You are on page 1of 27

Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA: KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

KINH TẾ VI MÔ 1

ĐỀ TÀI: Phân tích và lấy ví dụ minh hoạ về một hãng cạnh tranh hoàn hảo và
chỉ rõ cách thức mà hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận trong ngắn hạn
và dài hạn.

Giảng viên hướng dẫn: TS: Nguyễn Ngọc Quỳnh


Sinh viên thực hiện: Nhóm 7
Lớp học phần: 231_MIE0111_04

1
Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ THAM GIA VÀ CHẤP HÀNH NHÓM 7

ST MÃ SV HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ NHÓM ĐÁNH GIÁ


T XẾP CỦA
LOẠI GIẢNG
VIÊN
61 23D160135 Tống Đức Công Minh Nội dung
phần 2,3
62 23D160189 Trần Thị Trà My Viết Word,
( Nhóm trưởng ) nội dung 3,
kết luận
63 23D160137 Nguyễn Thành Nam Nội dung 2,3

64 23D160190 Nguyễn Xuân Nam Nội dung 2,3


PowerPoint
65 23D160138 Cao Thị Ngân Nội dung 2,3

66 23D160191 Đàm Hiểu Ngân Nội dung 2,3

67 23D160139 Hoàng Ánh Ngọc Nội dung 2,3

68 23D160192 Lê Xuân Bảo Ngọc Nội dung 2,3


Powerpoint

69 23D160140 Cầm Bá Nhất Thuyết trình,


Lời cảm ơn

70 23D160141 Hoàng Tuyết Nhi Đặt vấn đề


Nội dung 1
Thuyết trình

*STT: Theo STT danh sách lớp học phần

Lưu ý:
2
Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải tìm hiểu, nghiên cứu và chọn lọc tài liệu có
liên quan đến đề tài, đặc biệt là nghiên cứu kỹ nội dung giáo trình Kinh tế vi mô 1 cụ thể là “
Chương 5 nội dung phần 5.1 thị trường cạnh tranh hoàn hảo” và silde bài giảng do giảng viên
cung cấp.

Nhóm trưởng Thư ký


( Ký và ghi rõ họ tên) ( Ký và ghi rõ họ tên )
My Nhất
Trần Thị Trà My Cầm Bá Nhất

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT NGHĨA


1 CTHH Cạnh tranh hoàn hảo
2 P Giá cả
3 Q Cung
4 TR Tổng lợi nhuận
5 MR Doanh thu biên
6 FC Chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi
7 VC Chi phí thay đổi theo sản lượng
8 MC Chi phí biên
9 ATC Chi phí bình quân
10 TC Tổng chi phí
11 TVC Tổng chi phí biến đổi
12 AVC Chi phí biến đổi bình quân
13 TFC Tổng chi phí cố định
14 LMC Chi phí biên dài hạn
15 LAC Chi phí dài hạn
16 SMC Chi phí biên ngắn hạn
17 LTC Tổng chi phí dài hạn

3
Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

I. Đặt vấn đề.

Hằng ngày, mỗi người đều tham gia vào việc mua bán hàng hoá, chúng ta có thể tìm
nguồn hàng và giá cả của chúng rồi quyết định tới mua hàng. Mỗi người đều đang tham gia vào
hoạt động thương mại và bài thảo luận ngày hôm nay của chúng tôi muốn mọi người hiểu rõ hơn
về cấu trúc thị trường, trước hết là thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường nổi bật với các nhu cầu mua bán đa dạng.
Trong số đó có nhiều người mua và nhiều người bán có các mặt hàng mà thuộc tính tương tự
nhau. Nhu cầu của người mua có thể được đáp ứng bởi đa dạng người bán. Cả người mua và
người bán đều không thể tác động đến giá thị trường và sự có mặt của họ sẽ chỉ làm thị trường
sôi động hơn.

Do hầu hết các giao dịch vẫn đang diễn ra trên thị trường nên giá vẫn ổn định với cân đối
cung cầu như hiện nay. Không bên nào có thể ảnh hưởng đến giá cả. Vì lợi ích của người mua là
rất lớn nên họ có thể chọn bất kỳ một doanh nghiệp nào có thể đáp ứng được nhu cầu của họ trên
thị trường. Những thay đổi trên thị trường xảy ra đồng thời, do đó bản chất của hàng hoá trên thị
trường cạnh tranh hoàn hảo khi được giao dịch, không chủ thể sản xuất nào có nhiều lợi thế cạnh
tranh hơn.

Vậy để đạt được lợi nhuận tối đa thì một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo cần phải làm
những gì ? Họ phải điều chỉnh lượng hàng hóa cung ứng ra thị trường như thế nào để đảm bảo
tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp khi giá trường thay đổi trong cả ngắn hạn và dài hạn ?
Trong phạm vi của bài thảo luận này ,chúng tôi xin trình bày những cơ sở khoa học để các doanh
nghiệp đưa ra quyết định cung có hiệu quả phù hợp với sự biến động giá trên thị trường trong
giai đoạn sản xuất ngắn hạn và dài hạn khi họ kinh doanh trong bối cảnh thị trường cạnh tranh
hoàn hảo.

II. Tổng quan lý thuyết về thịu trường cạnh tranh hoàn hảo
1. Khái niệm về thị trường, cạnh tranh.
1.1. Thị trường là gì ?

 Thị trường là một tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó mà những người bán và người mua
tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ.

1.1.1. Cấu trúc thị trường

 Cấu trúc thị trường được đặc trưng bởi số người mua hay người bán tham gia trên thị trường
và mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Cấu trúc thị trường đầy đủ bao gồm:
 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
 Thị trường cạnh tranh độc quyền
 Thị trường cạnh tranh độc quyền nhóm
 Thị trường độc quyền thuần tuý

1.2. Cạnh tranh là gì ?

4
Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

 Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, tiêu thụ
hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi
nhuận nhất.2

2. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo.


