You are on page 1of 34

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
~~~~~~*~~~~~~

BÁO CÁO THẢO LUẬN


ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH VÀ LẤY MỘT VÍ DỤ
MINH HỌA VỀ MỘT HÃNG CẠNH TRANH
HOÀN HẢO VÀ CHỈ RÕ CÁCH THỨC HÃNG
NÀY LỰA CHỌN SẢN LƯỢNG VÀ LỢI NHUẬN
KHI GIÁ THỊ TRƯỜNG THAY ĐỔI TRONG
NGẮN HẠN

Nhóm thực hiện : Nhóm 4


Mã lớp học phần : 2179MIEC0111
Giáo viên hướng dẫn : Lương Nguyệt Ánh
HÀ NỘI - 2021
MỤC LỤC

PHIỂU ĐÁNH GIÁ ĐIỂM CÁC THÀNH VIÊN 1


LỜI MỞ ĐẦU 2
1. Tính cấp thiết của đề tài 2
2. Nội dung của đề tài 2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ HÃNG CẠNH
TRANH HOÀN HẢO TRONG NGẮN HẠN 4
1. Khái niệm thị trường cạnh tranh hoàn hảo 4
1.1. Thị trường 4
1.1.1. Các tiêu thức phân loại thị trường 4
1.1.2. Phân loại thị trường 4
1.2. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 5
1.3. Hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn 5
2. Các đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo 5
2.1. Các đặc trưng: 5
2.2. Đường cầu và đường doanh thu cận biên 6
2.3. Lựa chọn sản lượng của hãng CTHH trong ngắn hạn 7
2.3.1. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận 7
2.3.2 Khả năng sinh lời của hãng CTHH trong ngắn hạn: 10
2.3.3. Đường cung của doanh nghiệp trong ngắn hạn 14
2.3.4. Đường cung của hãng CTHH trong ngắn hạn 15
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH
HOÀN HẢO TRONG NGẮN HẠN 17
1. Giới thiệu tình huống nghiên cứu: 17
1.1. Giới thiệu hãng cạnh tranh hoàn hảo: 17
1.2. Tình huống nghiên cứu: 17
2. Cách thức hãng đưa ra quyết định lựa chọn sản lượng và lợi nhuận trong
thời gian ngắn hạn: 19
2.1. Xác định các hàm chi phí trong thời gian ngắn hạn: 20
2.2 Lợi nhuận mà hãng CTHH sẽ đạt được: 21
2.2.1. Xét trường hợp mà hãng CTHH đang nghiên cứu rơi vào: 21
2.2.2. Lợi nhuận tối đa mà hãng CTHH đạt được thông qua số liệu
thu được: 22
2.4. Kết luận: 23
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN RÚT RA SAU NGHIÊN CỨU 25
1. Nhận xét về thị trường CTHH 25
2. Nhận xét, khuyến nghị và giải pháp về thị trường gạo qua nghiên cứu 25
PHIỂU ĐÁNH GIÁ ĐIỂM CÁC THÀNH VIÊN
NHÓM 4
Môn: Kinh tế vi mô I
Số Điểm
Điể
lượng cá
Mã sinh nh
STT Họ và tên Công việc cá nhân thực hiện câu hỏi nhân
viên đá
đặt ra, đánh
gi
trả lời giá
Các đặc điểm của thị trường
1 Tẩn Lể Hà 21D130115
CTHH, làm powerpoint

2 Đỗ Xuân Hải 21D130001 Lời mở đầu, thuyết trình

Nhóm trưởng, Kết luận rút ra


3 Lê Diễm Hằng 21D130161 nghiên cứu + kết luận chung,
làm clip
Thư kí, Khái niệm thị trường
4 Lê Hồng Hạnh 21D130116
CTHH, làm powerpoint
Sự lựa chọn sản lượng và lợi
5 Đỗ Thanh Hảo 21D130160 nhuận của thị trường gạo
trong ngắn hạn, làm word
Sự lựa chọn sản lượng và lợi
6 Hoàng Thị Linh Hậu 21D130117 nhuận của thị trường gạo
trong ngắn hạn, làm word
Sự lựa chọn sản lượng và lợi
7 Lê Thị Hiền 21D130162 nhuận của thị trường gạo
trong ngắn hạn, phản biện
Sự lựa chọn sản lượng và lợi
8 Võ Thị Hiền 21D130118 nhuận của thị trường gạo
trong ngắn hạn, làm word
Kết luận rút ra nghiên cứu +
9 Vũ Quang Hiếu 21D130119
kết luận chung, phản biện
Các đặc điểm của thị trường
10 Vũ Trung Hiếu 21D130163
CTHH, làm clip
Giới thiệu về .... (thị
11 Hoàng Kiều Trang 21D130143
trường/hãng nghiên cứu), kết
luận chung
Mã lớp học phần: 2179MIEC0111
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Có thể thấy, đại dịch Covid19 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu và
khiến nhiều quốc gia đặt ra nhiều luật lệ khắt khe để đẩy lùi dịch bệnh bùng phát. Việt
Nam cũng là một trong những nước bị ảnh hưởng không nhỏ bởi đại dịch bắt nguồn từ
người láng giềng Trung Quốc. Đại dịch COVID-19 vẫn đang có những diễn biến rất
phức tạp và khó lường, tại Việt Nam. Trong đó, đợt bùng phát dịch lần thứ tư bắt đầu
từ ngày 27/4/2021 đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội,
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân khi lan rộng ra hầu hết
các tỉnh, thành phố, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai…, nơi tập trung đông dân cư, khu công
nghiệp, khu chế xuất và các doanh nghiệp lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp
nhiều cho phát triển kinh tế và thu ngân sách. Vì vậy, vấn đề cạnh tranh đang được đặt
lên hàng đầu của mỗi doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này của đất nước.
Vì vậy để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải có phương án sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế. Tức là doanh nghiệp cần phải đưa ra cách thức lựa
chọn sản lượng và lợi nhuận tối ưu trước sự thay đổi của giá cả. Trong đó thị trường
cạnh tranh hoàn hảo được cho là sẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế cao. Các nhà kinh tế học
tân cổ điển cho rằng cạnh tranh hoàn hảo sẽ tạo ra kết quả tốt nhất có thể cho người
tiêu dùng và xã hội.
