan có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu và gia tăng độ nhận diện
thông qua các trang mạng xã hội. Vì vậy nhóm tác giả cũng đưa ra chiến lược
marketing thông qua các trang MXH được sử dụng hàng đầu Nhật Bản như LINE,
Twitter và Instagram. Chiến lược quảng cáo sẽ được triển khai thông qua các hình
thức sau:
- Các bài đăng quảng cáo: Đội ngũ Marketing của HTX Tài Hoan đưa các
thông tin về điểm nổi bật của sản phẩm và chạy các bài quảng cáo để tiếp
cận người dùng trên các nền tảng đã kể trên nhằm tăng độ nhận diện của
sản phẩm với thị trường Nhật Bản. Ngoài hình ảnh về bao bì, mẫu mã và
các điểm nổi bật trong thành phần cấu tạo sản phẩm, HTX Tài Hoan cũng
cần hướng đến các bài đăng về Testimonials - Khách hàng chứng thực
nhằm truyền tải cảm nhận tốt của người dùng về sản phẩm.
- Quảng bá hình ảnh sản phẩm thông qua người nổi tiếng, food reviewer,
blogger,... có tầm ảnh hưởng như Maikiwi, Yuka Kinoshita,... Những
video vừa ăn vừa kể chuyện và nêu cảm nhận về món ăn là một trong những
chủ đề rất hút người xem trong giới trẻ hiện nay, vì vậy nhóm tác giả tin
rằng phương thức quảng cáo này tuy không mới nhưng là một cách tiếp
cận gần gũi và hiệu quả với người tiêu dùng Nhật Bản. Ngoài ra, nhóm tác
giả nhận thấy một nét đẹp trong văn hóa Nhật Bản là văn hóa đọc, vì vậy
HTX Tài Hoan có thể lồng ghép những câu chuyện về miến Tài Hoan trong
các bài viết quảng bá sản phẩm, vì vậy đội ngũ Marketing của HTX Tài
Hoan hoàn toàn có thể tận dụng nét văn hóa này để cung cấp thông tin sản
phẩm thông qua các bài viết của người nổi tiếng trên các trang MXH.
- Kết hợp với chuỗi cửa hàng giá rẻ Gyomu để quảng bá sản phẩm, giúp
thúc đẩy hiệu quả bán hàng. HTX Tài Hoan có thể cung cấp một số hàng
mẫu khoảng 100g để Gyomu sử dụng làm quà tặng đính kèm cho các sản

48
phẩm bán chạy khác của họ. Nhờ vậy, khách hàng sẽ có cơ hội được trải
nghiệm sản phẩm miến dong miễn phí, giúp tăng cơ hội người tiêu dùng
mua sản phẩm trong lần sau.
Hiện nay, kênh truyền thông chính thức của HTX Tài Hoan vẫn là landing
page với giao diện khá đơn giản. Vậy nhưng đây lại là kênh tiếp cận duy nhất mà
người tiêu dùng có thể tìm hiểu về sản phẩm của HTX Tài Hoan, vì vậy nhóm tác
giả đề xuất những hình ảnh bắt mắt, những thông tin chi tiết, chỉn chu và thân
thiện hơn trên giao diện chính của kênh. Ngoài ra cũng cần thường xuyên cập
nhật những thông tin, thành tựu nổi bật nhất để quảng bá hình ảnh HTX Tài Hoan
trên trang chính của HTX.
Bên cạnh đó, con đường tiếp cận nhanh nhất với tệp khách hàng kể trên
có thể kể đến các hội chợ ẩm thực. Phương thức Marketing Offline du kích này
sẽ giúp HTX Tài Hoan thu hút được khách hàng là các doanh nghiệp kinh doanh
sản phẩm nông sản, thực phẩm,... đặc biệt là các chuỗi đại lý như Gyomu mà
nhóm tác giả đã đề xuất trong khâu chọn kênh phân phối. Ngoài ra, việc HTX Tài
Hoan tham gia vào các hội chợ cũng sẽ có sức thu hút lớn với người tiêu dùng.
Tại đây, HTX sẽ chế biến miến dong với các món ăn thường ngày của người Nhật
và cả những món ăn truyền thống của Việt Nam để mọi người có thể thưởng thức
và cảm nhận được tính đa dạng của sản phẩm khi ứng dụng vào thực đơn của gia
đình mình, không những thế còn là tính thuận tiện khi chỉ cần chế biến rất đơn
giản là đã có được thành phẩm ngon, bổ dưỡng cho sức khỏe.
Để tối ưu hóa độ tiếp cận của sản phẩm đến với khách hàng, nhóm tác giả
đề xuất tổ chức 3 hội chợ tại các sự kiện quảng bá sản phẩm du kích bao gồm:
Ramen Expo, Giới thiệu mặt hàng nông sản, Hội chợ sinh viên,... (các tên chủ đề
chỉ mang tính chất gợi ý). HTX Tài Hoan sau khi gia nhập VCCI có thể nhanh
chóng cập nhật các thông tin về hội chợ tại Nhật Bản và đăng kí tham gia những
sự kiện phù hợp. Xuyên suốt buổi hội chợ sẽ diễn ra các hoạt động cụ thể sau:
- Trải nghiệm sản phẩm: người tham gia có thể được ăn thử những sản phẩm
được chế biến từ miến dong của HTX Tài Hoan