2.1. Khái niệm thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo(perfectly competitive market) là hình thái thị
trường mà ở đó số lượng người mua và người bán phải đông đảo, để đảm bảo cho mỗi
người chỉ chiếm một vị trí rất nhỏ trên thị trường. Vì vậy, trên thị trường này giá cả
của hàng hóa không chịu sự chi phối của các chủ thể mà được hình thành do quan hệ
cung cầu trong từng thời điểm quyết định.

2.2. Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo

 Nhiều người bán nên ít thị phần. Thị trường này có rất nhiều người bán và nhiều
người mua, do đó, thị phần sẽ rất ít nên sự cạnh tranh cũng không đáng kể.
 Sản phẩm đồng nhất, có tính giống nhau nên có thể thay thế nhau một cách đơn
giản.
 Dễ dàng, tự do gia nhập hay rời khỏi thị trường cạnh tranh hoàn hảo, không gặp
nhiều các khó khăn.
 Thông tin đầy đủ, chính xác và rõ ràng. Vì việc xem xét một sản phẩm hoàn hảo
thì phải có thông tin rõ ràng, cụ thể.
 Ví dụ: Khi bàn về thị trường cà phê, nếu giá cà phê là 15.000 đồng/kg. Nhưng nếu
người trồng cà phê muốn bán 18.000 đồng/kg thì người trồng sẽ chẳng bán được một
lượng cà phê nào cả. Khách hàng sẽ tìm đến các nhà cung cấp khác. Mỗi người trồng
cà phê là người nhận giá. Thị trường cà phê là một ví dụ của thị trường cạnh tranh
hoàn hảo
2.3. Đường cầu và đường doanh thu cận biên.

 Đường cầu là đường phản ánh mối quan hệ giữa giá sản phẩm và lượng cầu về nó
trong một thời kỳ.

5
Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

2.1 Đường cầu

 Sự dịch chuyển của đường cầu là sự di chuyển của cả đường cầu từ vị trí này
sang vị trí khác do sự biến động của các yếu tố không phải là giá cả.

 Đường doanh thu cân biện là số tiền thu được từ việc bán hàng hoặc cung cấp
dịch vụ trừ đi chi phí sản xuất và chi phí hoạt động tương ứng.

2.2 Trạng thái cân bằng trong ngắn hạn và dài hạn

2.4. Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp CTHH trong ngắn hạn
2.4.1. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận

 Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận đối với Doanh nghiệp:

6
Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

 Tối đa hóa π (Q)


 Trong đó:
π (Q) = R (Q) -C (Q)
Trong đó:
1. π (Q) là lợi nhuận.
2. R (Q) là doanh thu.
3. C (Q) là chi phí.
4. Q là đơn vị sản lượng được bán.
 Đối với hãng CTHH:
Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH là:

2.3 Điều kiện tối đa lợi nhuận của hãng CTHH

 Kết luận: Khi P (Giá) = MC (Chi phí biên) lợi nhuận sẽ được tối đa hóa

2.4.2. Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp CTHH trong ngắn hạn

A, Xét giá thị trường P0 >ATCmin


Khi giá thị trường P0 > ATCmin ta xác định được mức sản lượng trên thị trường là Q*.
Doanh thu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là: TC=P0 =
Tổng chi phí của hãng là TC= ATC=SOABQ
  =TR  TC = -SOABQ=> 0
Vậy lợi nhuận mà hãng thu được (khi giá thị trường P0 > ATCmin) là dương hay hãng kinh doanh
có lãi, tức là hãng có lợi nhuận kinh tế dương.

7
Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

2.4.1 Tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH khi giá thị trường P 0 > ATCmin

B, Xét giá thị trường P0 = ATCmin


Khi giá thị trường P0=ATCmin ta xác định mức tăng sản lượng trên thị trường là .
Doanh thu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là : TR = ATC =  = TR – TC = 0. Lợi nhuận mà
hãng thu được bằng 0 hay hãng hòa vốn.
Điểm E là điểm hòa vốn với mức giá thị trường P 0 = ATCmin  PH/vốn = ATCmin. Mà ATCmin khi
ATC =MC. Vậy hãng hòa vốn khi mức giá trị trường P0 = ATCmin.

2.4.2 Tối đa hoá lợi nhuận của hãng CTHH khi giá thị trường P 0 = ATCmin

C, Xét giá thị trường AVCmin < P0 < ATCmin < P0 < ATCmin
Khi giá thị trường AVCmin < P0 < ATCmin ta xác định được mức sản lượng trên thị trường là .
Doanh thu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là: TR = P =

8
Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

Tổng chi phí của hãng là TC = ATC = SOABQ


  = TR – TC = - SOABQ =- < 0
Vậy khi giá thị trường AVCmin < P0 < ATCmin thì hãng bị lỗ.
Khi bị lỗ hãng có tiếp tục sản xuất?
So sánh phần thua lỗ và chi phí cố định:
Chi phí biến đổi tại mức sản lượng : TVC = AVC = N = SOMNQ
 Chi phí cố định: TFC = TC  TVC = SABNM
Nếu hãng sản xuất thì hãng lỗ . Nếu ngừng sản xuất hãng bị thua lỗ bằng chi phí cố định là SABNM
>.
Do đó, hãng vẫn tiếp tục sản xuất để tối thiểu hóa lỗ. Doanh thu khi sản xuất tại mức sản lượng
bằng bù đắp được cho toàn bộ chi phí biến đổi và một phần chi phí cố định. Hãng sẽ tiếp tục sản
xuất để mức lỗ là nhỏ nhất và hãng chỉ bị thua lỗ một phần chi
phí cố định. Trong trưßng hợp này, hãng tối đa hóa lợi nhuận hàm ý phải tối thiểu hóa
thua lỗ.