Sau khi học và nghiên cứu về bộ môn Kinh tế vi mô I, để tìm hiểu rõ về thị trường
và cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, nhóm em lựa chọn đề tài “Phân tích và lấy một
ví dụ minh họa về một hãng cạnh tranh hoàn hảo và chỉ rõ cách thức hãng này
lựa chọn sản lượng và lợi nhuận khi giá thị trường thay đổi trong cả ngắn hạn”.

2. Nội dung của đề tài


2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
* Mục tiêu chung: Tìm hiểu về phương thức hoạt động của 1 hãng cạnh tranh hoàn
hảo lựa chọn sản phẩm và lợi nhuận khi giá thị trường thay đổi trong cả ngắn hạn và
dài hạn
* Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích những cách thức mà hãng CTHH làm việc trong việc áp dụng nguyên lý
của CTHH
- Tìm ra bài giải cho vấn đề đau đầu về lợi nhuận của các doanh nghiệp
- Đánh giá về thị trường CTHH khi giá cả thay đổi cả ngắn hạn lẫn dài hạn

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


* Đối tượng: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hãng CTHH mặt hàng gạo
* Phạm vi:
- Không gian: Quán gạo bác Cúc, chợ Xuân Khanh, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội
- Thời gian hoạt động: 20 năm
- Thời gian khảo sát: 6 tháng đầu năm 2021.
NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ HÃNG


CẠNH TRANH HOÀN HẢO TRONG NGẮN HẠN

1. Khái niệm thị trường cạnh tranh hoàn hảo


1.1. Thị trường
Thị trường là một tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó người bán và người mua
tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Là khuôn khổ vô hình, trong đó người này tiếp xúc với người kia để trao đổi một
thứ gì đó khan hiếm và trong đó họ cùng xác định giá và số lượng trao đổi.
Sự tác động giữa người mua và người bán xác định giá, số lượng, chủng loại sản
phẩm từng loại hàng hóa và dịch vụ cụ thể.

1.1.1. Các tiêu thức phân loại thị trường


Thị trường được phân loại dựa vào các tiêu chí sau:
● Số lượng người mua và người bán
● Loại hình sản phẩm đang sản xuất và bán
● Sức mạnh thị trường của người mua và bán
● Các trở ngại của việc gia nhập thị trường
● Hình thức cạnh tranh phi giá cả

1.1.2. Phân loại thị trường


Dựa vào các tiêu thức phân loại, người ta chia thị trường thành 3 loại sau:
● Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
● Thị trường độc quyền thuần túy
● Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
1.2. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Cạnh tranh hoàn hảo (CTHH) là một hình thái thị trường trong đó có một số
lượng lớn người mua và người bán một mặt hàng giống nhau, quy mô của mỗi doanh
nghiệp là rất nhỏ, vì vậy không một cá nhân nào có khả năng tác động đến giá cả trên
thị trường.

1.3. Hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn


Sản xuất trong ngắn hạn là quá trình tạo ra hàng hóa hay dịch vụ từ các yếu tố đầu
vào hay nguồn lực trong đó có ít nhất một yếu tố cố định.
Hãng cạnh tranh hoàn hảo không có sức mạnh thị trường, là hãng “chấp nhận
giá”.
Đường cầu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là đường cầu nằm ngang, song song với
trục tung tại mức giá thị trường.
Đường cầu (D) của hãng trùng với đường doanh thu bình quân (AR) và đường
doanh thu cận biên (MR).

2. Các đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo

2.1. Các đặc trưng:

Có 3 đặc trưng xác định cạnh tranh hoàn hảo:


● Thứ nhất : Có rất nhiều người mua và người bán trên thị trường
Các doanh nghiệp hoàn hảo là những người chấp nhận giá bởi vì mỗi một doanh
nghiệp cá biệt trên thị trường là quá nhỏ so với toàn bộ thị trường nên doanh nghiệp
không thể gây ảnh hưởng đến giá thị trường của hàng hóa hay dịch vụ doanh nghiệp
sản suất ra khi thay đổi sản lượng của doanh nghiệp. Tất nhiên, nếu tất cả các nhà sản
xuất hành động cùng nhau, những thay đổi về số lượng chắc chắn sẽ tác động đến giá
thị trường. Nhưng nếu là cạnh tranh hoàn hảo thì mỗi nhà sản xuất là quá nhỏ nên sự
thay đổi của từng nhà sản xuất sẽ đều không quan trọng.
● Thứ hai : Sản phẩm hàng hóa là giống nhau
Tất cả các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sản xuất một loại hàng hóa đồng
nhất hay được tiêu chuẩn hóa hoàn hảo. Sản phẩm của một doanh nghiệp này trong
một thị trường cạnh tranh hoàn hảo giống với sản phẩm của một doanh nghiệp khác.
Điều kiện này đảm bảo rằng những người mua bàng quan với doanh nghiệp sản xuất ra
sản phẩm họ mua. Những sự khác biệt sản phẩm, cho dù là thực hay ảo, là không thể
xảy ra trong cạnh tranh hoàn hảo.
● Thứ ba : Các doanh nghiệp có thể tự do gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường
Việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường cạnh tranh hoàn hảo là không hạn chế.
Không hề có những rào cản nào ngăn cản các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường,
và không có điều gì ngăn cản các doanh nghiệp đang tồn tại trên thị trường rút lui khỏi
thị trường.
Đặc trưng quan trọng nhất của thị trường cạnh tranh hoàn hảo là mỗi một doanh
nghiệp trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo đều cư xử như một người chấp nhận
giá: Các doanh nghiệp cạnh tranh chấp nhận mức giá thị trường của sản phẩm, mức
giá được xác định bởi điểm giao của đường cung và đường cầu đã cho.
Mặc dù có tồn tại thuật ngữ “tính cạnh tranh”, nhưng cá doanh nghiệp cạnh tranh
hoàn hảo không nhận thấy bất kỳ sự cạnh tranh nào giữa họ; điều đó có nghĩa là,
không tồn tại sự cạnh tranh trực tiếp nào giữa các doanh nghiệp. Khái niệm cạnh tranh
hoàn hảo về mặt lí thuyết hoàn toàn trái ngược với khái niệm cạnh tranh nói chung
được thừa nhận. Bởi vì, các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo sản
xuất các sản phẩm giống nhau và đứng trước một mức giá do thị trường quyết định,
nên các nhà quản lí của các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo không có sự khích lệ
nào để “đánh bại những đối thủ của họ” bằng doanh số vì mỗi một doanh nghiệp có
thể bán mọi thứ mà doanh nghiệp có thể bán mọi thứ mà doanh nghiệp muốn. Các
doanh nghiệp chấp nhận giá không thể cạnh tranh bằng bất kỳ một loại chiến lược định
giá nào.