49
- Hoạt động trao thưởng, tặng quà: người tham dự sẽ được nhận 01 pack -
5 gói miến nếu giới thiệu được 5 người mua hàng tại sạp hàng của HTX
Tài Hoan.
- Cuộc thi nhập vai chế biến sản phẩm: HTX Tài Hoan sẽ chuẩn bị công
thức gợi ý và nguyên liệu để chế biến miến dong, người tham gia sẽ nhập
vai là những người đầu bếp chế biến món ăn và sẽ được tặng quà dựa trên
các tiêu chí về hình thức và hương vị

2.3.3. Chiến lược Logistic


Với tính chất của mặt hàng miến khô, nhóm tác giả đã lựa chọn con đường
vận chuyển là đường thủy, từ cảng Hải Phòng qua cảng Osaka. Với khối lượng
miến xuất khẩu dự tính là 4 tấn, phương thức vận tải này là phương thức tiết kiệm
và tối ưu hơn cả so với con đường hàng không hoặc đường sắt. Con đường vận
chuyển sẽ bắt đầu từ kho miến dong tại HTX Tài Hoan, thôn Chè Cọ, Bắc Kạn
tới cảng Hải Phòng bằng xe tải chở hàng, sau đó tới cảng Osaka - Nhật Bản theo
hình thức LCL16. Quy trình xuất khẩu được làm cụ thể qua 8 bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin cơ bản

- Mã HS của hàng hóa: 1902303017. Chính sách mặt hàng: Chính phủ Việt
Nam cho phép xuất khẩu mặt hàng miến dong này.
- Chính sách thuế: VJEPA cho phép mặt hàng miến hưởng lợi ích về thuế
quan xuống tới 0%.
- Thủ tục Hải quan: Chuẩn bị chứng từ cần thiết cho lô hàng.

Bước 2: Đơn vị xuất khẩu tính toán giá và chi phí vận chuyển lô hàng

Giá bên xuất khẩu tính toán chi phí theo công thức sau:

16
LCL (Less-than-container load) hay còn go ̣i là hàng lẻ / hàng consol / hàng ghép / là lô hàng không đủ lớn để
chất đầy một container hàng hóa.
17
Dựa theo kết quả tra cứu tại: Cơ sở Dữ liệu Thương mại Việt Nam (VNTR) (moit.gov.vn)

50
INV= C+F1+X+F+I+N+VAT+F2+…

+ INV (Invoice value): Giá trị lô hàng (giá bên bán thể hiện trong báo giá)

+ F1: Các chi phí phát sinh tại nội địa nước xuất khẩu

+ X: Thuế xuất khẩu

+ F: Cước vận tải quốc tế

+ I: Phí bảo hiểm (thỏa thuận với công ty kí kết hợp đồng bảo hiểm)

+ N: Thuế nhập khẩu (N = 0)

+ VAT (Value Added Tax): Thuế giá trị gia tăng

+ F2: Các chi phí phát sinh tại nội địa nước nhập khẩu

+ Các khoản khác như lãi vay, phí ngân hàng…

Bước 3: Chốt đơn hàng và ký kết hợp đồng

Đầu tiên, hai bên sẽ tiến hành đàm phán để đề ra các điều khoản thống nhất
với nhau trong hợp đồng, sau đó, tùy thuộc vào phương thức thanh toán mà lựa
chọn phương thức chuyển tiền phù hợp, Gyomu sẽ liên hệ với ngân hàng phục vụ
mình để chuẩn bị các hồ sơ, chứng từ liên quan đến nghiệp vụ thanh toán quốc
tế. Với mặt hàng Miến dong xuất LCL, nhóm tác giả đề xuất chọn điều khoản
thanh toán L/C18 để nhanh chóng về mặt quy trình.

Cuối cùng, bên bán sẽ yêu cầu bên mua hàng thanh toán toàn bộ giá trị
hàng sau khi container được cho lên tàu và bên bán cung cấp đầy đủ bộ chứng từ

18
Hình thức thanh toán bằ ng thư tín dụng: là thư do ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của người nhập khẩu,
cam kết với người bán về việc thanh toán một số tiền nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, nếu
người bán xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong thư tín dụng.

51
xuất nhập khẩu cho bên mua. Nếu Gyomu không thanh toán, HTX Tài Hoan sẽ
làm việc với hãng tàu để không nhả hàng.

Bước 4: Thuê đơn vị Logistics vận chuyển hàng hóa

Với tuyến đường biển Hải Phòng - Osaka, có rất nhiều công ty logistics
khắp Việt Nam cung cấp dịch vụ này như: Bee Logistics, Transimex, Expeditors
VN,... Nhóm tác giả đề xuất lựa chọn công ty TTL Logistics để đảm nhận kiện
hàng miến dong 4 tấn này, bởi TTL Logistics là một phần của tập đoàn Mitsubishi
Nhật Bản, hơn nữa, công ty còn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực vận tải đa
phương thức.