2.4.3 Tối đa hoá lợi nhuận của hãng CTHH khi thị trường AVCmin < P0 <ATCmin

D, Xét giá thị trường P ≤ AVCmin


Giả sử thị trường P0 = AVCmin . Doanh thu của hãng cạnh hoàn hảo là:
TR = P = SOP0EQ. Tổng chi phí của hãng là TC = ATC QOABQ =
  = TR – TC = - SOABQ = -< 0
Hãng bị lỗ phần diện tích . So sánh phần thua lỗ với chi phí cố định:
Chi phí biến đổi tại mức sản lượng : TVC = AVC = =
 Chi phí cố định: TFC = TC – TVC = = phần thua lỗ nếu hãng tiếp tục sản xuất. Do đó, hãng
lỗ toàn bộ chi phí cố định.
9
Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

Vậy hãng cạnh tranh không sản xuất nếu giá thấp hơn chi phí biến đổi trung bình tối thiểu. Khi
sản xuất, hãng tối đa hóa lợi nhuận bằng việc lựa chọn mức sản lượng đó giá bằng chi phí biên,
mức sản lượng này, lợi nhuận là số dương nếu giá cao hơn chi phí trung bình. Hãng có
thể sản xuất và chỉ lỗ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu hãng dự kiến sẽ tiếp tục bị lỗ trong dài hạn
thì nên rời bỏ kinh doanh. Đóng cửa được dùng để chỉ quyết định ngắn hạn trong đó doanh
nghiệp không sản xuất gì cả trong một thời kỳ nhất định do điều kiện hiện tại của thị trường
không thuận lợi. Rời bỏ được dùng để chỉ quyết định dài hạn của doanh nghiệp về việc rút khỏi
thị trường. Quyết định ngắn hạn và dài hạn khác nhau vì hầu hết các doanh nghiệp không thể
tránh được chi phí cố định trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn họ lại làm được điều đó. Nghĩa là
doanh nghiệp tạm thời đóng cửa vẫn chịu chi phí cố định trong khi doanh
nghiệp rời bỏ thị trường có thể tiết kiệm được cả chi phí cố định và chi phí biến đổi.

2.4.4 Tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH khi thị trường P 0  AVCmin

2.4.3: Đường cung của doanh nghiệp trong ngắn hạn


Đường cung của hãng cạnh tranh hoàn hảo cho biết hãng sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm
ở mỗi mức giá. Xét một hãng cạnh tranh hoàn hảo quyết định mức sản lượng cung ứng
cho thị trường như thế nào? Vì hãng cạnh tranh là người chấp nhận giá nên MR = P. Tại
bất kỳ mức giá nào cho trước, sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng cạnh tranh hoàn

10
Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

hảo cũng được xác định bái giao điểm của đường giá cả và đường chi phí cận biên.
Với mức giá P1 : ta có P = MC tại A: sản lượng Q 1. Với mức giá P2: ta có P = MC tại B:
sản lượng Q2. Điểm A và B phản ánh tùy thuộc vào mức giá trên thị trường là bao nhiêu hãng sẽ
sẵn sàng cung ứng tại mỗi mức giá. Điểm A, B hay các điểm nằm trên MC phản
ánh lượng hàng hóa mà hãng sẵn sàng cung ứng với từng mức giá. Tuy nhiên, hãng chỉ
sản xuất tại điểm hãng đóng cửa trở lên, tức giá tại mức giá P < AVC min thì sản lượng
tối đa hóa lợi nhuận = 0. Do đó, cung của hãng cạnh tranh hoàn hảo xuất phát từ điểm
hãng đóng cửa. Vậy đường cung của hãng cạnh tranh hoàn hảo là 1 phần đường MC tính
từ điểm đóng cửa trở lên.

2.4.4 Đường cung của ngành trong ngắn hạn:

Đường cung của ngành trong ngắn hạn là một khái niệm quan trọng trong kinh tế học, đặc biệt là
trong lĩnh vực quản lý tài chính. Đường cung là một biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa giá cả và
số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ được cung cấp trên thị trường. Đường cung thường được biểu
diễn dưới dạng đồ thị, với trục hoành biểu thị số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ được cung cấp, và
trục tung biểu thị giá cả.

Bản chất của đường cung của ngành trong ngắn hạn là một biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa giá
cả và số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ được cung cấp trên thị trường. Đường cung thường được
xác định bởi các yếu tố như chi phí sản xuất, giá thành, lợi nhuận, cạnh tranh và sự thay đổi
trong nhu cầu của thị trường.

11
Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

Ví dụ, nếu giá cả của một sản phẩm tăng lên, đường cung sẽ dịch chuyển sang phải, do các nhà
sản xuất sẽ cung cấp nhiều sản phẩm hơn để tận dụng lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, nếu chi phí
sản xuất tăng lên, đường cung sẽ dịch chuyển sang trái, do các nhà sản xuất sẽ cung cấp ít sản
phẩm hơn để giảm thiểu chi phí.

Trong thực tế, đường cung của một sản phẩm có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau,
bao gồm cả sự thay đổi trong nhu cầu của thị trường, sự cạnh tranh từ các sản phẩm khác, và sự
thay đổi trong chi phí sản xuất. Do đó, việc hiểu rõ đường cung của một sản phẩm là rất quan
trọng để đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả.