Các thị trường không hoàn toàn đáp ứng đủ cả ba điều kiện đã được nêu ra với
cạnh tranh hoàn hảo lại thường gần giống với thị trường cạnh tranh hoàn hảo nên các
doanh nghiệp cư xử như thể họ là những nhà cạnh tranh hoàn hảo. Các quyết định tối
đa hóa lợi nhuận nên trong chương này được áp dụng ngay cả với các doanh nghiệp
không hoàn toàn cạnh tranh hay cạnh tranh hoàn hảo.

2.2. Đường cầu và đường doanh thu cận biên


Doanh nghiệp CTHH không có sức mạnh thị trường, là người “chấp nhận giá”.
Doanh nghiệp không thể bán với giá cao hơn mức giá trên thị trường và không có lý
do để bản với mức giá thấp hơn mức giá thị trường. Nếu doanh nghiệp bán với giá cao
hơn sẽ không ai mua sản phẩm của doanh nghiệp, vì sản phẩm của các doanh nghiệp
khác cũng giống hệt và người tiêu dùng sẽ mua của doanh nghiệp khác. Khi doanh
nghiệp bán giá thấp hơn thì sự ảnh hưởng là rất nhỏ, vì số lượng cung ứng của doanh
nghiệp là rất nhỏ so với cầu thị trường. Doanh nghiệp bán với giá thấp hơn sẽ bị thiệt,
lợi nhuận giảm. Doanh nghiệp phải hoạt động tại mức giả được ấn định trên thị trường
nhưng doanh nghiệp có thể bán bất cử mức sản lượng nào mà doanh nghiệp muốn ở
mức giá thị trường. Do đó, như chúng ta đã phân tích từ mối quan hệ giữa giá và
doanh thu biên. Đường cầu của doanh nghiệp là đường cầu nằm ngang và trùng với
đường doanh thu biên và doanh thu bình quân như đồ thị.

Mức giả được xác định ở đây là mức giá cân bằng của thị trường. Do doanh
nghiệp CTHH là doanh nghiệp chấp nhận giá thị trường.

2.3. Lựa chọn sản lượng của hãng CTHH trong ngắn hạn

2.3.1. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận

Qua việc phân tích nội dung chương 4, chúng ta có điều kiện chung cho tất cả các
loại hình doanh nghiệp: MR = MC. Đối với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo như
chúng ta đã phân tích trong thị trường CTHH là doanh nghiệp chấp nhận giá và sản
lượng bán ra không phụ thuộc vào giá. Nên đối với doanh nghiệp CTHH giá và doanh
thu cận biên trùng nhau. Vì vậy, đối với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo thì điều
kiện tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ là: P = MC.
Qua việc phân tích tương tự trường hợp tối đa hóa lợi nhuận của các doanh
nghiệp. Đối với doanh nghiệp CTHH không phải mọi mức sản lượng có P = MC,
doanh nghiệp CTHH đều tối đa hóa lợi nhuận. Mà doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận
tại điểm mà đường doanh thu biên cắt với chi phí biện khi MC có độ dốc dương hay
đang đi lên. Trên đồ thị, chúng ta có thể thấy được là điểm A. Ngoài cách chứng minh
thông qua hình học chúng ta có thể minh chứng thông qua khảo sát đồ thị hàm lợi
nhuận. Chúng ta sẽ công nhận các kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế về đường
chỉ phí TC mà chúng ta thường sử dụng.

TC=aQ³-bQ+cQ + d

Trong đó, chúng ta hoàn toàn giải thích được về dấu của các tham số khi tiến hành
khảo sát hàm lợi nhuận hệ số a > 0 do hàm MC là hàm bậc hai có hình lòng chảo.
Ngoài ra, với hình dạng của đường MC, ta có MC đạt cực trị tại Q = 2b/(3a) do Q > 0,
a>0 nên b>0. Ngoài ra, đường MC không cắt trục hoành điều này cho thấy phương
trình MC = 0 là vô nghiệm và chúng ta xác định được dấu của c > 0 thông qua
2
∆’ = 𝑏 - 3a.c < 0. Vậy, c > 3a/b. Hệ số d mang dấu dương thể hiện cho chi phí cố định
trong doanh nghiệp.
Qua việc xét dấu của các hệ số, chúng ta có thể khảo sát hàm lợi nhuận và tìm ra
được điểm tối đa hóa lợi nhuận qua đồ thị sau.
Ngoài ra ta có:

Lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH:

π = TR-TC = P.Q - TC

Điều kiện cần để tối đa hóa lợi nhuận (Jmax):

𝑑π 𝑑𝑇𝐶
𝑑𝑄
=𝑃− 𝑑𝑄
= 𝑃 − 𝑀𝐶 = 0→𝑃 = 𝑀𝐶
Điều kiện đủ để tối đa hóa lợi nhuận là:
2
𝑑π −𝑑𝑀𝐶 𝑑𝑀𝐶
2 = 𝑑𝑄
< 0→ 𝑑𝑄
>0
𝑑𝑄

Qua những chứng minh trên, chúng ta khẳng định được rằng doanh nghiệp
CTHH chỉ tối đa hóa lợi nhuận khi MC cắt P (P = MC) tại nhánh MC đang đi lên hay
MC có độ dốc dương. Về mặt ý nghĩa kinh tế không doanh nghiệp nào với giá bán vẫn
được ấn định, khi sản xuất chi phí biên giảm đi mà lại dừng sản xuất. Vì khi MC giảm
đi họ còn có thể tăng lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản xuất ra.

2.3.2 Khả năng sinh lời của hãng CTHH trong ngắn hạn:

a) Xét giá thị trường P0 > ATCmin


Khi giá thị trường P0 > ATCmin ta xác định được mức sản lượng trên thị trường Q*.

Doanh thu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là:

TR= PxQ* = SOPoEQ* .

Tổng chi phí của doanh nghiệp là: TC= ATC x Q*= SOABQ* .

π = TR- TC= SOPoEQ* - SOABQ*= SABEPo >0

Vậy, lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được (khi giá thị trường P0 > ATCmin) là dương
hay doanh nghiệp kinh doanh có lãi, tức là doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế dương.