Bước 5: Mua bảo hiểm

Để hạn chế tối đa rủi ro ngoài ý muốn có thể xảy ra trong quá trình vận
chuyển hàng hóa đường biển cũng như tạo niềm tin cho đối tác nhập khẩu Nhật
Bản, nhóm tác giả lựa chọn sẽ mua hợp đồng bảo hiểm chuyến19 cho lô hàng miến
dong HTX Tài Hoan.

Bước 6: Chuẩn bị bộ chứng từ Xuất nhập khẩu

Hai bên xuất và nhập khẩu sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ cần thiết theo quy định để
làm thủ tục Hải quan. Đặc biệt với việc đề xuất sử dụng phương thức thanh toán
L/C, HTX miến dong Tài Hoan cần chuẩn bị các bộ hồ sơ sau: Invoice (Hóa đơn
thương mại); Packing list ( Phiếu đóng gói hàng hóa); Sale containerract (Hợp
đồng mua bán ngoại thương); Bill (Vận đơn đường biển); CO (Giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hóa); Căn cứ theo yêu yêu cầu của bên mua, bên bán sẽ làm CO và
cung cấp cho bên mua để hưởng ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu; Certificate of

19
Hợp đồng nơi mà người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về hàng hóa trong phạm vi một chuyến, thường dùng
cho những lô hàng nhỏ, không chuyên chở nhiều lần.

52
free sale (giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm tự do); Healthy certificate (chứng
nhận an toàn thực phẩm) tại nước xuất khẩu.

Bước 7: Lựa chọn điều kiện Incoterms là CIF

CIF (Cost, Insurance and Freight) là một thuật ngữ thương mại quốc tế khi
hai bên dùng hình thức vận tải đường biển. Với điều kiện CIF, trách nhiệm của
hai bên mua và bán hàng hóa như sau:

1. Trách nhiệm của HTX Tài Hoan

HTX phải cung cấp các chứng từ liên quan như: hóa đơn thương mại, vận
đơn đường biển cho người mua, giấy phép xuất khẩu hoặc giấy ủy quyền từ địa
phương cho lô hàng miến dong, ký hợp đồng bảo hiểm tối thiểu 110% cho lô
hàng miến dong, có trách nhiệm giao hàng lên trên tàu của TTL Logistics và chịu
trách nhiệm cuối cùng khi lô miến đã qua đến cảng Osaka.

2. Trách nhiệm của Gyomu

Khi nhận được lô miến dong, Gyomu phải thanh toán tiền đầy đủ như hợp
đồng 2 bên đã thỏa thuận. HTX Tài Hoan chỉ cung cấp các giấy tờ liên quan đến
xuất khẩu, người mua thực hiện thông quan và xin giấy phép nhập khẩu cho hàng
hóa, sau đó nhận hàng được giao ở cảng Osaka. Gyomu hoàn toàn chịu mọi rủi
ro về thiệt hại và mất mát sau thời điểm hàng hóa được giao xong xuống boong
tàu cũng như mọi chi phí phát sinh như chi phí dỡ hàng tại cảng, phí thủ tục thông
quan và thuế nhập khẩu.

Bước 8: Về quy trình vận chuyển đơn hàng

Sau khi ký kết được hợp đồng, thống nhất về thời gian giao hàng vận
chuyển. Bên đơn vị logistics sẽ liên hệ hãng tàu để đặt chỗ theo chuyến tàu phù
hợp. Phía hãng tàu sẽ cung cấp booking. Trên booking sẽ có thông tin về tên tàu,

53
số chuyến, ngày dự kiến khởi hành và thời gian tập kết tại kho CFS 20 hàng lẻ đóng
hàng. HTX Tài Hoan cần chuẩn bị và đóng đủ khối lượng hàng vào thùng carton,
chằng buộc đảm bảo an toàn khi vận chuyển, dán tem nhãn hàng hóa vào sản
phẩm đúng theo quy định. TTL Logistics sẽ bố trí xe tải phù hợp để về kho vận
chuyển hàng cũng như tư vấn hỗ trợ bên bán chuẩn bị các chứng từ hải quan cần
thiết để làm thủ tục xuất khẩu. Hàng lẻ xuất LCL sẽ vận chuyển theo quy trình
như sau:

- Chặng 1: Vận chuyển xe tải từ kho miến tại HTX Tài Hoan đến kho CFS
tại cảng Hải Phòng, đồng thời làm thủ tục hải quan xuất khẩu, đóng thuế
xuất khẩu cho lô hàng.
- Chặng 2: Sau khi đóng hàng vào container tại kho CFS sẽ vận chuyển đến
cảng Hải Phòng để khai thác container lên tàu.
- Chặng 3: Container được vận chuyển từ Việt Nam sang Nhật Bản.
- Chặng 4: Vận chuyển container từ cảng Osaka về kho CFS tại đó để khai
thác. Đồng thời, Gyomu sẽ làm thủ tục hải quan nhập khẩu, đóng thuế nhập
khẩu cho lô hàng.
- Chặng 5: Vận chuyển xe tải lấy hàng tại kho CFS để về kho của siêu thị
Gyomu.