Đường cung ngắn hạn của ngành hay còn gọi là đường cung thị trường trong ngắn hạn cho thấy
những số lượng sản phẩm mà tất cả những doanh nghiệp trong ngành cùng tung ra thị trường ở
mỗi mức giá có thể có.
Vì vậy chúng ta có thể thiết lập đường cung của ngành, bằng cách tổng cộng theo hoành độ các
đường cung ngắn hạn của tất cả các doanh nghiệp 4 trong ngành

2.5.1: Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận

12
Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

-Trong dài hạn, doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các đầu vào của mình, do đó không có chi
phí cố định trong dài hạn. Tổng chi phí biến đổi giờ đây cũng chính là tổng chi phí của hãng. Để
lựa chọn mức sản lượng tối ưu để sản xuất, các hãng sẽ phải so sánh giữa tổng doanh thu có
được từ việc bán toàn bộ sản phẩm sản xuất ra và tổng chi phí để sản xuất ra mức sản lượng đó
tương tự như điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của hãng trong ngắn hạn. Điềukiện tối đa hóa lợi
nhuận trong dài hạn: P = MR = LMC
+Nếu P > LACmin → hãng có lợi nhuận kinh tế dương.
+Nếu P = LACmin → hãng có lợi nhuận kinh tế bằng 0
+Nếu P < LACmin → hãng có lợi nhuận kinhtế âm
→ Có động cơ rời bỏ ngành

2.5.2: Đường cung của ngành trong dài hạn


Trong dài hạn, cung của ngành không được xác định bằng cách cộng theo chiều ngang đường
cung của các hãng trong ngành.
Hình dáng đường cung dài hạn của ngành phụ thuộc vào ngành có chi phí không đổi, chi phí
tăng hay chi phí giảm:
Ngành có chi phí không đổi: Là ngành có sự gia nhập ngành của những doanh nghiệp mới
không đủ để làm gia tăng cầu các yếu tố sản xuất và không làm tăng giá các yếu tố đầu vào sản
xuất.
Khi giá cả các yếu tố đầu vào không thay đổi, các chi phí các hãng cũng không thay đổi. Giả sử,
trong ngắn hạn có sự gia tăng đột biến nhu cầu sản phẩm, làm cho giá cả tăng. Doanh nghiệp
tăng sản lượng sản xuất, sản lượng của ngành tăng. Các doanh nghiệp trong ngành thu được lợi
nhuận kinh tế.

13
Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

Điều chỉnh sản lượng cung trong doanh Điều chỉnh lượng cung trong ngành
nghiệp có chi phí không đổ có chi phí không đổi

Ngành có chi phí sản xuất tăng dần: Là ngành khi có sự gia nhập ngành của các doanh nghiệp
mới, cộng thêm việc mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành làm gia tăng
nhu cầu các yếu tố sản xuất, đến mức làm cho giá cả của một số hoặc toàn bộ đầu vào của sản
xuất tăng lên và chi phí sản xuất vì thế mà tăng lên.

Điều chỉnh sản lượng các doanh nghiệp Điều chỉnh sản lượng ngành có chi phí
có chi phí tăng dần tăng dần

Ngành có chi phí sản xuất giảm dần: Là ngành khi có sự gia nhập ngành của các doanh nghiệp
mới, cộng thêm sự mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành làm gia tăng nhu
cầu các đầu vào, dẫn đến giá cả các yếu tố đầu vào giảm, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp
vì thế mà giảm dần.

14
Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

Đây là một trường hợp đặc biệt, hiếm khi xảy ra nhưng không phải là không có. Đó là ở các sản
phẩm mà các doanh nghiệp cung ứng các đầu vào sản xuất trong điều kiện có lợi thế nhờ quy
mô, sản lượng càng lớn chi phí cho một đơn vị sản phẩm càng hạ.

Điều chỉnh sản lượng các doanh nghiệp có Điều chỉnh sản lượng ngành có chi phí
chi phí giảm dần giảm dần

2.5.3: Cân bằng cạnh tranh của ngành


-Cân bằng cạnh tranh dài hạn của ngành là trạng thái mà các hãng không chỉ tối đa được lợi
nhuận của mình mà ở đó còn không có sự gia nhập hay rút lui khỏi thị trường của các hãng (lợi
nhuận kinh tế của hãng phải bằng 0).
-Giả sử ban đầu thị trường cân bằng tại E1 với mức giá thị trường là P1, xác định được đường
cầu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là D1. Ở mức giá P1, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo thu
được lợi nhuận kinh tế cao. Điều này sẽ kích thích các hãng mới gia nhập ngành này.
-Khi đó cung thị trường tăng làm cho giá giảm. Khi giá giảm các hãng sẽ điều chỉnh quy mô của
mình để có thể đạt được lợi nhuận tối đa (sản lượng bán giảm đi, theo luật cung do đường cung
của hãng là LMC từ điểm đóng cửa đi lên).
-Khi các hãng tiếp tục gia nhập ngành nhiều, các hãng sẽ tiếp tục điều chỉnh sản lượng của mình
đến khi hãng tối đa hóa lợi nhuận với toàn bộ lợi nhuận kinh tế bằng 0.
- Quá trình gia nhập của hãng sẽ dừng ở đường cung S’ và trạngthái cân bằng mới được thiết lập
tại mức giá P2. Vì tại mức giá P2 đã đạt được 2 điều kiện của trạng thái cân bằng dài hạn là:
+ Hãng tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn: P = LMC+ Hãng có lợi nhuận kinh tế bằng 0: P =
LACmin

15
Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

➝Như vậy, trong trạng thái cân bằng dài hạn của ngành lợi nhuận kinh tế của hãng trong dài
hạn và ngắn hạn đều bằng 0 và chúng ta hoàn toàn chứng minh được tại trạng thái cân bằng dài
hạn P = LMC = LACmin = MC = ATCmin. Đây chính là điều kiện quan trọng để xem xét ngành
có đạt cân bằng dài hạn hay không.