b) Xét giá thị trường P0 = ATCmin


Khi giá thị trường P0 = ATCmin ta xác định được mức sản lượng trên thị trường là Q*.
Doanh thu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là:
TR = P x Q* = SOP0EQ* .
Tổng chi phí của doanh nghiệp là TC = ATC x Q* = SOP0EQ*
⇒ π = TR - TC = 0. Lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được bằng 0 hay doanh
nghiệp hòa vốn.
Điểm E là điểm hòa vốn với mức giá thị trường P0 = ATCmin
⇒ PH/vốn = ATCmin. Mà ATCmin khi ATC = MC. Vậy, doanh nghiệp hòa vốn khi mức
giá thị trường P0 = ATCmin.

Như vậy, với sản lượng là Q* và doanh thu tương ứng SOP0EQ* , doanh nghiệp sẽ bù
đắp được tổng chi phí bỏ ra SOP0EQ* và sẽ đạt điểm hòa vốn tại E. Sau điểm hòa vốn
này, doanh nghiệp tiêu thụ thêm sản phẩm sẽ có khả năng sinh lời.

c, Xét giá thị trường khi AVCmin < P < ATCmin


Khi giá thị trường AVCmin < P < ATCmin ta xác định được mức sản lượng trên thị
trường là Q*. Doanh thu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là:

TR = P.Q* = SOPEQ*
Tổng chi phí của doanh nghiệp là: TC = ATC.Q* = S OABQ*
=> π = TR – TC = SOPEQ*- SOABQ* = - SABEP < 0
Vậy, giá thị trường AVCmin < P < ATCmin thì doanh nghiệp bị lỗ. Nhưng trong
trường hợp này, khi bị lỗ doanh nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất bởi vì: khi tiếp tục sản
xuất, doanh nghiệp vẫn bù đắp được một phần chi phí cố định TFC.

=> Chi phí biến đổi tại mức sản lượng Q*: TVC = AVC.Q* = NQ*.Q* = S OMNQ*
=> Chi phí cố định: TFC = TC - TVC = SABNM.

Nếu doanh nghiệp sản xuất thì doanh nghiệp lỗ SABEP. Nếu ngừng sản xuất doanh
nghiệp bị thua lỗ bằng chi phí cố định là SABNM > SABEP.
Do đó, doanh nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất để tối thiểu hóa lỗ. Doanh thu khi sản
xuất tại mức sản lượng Q* bằng SOPEQ* bù đắp được cho toàn bộ chi phí biến đổi và
một phần chi phí cố định, nếu doanh nghiệp ngừng sản xuất thì sẽ bị lỗ toàn bộ chi phí
cố định. Vì vậy, khả năng sinh lợi của hãng trong trường hợp này là doanh nghiệp phải
tối thiểu hóa lỗ và vẫn tiếp tục sản xuất.

d, Xét giá thị trường P ≤ AVCmin

❖ P = AVCmin :

● Giả sử giá cả hàng hóa của thị trường cạnh tranh hoàn hảo lúc này bằng với
mức chi phí biến đổi trung bình thấp nhất.

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo sản xuất ra số sản lượng Q* bán với giá Pπ chỉ
thu lại tổng số doanh thu (TR) bằng với tổng chi phí biến đổi (TVC), nếu gặp trường
hợp như thế hãng sẽ chỉ đủ tiền để bù đắp số chi phí biến đổi (TVC) và phải chấp nhận
thua lỗ toàn bộ chi phí cố định (TFC) mà trước đó hãng phải chi trả.
Thông qua đồ thị, chúng ta có thể thấy được giá cả thị trường P = AVCmin, doanh
thu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là: TR = Pπ x Q*= 𝑃𝑂

Tổng chi phí của hãng sẽ bằng: TC = ATC x Q* = S ABQ*O


Chi phí biến đổi mà hãng phải chi trả: TVC = AVC x Q* = S PEQ*O
Chi phí cố định mà hãng phải chi trả: TFC = AFC x Q* = S ABEP
Lợi nhuận: π = TR – TC = − S ABEP < 0 => hãng thua lỗ phần SABEP.

So sánh phần chi phí cố định với phần thua lỗ ta thấy TFC = S ABEF = phần thua lỗ.
Do đó nếu hãng vẫn tiếp tục sản xuất thì khoảng thua lỗ chi phí cố định ( SABEF ) vẫn
tiếp tục diễn ra, lợi nhuận âm.

Hãng nên đóng cửa sản xuất vì sẽ chịu thua lỗ toàn bộ tổng chi phí cố định (TFC).
Điểm P = AVCmin được gọi là điểm đóng cửa.

❖ P < AVC min


● Giả sử, hãng cạnh tranh hoàn hảo không chỉ bán ra với mức giá bằng chi phí
biến đổi trung bình thấp nhất nữa mà mức giá thậm chí còn thấp hơn chi phí biến đổi
bình quân thì hãng không chỉ lỗ toàn bộ chi phí cố định (TFC) mà sẽ phải chịu thua lỗ
một phần tổng chi phí biến đổi (TVC).

Khi đó thì chúng ta sẽ thấy tổng doanh thu mà hãng thu lại được thấp hơn điểm
đóng cửa ( Điểm Pπ = AVCmin) => khi đó hãng cạnh tranh hoàn hảo bắt buộc phải đóng
cửa sản xuất trong thời gian ngắn hạn vì không những không bù đắp được TFC mà còn
bị thua lỗ một phần TVC.

2.3.3. Đường cung của doanh nghiệp trong ngắn hạn

Đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo cho biết doanh nghiệp sẽ sản
xuất bao nhiêu sản phẩm ở mỗi mức giá. Xét một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
quyết định mức sản lượng cung ứng cho thị trường như thế nào? Vì doanh nghiệp cạnh
tranh là người chấp nhận giá nên MR = P. Tại bất kỳ mức giá nào cho trước, sản lượng
tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo cũng được xác định bởi
giao điểm của đường giá cả và đường chi phí cận biên.