2.3.4. Chiến lược Tài chính


Với những chiến lược đã được nhóm tác giả đề cập ở trên về việc xúc tiến
thương mại mặt hàng miến dong HTX Tài Hoan sang thị trường Nhật Bản, nhóm
tác giả đã tham khảo giá thị trường và xây dựng bảng dự trù kinh phí như sau:

Bảng 2.0: Dự trù kinh phí cho lô hàng đầu tiên

Số Đơn
Đơn Chi phí Chú
STT Tên hạng mục Đơn giá lượng vị
vị tổng thích
tính tính

20
CFS (Container Freight Station) là điểm giao hàng lẻ với những lô hàng chưa đủ thể tích để lấp đầy một
container

54
LOGISTIC
Customs clearance ( phí làm thủ tục hải
1 USD 35 1 Lô 35
quan xuất khẩu)

Giấy phép Certificate of free sale


2 USD 50 1 Lô 50
Chứng nhận lưu hành sản phẩm tự do

Giấy phép Healthy certificate


3 USD 50 1 Lô 50
Chứng nhận an toàn thực phẩm

Phí hun trung (nếu có) áp dụng cho


4 USD 0 0 Lô 0
hàng gỗ

5 Phí xin CO (Giấy chứng nhận xuất xứ) USD 40 1 Lô 40

DHL Express Fee ( phí chuyển phát


6 USD 50 1 Lô 50
nhanh )

7 Phí rút tiền của ngân hàng USD 15 1 Lô 15

Phí vận chuyển hàng lẻ từ xưởng ra


8 USD 160 1 Lô 160
kho CFS

THC ( Phí xếp dỡ ) Terminal Handling


9 USD 8 12 CBM 96
charge

10 CFS (Phí gom hàng lẻ) USD 7 12 CBM 84

11 LSS (Phụ phí nhiên liệu) USD 7 12 CBM 84

12 GRI (Phụ phí cước vận chuyển tăng) USD 30 12 CBM 360

13 AFR (Phí khai Manifest) USD 15 1 Lô 30

14 Bill fee ( Phí chứng từ ) USD 25 1 Lô 25

15 HP - Osaka (Nhật Bản) USD 5 6 CBM 30

0.15 %
của giá
16 Insurance (bảo hiểm hàng hóa) USD 17 1 đơn 17
trị đơn
hàng

USD $1,126

Tổng chi phí logistic Tỷ giá quy đổi (ngày 8-5)


26.403.574
USD-VND: 23.449

CHI PHÍ SẢN XUẤT

55
Chi phí
này đã
bao
gồm
tiền chi
cho
17 Miến dong HTX Tài Hoan gói 250g VNĐ 16.250 16000 gói 260.000.000
nhân
công,
nguyên
liệu, tư
liệu sản
xuất

MARKETING

18 Phí gia nhập VCCI VNĐ 3.000.000 1 3.000.000

Chi phí
dự trù
cho 03
19 Chi phí hoạt động PR offline VNĐ 60.000.000 3 đợt 180.000.000
quảng
bá tại
hội chợ

20 Booking food reviewer 10.000.000 5 50.000.000

21 Sửa landing page 5.000.000 1 5.000.000

22 Chạy quảng cáo SEO và Twitter 15.000.000 1 15.000.000

23 Phí hoa hồng cho Gyomu VNĐ 1.625 16000 26.000.000

TỔNG 565,403,574

Với mục tiêu tỷ suất lợi nhuận khoảng 29.52% cho lô hàng đầu tiên, nhóm
tác giả đề xuất giá bán cho một gói sản phẩm là 70.000 VNĐ. Áp dụng công thức:
- Tính lợi nhuận ròng:
𝑳ợ𝑳 𝑳𝑳𝑳ậ𝑳 𝑳ò𝑳𝑳
= 𝑳ổ𝑳𝑳 𝑳𝑳𝑳𝑳𝑳 𝑳𝑳𝑳 − 𝑳ổ𝑳𝑳 𝑳𝑳𝑳 𝑳𝑳í
− 𝑳𝑳𝑳ế 𝑳𝑳𝑳𝑳

56
- Tính tỷ suất lợi nhuận:
𝑇ỷ 𝑇𝑇ấ𝑇 𝑇ợ𝑇 𝑇ℎ𝑇ậ𝑇
= (𝑇ợ𝑇 𝑇ℎ𝑇ậ𝑇 𝑇ò𝑇𝑇 ÷ 𝑇ổ𝑇𝑇 𝑇𝑇𝑇𝑇ℎ 𝑇ℎ𝑇) × 100

Với 01 lô hàng 04 tấn - 16000 gói, nhóm tác giả tổng hợp thành bảng biểu
dưới đây:

Bảng 2.1: Giá bán sản phẩm

Đơn Tổng doanh Thuế Lợi nhuận Đơn


Số lượng Giá vốn
vị thu TNDN ròng vị

1 gói 70,000 19,337 50,663 VNĐ

16000 gói 1,120,000,000 309,392,000 224,000,000 330,596,426 VNĐ

Từ những tính toán trên, nhóm đã tính thời gian hoàn vốn cho lô hàng này
như sau:
Về nhu cầu tiêu thụ, một gói miến Tài Hoan 250g sẽ chế biến được thành
2 bữa. Nhóm ước tính một khách hàng sẽ ăn 2 bữa miến 1 tuần cho mục đích ăn
đổi bữa và trải nghiệm món mới. Như vậy, trung bình 1 người sẽ tiêu thụ 1 gói
250g/tuần. Về thị phần, doanh nghiệp bước đầu sẽ tiếp cận với thị trường người
Việt tại Osaka (ước tính khoảng 45,344 người Việt tính đến 6/2022). Doanh
nghiệp ước tính các chiến lược marketing sẽ tiếp cận được 4%, tương đương với
2000 khách hàng. Với 20 điểm bán tại Osaka của Gyomu, mỗi điểm bán sẽ phải
tiếp cận với 100 khách hàng. Ước tính rằng mỗi khách hàng sẽ giới thiệu cho một
khách mới sau khi sử dụng sản phẩm của HTX Tài Hoan tại các hội chợ, kết hợp
với cấp số nhân, có thể tính toán rằng thời gian để mỗi điểm bán tiếp cận được
100 khách là khoảng 6 tuần 5 ngày (tính từ sau khi các hoạt động marketing đã

57
bắt đầu). Sau khi tiếp tục sử dụng cấp số nhân, ta có thể tính được thời gian bán
hàng để thu hồi vốn là 7 tuần 4 ngày và thời thời gian bán hàng để thu hồi lợi
nhuận là 8 tuần 6 ngày.

Vậy:
𝑇ℎờ𝑇 𝑇𝑇𝑇𝑇 𝑇ℎ𝑇 ℎồ𝑇 𝑇ố𝑇
= 𝑇ℎờ𝑇 𝑇𝑇𝑇𝑇 𝑇𝑇ấ𝑇 𝑇ờ, 𝑇ậ𝑇 𝑇ℎ𝑇𝑇ể𝑇 + 𝑇ℎờ𝑇 𝑇𝑇𝑇𝑇 𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇
+ 𝑇ℎờ𝑇 𝑇𝑇𝑇𝑇 𝑇á𝑇 ℎà𝑇𝑇 𝑇ℎ𝑇 ℎồ𝑇 𝑇ố𝑇

= 4 𝑇ℎá𝑇𝑇 + 2 𝑇ℎá𝑇𝑇 + 7 𝑇𝑇ầ𝑇 4 𝑇𝑇à𝑇 = 7 𝑇ℎá𝑇𝑇 25 𝑇𝑇à𝑇


𝑇ℎờ𝑇 𝑇𝑇𝑇𝑇 𝑇ℎ𝑇 ℎồ𝑇 𝑇ợ𝑇 𝑇ℎ𝑇ậ𝑇
= 𝑇ℎờ𝑇 𝑇𝑇𝑇𝑇 𝑇𝑇ấ𝑇 𝑇ờ, 𝑇ậ𝑇 𝑇ℎ𝑇𝑇ể𝑇 + 𝑇ℎờ𝑇 𝑇𝑇𝑇𝑇 𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇
+ 𝑇ℎờ𝑇 𝑇𝑇𝑇𝑇 𝑇á𝑇 ℎà𝑇𝑇 𝑇ℎ𝑇 ℎồ𝑇 𝑇ợ𝑇 𝑇ℎ𝑇ậ𝑇

= 4 𝑇ℎá𝑇𝑇 + 2 𝑇ℎá𝑇𝑇 + 8 𝑇𝑇ầ𝑇 6 𝑇𝑇à𝑇 = 8 𝑇ℎá𝑇𝑇 6 𝑇𝑇à𝑇

2.4. Dự trù rủi ro


Khi đưa sản phẩm miến dong vào một thị trường khó tính như Nhật Bản,
những rủi ro mà HTX Tài Hoan có thể gặp phải là rất lớn. Nhóm tác giả đã nghiên
cứu, tìm hiểu kĩ lưỡng nhằm đưa ra những rủi ro có thể gặp phải trong 3 lĩnh vực
và từ đó đề ra một số giải pháp cụ thể ứng phó trong những viễn cảnh không mấy
tích cực như vậy.
2.4.1. Rủi ro về tài chính
Trước tiên là những rủi ro về tài chính. Trong thời gian đầu thâm nhập thị
trường, HTX có thể phải chịu lỗ bởi người Nhật chưa quá quen thuộc với thương
hiệu miến dong Tài Hoan, khiến sản phẩm miến của HTX chưa có quá nhiều sức
mạnh cạnh tranh khi đặt trên kệ hàng của siêu thị Gyomu. Đối với viễn cảnh này,
nhóm tác giả đề xuất nên dựa theo mức độ lỗ của sản phẩm để đưa ra hướng giải
quyết phù hợp nhất. Nếu doanh thu chưa thể đạt được 50% doanh thu dự tính
trong khoảng thời gian hoàn vốn, nhóm đề xuất đẩy mạnh hơn nữa công tác
marketing, không chỉ quảng bá trực tiếp tại hội chợ mà còn thuê agency để đảm
nhận quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội của Nhật. Nếu như đã áp dụng giải
pháp đó rồi nhưng sau khoảng thời gian hòa vốn dự kiến, doanh thu chưa thể đạt