PHẦN II. PHÂN TÍCH CÁCH THỨC HÃNG CTHH LỰA CHỌN
SẢN LƯỢNG VÀ LỢI NHUẬN TRONG NGẮN HẠN VÀ DÀI
HẠN:
1. Giới thiệu tình huống nghiên cứu:
1.1. Giới thiệu hang CTHH:
2. Giới thiệu tình huống nghiên cứu:
1.2. Giới thiệu hãng CTHH:

16
Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

 Adress: 23 Ha Hoang Ho, My Xuyen Ward,City. Long Xuyen, An Giang


Province,VietNam.
 Hotline: 0296-3841299
 Fax: 0296-3841327
 Website: https://loctroi.vn/
 TẬP ĐOÀN LỘC TRỜI - TẬP ĐOÀN NÔNG NGHIỆP TRI THỨC
 Thành lập từ năm 1993, trải qua 28 năm phát triển, Tập đoàn Lộc Trời luôn
gắn bó với người nông dân và đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền
nông nghiệp Việt Nam. Tập đoàn với 25 chi nhánh trải rộng khắp Việt Nam,
một chi nhánh tại Campuchia.
 Tập đoàn Lộc Trời – tiền thân là Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang
(AGPPS) là nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm và dịch vụ dẫn đầu thị trường
Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, với chuỗi giá trị bền vững từ nghiên
cứu, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật, các
sản phẩm hữu cơ sinh học, lúa gạo, cà phê.
 Khách hàng: các cá nhân, hộ gia đình với nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch
vụ thuộc lĩnh vực nông nghiệp các cơ sở sản xuất sản phẩm chế biến từ sữa;
các doanh nghiệp trong và ngoài nước …
 Hiện nay, Tập đoàn Lộc Trời là Tập đoàn hàng đầu khu vực về dịch vụ nông
nghiệp với Chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững và các thương hiệu nông sản
dẫn đầu. Được nông dân và người tiêu dùng tin yêu hàng đầu. Ngoài ra còn là
Tập đoàn tiên phong trong việc ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ

17
Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

tiên tiến hướng tới hiệu quả. Mang lại cuộc sống sung túc cho nhân viên, đem
lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư dài hạn

1.3. Tình huống nghiên cứu:


- Trong bài thảo luận này, ta chỉ xét đến công ty hoạt động trong thị trường cung
cấp sữa.
- Ta cũng giả sử thị trường này là thị trường CTHH với các đặc điểm sau:
+ Số lượng người mua và người bán là rất nhiều.
+ Không có rào cản trong việc gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường.
+ Các sản phẩm do hãng sản xuất ra không khác gì so với các hãng khác hoạt động trên
thị trường.
+ Thông tin trên thị trường hoàn hảo, cả người bán và người mua đều có thông tin đầy
đủ, rõ ràng về nhau.
- Để nghiên cứu được cách thức hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận trong
ngắn hạn và dài hạn, ta phải giả định trên thị trường có những sự thay đổi lớn về giá cả sản
phẩm. Khi đó, buộc hãng phải đưa ra sự lựa chọn sản lượng và lợi nhuận tối ưu nhất để tối đa
hóa lợi nhuận.

2. Cách thức hãng đưa ra quyết định lựa chọn sản lượng và lợi nhuận:

Đối với bất cứ doanh nghiệp nào trước khi quyết định sản xuất kinh doanh mặt hàng nào
đó với số lượng là bao nhiêu cũng đều phải dựa trên mục tiêu duy nhất đó là tối đa hóa được lợi
nhuận trước sự thay đổi của giá cả thị trường.
Thế nên đối với hãng CTHH cũng vậy, khi giá cả thị trường về sản phẩm của hãng thay
đổi thì mức sản lượng tối ưu của hãng lựa chọn để tối đa hóa lợi nhuận cũng thay đổi, và tất
nhiên lợi nhuận kinh tế của hãng cũng khác trước.
Vậy nên tùy theo tình hình biến động giá cụ thể và dựa trên sự phân tích về lợi
nhuận của hãng khi đó mà hãng sẽ đưa ra sự lựa chọn mức sản lượng sẽ sản xuất của mình cũng
như quyết định có nên sản xuất hay đóng cửa.
Sau đây chúng tôi sẽ trình bày trong cả ngắn hạn và dài hạn với những tình
huống giả định về sự thay đổi của giá sản phẩm trên thị trường để thấy được cách thức mà hãng
đó lựa chọn như thế nào?

2.1 Sự lựa chọn sản lượng và lợi nhuận của hãng trong ngắn hạn
Giả định trong 3 tháng đầu năm hãng quyết định sản xuất với quy mô trong ngắn hạn với
hàm tổng chi phí là TC = Q2 + Q + 16
Với Q ( đơn vị lít ); P ( nghìn đô lít )
Trong ngắn hạn, hãng có yếu tố đầu vào cố định nên hãng sẽ có tổng chi phí cố
định là TFC.Phần chi phí này hãng sẽ vẫn phải chịu ngay cả khi không sản xuất bất kỳ
TC
Chi phí bình quân = Q +1
Q
Tổng chi phí cố định: TFC =16
Tổng chi phí biến đổi: TVC= Q2 + Q

18
Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

TVC
Chi phí biến đổi bình quân AVC = = Q +1
Q
Chi phí cận biên MC= 2Q +1
 Phòa vốn = ATCmin
16
↔Q + 1 + = 2Q +1
Q
Mà ATCmin khi ATC =MC
 ATCmin = 9 → Phòa vốn = ATCmin = 9
 Pđóng cửa ≤ AVCmin

Mà AVCmin khi AVC = MC ↔ Q + 1= 2Q +1 ↔ Q =0


 AVCmin = 1→Pđóng cửa ≤ AVCmin = 1

P−1
Và đường cầu của thị trường có dạng là: QD =
2

Với Q ( đơn vị lít ); P ( nghìn đô lít )


Trong ngắn hạn, hãng có yếu tố đầu vào cố định nên hãng sẽ có tổng chi phí cố định là TFC.Phần
chi phí này hãng sẽ vẫn phải chịu ngay cả khi không sản xuất bất kỳ đơn vị sản phẩm nào.
Và ta phải khẳng định lại rằng hãng chỉ có thể tối đa hóa được lợi nhuận khi hãng sản xuất ở mức
sản lượng thỏa mãn điều kiện: P = MC
Vì vậy ta xét 4 trường hợp thay đổi của giá trên thi trường:
P = 10 > ATCmin
P = 9 = ATCmin
AVCmin < P = 5 < ATCmin
P = 1 ≤ AVCmin