Với mức giá P1 ta có P = MC tại A: Sản lượng Q1. Với mức giá P2: ta có P = MC
tại B: Sản lượng Q2. Điểm A và B phản ánh tùy thuộc vào mức giá trên thị trường là
bao nhiêu doanh nghiệp sẽ sẵn sàng cung ứng tại mỗi mức giá. Điểm A, B hay các
điểm nằm trên MC phản ánh lượng hàng hóa mà doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng với
từng mức giá. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ sản xuất tại điểm doanh nghiệp đóng cửa
trở lên, tức tại mức giá P<AVCmin thì sản lượng tối đa hóa lợi nhuận = 0. Do đó, cung
của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo xuất phát từ điểm doanh nghiệp đóng cửa. Vậy,
đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là một phần đường MC tính từ
điểm đóng cửa trở lên.

Đường cung của doanh nghiệp CTHH (đường MC) trong ngắn hạn

2.3.4. Đường cung của hãng CTHH trong ngắn hạn

Như khái niệm, chúng ta có thể thấy thị trường CTHH bao gồm rất nhiều doanh
nghiệp. Lượng cung của thị trường là tổng lượng cung của tất cả doanh nghiệp tham
gia thị trường. Do đó, đường cung của thị trường là đường tổng hợp theo chiều ngang
các đường cung của tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường.

Giả sử ngành có hai doanh nghiệp CTHH với hai đường cung của mỗi doanh
nghiệp tương ứng là MC, và MC. Tại mức giá P, thì doanh nghiệp 1 bắt đầu cung cấp
sản phẩm (Q0 = 0), còn doanh nghiệp 2 chưa cung cấp sản phẩm. Do đó, tổng sản
lượng trên thị trường tại mức giá P là 0, đường cung thị trường xuất phát từ điểm (0,
Pı).

Tại mức giá 5, doanh nghiệp 1 cung ứng 2, doanh nghiệp 2 cung ứng Do đó, tổng
sản lượng trên thị trường tại mức giá 5 là 2, đường cung thị trường xuất phát từ điểm
(2,5). Tại mức giá 6, doanh nghiệp 1 cung ứng 3, doanh nghiệp 2 cung ứng 1. Do đó,
tổng sản lượng trên thị trường tại mức giá 6 là 4, đường cung thị trường xuất phát từ
điểm (4,6). Tại mức giá 7, doanh nghiệp 1 cung ứng 4 doanh nghiệp 2 cung ứng 2 vì
vậy đường cung thị trường đi qua điểm (6,7). Trong mức giá từ 3<P<5 chỉ có doanh
nghiệp 1 cung ứng, vì vậy mà đường cung thị trường ở mức giá này là đường cung của
doanh nghiệp 1. Khi mức giá lớn hơn 5 đường cung thị trường sẽ thoải hơn đường
cung của hai doanh nghiệp và lượng cung của thị trường tại mỗi mức giá bằng tổng
lượng cung của hai doanh nghiệp. Nổi các điểm tìm được, ta có đường cung thị trường
𝑀𝐶𝑇𝑇 như trên đồ thị.
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA THỊ TRƯỜNG CẠNH
TRANH HOÀN HẢO TRONG NGẮN HẠN

1. Giới thiệu tình huống nghiên cứu:


1.1. Giới thiệu hãng cạnh tranh hoàn hảo:

Để góp phần làm rõ hơn về những cơ sở lý thuyết ở phần trước và những phân
tích ta sẽ đi vào tìm hiểu một hãng cụ thể về sự lựa chọn sản phẩm cũng như lợi nhuận
khi giá thị trường thay đổi và hộ doanh nghiệp được tìm hiểu đó là hộ kinh doanh bác
Cúc, gia đình bác hiện đang kinh doanh gạo ở chợ Xuân Khanh, Thị xã Sơn Tây, Hà
Nội.
Qua khảo sát nghiên cứu, nhóm nhận thấy hộ kinh doanh gạo của bác Cúc có các
đặc điểm phù hợp với hãng cạnh tranh hoàn hảo như sau:

Thứ nhất, thị trường gạo là thị trường mà trong đó có nhiều người mua và nhiều
người bán, hộ kinh doanh gạo của bác Cúc phải chấp nhận mức giá do thị trường
chung quyết định bởi vì hộ kinh doanh của bác Cúc so với thị trường gạo là quá nhỏ
nên không thể gây ảnh hưởng đến giá thị trường khi thay đổi sản lượng. Vì vậy không
tồn tại sự cạnh tranh trực tiếp giữa hộ kinh doanh của bác Cúc với các doanh nghiệp
khác.
Thứ hai, hộ kinh doanh nhà bác Cúc sản xuất cùng một loại hàng hóa đồng nhất
với các doanh nghiệp khác trong thị trường gạo.
Thứ ba, hộ kinh doanh của bác Cúc luôn được tự do gia nhập hoặc rút lui khỏi thị
trường mà không hề có bất cứ rào cản nào.
Do hộ kinh doanh gạo của bác Cúc đã đáp ứng đủ ba điều kiện của hãng cạnh
tranh hoàn hảo vậy nên phù hợp làm đối tượng cho đề tài thảo luận của nhóm.

1.2. Tình huống nghiên cứu:


Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu trong khoảng 6 tháng đầu năm 2021
Cũng như hầu hết các hộ kinh doanh khác trong nền kinh tế đặc biệt là trong thị
trường cạnh tranh hoàn hảo họ luôn tìm cách tối ưu hóa lợi nhuận tức là tổng doanh
thu trừ tổng tri phí được cao nhất. Ta sẽ cùng tìm hiểu 1 doanh nghiệp cụ thể để làm rõ
các cách thức mà họ đã kinh doanh trong nền thị trường. Qua khảo sát, nhóm đã lựa
chọn hộ kinh doanh bác Cúc đã nói trên.
Cửa hàng kinh doanh gạo của bác Cúc là một trong những cửa hàng gạo lớn và uy
tín nhất tại chợ Xuân Khanh, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội với hơn 20 năm trong ngành. Là
cửa hàng có độ tin cậy cao trong địa phương, cửa hàng kinh doanh của bác Cúc chủ
yếu phân phối sỉ gạo cho các cửa hàng nhỏ và các hộ gia đình tại địa phương. Thời
gian kinh doanh trong ngày từ 7h đến 18h. Sản lượng tiêu thụ của hộ kinh doanh bác
Cúc khoảng trên dưới 50 tấn/năm.

Trước đây, trong quá trình khảo sát thị trường tại địa phương, bác lựa chọn kinh
doanh mặt hàng gạo do nhận thấy đây là 1 mặt hàng thiết yếu, có khả năng gia nhập
vào thị trường địa phương hơn nữa khá dễ dàng trong việc nhập cũng như bán hàng.