58
được hơn 50%, HTX Tài Hoan có thể cân nhắc phương án giảm giá thành sản
phẩm để tiếp cận được đa dạng tệp khách hàng hơn, mục tiêu của việc này chỉ là
để đạt được lợi nhuận vừa phải hoặc thậm chí là hòa vốn. Trong viễn cảnh tệ nhất
có thể, khi HTX Tài Hoan đã không thể lấy lại được phần vốn đã đầu tư, nhóm
tác giả gợi ý chiến lược rút khỏi thị trường Nhật Bản để tránh thêm tổn thất về tài
chính cho HTX Tài Hoan.
2.4.2. Rủi ro về Marketing
Tiếp theo là những rủi ro khi làm công tác marketing sản phẩm tại Nhật
Bản. Trong chiến lược nhóm đề ra, HTX Tài Hoan sẽ quảng bá trực tiếp tại ba
hội chợ nông sản tại Osaka trong khoảng thời gian là ba tháng. Tuy nhiên, trong
viễn cảnh sau ba đợt tham gia hội chợ nông sản, sản phẩm miến dong HTX Tài
Hoan vẫn chưa thật sự nổi bật và chưa được người tiêu dùng Nhật đón nhận,
nhóm tác giả đề xuất HTX Tài Hoan tiếp tục tham gia nhiều hội chợ hơn, không
chỉ là hội chợ nông sản mà còn là hội chợ xúc tiến sản phẩm truyền thống từ nước
ngoài, hội chợ tại các địa điểm khác. Không chỉ vậy, việc định vị sai sản phẩm
và lựa chọn sai lệch phân khúc khách hàng có thể dẫn tới những rủi ro lớn. Theo
chiến lược nhóm đề ra, sản phẩm miến dong Tài Hoan ngoài những điểm mạnh
như nguyên liệu hoàn toàn thiên nhiên, hỗ trợ giảm cân thì còn được nhóm định
vị là sản phẩm có giá cả vô cùng cạnh tranh và dành cho tệp khách hàng gồm
người Việt tại Nhật, những sinh viên, người sống một mình,... Giải pháp cho rủi
ro này là tái định vị lại sản phẩm, không còn là “hàng Việt giá rẻ” mà sẽ trở thành
“hàng Việt, chất lượng cao”.
2.4.3. Rủi ro về Logistic
Ngoài ra, những rủi ro trong quy trình xuất nhập khẩu lô hàng cũng đã được
nhóm tìm hiểu và nghiên cứu kĩ. Với những rủi ro ngoài ý muốn như việc mất
hoặc hỏng lô miến, tàu vận chuyển gặp sự cố trên biển hay việc cước biến biến
động đột ngột, nhóm tác giả đề xuất HTX Tài Hoan sử dụng điều kiện Incoterm
CIF để hạn chế tối đa thiệt hại từ những rủi ro trên nhờ việc mua bảo hiểm theo
chuyến cho lô hàng. Hơn nữa, cách bảo quản của mặt hàng miến khô cũng là một

59
điều cần lưu ý để hạn chế miến bị đứt, gãy, hỏng. Miến cần được bảo quản trong
điều kiện khô thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và gói miến
cần được đóng vào các thùng các - tông cứng và dày để tránh bị các thùng hàng
khác đè lên, làm biến dạng.
2.4.4. Rủi ro về chuyển đổi tỷ giá
Rủi ro này bàn về sự chênh lệch tỷ giá có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các
chi phí trong kinh doanh quốc tế. Để phòng ngừa rủi ro này, HTX Tài Hoan cần
trao đổi kỹ với đối tác tại Nhật về các điều khoản phù hợp và hiệu quả khi lựa
chọn tỷ giá. HTX cần phải xem xét kỹ về các nội dung như sau: Các bên phải
đảm bảo và cam kết về các thông tin được cung cấp; kiểm tra kỹ địa chỉ, các nghĩa
vụ và trách nhiệm được quy định trong hợp đồng. tuân thủ các quy tắc an toàn
khi thực hiện thanh toán quốc tế bằng thẻ, tài khoản ngân hàng; Nếu nghi ngờ
trong quá trình thanh toán có xuất hiện yếu tố trái phép cần thông báo ngay cho
các cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc ngân hàng mà doanh nghiệp đang sử
dụng để có thể tạm ngừng giao dịch; đọc kỹ các chính sách của các đơn vị có
nghĩa vụ cung cấp hoặc nhận hàng hóa, dịch vụ trước khi thanh toán để tránh các
rủi ro mất mát không đáng có và cuối cùng là giữ lại mọi chi tiết giao dịch và các
chứng từ liên quan theo từng phương thức thanh toán để phục vụ cho quá trình
tra soát sau này.