 Trường hợp 1: Giả sử trên thị trường giá gạo là P = 10 > ATCmin

P = 10, khi đó P = MC 2Q + 1 = 10  Q = 4,5


Mức sản lượng Q* của hãng = 4,5

19
Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

Tổng doanh thu: TR = P.Q* = 10.4,5 = 4

Tổng chi phí: TC = Q2 + Q + 16 = 40,75


Phần lợi nhuận của hãng là : = TR – TC = 45 – 40,75 = 4,25
Khi ở trường hợp này hãng muốn tối đa hóa lợi nhuận thì hãng cần phải lựa chọn ở mức sản
lượng mà chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên hay chính bằng giá của sản phẩm (trong thị
trường CTHH thì chi phí cận biên bằng giá của sản phẩm). Tại mức sản lượng này hãng đã thu
được lợi nhuận kinh tế dương(đồng thời là mức lợi nhuận tối đa) là phần diện tích hình ABEP0.

 Trường hợp 2: Khi giá gạo trên thị trường P = 9 = ATCmin

Khi P = 7, mức sản lượng Q* xác định tại P = MC 2Q + 1 = 9  Q = 4


Mức sản lượng Q* của hãng = 3
Tổng doanh thu là: TR = P.Q* = 9.4 =36
Tổng chi phí là : TC = Q2 + Q + 16 = 36
 = TR – TC = 36 – 36 = 0
Phần lợi nhuận của hãng = TR – TC = 0
Lúc này, giá thị trường thay đổi P=ATCmin hãng vẫn theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận lựa
chọn ở mức sản lượng tối ưu Q*. Doanh thu hãng thu được là phần diện tích hình P0EQ*O=phần
tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm của hãng nên lúc này lợi nhuận của hãng bằng không, hãng sẽ
hòa vốn. Điểm E được gọi là điểm hòa vốn.Vì điểm hòa vốn xảy ra tại điểm cực tiểu của ATC
(đường chi phí cận biên MC luôn cắt đường tổng chi phí ATC của hãng tại điểm ATCmin) vậy nên
lúc này hãng có 2 cách để xác định mức sản lượng hòa vốn là giải phương trình MC = ATC hoặc
ATC’ (Q) = 0.Sau khi xác định được mức sản lượng hòa vốn,chúng ta thay vào hàm ATC hoặc
hàm MC sẽ tìm được mức giá hoà vốn.

 Trường hợp 3: Giá thị trường nằm giữa ATCmin và AVCmin ( AVCmin<P=5<ATCmin )

Nếu giá giảm xuống dưới đường tổng chi phí bình quân P < ATCmin hãng sẽkhông thể
tránh khỏi thua lỗ trong ngắn hạn, cho dù hãng có lựa chọn sản xuất ở bấtkỳ sản lượng nào. Mặc
dù vậy nhưng thua lỗ trong trường hợp này được tối thiểu hóabằng việc sản xuất mức sản lượng
20
Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

ở đó giá thị trường bằng chi phí cận biên P=MCchừng nào giá không giảm xuống dưới chi phí
biến đổi bình quân (tức là chừng nàomà P ≥ AVCmin)

Khi P = 5, xét P = MC 2Q + 1=5 Q = 2


Mức sản lượng Q* của hãng
Khi đó tổng doanh thu bằng : TR = P.Q* = 5.2 = 10
Tổng chi phí TC= Q2 + Q + 16 = 22  Phần lợi nhuận hãng thu được là :  = TR –
TC = 10 – 22 = -12
Trong đó tổng chi phí cố định TFC = 16 tổng chi phí biến đổi TVC = 6
Ta thấy TR > TVC

Thật vậy, trong trường hợp này hãng CTHH đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc tiếp tục sản
xuất ở mức sản lượng tối ưu Q* hoặc đóng cửa (ngừng) sản xuất. Hãng vẫn có thể sản xuất và
chịu lỗ trong ngắn hạn vì doanh nghiệp hy vọng rằng sẽ kiếm được lợi nhuận trong tương lai, khi
giá thành sản phẩm tăng hoặc chi phí sản xuất sẽ giảm xuống. Trong hai phương án trên thì
doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án nào có lợi hơn, thu nhiều lợi nhuận hơn.
Giả sử hãng lựa chọn phương án tiếp tục sản xuất. Vì hãng vẫn theo đuổi mục tiêu tối đa
hóa lợi nhuận nên hãng sẽ quyết định sản xuất ở mức sản lượng thỏa mãn điều kiện P = MC. Lúc
này phần diện tích SAPEB chính là phần biểu thị tổng thua lỗ mà hãng sẽ phải chịu khi đã lựa
chọn sản xuất ở mức sản lượng Q* mức sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận (xem hình)
Nhưng nếu doanh nghiệp lựa chọn sẽ đóng cửa ngừng sản xuất, vì ta đang xét hãng sản
xuất trong ngắn hạn nên dù không sản xuất ra bất kỳ một đơn vị sản lượng nào nhưng hãng vẫn
sẽ phải chịu toàn bộ khoản chi phí cố định là phần diện tích SABMN(xem hình)
Rõ ràng cho dù hãng có lựa chọn phương án nào đi chăng nữa thì việc bị thua lỗ vẫn
không thể tránh khỏi. Nhưng nếu ta so sánh phần diện tích mà hãng bị thua lỗ ở hai trường hợp
thì ở trường hợp hãng tiếp tục sản xuất sẽ bị thua lỗ ít hơn. Do hãng vừa bù đắp được toàn bộ chi
phí biến đổi lại vừa được một phần chi phí cố định. Như vậy, dù chi phí cố định không liên quan
đến việc lựa chọn sản lượng của hãng, nhưng lại là yếu tố quyết định đối với việc xem xét có nên

21
Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

rời khỏi ngành trong ngắn hạn hay không.Tóm lại trong trường hợp này, quyết định khôn ngoan
của hãng là nên tiếp tục sản xuất tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận để tối thiểu hóa lỗ.