Cửa hàng bác Cúc hiện tại đang kinh doanh đa dạng các loại gạo được người dân địa
phương ưa chuộng như: gạo dẻo BC Nam Định, gạo tẻ thơm, gạo tám thơm, gạo thơm
Thái,… Nhóm em lựa chọn nghiên cứu loại gạo đang được ưa chuộng nhất tại thị
trường chợ Xuân Khanh, Thị xã Sơn Tây là mặt hàng gạo dẻo BC Nam Định.

Gạo BC Hải Hậu - Nam Định hay còn gọi tắt là gạo BC là loại gạo rất được ưa
chuộng trên thị trường gạo hiện nay. Hạt gạo BC hơi tròn, màu trắng ngà, hạt dày
mình, chắc mẩy. Gạo BC khi nấu chín có hương thơm tự nhiên, cơm trắng, vị ngọt
đậm, dẻo mềm, hơi dính, đặc biệt khi để nguội cơm vẫn giữ được độ dẻo nên được
nhiều người dân ưa chuộng. Gạo BC Nam Định chứa hàm lượng tinh bột cao cung cấp
nhiều năng lượng, đồng thời nó cũng bổ sung một lượng nước, protein, vitamin và các
khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Hàm lượng Gluxit > 77%


Tỉ lệ tấm < 17%
Tạp chất vô cơ =0
Hàm lượng ẩm <13 %
Thành phần gạo BC

Nhưng trong những năm gần đây, giá gạo đã có những biến đổi do các yếu tố khác
như dịch Covid và sự cạnh tranh với nhiều cửa hàng kinh doanh khác trên thị trường
trong khu vực. Nên vì vậy nhóm đã đề ra cách thức lựa chọn sản lượng để hộ kinh
doanh của bác Cúc đạt được lợi nhuận tối ưu khi giá thay đổi theo thị trường.
2. Cách thức hãng đưa ra quyết định lựa chọn sản lượng và lợi nhuận
trong thời gian ngắn hạn:

Đối với bất cứ doanh nghiệp nào trước khi quyết định sản xuất kinh doanh mặt
hàng nào đó với sản lượng là bao nhiêu cũng đều phải dựa trên mục tiêu duy nhất đó
là tối đa hóa được lợi nhuận trước sự thay đổi của giá cả thị trường.
Thế nên đối với hãng cạnh tranh hoàn hảo cũng vậy, khi giá cả thị trường về sản
phẩm của hãng thay đổi thì mức sản lượng tối ưu của hãng lựa chọn để tối đa hóa lợi
nhuận cũng thay đổi và tất nhiên lợi nhuận kinh tế của hãng cũng sẽ khác. Vậy nên
tùy theo tình hình biến động giá cả cụ thể và dựa trên sự phân tích về lợi nhuận của
hãng khi đó mà hãng sẽ đưa ra sự lựa chọn mức sản lượng sẽ sản xuất cũng như
quyết định có nên tiếp tục sản xuất hay đóng cửa.

Ở đây, khi chúng ta xét trường hợp cụ thể là một cơ sở buôn bán kinh doanh gạo ở
chợ Xuân Khanh, Sơn Tây, TP Hà Nội trong năm 2021.

Đối tượng mà nhóm chúng em đã thực hiện phỏng vấn là hộ kinh doanh gạo gia
đình nhà bác Cúc.

⮚ Với mức giá hãng gạo dẻo BC Nam Định chợ Xuân Khanh bán là 15 000/kg.
(đúng với giá thị trường)
⮚ Chi phí cố định mà hộ kinh doanh phải trả là: 3 000 000/tháng (chi phí thuê
mặt bằng, tiền điện nước, chi phí vận chuyển gạo về để bán)
⮚ Gạo được người bán bán với giá 15 000/kg. Với mức giá đó, trung bình 1 ngày
hộ gia đình bán được khoảng: 100 kg gạo.
⮚ Lợi nhuận thực tế của gạo dẻo BC Nam Định trên 6 tháng là 12 triệu đồng.
Trong 1 năm trở lại đây, giá gạo cũng có biến động nhiều: vì Covid và vì cạnh
tranh với nhiều cửa hàng kinh doanh khác trên thị trường trong khu vực.
Với khoảng thời gian 6 tháng, để xác định được chi phí cận biên, nhóm đã thực
hiện phỏng vấn người bán hàng và thu được bảng kết quả về giá và lượng cung của
cửa hàng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2021 là như sau:

P ( đồng) 14 000 15 000 17 000


Qs (kg) 18 000 24 000 36 000
Với Chi phí cố định (TFC) : 3 000 000/tháng qua khảo sát về cửa hàng kinh doanh
gạo này thì ta có chi phí cố định trong 6 tháng là
TFC= 3 000 000 x 6 = 18 000 000 (đồng)

2.1. Xác định các hàm chi phí trong thời gian ngắn hạn:

Thông qua bảng số liệu trên cùng với thông tin mà nhóm đã khảo sát của hộ kinh
doanh gạo dẻo BC Nam Định, với tình huống kinh doanh ngắn hạn trong vòng 6
tháng đầu năm 2021 thì chúng ta sẽ xác định được các hàm sau:

Phương trình đường cung có dạng: Qs = c + d.P

⇨ Qs = −66 000 + 6P

⇨ Phương trình đường cung ngược: P = 11 000 +


Do đây là một hãng CTHH như đã phân tích ở trên nên ta có giá cả bằng với
chi phí cận biên:
P = MC

⇨MC = 11 000 +

Theo lý thuyết ta có: MC = (TVC)’ => TVC =

⇨TVC = + 11 000Q
Tổng chi phí = Tổng chi phí biến đổi + Tổng chi phí cố định
TC = TVC + TFC

⇨TC = + 11 000Q + 18 000 000