60
CHƯƠNG V

ĐÁNH GIÁ ĐỀ ÁN

Đề án được nghiên cứu để đánh giá và tìm ra giải pháp xuất khẩu mặt hàng
miến dong của HTX Tài Hoan sang thị trường Nhật Bản, dựa trên phương pháp
nghiên cứu sử dụng sự kết hợp của phương pháp định tính và định lượng từ bộ
dữ liệu được thu thập từ các khảo sát, kênh thông tin ở trong nước và ngoài nước.
Sau khi phân tích kỹ lưỡng các môi trường qua việc sử dụng mô hình PESTEL,
phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter cùng việc đánh giá
giá trị ngành hàng sản phẩm tại thị trường Nhật Bản, nhóm tác giả đã tìm ra những
ưu điểm lợi thế khi xuất khẩu mặt hàng miến dong của HTX Tài Hoan sang thị
trường Nhật Bản. Nhận thấy cơ hội từ sự giúp đỡ của Chính phủ, các cơ quan Bộ,
ban, ngành, các tổ chức hỗ trợ xúc tiến và các đối tác thương mại, nhóm tác giả
đã nhìn thấy lộ trình hướng đi của HTX Tài Hoan khi xuất khẩu mặt hàng miến
dong sang thị trường Nhật Bản. Đặt góc nhìn từ vị trí của các nhà kinh doanh,
nhóm tác giả đã đặt ra các mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn cùng với việc đề
xuất giải pháp nhằm thực hiện hóa mục tiêu đã đề ra bằng ba chiến lược cụ thể:
Chiến lược Nguồn lực, Chiến lược Marketing và Chiến lược Logistics.
Miến dong HTX Tài Hoan trong những năm gần đây đã tạo được danh
tiếng với người dùng Việt Nam yêu thích sản phẩm OCOP bởi chất lượng sản
phẩm mà và dư âm của việc xuất khẩu sang Séc, vậy nhưng miến dong HTX Tài
Hoan vẫn chưa gia tăng được độ phủ sóng với thị trường bởi chưa có chiến lược
quảng cáo cụ thể mà mới chỉ tập trung xây dựng hình ảnh trên landing page/web
của HTX. Nhìn chung, với các chiến lược HTX Tài Hoan đề ra ở hai chiến lược
về Nguồn lực và Marketing, HTX Tài Hoan không gặp phải quá nhiều trở ngại,
vậy nhưng ở khâu Logistics, mặt hàng miến dong Tài Hoan phải đối mặt với một
vài rủi ro về vận chuyển và giá cước. Nhóm tác giả đề xuất HTX áp dụng điều
kiện incoterm CIF để xuất khẩu miến cũng như chuẩn bị kĩ càng hợp đồng và các
loại chứng từ để hạn chế tối đa những rủi ro này.

61
Sau khi đề xuất các chiến lược phù hợp với mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
của HTX Tài Hoan khi xuất khẩu miến dong sang thị trường Nhật Bản, nhóm tác
giả cũng đồng thời tính toán dự trù kinh phí cho một lô hàng xuất khẩu và thu
được lãi suất 30%, điều đó chứng minh cho mức độ hợp lý và khả thi của dự án
khi đi vào thực tế.
Xét về tính sáng tạo, các đề xuất Marketing có tính sáng tạo trong khuôn
khổ tài chính. Chú trọng vào tạo các điểm chạm nhỏ nhưng chất lượng dựa trên
lối sống, văn hóa của người Nhật Bản hiện đại.
Xét về tính phù hợp, nhóm tác giả may mắn kết nối được với chị Hoa -
Giám đốc của HTX Tài Hoan, kế hoạch của nhóm phù hợp với nhu cầu của HTX
khi muốn chi tiêu hợp lý tại thị trường mới vì vẫn còn tập trung phát triển thị
trường nội địa.
Xét về tính khả thi, liên quan đến vấn đề tài chính, kế hoạch của nhóm đã
dự trù được các chi phí liên quan trong 1 lô hàng và ước tính lợi nhuận Về pháp
lý, các yêu cầu về giấy tờ, thông tin trên bao bì, công đoạn thủ tục hải quan được
trình bày chi tiết Đặc biệt, kế hoạch của nhóm đã trình bày cụ thể về quy trình hải
quan và thủ tục logistic.

62
PHỤ LỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo bằng Tiếng Anh:


(1) MarkerLine, a Progressive Digital Media business.(2018).Pasta & Noodles
Industry Profile: Japan.Staffordshire University. Pasta & Noodles Industry
Profile: Japan - Staffordshire University (exlibrisgroup.com) [Truy cập
ngày 25/04/2023]
(2) (2021). Why we forecast Japan’s resilient growth in 2023. Oxford
Economics. Why we forecast Japan’s resilient growth in 2023 [Truy cập
ngày 28/04/2023].

(3) Economic and political overview. Credit Agricole Group.


https://international.groupecreditagricole.com/en/international-
support/japan/economic-overview [Truy cập ngày 28/04/2023].

Tài liệu tham khảo bằng Tiếng Việt:


(1) Bật mí cách phân biệt 7 loại mì Nhật Bản giúp bạn trở nên “sành”
hơn.ChuduInfo. Các loại mì Nhật Bản phổ biến và cách phân biệt -
ChuduInfo (chudu24.com) [Truy cập ngày 25/04/2023]
(2) Lan Phương.(2022).Ngân hàng Nhật Bản nâng dự báo lạm phát.Bộ Tài
Chính. https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-
chinh?dDocName=MOFUCM222272 [Truy cập ngày 01/05/2023].
(3) Chiến Hoàng.(2020).Bắc Kạn: Sản phẩm miến dong “4 sao” đầu tiên được
xuất khẩu sang CH Séc.Dân Việt. https://danviet.vn/bac-kan-san-pham-
mien-dong-4-sao-dau-tien-duoc-xuat-khau-sang-cong-hoa-sec-
20200813093727569.htm [Truy cập ngày 01/05/2023].