 Trường hợp 4: Khi giá thị trường P = 1 ≤ AVCmin.


Nhưng ở đây ta xét cụ thể P = AVCmin.
Khi P = 1, mức sản lượng Q* xác định tại
P = MC 2Q + 1 = 1 Q = 0
=> Mức sản lượng Q* của hãng = 0
Tổng doanh thu: TR = P.Q* = 1.0 = 0
Tổng chi phí: TC = 16
Lúc này lợi nhuận của hãng là = -TFC = -16

Nếu hãng sản xuất, hãng sẽ sản xuất ở mức sản lượng tối ưu Q* và sẽ bị thua lỗ là toàn
bộ phần chi phí cố định TFC của hãng là phần diện tích hình chữ nhật P0ABE
Còn nếu hãng quyết định đóng cửa ngừng sản xuất, hãng cũng sẽ bị mất toàn bộ phần chi
phí cố định là diện tích như trên.
Trong trường hợp này, hãng CTHH sẽ bị bàng quan giữa sản xuất và không sản
xuất, chúng ta sẽ giả định những nhà quản lý sẽ lựa chọn tiếp tục sản xuất thay vì đóng cửa khi P
đúng bằng AVCmin.
Nếu giá thấp hơn AVCmin tại mức sản lượng ở đó P=MC rồi, thì hãng nên đóng cửa ngừng sản
xuất. Khi hãng đóng cửa, hãng phải chịu chi phí cố định của hãng ( = TFC), nhưng đây là khoản
lỗ tối thiểu có thể khi giá thấp hơn chi phí biến đổi bình quân .
Do hãng đóng cửa khi giá giảm xuống dưới AVCmin nên điểm tối thiểu trên đường AVC
là điểm đóng cửa của hãng, và mức giá này là giá đóng cửa của hãng.

2.2 Sự lựa chọn sản lượng và lợi nhuận của hãng trong dài hạn
Giả định trong 6 tháng tới thị trường có sự biến động, hãng CTHH quyết định sản xuất
với quy mô trong dài hạn với hàm tổng chi phí :
LTC = Q3 - 2Q3 + 5Q

22
Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

Chi phí biến đổi bình quân là LAC = Q2 – 2Q + 5


Chi phí cận biên trong dài hạn là LMC = 3Q2 - 4Q + 5
Với Q (đơn vị tấn) ; P (chục nghìn đô/chục tấn)
LACmin ⟺ LACmin = LMC
⟺ Q2 – 2Q + 5 = 3Q2 - 4Q + 5 ⟺ Q = 1 ⟺ LACmin = 4

Trong dài hạn, hãng không còn yếu tố đầu vào cố định, mọi yếu tố đầu vào của hãng đều
biến đổi nên hãng không còn phải chịu chi phí cố định nữa. Và chỉ khi sản xuất hãng mới chịu
phần chi phí biến đổi đó. Hãng có thể thay đổi tất cả các đầu vào, bao gồm cả quy mô sản xuất
của nhà máy. Do trong dài hạn không có bất cứ rào cản nào trong việc gia nhập hay rút lui của
khỏi ngành, nên hãng có thể tự do bắt đầu sản xuất (nghĩa là gia nhập ngành) hay đóng cửa sản
xuất (nghĩa là rút khỏi ngành). Và ta phải khẳng định lại rằng hãng chỉ có thể tối đa hóa được lợi
nhuận khi hãng sản xuất ở mức sản lượng thỏa mãn điều kiện : P = MC
Vì vậy, trong dài hạn ta chỉ xét 3 trường hợp thay đổi của giá trên thị trường:

 Khi P = 9 > LACmin


 Khi P = 4 = LACmin
 Khi P = 3,75 < LACmin

 Trường hợp 1: Giả sử mức giá P > LACmin, để tối đa hóa lợi nhuận hãng sẽ phải lựa
chọn sản xuất ở mức sản lượng tối ưu Q*

Khi P = 12 thì mức sản lượng Q1 xác định tại P = LMC


⇔ 3Q2 - 4Q + 5 = 9 ⇔ Q = 2
=>Mức sản lượng Q* của hãng = 2
Tổng doanh thu là : TR = P.Q* = 9.2 = 18
Tổng chi phi dài hạn là:
LTC= Q3 – 2Q2 + 5Q = 10
⇒ Phần lợi nhuận thu được là : π = TR – LTC = 18 – 10 = 8
Lợi nhuận thu được dương nên hãng kinh doanh có lãi. Hãng sẽ tiếp tục sản xuất tại mức sản
lượng Q* = 2 này để tối đa hóa lợi nhuận

23
Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

 Trường hợp 2: Khi giá thị trường giảm xuống còn P = LACmin thì phần lợi
nhuận của hãng sẽ giảm xuống bằng 0.
Khi P = 7 thì mức sản lượng Q* xác định tại P = LMC
⇔3Q – 4Q2 + 5 = 4 ⇔ Q = 1
=>Mức sản lượng Q* của hãng = 1
Tổng doanh thu là : TR = P.Q* = 4
Tổng chi phi dài hạn là: LTC= Q3- 2Q2 + 5Q = 4
⇒ Phần lợi nhuận thu được là : π = TR – LTC = 0
Hãng sẽ lựa chọn sản xuất ở mức sản lượng Q* = 1 vì đây là mức sản lượng tối ưu (thỏa
mãn P = MC) để tối đa hóa lợi nhuận. Tại mức sản lượng này, doanh thu cận biên bằng tổng chi
phí bình quân của hãng nên lợi nhuận hãng thu được bằng 0. Trong trường hợp này hãng có tiếp
tục sản xuất hay đóng cửa ngừng thì cũng như nhau. Cả hai trường hợp hãng đều thu được lợi
nhuận kinh tế bằng 0.