Vậy, trong 6 tháng đầu năm 2021 hộ kinh doanh quyết định kinh doanh với quy
mô ngắn hạn sẽ có hàm tổng chi phí là:

TC= + 11 000Q + 18 000 000

Khi đó, các loại chi phí sẽ được tính theo công thức sau:

● Chi phí biến đổi cố định: AFC= =

● Chi phí biến đổi bình quân: AVC= = + 11 000

● Chi phí bình quân: ATC= AVC + AFC = + 11 000 +

● Tổng chi phí biến đổi cố định: TFC = 18 000 000

● Tổng chi phí biến đổi: TVC= + 11 000Q

2.2 Lợi nhuận mà hãng CTHH sẽ đạt được:

2.2.1. Xét trường hợp mà hãng CTHH đang nghiên cứu rơi vào:

Thông qua bảng số liệu mà nhóm đã thống kê ở trên, ta sẽ xét hai trường hợp
mà hộ kinh doanh gạo dẻo BC Nam Định có thể rơi vào:
{𝑃 ℎò𝑎 𝑣ố𝑛 = 𝐴𝑇𝐶𝑚𝑖𝑛 𝑃 đó𝑛𝑔 𝑐ử𝑎 = 𝐴𝑉𝐶𝑚𝑖𝑛
❖ Theo lý thuyết, cửa hàng sẽ hòa vốn khi giá bằng với chi phí bình quân đạt giá
trị nhỏ nhất

Phòa vốn = ATCmin

❖ATCmin ⬄ ATC = MC

⬄ + 11 000 + = 11 000 +
⬄ Q* = 14 696.93846 (kg) (Với Q* là sản lượng hòa vốn của cửa hàng)

ATCmin = + 11 000 +

= 13 449.48974 (đồng)
Vậy Phòa vốn = 13 449.48974 (đồng)

❖ Theo lý thuyết, cửa hàng sẽ đóng cửa khi giá bằng với chi phí biến đổi bình
quân đạt giá trị nhỏ nhất

Pđóng cửa = AVCmin

❖AVCmin ⬄ AVC = MC

⬄ + 11 000 = 11 000 +

⬄ Q** = 0 (kg) (Với Q** là sản lượng đóng cửa của cửa hàng)

AVCmin = ⬄ + 11 000 = 0 + 11 000 = 11 000 (đồng)

Vậy Pđóng cửa = 11 000 (đồng)

▪ Qua đó, khi chúng ta xét giá gạo dẻo BC Nam Định ở mức: P = 15 000 (đồng)
/kg thì thấy:

{𝑃 > 𝑃ℎò𝑎 𝑣ố𝑛 ( 15 000 > 13 449. 48974) 𝑃 > 𝑃đó𝑛𝑔 𝑐ử𝑎 ( 15 000 > 11 000)
Qua tính toán ở trên, nhóm rút ra nhận xét: V mức giá 15 000 (đồng) thì hộ kinh
doanh vẫn đang tiếp tục sinh lời, lợi nhuận dương. Hộ kinh doanh gạo nhà bác Cúc
nên tiếp tục bán hàng với mức giá như vậy, nếu trong quá trình bán vẫn duy trì được
mức giá và các chi phí khác như hiện tại thì lợi nhuận sẽ được tối đa hóa.

2.2.2. Lợi nhuận tối đa mà hãng CTHH đạt được thông qua số liệu thu được:
Xét hộ kinh doanh gạo dẻo BC Nam Định này cứ tại mức giá P = 15 000 (đồng)
thì sẽ bán được sản lượng Q = 24 000 (kg) trong vòng 6 tháng.
Với mức giá P = 15 000 (đồng), hộ kinh doanh muốn đạt được sản lượng tối đa
thì giá phải bằng chi phí cận biên, hay ta có:
P = MC
⇔ 15 000 = 11 000 +
⇔ Q’ = 24 000 (kg) = Q
Từ kết quả trên ta nhận thấy sản lượng tối đa tính được chính bằng sản lượng mà
hộ kinh doanh bác Cúc đang bán.

❖ Với giá P = 15 000 (đồng), sản lượng tối đa Q’ = 24 000 (kg)

Tổng lợi nhuận mà hộ kinh doanh gạo nhà bác Cúc thu được là:
TR= P x Q’= 15 000 x 24 000= 360 000 000 (đồng)
Tổng chi phí mà hộ kinh doanh phải chi trả trong quá trình bán là:

TC = + 11 000Q + 18 000 000


= + 11 000 x 24 000 + 18 000 000 = 330 000 000
(đồng)
Lợi nhuận của hộ kinh doanh thu được trên thực tế là:
π’ = TR – TC = 360 000 000 – 330 000 000 = 30 000 000 (đồng)
π’ = 30 000 000 > 0
⇨ Lợi nhuận dương, trên thực tế, hộ gia đình nhà bác Cúc bán gạo với mức giá
P = 15 000 (đồng), sản lượng Q’ = 24 000 (kg) trong thời gian 6 tháng thì sẽ luôn
thu được lãi.

2.4. Kết luận:


Theo khảo sát từ hộ kinh doanh gạo của bác Cúc, với 10 kg gạo dẻo BC Nam Định
bán được sẽ thu được lợi nhuận 5 000 (đồng). Vậy với giá 15 000 (đồng) và sản lượng
24 000 (kg) mà cửa hàng đang bán hiện tại thì lợi nhuận thực tế mà cửa hàng có được
trong vòng 6 tháng đang xét sẽ là:

π = 24 000 x 5 000 = 12 000 000 (đồng)

Từ hai tình huống thực tế và tình huống giả định như trên, xét lợi nhuận của hộ
gia đình bác Cúc trên lý thuyết và thực tế thì ta có:
π’ > π ( 30 000 000 (đồng) > 12 000 000 (đồng) )
Qua đó, chúng ta có thể thấy lợi nhuận mà hộ kinh doanh thu được dựa trên thực
tế hoàn toàn lớn hơn lợi nhuận mà hộ kinh doanh thu được nếu tối đa hóa lợi nhuận mà
ta dự tính.
Vì vậy, chúng ta có thể rút ra được kết luận: Hộ gia đình nhà bác Cúc nếu cứ bán
gạo dẻo BC Nam Định với mức giá P = 15 000 (đồng) và sản lượng Q’ = 24 000 (kg)
trong thời gian 6 tháng thì sẽ luôn thu được lãi.

* Khuyến khích: Hộ kinh doanh gạo dẻo BC Nam Định nhà bác Cúc nên tiếp tục
phát huy với mức giá như hiện tại để tối đa hóa được lợi nhuận.