63
(4) An Khê.(2020).Đưa đặc sản miến dong "bay xa". Phụ Nữ Việt Nam.
https://phunuvietnam.vn/dua-dac-san-mien-dong-bay-xa-
20200318094545335.htm [Truy cập ngày 01/05/2023].
(5) Duy Khánh.(2021).Nối dài những chuyến hàng xuất khẩu miến dong.Báo
Bắc Kạn. https://baobackan.com.vn/noi-dai-nhung-chuyen-hang-xuat-
khau-mien-dong-post2644.html [Truy cập ngày 01/05/2023].
(6) Toán Nguyễn - Công Hải.(2022).Hành trình chinh phục châu Âu của miến
dong Bắc Kạn.Nông sản Việt. https://nongsanviet.nongnghiep.vn/hanh-
trinh-chinh-phuc-chau-au-cua-mien-dong-bac-kan-d323052.html [Truy
cập ngày 01/05/2023]
(7) Những vấn đề cần lưu ý đối với doanh nghiệp hoạt động xuất, nhập
khẩu.Công ty luật TGS. https://congtyluattgs.vn/nhung-van-de-can-luu-y-
doi-voi-doanh-nghiep-hoat-dong-xuat-nhap-khau/ [Truy cập ngày
29/04/2023].
(8) Khả Lạc.(2020).Chính đảng Nhật Bản gồm những đảng phái
nào?.Kilala.https://kilala.vn/van-hoa-nhat/chinh-dang-nhat-ban-gom-
nhung-dang-phai-nao.html [Truy cập ngày 29/04/2023].
(9) Lâm Ngọc.(2021).5 thói quen ăn uống siêu đặc biệt của người Nhật: Ăn
vừa đủ no 80% chỉ là một mẹo nhỏ giúp tăng cường sức
khoẻ.CAFEF.https://cafef.vn/5-thoi-quen-an-uong-sieu-dac-biet-cua-
nguoi-nhat-an-vua-du-no-80-chi-la-mot-meo-nho-giup-tang-cuong-suc-
khoe-20210717210928242.chn [Truy cập ngày 03/05/2023].
(10) Phạm Hồng Thái.(2019).Bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị ở
Nhật Bản.Hội đồng lý luận Trung Ương. https://hdll.vn/vi/thong-tin-ly-
luan---thuc-tien/bo-may-to-chuc-cua-he-thong-chinh-tri-o-nhat-ban--
%E2%80%8B.html [Truy cập ngày 03/05/2023].
(11) (2020). Cập nhật tình hình các kênh phân phối tại thị trường Nhật
Bản năm 2020. Go Global. https://goglobal.moit.gov.vn/vi/cap-nhat-tinh-

64
hinh-cac-kenh-phan-phoi-tai-thi-truong-nhat-ban-nam-2020.html [Truy
cập ngày 01/05/2023].
(12) Lương Hạnh.(2022).Kênh phân phối là gì? Chìa khoá để phát triển
chiến lược kênh phân phối.Marketing AI.https://marketingai.vn/kenh-
phan-phoi-la-gi/ [Truy cập ngày 06/05/2023].
(13) HRchannels.(2022).Kênh GT và MT là gì? Việc làm trong ngành
FMCG. HRchannels.https://www.hrchannels.com/uptalent/kenh-gt-va-
mt-la-gi-viec-lam-trong-nghanh-fmcg.html [Truy cập ngày 06/05/2023].
(14) (2022).Osaka Nhật Bản - thành phố đáng sống cho lao động xuất
khẩu https://japan.net.vn/osaka-nhat-ban-thanh-pho-dang-song-cho-lao-
dong-xuat-khau-2185.htm [Truy cập ngày 07/05/2023].
(15) (2022).Khám phá ẩm thực ở Osaka.Tokyo Metro.
https://tokyometro.vn/kham-pha-am-thuc-o-osaka-s213910-html/ [Truy
cập ngày 07/05/2023].
(16) (2010).Giới thiệu chung.VCCI.https://www.vcci.com.vn/gioi-thieu-
chung [Truy cập ngày 06/05/2023].
(17) (2023).Tập trung phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. Bộ Công
Thương Việt Nam. https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/hoat-dong-cua-
lanh-dao-bo/tap-trung-phat-trien-thi-truong-day-manh-xuat-khau.html
[Truy cập ngày 29/04/2023]
(18) (2023) Top một số mạng xã hội Nhật Bản được tải nhiều nhất trong
năm 2023. https://nhatban24h.vn/top-mot-so-mang-xa-hoi-nhat-ban-duoc-
tai-nhieu-nhat-trong-nam-2023_6259.html [Truy cập ngày 20/05/2023].

65

You might also like