24
Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

 Trường hợp 3: Khi giá thị trường tiếp tục giảm xuống tới P < LACmin, phần lợi nhuận
của hãng bị âm cho dù hãng có lựa chọn ở mức sản lượng tối ưu.

Khi P = 3,75 nếu sản xuất thì hãng sẽ sản xuất ở mức sản lượng Q3 xác định tại P = LMC
⇔3Q2 – 4Q + 5 = 3,75 ⇔ Q = 0,5
=>Mức sản lượng Q* của hãng = 0,5
Tổng doanh thu là : TR = P.Q* = 1,875
Tổng chi phi dài hạn là:
LTC= Q3 – 2Q2 + 5Q = 2,375
⇒ Phần lợi nhuận thu được là : π = TR – LTC = - 0,5
Phần lợi nhuận của hãng bị âm nên hãng buộc phải ngừng sản xuất và rời khỏi ngành nếu như
không muốn bị thua lỗ.

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu và phân tích về một hãng CTHH xem cách thức hãng này
lựa chọn sản lượng và lợi nhuận như thế nào khi giá cả trên thị trường thay đổi trong
ngắn hạn và dài hạn chúng em đi đến một số kết luận sau: Nếu quyết định sản xuất thì
hãng CTHH luôn phải lựa chọn sản xuất ở mức sản lượng tối ưu thoả mãn điều kiện
doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên (P=MC). Hơn nữa dù là trong ngắn hạn hay
dài hạn thì việc lựa chọn mức sản lượng định sản xuất bao nhiêu cũng như đưa ra
quyết định có tiếp tục sản xuất hay không của hãng CTHH cũng phải phụ thuộc vào
vào mức giá cả thực tế của sản phẩm và dựa trên cơ sở phân tích về lợi nhuận có thể
thu được khi đã lựa chọn ở mức sản lượng tối ưu rồi. Riêng trong ngắn hạn, do hãng
CTHH có phần tổng chi phí cố định và biến đổi nên khi có trường hợp mặc dù là hãng
bị thua lỗ những hãng vẫn phải lựa chọn phương án tiếp tục sản xuất.
Bên cạnh đó thị trường gạo Lộc Trời là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp tham
gia, khai thác và phát triển. Bài thảo luận của nhóm chúng em cũng phần nào cung cấp được
những thực trạng của thị trường cung ứng gạo trong giai đoạn hiện nay. Nhóm đã phân tích về

25
Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

hành vi của doanh nghiệp cạnh tranh mặt hàng gạo Lộc Trời đồng thời tìm cách lựa chọn tối đa
hoá sản lượng và lợi nhuận trong ngắn hạn và dài hạn. Và chúng ta cũng đã biết được rằng khi
mua hàng hoá của một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh, ta có thể tin chắc rằng giá mà
chúng ta phải trả gần với chi phí sản xuất ra hàng hóa đó. Đặc biệt nếu các doanh nghiệp cạnh
tranh với nhau và tìm cách tối đa hóa lơi nhuận, giá hàng hóa sẽ bằng chi phí cận biên để
sản xuất ra hàng hóa đó.

Bài thảo luận của nhóm cũng đã vận dụng các cơ sở lý thuyết về thị trường
cạnh tranh hoàn hảo trong học phần Kinh tế vi mô 1, cũng như tình hình thực tế thị
trường gạo của doanh nghiệp Lộc Trời trong thời điểm hiện tại để làm căn cứ phân tích, cũng
như đánh giá đúng những nguyên nhân khiến cho thị trường gạo của chúng ta phát triển hay
ứ đọng, từ đó đưa ra các giải pháp của nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh
nghiệp. Và nói một cách tổng quát thì mỗi loại cấu trúc thị trường đều có những ưu và
nhược điểm nhất định đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động trên đó vận dụng đúng quy
luật thì mới đem lại lợi ích cao cho cộng đồng. Đồng thời Nhà nước nên có những
biện pháp để kiểm soát đảm bảo các thị trường hoạt động hài hoà và có hiệu quả.

Lời cảm ơn
‘Một cuộc thám hiểm thật sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới’.
Thật vậy, Ts.Nguyễn Ngọc Quỳnh đã cho chúng em một cái nhìn sâu sắc và khác hơn về môn
kinh tế học nói chung và kinh tế vi mô nói riêng. Giúp chúng e có những bước dậm chân đầu tiên
trên hành trình khám phá môn học thú vị này.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Quý Cô giáo -Ths.Nguyễn Ngọc Quỳnh về sự
dạy dỗ và hướng dẫn trong suốt thời gian học môn kinh tế vi mô. Chúng em cảm ơn cô đã tận
tình chỉ dạy, giúp chúng em hiểu rõ hơn về các khái niệm và lý thuyết trong môn học.
Cô đã truyền đạt kiến thức một cách rõ ràng và dễ hiểu, giúp chúng em có được những kiến
thức cần thiết để phát triển sự nghiệp và đạt được mục tiêu của mình. Chúng em cảm thấy may
mắn khi được học tập dưới sự hướng dẫn của Cô, và chúng em sẽ luôn tôn trọng và trân trọng
những kiến thức và kinh nghiệm mà Cô đã chia sẻ với chúng em.
Đồng thời chúng em cũng xin lỗi và mong cô thông cảm nếu trong bài thảo luận của chúng em
có những sai sót hay thiếu sót nào. Chúng em sẽ cố gắng học hỏi và hoàn thiện bản thảo luận
của mình.

26
Kinh tế vi mô 1- Nhóm 7

Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn Cô về sự dạy dỗ và hướng dẫn trong suốt thời
gian vừa qua.

27

You might also like