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN RÚT RA SAU NGHIÊN CỨU

1. Nhận xét về thị trường CTHH

Từ những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, chúng ta có thể hiểu và nghiên cứu


được sự lựa chọn sản lượng và lợi nhuận của hãng cạnh tranh hoàn hảo thực tế. Để rồi
xác định, có góc nhìn đúng đắn về thị trường như sau:

● Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, người tiêu dùng được đảm bảo rằng họ sẽ
không bị tính phí cao hơn mức giá bình thường để mua sản phẩm hàng hóa dịch
vụ. Bởi trong thị trường này, người bán không có quyền định giá độc quyền và do
đó họ không thể tác động đến giá của sản phẩm.
● Người tiêu dùng có được sản phẩm tiêu chuẩn hóa dù cho họ mua chúng ở đâu
qua thị trường cạnh tranh hoàn hảo này. Hay nói cách khác, người tiêu dùng
không phải lo lắng về chất lượng sản phẩm.
● Đây là thị trường hướng tới người tiêu dùng và người bán không thể tăng giá hay
giảm giá theo ý mình để tăng lợi nhuận vì nó sẽ vi phạm nguyên tắc của thị trường
cạnh tranh hoàn hảo nhằm đảm bảo người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn sử dụng
một sản phẩm của một doanh nghiệp nào đó trong thị trường mà không phải lo về
giá.
● Trong cạnh tranh hoàn hảo, các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ không hoặc tốn
rất ít chi phí cho hoạt động quảng cáo vì các sản phẩm đồng nhất và nếu người
bán giữ giá theo mức giá chung của thị trường thì việc bán hàng sẽ tự động diễn ra
mà họ không phải bỏ ra chi phí cho quảng cáo.
● Bên cạnh đó đây cũng là thị trường có nhiều doanh nghiệp nhỏ và bản thân họ
không có đủ sức mạnh thị trường để ảnh hưởng đến giá cả.
● Thị trường cạnh tranh hoàn hảo không tạo ra động lực khuyến khích người bán
đổi mới hoặc bổ sung thêm tính năng cho sản phẩm.

2. Nhận xét, khuyến nghị và giải pháp về thị trường gạo qua nghiên
cứu
a) Nhận xét chung:
Như đã phân tích ở trên thì thị trường gạo là một thị trường đầy tiềm năng cho các
doanh nghiệp tham gia khai thác và phát triển. Từ cơ sở thực tiễn trên cũng phần nào
cung cấp được những thực trạng của thị trường cung ứng gạo trong giai đoạn hiện nay.
Cùng với đó, hành vi của doanh nghiệp cạnh tranh mặt hàng gạo tìm cách lựa chọn tối
đa hóa sản lượng và lợi nhuận trong ngắn hạn. Và chúng ta cũng đã biết được rằng khi
mua hàng hóa của một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh ta có thể tin chắc rằng
giá mà chúng ta phải trả gần với chi phí sản xuất ra hàng hóa đó.

b) Khuyến nghị, giải pháp:


Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, nhóm đã đề ra những giải pháp, khuyến nghị đối
với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đặc biệt về thị trường gạo:

● Một là, mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải nắm rõ nhu cầu của thị trường
về sản phẩm. Cầu về gạo cũng phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu, dân cư, thị hiếu,...
Khi thu nhập cao thì cầu về số lượng gạo giảm nhưng cầu về gạo chất lượng cao
có xu hướng tăng lên, ngược lại cầu về gạo chất lượng thấp giảm đi.
● Hai là, các doanh nghiệp tham gia cung cấp gạo cần phải tìm hiểu kỹ về khả năng
cung cấp từng loại gạo của mình cũng như khả năng của các đối thủ cạnh tranh.
Trên thị trường, sản phẩm gạo rất đa dạng, phong phú, cầu về gạo co dãn ít so với
giá do đó nếu lượng cung tăng quá nhiều có thể dẫn đến dư cung. Điều đó là bất
lợi cho doanh nghiệp.
● Ba là, Nhà nước cần có chính sách tín dụng, ưu đãi, bảo hộ cho sản xuất và xuất
khẩu gạo. Bên cạnh đó các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cung ứng cũng cần
phải tôn trọng các quy luật thị trường song song với việc bảo đảm an ninh lương
thực và bình ổn giá.
● Bốn là, Nhà nước cần có chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất và xuất khẩu
gạo một cách hiệu quả hơn nữa. Các yếu tố về cơ sở vật chất, công nghệ kỹ thuật
là quan trọng trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ
gạo. Hệ thống chế biến với công nghệ dây chuyền hiện đại sẽ giúp nâng cao chất
lượng, sản lượng và giá trị gạo. Mở rộng cung cấp tín dụng cho chế tạo, lắp ráp và
mua sắm thiết bị thu hoạch lúa để tăng cơ giới hóa thu hoạch và giải quyết thiếu
hụt lao động nông nghiệp ở các vùng trồng lúa quy mô lớn
● Năm là, do dịch COVID-19 đã và đang tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế
- xã hội nhiều quốc gia và Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước nên triển khai những phương hướng cụ
thể trong việc khai thác lợi thế sản xuất và xuất khẩu gạo để tăng giá trị xuất khẩu,
bảo đảm lại lợi ích kinh tế cho nông dân và đồng thời bảo đảm giá lương thực phù
hợp cho khu vực đô thị và người tiêu dùng lương thực.

Tóm lại, qua việc tìm hiểu nghiên cứu thị trường cạnh tranh hoàn hảo, mỗi người
trong chúng ta còn thể áp dụng việc phân tích tính toán lựa chọn sản lượng và lợi
nhuận cho doanh nghiệp sau này . Ngoài ra cũng có kiến thức để học tập và nghiên
cứu Chương thị trường cạnh tranh hoàn hảo nói riêng cũng như môn Kinh tế vi mô nói
chung.

Nguồn tham khảo:


● Giáo trình kinh tế học vi mô 1 ( Nhà xuất bản thống kê 2019 ) - Chủ biên
PGS.TS. Phan Thế Công.
● https://tailieu.vn/doc/bai-thao-luan-thi-truong-canh-tranh-hoan-hao-1395974.ht
ml
● https://cdn.vietnambiz.vn/171464876016439296/2021/1/20/bao-cao-thi-truong-g
ao-nam-2020-16111472504561619634030.pdf
● https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nhung-giai-phap-day-manh-xuat-khau-cho
-nganh-lua-gao-viet-nam-72189.htm
● https://thucduong.org/gao-bc-hai-hau-nam-dinh-la-gao-gi-5247.html

You might also like